Đặc Điểm P Át Triể Knvđcb Ở Trẻ Lứa Tuổi Mg


Trong lĩnh vực PTVĐ cho trẻ mầm non, dựa trên nét đặc trưng của bài tập phát triển KNVĐCB có thể chia thành bốn loại bài tập sau:

+ Bài tập đội hình, đội ngũ: là một dạng bài tập áp dụng vận động đi với nhiều hình thức khác nhau. Bài tập đội hình đội ngũ giúp cho trẻ nhanh nhẹn, sự tập trung chú ý, khả năng phối hợp hành động trong hoạt động tập thể, khả năng định hướng trong không gian, hình thành ở trẻ tư thế đi đúng, phản xạ nhanh với các hiệu lệnh của người GVMN, bồi dưỡng tính kỉ luật, tinh thần tập thể … Ở trẻ độ tuổi MN thì các bài tập đội hình thường được áp dụng là: hàng dọc; hàng ngang; vòng tròn; chữ U. Tuỳ theo từng độ tuổi mà người GVMN sẽ có những yêu cầu phù hợp với trẻ về đội hình.

+ Bài tập phát triển chung: là các bài tập phát triển các bộ phận (các nhóm cơ) của trẻ bằng những bài tập khác nhau của một hệ thống các động tác. Vì vậy bài tập phát triển chung là hệ thống các động tác được chọn lọc có tác dụng phát triển và củng cố các nhóm cơ chuyên biệt. Hiện nay tại các trường MN, người GVMN xem bài tập phát triển chung là những bài tập bổ trợ cho các KNVĐCB và tính bổ trợ này thể hiện rò nét nhất trong một tiết học thể dục của trẻ. Tại các trường MN hiện nay, cấu trúc các động tác bài tập phát triển chung cho trẻ được chia làm 4 nhóm: Các động tác phát triển hô hấp (vươn thở, điều hoà, gà gáy, thổi nơ …), các động tác phát triển nhóm cơ tay, các động tác phát triển nhóm cơ thân mình (động tác lườn, vặn mình, lưng bụng), các động tác phát triển nhóm cơ chân (động tác chân, động tác bật)

+ Bài tập vận động cơ bản: là một dạng bài tập thể chất bào gồm các vận động được chọn lọc từ các hoạt động thường ngày của trẻ (đi, chạy, nhảy …) và có tác động lên các nhóm cơ lớn trong cơ thể. Khi thực hiện các bài tập vận động cơ bản giúp cơ thể trẻ hoàn thiện về hình thái, phát triển các tố chất thể lực và củng cố các cơ quan chức năng bên trong cơ thể. Bên cạnh đó thông qua các hoạt động vận động người GV còn giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian (trái – phải, trước – sau, trên – dưới, trong – ngoài), khả năng định hướng về thời gian (tính nhịp điệu, nhanh – chậm), khả năng định hướng trong hoạt động tập thể (phối hợp giữa GV với trẻ và giữa trẻ với nhau). Căn cứ vào đặc trưng cử động của các bài tập chúng ta chia các bài tập vận động cơ bản cho


trẻ MG thành 4 nhóm: Nhóm bài tập đi, chạy và thăng bằng (đi trong đường hẹp, chạy 18m, chạy 150m, đi thăng bằng trên ghế thể dục…); nhóm bài tập bò, trườn và leo trèo (bò chui qua cổng, trườn có mang vật trên lưng, trèo thang gióng…); nhóm bài tập nhảy-bật (bật liên tục qua 5 vòng…); nhóm bài tập ném, chuyền, bắt (ném trúng đích nằm ngang, ném xa, chuyền bóng qua đầu…).

+ Trò chơi vận động: là loại hình trò chơi có luật mà trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. Đa số các trò chơi vận động cho trẻ tại trường MN là những trò chơi mang tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ. Trò chơi vận động được áp dụng rất nhiều trong các hoạt động giáo dục của trẻ tại trường MN vì nó vừa là nội dung dạy học môn GDTC, vừa là phương pháp vận động, vừa là hình thức tổ chức vui chơi, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện. Trong quá trình GDTC, trò chơi vận động được sử dụng như là cách thức hoàn thiện KNVĐ cho trẻ.

1.3. Đặc điểm p át triể KNVĐCB ở trẻ lứa tuổi MG

1.3.1. Đặc điểm p át triể tâm vậ độ của trẻ MG

Bước sang độ tuổi MG là bắt đầu giai đoạn mới trong sự phát triển của trẻ, đây là giai đoạn mà sự phát triển thể chất và tâm lí xảy ra một cách tích cực và có những thay đổi đáng kể so với giai đoạn nhà trẻ. Trong quá trình thực hiện các vận động cơ thể sẽ kích thích sự phát triển tâm lí của trẻ MG, thúc đẩy các nhân tố tâm lí như tình cảm, ý chí… phát triển. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tâm lí – vận động hay còn gọi là tâm vận động ở trẻ em.

Theo Nguyễn Khác Viện, tâm vận động là thần kinh phát triển tới đâu thì vận động phát triển theo và kết hợp với sự luyện tập, với kinh nghiệm chi phối của tình cảm, vận động dần dần hợp với ý đồ, mục tiêu. Theo ông thì ở thời kì thơ ấu, việc phát triển trí khôn và vận động gắn liền với nhau, có thể đánh giá trí khôn thông qua sự phát triển của vận động. [56]

Theo I.M Xêtrênốp, tâm vận động là các quá trình, trạng thái và phẩm chất tâm lí được hình thành trong sự thống nhất của ý thức, thể hiện trong hoạt động của con người, trong vận động của nó. Tâm vận động là mối quan hệ giữa các quá trình tâm lí như tri giác, tư duy, cảm giác, ý chí với những vận động và hoạt động của con người. Thành tố cấu thành nên hoạt động tâm vận động của


con người là các thao tác vận động, cách thức vận động hoặc là lời nói, những thành quả nhận thức. Các thao tác vận động được phát triển trong quá trình học tập, luyện tập và trở thành kĩ năng vận động. [56]

Như vậy chúng ta có thể thống nhật quan điểm mà đa số các nhà tâm lí học cho rằng: “tâm vận động là một chức năng có được bởi sự tác động tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau giữa tâm lí và vận động thông qua đó thực hiện sự tác động qua lại giữa trẻ em với thể giới xung quanh làm phát triển khả năng mang tính người.” [56]

Ở lứa tuổi MG, các cảm giác vận động và tri giác vận động của trẻ trở nên hoàn thiện hơn ở độ tuổi trước. Khả năng định hướng trong không gian của trẻ phát triển tốt, tham gia thường xuyên các bài tập vận động di chuyển như đi hoặc chạy sẽ có tác động lớn trong việc hoàn thiện tri giác về khoảng cách ở trẻ. Trẻ 5 – 6 tuổi đã có thể định hướng khá chính xác khoảng cách vật thể trong không gian, tuy nhiên khả năng tri giác về thời gian của trẻ chưa phát triển tốt.

Giai đoạn này, tư duy của trẻ tiếp tục phát triển với việc xuất hiện của tư duy tổng hợp bằng lời, tuy nhiên các hình thức tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình ảnh vận đóng vai trò chủ đạo. Trẻ bắt đầu hình thành trí nhớ có ý thức, trẻ có thể ghi nhớ tài liệu thích hợp với mình theo mục đích giáo dục, quá trình tưởng tượng gắn chặt với trí nhớ hình ảnh kể cả các BTVĐ.

Quá trình PTVĐ của trẻ giai đoạn này gắn liền với sự tăng tính bền vững chú ý và sự hình thành chú ý có ý thức. Sự chú ý có ý thức thể hiện tiêu biểu ở việc trẻ biết tập trung hướng sự chú ý của bản thân một cách có ý thức vào một hoạt động vận động nào đó theo yêu cầu của người lớn.

Sự phát triển cảm xúc của trẻ MG mang tính chất phức tạp, chúng dễ rơi vào tình trạng xúc động, khủng hoảng cảm xúc. Bên cạnh đó trẻ bắt đầu hình thành các cảm giác cấp cao: cảm giác trí tuệ, thẩm mĩ và đạo đức. Trẻ ham hiểu biết và tò mò hơn giai đoạn trước, trẻ sẽ cảm thấy thoả mãn khi các vấn đề, câu hỏi của mình được giải đáp. Sự hứng thú của trẻ cũng được hình thành ở độ tuổi này, đặc biệt là sự hứng thú trong vận động, trẻ thích tham gia vào các hoạt động vận động mang tính chất cạnh tranh, thi đua.


Theo M.YU.Kichyakovskaya vỏ não điều chỉnh quá trình cấu trúc vận động, giữ vai trò cơ bản trong sự PTVĐ của trẻ trong những năm đầu đời. Các chức năng vỏ não không phải hình thành do di truyền mà chỉ dần dần phát triển và hoàn thiện các cơ quan cảm giác, các phản xạ đáp lại dưới ảnh hưởng của các kích thích bên ngoài và bên trong. Nếu đảm bảo sự phát triển thần kinh – tâm lí đúng đắn sẽ tạo cơ hội cho việc PTVĐ ở trẻ. [30]

Một số thành phần cấu thành nên tâm vận động của trẻ độ tuổi MG là: tên gọi các bộ phận của cơ thể, khả năng định hướng trong không gian (trên dưới, trước sau, phải trái…), khả năng cảm nhận nhịp điệu của động tác. Để phát triển các khả năng trên ở trẻ, chúng ta cần giáo dục trẻ thông qua việc rèn luyện thể chất. Bởi vì cơ sở vật chất của hoạt động trí tuệ chính là sức khoẻ và phát triển tâm vận động của trẻ, phải phát triển thể chất, vận động, cảm giác sau đó mới phát triển tâm lí và trí tuệ.

1.3.2. Đặc điểm p át triể i lí vậ độ của trẻ MG

Nói đến sự phát triển sinh lý (phát triển thể chất) ở trẻ là đề cập đến sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện của các cơ quan chức năng tương ứng với từng độ tuổi. Đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em chúng ta phải dựa vào các chỉ số về hình thái và chức năng sinh học của cơ thể [63], [83]:

– Chỉ số hình thái bao gồm: chiều cao, cân nặng, vòng đầu…

– Chức năng sinh học là biểu thị sự hoạt động của các cơ quan chức năng ở trạng thái tĩnh hoặc dưới tác động của lượng vận động. Một số chỉ số: nhịp tim, nhịp hô hấp, huyết áp…

Sự phát triển thể chất của trẻ em khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trong cùng một độ tuổi, sự phát triển thể chất diễn ra theo những quy luật nhất định. Sự phát triển thể chất của trẻ có liên quan chặt chẽ với các yếu tố di truyền và môi trường sống của trẻ. Nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực PTVĐ và tinh thần của trẻ. Trong sáu năm đầu, trẻ em có đặc điểm phát triển mạnh mẽ tất cả các cơ quan chức năng của cơ thể. Trẻ em khi sinh ra đã thừa hưởng những đặc điểm sinh vật, những đặc điểm này là cơ sở cho sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ ở những giai đoạn sau. Thời kỳ mẫu giáo (3 – 6 tuổi) là thời kỳ thuận lợi để trẻ tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết. Trẻ ở lứa


tuổi này lớn nhanh hơn, cảm thầy gầy hơn, mất vẻ tròn trĩnh, mập mạp ở lứa tuổi nhà trẻ (0 – 3 tuổi). Một trong những đặc trưng của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung là cơ thể phát triển chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế [66].

Sự tăng trưởng cơ thể của trẻ lứa tuổi mầm non diễn ra trên nhiều mặt, trong đó đáng chú ý nhất là sự phát triển về chiều cao, cân năng, sự thay đổi cấu trúc cơ thể, sự phát triển của hệ vận động, các cơ quan chức năng.

- Câ ặ Từ 3 – 6 tuổi, cân nặng của trẻ tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn so với những lứa tuổi trước đó. Theo các công trình nghiên cứu thì trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi mẫu giáo thường tăng mỗi năm khoảng 0,98 – 1,69kg . Nếu tính chung cả trẻ trai và gái thì trẻ 6 tuổi trung bình nặng gấp 1,9 lần so với khi 1 tuổi và gấp 5,5 lần so với khi mới sinh [65], [66]. Một đặc điểm tăng trưởng khác được thể hiện rất rỏ ở nhóm tuổi lớn là có sự khác biệt rất rò rệt về cân nặng và chiều cao giữa các cá thể trẻ. Ở cùng một độ tuổi nhưng có một số trẻ cao, to, năng cân và có những trẻ thấp, bé, nhẹ cân. Điều này ngoài yếu tố di truyền ra còn do sự khác nhau về điều kiện kinh tế, dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, nuỗi dưỡng của từng gia đình đối với trẻ [66].

Thông thường thì sau 5 – 10 năm, sự tăng trưởng cơ thể trẻ có sự thay đổi do ảnh hưởng của của điều kiện kinh tế - xã hội. Những nghiên cứu trên trẻ em Việt Nam từ năm 1995 đến những năm đầu thế kỷ 21 đã cho thấy sự gia tăng cân nặng của trẻ dưới 6 tuổi có chiều hướng ngày càng tốt hơn [66].

- C iều cao Một trong những đặc điểm quan trọng nhất là chiều cao của trẻ tăng trưởng liên tục nhưng không đồng đều giữa các giai đoạn tuổi khác nhau. Trẻ càng lớn thì mức độ tăng chiều cao càng chậm lại. Mức tăng trưởng chiều cao trung bình của trẻ 5 – 6 tuổi là 5 – 7cm/năm [66]. Trẻ trai và trẻ gái có chiều cao xấp xỉ ngang nhau, không có sự khác biệt rò ràng.

Mỗi trẻ có một nhịp điệu tăng chiều cao riêng và trẻ càng lớn thì sự khác biệt giữa các cá thể trong cùng một nhóm tuổi càng lớn. Sự tăng trưởng về chiều cao cũng có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng về chiều cao thường chậm hơn so với mức tăng trưởng cân năng. Kết quả nghiên cứu dưới đây trên trẻ em Việt Nam đã chứng tỏ điều đó:


Bả 1.1. Sự p át triể c iều cao của trẻ 4 – 6 tuổi t eo t ời ia (N iê cứu ăm 1995 – 1996 và 2002) [66]

Tuổi

Trai (cm)

Gái (cm)

1995 - 1996

4/2002

1995 - 1996

4/2002

4 tuổi

95,81 ± 3,61

96,45 ± 5,07

95,05 ± 3,52

95, 30 ± 4,15

5 tuổi

101,87 ± 3,63

103,00 ± 6,12

101,61 ± 3,64

101,60 ± 5,19

6 tuổi

107,16 ± 3,99

107,50 ± 5,32

106,36 ± 3,91

107,60 ± 5,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số bài tập phát triển kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM - 5

- Hệ t ầ ki : Hệ thần kinh của trẻ chưa được chuẩn bị đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình. Hệ thần kinh thực vận của trẻ phát triển hơn. Tuy nhiên sự phát triển của hệ thần kinh của trẻ 3 – 6 tuổi đã ở mức độ cao hơn so với các nhóm tuổi trước. Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh của đại não kết thúc. Quá trình hứng phấn và ức chế của trẻ chưa cân bằng, sự hưng phấn mạnh hơn sự ức chế. Do đó, người giáo viên cần phải đối xử thận trọng với trẻ, tránh để trẻ phải thực hiện một khối lượng vận động quá sức hoặc kéo dài thời gian vận động sẽ làm trẻ mệt. Tuy vậy, quá trình ức chế tích cực của trẻ 3 – 6 tuổi đang dần dần phát triển. Trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh [2].

Hệ thần kinh có tác dụng chi phối và điều tiết đối với các hoạt động của cơ thể, vì vậy hoạt động vận động của trẻ có hai tác dụng: thúc đẩy sự phát triển công năng của các tổ chức cơ bắp và thúc đẩy sự phát triển công năng của hệ thần kinh. Vận động cơ thể của trẻ có thể cải thiện tính không cân bằng của quá trình thần kinh. Song cần chú ý tới sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình vận động của trẻ [57], [77], [80].

- Hệ vậ độ (bao ồm ệ xươ v cơ):

Hệ xương của trẻ chưa hoàn thành cố hóa, xương của trẻ có chứa nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô cơ so với người lớn, nên xương của trẻ có nhiều sụn xương, xương mềm, dễ bị cong và gãy. Vận động cơ thể hợp lý có thể làm cho cấu trúc xương của trẻ có chuyển biến tốt như: thành xương dày lên, đường kình to ra, tăng công năng chống đỡ áp lực, chống cong vẹo, chống gãy xương…[63], [83].

Hệ cơ của trẻ phát triển yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều, nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ


nhanh mệt mỏi. Do đó trẻ ở lứa tuổi này không thích hợp với các bài tập dẫn đến sự căng thẳng lâu của cơ bắp, cần xen kẽ giữa vận động và nghỉ ngơi thích hợp trong thời gian tập luyện. Khi trẻ thường xuyên tham gia vận động thể lực hợp lý sẽ tăng cường hiệu quả công năng của cơ bắp, làm cho sức mạnh và sức bền của cơ bắp phát triển. Trong giờ học Giáo dục thể chất của trẻ, người giáo viên cần chú ý đến tư thế cũng như các bài tập để không ảnh hưởng tới độ cong sinh lý của cột sống, khiến trẻ phát triển không tốt, dễ bị gù hoặc vẹo cột sống [55].

Đối với trẻ 3 – 6 tuổi, ổ khớp còn nông, cơ bắp xung quanh khớp còn mềm yếu, dây chằng lỏng lẻo, tính vững chắc của khớp tương đối kém. Những hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp khớp được rèn luyện, từ đó tăng dần tính vững chắc của khớp [55].

- Hệ tuầ o là một hệ thống đường ống khép kín do tim và mạch máu cấu thành, còn gọi là hệ tim mạch. Vận động của tim chủ yếu dựa vào sự co bóp của cơ tim. Sự co bóp của tim ở trẻ em nói chung va trẻ 3 – 6 tuổi nói riêng còn yếu, mỗi lần co bóp chỉ chuyển đi một lượng máu rất ít, nên mạch đạp của trẻ nhanh hơn người lớn (92 – 96 lần/phút) [64]. Điều hòa thần kinh tim của trẻ còn chưa ổn định, nên nhịp co bóp dễ mất ổn định, cơ tim dễ hưng phấn và chóng mệt khi tham gia vận động kéo dài. Nhưng khi được nghỉ ngơi, tim trẻ nhanh chóng hồi phục hơn so với người lớn [55], [64].

Các mạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn, do đó áp lực của máu yếu. Người giáo viên nên sử dụng các bài tập nhằm củng cố cơ tim cũng như các thành mạch máu, làm cho nhịp tim tốt hơn và phát triển khả năng thích ứng với sự thay đổi lượng vận động đột ngột. Để tăng cường công năng tim, khi cho trẻ tập luyện cần đa dạng hóa các bài tập, nâng dần lượng vận động, phối hợp các bài tập động và tĩnh nhịp nhàng, phân bố quãng nghỉ một cách hợp lý [64].

- Hệ ô ấp: Hệ hô hấp được cấu thành bởi đường hô hấp bao gồm: mũi, mồm, họng, khí quản, nhành phế quản và phổi. Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc đường hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú, dễ phát sinh nhiễm cảm. Khí quản của trẻ nhỏ, không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí ở phổi kém. Trẻ thở nông làm cho thông khí phổi chưa ổn định, tạo nên sự ứ đọng không khí ở phổi, do đó nên tiến hành thể dục ở ngoài trời, nơi không khí thoáng mát [64].


Khi vận động, sự trao đổi khí ở trẻ tăng lên rò rệt, điều này thúc đẩy sự thúc đẩy các tế bào ở phổi tham gia vào hoạt động hô hấp tăng lên, nâng cao tính đàn hồi ở thành phổi, cơ hô hấp mạnh dần lên, thông khí phổi và dung tích sống cũng tăng lên. Bộ máy hô hấp của trẻ còn nhỏ, không chịu nổi những vận động quá sức kéo dài liên tục, sẽ làm cho các cơ đang vận động bị thiếu oxy cần thiết. Vì vậy, khi tiến hành giờ học Giáo dục thể chất người GV cần lưu ý đến nhịp hô hấp, việc thở đúng và sâu của trẻ khi tập luyện là rất cần thiết [63]

- Hệ trao đổi c ất Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nên việc bổ sung liên tục năng lượng tiêu hao và cung cấp các chất để kiến tạo các cơ quan và mô là cần thiết. Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng ở trẻ cao hơn so với quá trình phân hủy và đốt cháy. Khác với người lớn, ở trẻ năng lượng tiêu hao cho sự phát triển cơ thể và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp [54]. Do vậy, khi trẻ hoạt động vận động quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ thường dẫn đến việc tiêu hao năng lượng dự trữ trong các cơ bắp và đọng lại những sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao đổi chất. Điều này sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi ở trẻ và dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến công năng hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm độ nhạy cảm giữa hệ thần kinh trung ương và những dây thần kinh điều khiển hoạt động cơ bắp. Sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ sẽ xuất hiện nếu kéo dài hoạt động liên tục của từng nhóm cơ. Do đó, người giáo viên cần thường xuyên thay đổi vận động của từng nhóm cơ, chọn lựa hình thức vận động phù hợp với nhóm tuổi và trình độ của trẻ [63].

1.3.3. Đặc điểm p át triể KNVĐCB của trẻ MG (3 – 6 tuổi).

Ở lứa tuổi này, tốc độ phát triển của trẻ nhanh nhưng nhịp độ phát triển không đồng đều. Các nhóm cơ lớn phát triển mạnh, các cơ nhỏ phát triển chậm hơn, vì vậy trẻ chưa thật khéo léo trong các động tác. Hệ xương đang diễn ra sự cốt hóa nhưng xương của trẻ còn mềm, tính chất đàn hồi còn yếu. Trọng lượng tim tăng gấp 5 lần so với lúc mới sinh, mạch đạp nhanh hơn mạch đập của người lớn. Não tăng gấp 3 lần so với lúc mới sinh, vò não bắt đầu kiểm soát được các bộ phận dưới não nên ý thức bắt đầu phát triễn và dễ hình thành các phản xạ có điều kiện. Sự phát triển về thể chất ở giai đoạn này tạo nên những điều kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động hiệu quả hơn, nhờ vậy trẻ dễ dàng tiếp thu những động tác được dạy [55].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022