Hì T Ức Tập Luyệ B I Tập P Át Triể Knvđcb C O Trẻ Mg


Bài thể dục sáng được xây dựng từ những động tác quen thuộc trong các bài tập phát triển chung và thường kết hợp với âm nhạc hoặc dụng cụ. Cấu trúc thể dục sáng cho trẻ tại trường mầm non bao gồp 3 phần chính như sau:

+ Khởi động: Đi theo đội hình vòng tròn kết hợp các kiểu chân, chạy thay đổi tốc độ theo nhịp điệu.

+ Trọng động: Các động tác tác động vào các nhóm cơ hô hấp, nhóm cơ tay – vai, nhóm cơ lưng – bụng – lườn, nhóm cơ chân cụ thể là các động tác vươn thở - động tác tay vai – động tác lưng bụng – động tác vặn mình – động tác lườn – động tác chân – động tác bật – động tác điều hoà và có thể kết hợp với một số động tác vận động theo nhạc (bài tập flashmob). Tuỳ theo độ tuổi mà số lần lặp lại của động tác sẽ khác nhau (3 – 4 tuổi là 4 lần 2 nhịp, 4 – 5 tuổi là 4 lần 4 nhịp, 5 – 6 tuổi là 2 lần 8 nhịp) và nhịp điệu cũng tăng dần theo độ tuổi.

+ Hồi tỉnh: Đi bộ với nhịp chậm dần (có thể giậm chân tại chỗ) kết hợp hít thở sâu hoặc chơi trò chơi vận động nhẹ nhàng.

- P út t ể dục (t ể dục c mệt mỏi) Đây là hoạt động vận động có tác dụng thay đổi trạng thái, tư thế cơ thể của trẻ (tránh trường hợp trẻ ngồi, nằm hoặc tập trung quá lâu) nhằm chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ có thể tập trung chú ý vào các hoạt động tiếp theo. Phút thể dục thường được tiến hành như một hoạt động chuyển tiếp (hoạt động xen giữa hai hoạt động của tiết học hoặc giữa hai hoạt động giáo dục trong ngày), hoặc một hoạt động vận động sau giấc ngủ trưa, đôi khi các người GVMN còn sử dụng nó như là một hoạt động thu hút, gợi mở cho trẻ ở đầu các tiết học. [48], [49], [55]

Nội dung phút thể dục là các vận động đơn giản, quen thuộc đối với trẻ, có thể áp dụng các trò chơi – trò chơi dân gian, các bài tập mô phỏng động tác (gà gáy, chim bay, cò bay …), các bài tập tác động vào các nhóm cơ … Tuỳ theo mục đích và yêu cầu của người GVMN mà các nội dung của bài tập sẽ khác nhau ví dụ như: đối với tiết học mỹ thuật giáo viên cho trẻ thực hiện các động tác với bàn tay, ngón tay như lắc, vẫy cổ tay, co duỗi ngón tay.

- Hoạt độ dạo c ơi o i trời Hoạt động dạo chơi ngoài trời có tầm quan trọng đối với sự phát triển thể chất và vận động của trẻ mầm non. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ thích nghi với sự thay đổi của thời tiết và môi trường, tạo điều kiện cho trẻ vận động giúp tăng cường sự trao đổi chất và rèn luyện các


kĩ năng vận động cũng như phát triển thể lực. Thời gian thực hoạt động dạo chơi ngoài trời đối với trẻ 3 – 6 tuổi thường kéo dài 30 – 40 phút. [48], [49], [55]

Nội dung hoạt động ngoài trời dành cho trẻ độ tuổi 3 – 6 tuổi tại trường mầm non rất phong phú và đa dạng: trò chơi vận động, tập thể dục, nghỉ ngơi, quan sát thiên nhiên, đi dạo, chơi với các dụng cụ ngoài trời hoặc các đồ chơi mang theo, tổ chức thi đua, thi đấu … Để cho hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả cao, người GV cần phải đề ra nhiệm vụ thực hiện, lựa chọn nội dung và phương pháp khi tiến hành dạo chơi ngoài trời. Cần có sự chuẩn bị tốt dụng cụ và đồ chơi, gây hứng thú cho trẻ thông qua các hoạt động tương tác bằng lời nói và các trò chơi phù hợp với mục đích giáo dục trẻ.

- Sự kiệ t ể t ao ( y ội t ể t ao/ lễ ội) Việc tổ chức sự kiện thể thao quy mô lớp học hoặc toàn trường (Hội khoẻ) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình GDMN tại các trường MN. Đây là dịp để trẻ giao lưu, học hỏi, trình diễn, thi đua nhằm rèn luyện thân thể, kích lệ sự yêu tích hoạt động thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện các KNVĐ ở trẻ. Đây là dịp để đánh giá kết quả giáo dục của GV và sự tập luyện của trẻ, tạo không khí thi đua, rèn luyện thể dục giữa các lớp trong trường MN. [48], [49].

Tuỳ theo quy mô mà chúng ta có thể phân ngày hội thể thao thành các cấp độ khác nhau:

+ Cấp độ lớp học: được tổ chức theo qui mô lớp học, nội dung được xây dựng trên cơ sở các trò chơi thể thao mà trẻ đã được làm quen trong giờ học hoặc cuộc sống hàng ngày (các yếu tố cơ bản của trò chơi trẻ phải nắm vững). GV có thể kêu gọi phụ huynh tham gia cùng trẻ để tăng thêm sự gắn bó giữa ba, mẹ và các trẻ.

+ Cấp độ trường (Hội khoẻ): được tổ chức qui mô toàn trường, các lớp đều tham gia nhưng chủ yếu là các lớp lớn (MG nhỡ và MG lớn, còn trẻ MG bé và nhà trẻ chủ yếu làm khán giả). Nội dung được xây dựng trên cơ sở các bài tập vận động, trò chơi, các điệu múa, điệu nhảy, phản ánh sự hình thành VĐ của trẻ ở từng độ tuổi nhất định. Những bài tập được đưa vào hội thao chủ yếu là những VĐ quen thuộc của trẻ nhưng được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và sinh động.

- Góc vậ độ Góc vận động là một phần rất quan trọng trong việc PTVĐ của trẻ tại trường MN. Góc vận động thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, đa dạng hoá các vận động của trẻ với các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ tập luyện khác nhau. [49], [55]


Trang thiết bị tại các góc vận động phải đa dạng về chủng loại như ghế thể dục, thang dây, thang chữ A, thảm cao su … phù hợp với từng độ tuổi và mục đích phát triển toàn diện cho trẻ. Các trang thiết bị tại góc vận động cần đủ về số lượng, tạo cơ hội cho trẻ có thể tham gia các hoạt động vận động nhằm phát huy tính tích cực vận động, độc lập và sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động vận động .

1.4.3. Hì t ức tập luyệ b i tập p át triể KNVĐCB c o trẻ MG

Hình thức tổ chức tập luyện là sự phối hợp chặc chẽ giữa GV và trẻ được thực hiện theo một trật tự nhất định, trong đó hoạt động dạy và hoạt động học có sự thống nhất với nhau. Khi tiến hành giáo dục KNVĐCB cho trẻ, GV căn cứ vào số lượng trẻ tham gia, mục tiêu hoạt động, điều kiện thực hiện và khả năng của trẻ để linh động sử dụng các hình thức tập luyện khác nhau.

- Hì t ức tập luyệ đồ loạt (cả lớp): Đây là hình thức mà tất cả trẻ cùng thực hiện đồng loạt một bài tập cùng lúc dưới sự hướng dẫn của GV. Hình thức này giúp GVMN có thể tác động cùng một lúc lên toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kĩ năng vận động cho trẻ, phát huy tinh thần tập thể, khả năng phối hợp vận động. Hình thức này phù hợp khi tổ chức dạy các động tác bài tập phát triển chung và trò chơi vận động. Hình thức tập luyện đồng loạt đôi khi còn được áp dụng ở giai đoạn mới hình thành hoặc củng cố các kĩ năng vận động. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này khiến GV khó có thể tác động cá biệt lên từng trẻ, ít có điều kiện sửa sai cho từng cá nhân trẻ. [54], [55]

- Hì t ức tập luyệ lầ lượt Đây là hình thức trẻ thực hiện lần lượt thực hiện một động tác, một bài tập, trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Khi áp dụng hình thức này, GV có thể quan sát, tác động, hỗ trợ, sửa lỗi sai cho trẻ khi thực hiện bài tập. Tập luyện lần lượt thường được áp dụng ở các trò chơi vận động mang tính chất thi đua, các bài tập có sử dụng các dụng cụ lớn hoặc những vận động phức tạp. Tuy nhiên hình thức này lại khiến cho trẻ giảm số lần thực hiện vì phải chờ đợi bạn thực hiện xong mới tới lượt mình thực hiện. [54], [55]

- Hì t ức tập luyệ óm Đây là hình thức GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để thực hiện nội dung vận động của bài tập. Mỗi nhóm có thể thực hiện chung một yêu cầu của bài tập hoặc khác các bài tập khác nhau. Hình thức này chỉ phù hợp đối với các trẻ từ 5 – 6 tuổi và chỉ áp dụng khi trẻ đã thuần thục động tác. Khi tiến hành hình thức tập luyện nhóm này, GV cần phải có khả năng


quan sát tốt các nhóm, đòi hỏi trẻ phải có tính kỉ luật tốt nếu không thì giờ hoạt động sẽ mất kiểm soát và trở nên lộn xộn. [54], [55]

- Hì t ức tập luyệ cá â Đây là hình thức mà mỗi trẻ sẽ thực hiện vận động dưới sự quan sát và hướng dẫn của GV. Hình thức này thường được áp dụng ở giai đoạn hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động ban đầu cho trẻ [54], [55]. Khi áp dụng hình thức tập luyện cá nhân thì mật độ vận động của trẻ thấp nên thường ít được sử dụng ở lớp lớn (khi mà kĩ năng vận động của trẻ đã hình thành)

1.4.4. Hệ t các p ươ p áp iáo dục KNVĐCB c o trẻ MG

Phương pháp giáo dục mầm non được hiểu là cách thức, con đường hoạt động hợp tác cùng nhau giữa GV với trẻ nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục đã đặt ra ở lứa tuổi MN. Các phương pháp giáo dục trẻ chính là công cụ để tổ chức các hoạt động giáo dục và nó được quyết định bởi mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ [40]. Trong giáo dục trẻ lứa tuổi MN hiện nay, thường sử dụng hệ thống các phương pháp giáo dục sau:

+ Phương pháp trực quan: cho phép trẻ sử dụng các giác quan của mình để trải nghiệm các hoạt động giáo dục (quan sát, nghe, cầm, sờ, nắm…)

+ Phương pháp dùng lời nói: sử dụng phương tiện ngôn ngữ như trao đổi, trò chuyện, đàm thoại, đọc thơ, ca dao… nhằm giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, bộ lộ cảm xúc.

+ Phương pháp thực hành trải nghiệm: cho trẻ được thực hành làm việc và trải nghiệm các hoạt động thực tiễn.

+ Phương pháp tạo tình huống giáo dục: GV tạo ra các tình huống cụ thể để trẻ vận dụng kinh nghiệm đã biết giải quyết các vấn đề, hoàn cảnh, điều hiện mới nhằm giúp trẻ tìm ra mối liện hệ, điểm giống và khác nhau giữa các đồ vật, hiện tượng…

+ Phương pháp động viên khích lệ: GV sử dụng lời nói kết hợp với phương tiện trực quan (tranh ảnh, phim…) để động viên, kích lệ giúp hình thành ở trẻ thái độ thân thiện với mọi người và bước đầu hình thành ở trẻ niềm tin vào cái tốt, cái đẹp, sự cao thượng…

+ Phương pháp đánh giá: giáo viên thu thập các thông tin của trẻ theo 2 hình thức là quan sát hành vi, thao tác của trẻ và sử dụng các bài kiểm tra đánh giá để nhận định đánh giá và phân tích khả năng của trẻ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.


Giáo dục PTVĐ cho trẻ MG là một quá trình sư phạm, do đó các phương pháp giảng dạy PTVĐ về bản chất chính là các phương pháp sư phạm nhưng mang nét đặc trưng riêng của môn học nhằm giúp trẻ nắm vững kiến thức môn học và hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động. Chúng ta có thể hệ thống hoá các phương pháp giáo dục PTVĐ cho trẻ độ tuổi MN như sau:

+ Nhóm p ươ p áp trực qua : đây là phương pháp thông qua hình ảnh động tác cụ thể tác động chủ yếu vào hệ thống tính hiệu thứ nhất, có tác động trực tiếp lên các giác quan của trẻ, giúp trẻ cụ thể hoá các biểu tượng của vận động và phát triển khả năng cảm thụ của trẻ. Phương pháp này bao gồm: Sử dụng tính trực quan của thị giác (làm mẫu và vật chuẩn thị giác), xúc giác (cảm giác cơ, cảm giác vận động) và thính giác (vật chuẩn thính giác); Mô phỏng bài tập (hình tượng hoá bài tập dưới dạng hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng xã hội, đặc điểm loài vật …); Sử dụng tài liệu trực quan (tranh ảnh, phim…)

+ N óm p ươ p áp dù lời: phương pháp này chủ yếu sử dụng lời nói để tác động vào hệ thống tín hiệu thứ hai nhằm giúp trẻ quan sát bài tập, hiểu sâu hơn cách thực hiện. Nhóm phương pháp này bao gồm: Sử dụng tên gọi bài tập; Miêu tả (thường kết hợp với làm mẫu để giúp trẻ hình thành biểu tượng VĐ ban đầu); Giải thích (nhấn mạnh các phần cơ bản của VĐ); Chỉ dẫn (giúp trẻ củng cố KNVĐ); Đàm thoại (sự hỏi và trả lời giữa GV và trẻ); Kể chuyện (kích thích sự hứng thú của trẻ).

+ N óm p ươ p áp t ực đối với phương pháp này thì trẻ vận động và chính. Nhóm phương pháp này bao gồm: Phương pháp dạy động tác hoàng chỉnh (dạy toàn bộ động tác) và phương pháp dạy động tác phân chia (dạy từng phần động tác); Phưng pháp luyện tập lặp lại (thực hiện nhiều lần bài tập); Phương pháp luyện tập biến đổi (thay đổi hình thức, yêu cầu, độ khó, điều kiện thực hiện); Phương pháp trò chơi (tạo hứng thú cho trẻ thông qua trò chơi); Phương pháp thi đua (giúp trẻ hoàn thiện KNVĐ).

Việc định hướng xây dựng và áp dụng các phương pháp giáo dục PTVĐ cho trẻ MG rất đa dạng và phong phú. Hệ thống các phương pháp cần phải đảm bảo nhưng yêu cầu về kĩ thuật của bài tập vận động, gắn liền với đặc trưng của các hoạt động cụ thể, phát huy tính tích cực vận động của trẻ. Chúng ta có thể căn cứ vào mục tiêu của hoạt động hoặc tiết học để xây dựng hệ thống các phương pháp giáo dục PTVĐ cho phù hợp với việc phát triển KNVĐCB ở trẻ.

Bả 1.4. Bả o á ai ệ p ươ p áp ì t KNVĐ c o trẻ MG trê tiết ọc t ể dục [56]


Giai đoạ

P ươ p áp truyề t

P ươ p áp t eo p ươ á mới

Hình thành KNVĐ

+ Gọi tên bài tập


+ Làm mẫu động tác theo 3 bước

+ Thực hành

+ Làm mẫu kết hợp với yếu tố chơi


+ Tập luyện kết hợp với chia nhóm


+ Đàm thoại kết hợp với yếu tố chơi và thi đua

Ôn luyện KNVĐ

+ Gọi tên bài tập


+ Tập luyện với sự hỗ trợ của thị giác, chỉ dẫn, vật chuẩn âm thanh và các phương tiện trực quan

+ Tập luyện kết hợp loại bỏ dần các phương tiện hỗ trợ.

+ Đàm thoại kết hợp với vật chuẩn thị giác

+ Tập luyện lặp lại kết hợp với yếu tố chơi, thi đua và chia nhóm

+ Miêu tả kết hợp với yếu tố chơi và thi đua.

Hoàn thiện KNVĐ

+ Tập luyện dưới hình thức chơi.

+ Tập luyện dưới hình thức thi đua.

+ Tập luyện biến đổi kết hợp yếu tố chơi.

+ Trò chơi kết hợp với yếu tố thi đua và chia nhóm

+ Quan sát kết quả thực hiện bài tập

Kiểm tra đánh giá kết quả

+ Tập luyện lặp lại

+ Tập luyện biến đổi kết hợp với thi đua


+ Trò chơi kết hợp với thi đua


+ Đánh giá kết quả chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 7


Qua bảng 1.6 cho thấy tác giả Đặng Hồng Phương sử dụng rất nhiều phường pháp trò chơi và thi đua trong các giai đoạn dạy học. Điều này thể hiện rò nét quan điểm trong GDMN hiện nay là “hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo trong quá trình giáo dục cho trẻ độ tuổi MN”. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ tiếp thu những kinh nghiệm vận động, phát triển nhân cách bản thân, thiết lập được mối quan hệ tốt giữa trẻ với bạn cùng tập và giáo viên.

1.4.5. Đánh giá phát triển KNVĐCB cho trẻ tại trường MN

Đánh giá công tác giáo dục PTVĐ cho trẻ tại trường MN là quá trình phân tích và xem xét lại những thông tin thu được về tổ chức hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ trong trường, đối chiếu với tiêu chuẩn đề ra để tìm hiểu sai sót, lệch lạc, từ đó đưa ra những quyết định quá trình GDTC cho trẻ của các lực lượng liên quan. Đánh giá tạo ra được những chuyển biết chức năng nhất định trong quá trình làm việc để công việc tốt hơn. Thông qua đánh giá, nhà trường biết được những việc đã làm được và chưa làm được của người được đánh giá, kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công việc trong thời gian ngắn nhất. [54]. Các nội dung đánh giá công tác GDTC trong trường MN bao gồm:

+ Đánh giá cơ sở vật chất: kiểm tra, xem xét phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bố trí trang thiết bị tại sân chơi và phòng học, dụng cụ trong lớp học (số lượng và chất lượng), trang phục của giáo viên…

+ Đánh giá chế độ vận động: tác dụng của các biện pháp mà người GV tiến hành đến mức độ tích cực và khả năng vận động của trẻ. Sự luân phiên giữa vận động và nghĩ ngơi trong các hoạt động. Các biện pháp mà GV sử dụng nhằm đáp ứng đặc điểm cá nhân của trẻ về sức khoẻ và khả năng vận động. Chuẩn bị kế hoạch dạy học trong ngày, chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và nội dung tiến hành chế độ vận động của trẻ.

+ Đánh giá hoạt động học có chủ đích GDTC: quá trình chuẩn bị bài dạy (sắp xếp, nghiên cứu tài liệu, mối liên quan giữa các bài dạy, chuẩn bị trang thiết bị phục vụ bài dạy), quá trình dạy trên lớp (giải quyết các nhiệm vụ bài dạy, nội


dung động tác, làm mẫu, phương pháp và hình thức tổ chức, nguyên tắc GDTC, năng lực sư phạm), và kết quả bài dạy của GV (trẻ nắm vững động tác, tác dụng của giờ học với việc tăng cường sức khoẻ, phát triển thể lực và rèn luyện các phẩm chất đạo đức).

+ Đánh giá sức khoẻ của trẻ: Việc đánh giá sức khoẻ của trẻ là một vấn đề quan trọng giúp GV điều chỉnh nội dung bài dạy phù hợp với thực tế hơn. Để đánh giá sức khoẻ của trẻ chúng ta có thể chú ý các chỉ số sau: Cơ thể trẻ có phát triển bình thường, năng lực làm việc tốt, thể chất có tăng theo chỉ tiêu hàng tháng; trẻ có năng lực thích ứng với sự thay đổi môi trường tự nhiên như nắng, mưa…; trí lực có phát triển tốt; tính tình vui vẻ, lạc quan, cởi mở với mọi người, có ý chí, dũng cảm, nhanh nhẹn…

Như vậy, chúng ta có thể thấy việc đánh giá KNVĐCB là một bộ phận của quá trính đánh giá hoạt động GDTC cho trẻ tại trường MN. Nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện như công tác quản lí chỉ đạo của cán bộ quản lí, trình độ chuyên môn của GVMN, sự hỗ trợ của trang thiết bị dụng cụ, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường… Tại mục B, Phần 1 của Chương trình GDMN có nêu rò “Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dòi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày”. Bên cạnh đó chương trình cũng cụ thể hoá các kết quả mong đợi của trẻ MG ở từng độ tuổi trong lĩnh vực PTVĐ như sau:

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí