4.7.3. Kiểm định Bootstrap của mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
Kết quả trị tuyệt đối CR 2 nên độ chệch rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Và như vậy, có thể khẳng định rằng các ước lượng trong mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch có thể tin cậy được (Chi tiết xem Bảng 19, phần Phụ lục).
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả ước lượng các tham số trong mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
Các yếu tố | Ước lượng | Trọng số | Giá trị P | Kết quả | ||
A | Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch | .53 | > 0 | Nhận | SEM | |
VA1 | Nguồn tài nguyên tự nhiên | .849 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VA2 | Nguồn tài nguyên văn hóa | .851 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VA3 | Y tế và vệ sinh | .355 | <.500 | >.05 | Loại | EFA |
VA4 | An toàn và an ninh | .504 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VA5 | Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch | .754 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
B | Các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch | .15 | > 0 | <.05 | Nhận | SEM |
VB1 | Cơ sở hạ tầng | .829 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VB2 | Các điều kiện về nguồn lực | .814 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VB3 | Năng lực kinh doanh của doanh nghiệpdu lịch | .669 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VB4 | Số lượng các nhà cung cấp tại địa phương | .143 | <.3 | >.05 | Loại | Cronbach‟alpha |
VB5 | Số lượng các cụm/ngành du lịch | .660 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
C | Năng lực của chính quyền địa phương | .09 | > 0 | <.05 | Nhận | SEM |
VC1 | Xây dựng thương hiệu | .127 | <.3 | >.05 | Loại | Cronbach‟alpha |
VC2 | Các quy tắc và quy định về chính sách kế hoạch chiến lược du lịch | .891 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VC3 | Mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch | .773 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VC4 | Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch | .705 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VC5 | Cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch | .653 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
D | Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch | .31 | > 0 | <.05 | Nhận | SEM |
VD1 | Nhu cầu du lịch | .822 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VD2 | Động cơ du lịch | [.236;.282] | [-1;+1] | >.05 | Loại | Distribution |
VD3 | Mức độ du lịch | .511 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VD4 | Nhận thức của khách du lịch | .726 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
VD5 | Nhận thức của doanh nghiệp du lịch | .724 | > .500 | <.05 | Nhận | CFA |
Có thể bạn quan tâm!
- Lượng Khách Trung Bình Đến Một Khu Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu Ngày Cuối Tuần, Tác Giả (2014)
- Các Kết Quả Đạt Được Đối Với Phát Triển Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Các Biến Đo Lường Các Yếu Tố Đầu Vào Và Mức Độ Hấp Dẫn Du Lịch
- Giá Trị Liên Hệ Thực Tế 3 Nhóm Yếu Tố Chính Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (2013). Nguồn: Tác Giả Tự Lập Theo Wef
- Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Đối Với Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Du Lịch
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả (2014)
4.7.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ở mức ý nghĩa 5%, nếu được chấp nhận thì hệ số hồi quy ước lượng được chuẩn hóa phải dương với điều kiện giá trị p-value phải nhỏ hơn hoặc bằng 5%, xem Bảng 4.5 bên trên, cụ thể :
Kết quả kiểm định giả thuyết H1: Chấp nhận các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch vì có trọng số hồi quy chuẩn hóa dương = .53 tương ứng với P < .05.
Kết quả kiểm định giả thuyết H2: Chấp nhận các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch vì có trọng số hồi quy chuẩn hóa dương = .15 tương ứng với P < .05.
Kết quả kiểm định giả thuyết H3: Chấp nhận năng lực của chính quyền địa phương tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch vì có trọng số hồi quy chuẩn hóa dương = .09 tương ứng với P < .05.
Kết quả kiểm định giả thuyết H4: Chấp nhận các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch vì có trọng số hồi quy chuẩn hóa dương = .31 tương ứng với P < .05.
4.7.5. Kết quả trả lời các câu hỏi nghiên cứu
Kết quả trả lời câu hỏi 1: Đồng ý để đo lường các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch cần dựa vào các yếu tố thành phần là nguồn tài nguyên tự nhiên, nguồn tài nguyên văn hóa, an toàn và an ninh và năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch (Bác bỏ y tế và vệ sinh).
Kết quả trả lời câu hỏi 2: Đồng ý để đo lường các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch cần dựa vào các yếu tố thành phần là cơ sở hạ tầng, các điều kiện về nguồn lực, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và số lượng các cụm /ngành du lịch (Bác bỏ số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại địa phương)
Kết quả trả lời câu hỏi 3: Đồng ý để đo lường năng lực của chính quyền địa phương cần dựa vào các yếu tố thành phần là các quy định chế độ chính sách kế hoạch chiến lược du lịch, mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch, ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch và cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch (Bác bỏ xây dựng thương hiệu)
Kết quả câu hỏi 4: Đồng ý để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch cần dựa vào các yếu tố thành phần là nhu cầu du lịch, mức độ du lịch, nhận thức của du khách và nhận thức của doanh nghiệp (Bác bỏ động cơ du lịch).
4.7.6. Kết quả đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
a) Đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch PCT (Province Competitiveness Tourism) là 2.7 điểm được xác định như sau :
n
i
PCT i.10, i 1, n
n
= Average (.53; .15;.09; .31)10 = 2.7 điểm
b) Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch sử dụng thang điểm 5, kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch là
2.7 điểm nằm trong khoảng [2 ; 3], theo tiêu chí xếp hạng đưa ra ban đầu thì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được xếp vào hạng C ở mức độ khá.
4.8. Thảo luận mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch
4.8.1. Giá trị liên hệ lý thuyết
a) Đối với 4 nhóm yếu tố chính: Nhóm A. ban đầu ở vị trí số 1, kết quả kiểm định cho cũng là ở vị trí số 1; Nhóm B. ban đầu ở vị trí thứ 2, kết quả kiểm định chuyển sang vị trí thứ 3; Nhóm C, ban đầu xếp vị trí thứ 3, kết quả kiểm định chuyển sang vị trí thứ 4; Nhóm D, biến động mạnh nhất, ban đầu đang ở vị trí thứ 4, kết quả kiểm định chuyển sang vị trí thứ 2. Xem Hình 4.6, bên dưới.
Hình 4.6. Giá trị liên hệ lý thuyết 4 nhóm yếu tố chính đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Nguồn: Tác giả (2014).
b) Đối với 16 yếu tố thành phần: Kết quả đánh giá so với lý thuyết cũng có một số thay đổi, tuy nhiên đối với những yếu tố có thuộc tính cạnh tranh mạnh thì vị trí thứ tự tầm quan trọng của chúng vẫn được xác định lần lượt là tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên văn hóa, năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch, các điều kiện về nguồn lực, an toàn an ninh, cơ sở hạ tầng, các quy định chế độ chính sách chiến lược du lịch còn những thay đổi nhiều nhất là những yếu tố có thuộc tính cạnh tranh được đánh giá là có khả năng cạnh tranh yếu. Xem Hình 4.7, bên dưới.
Hình 4.7. Giá trị liên hệ lý thuyết 16 yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Nguồn: Tác giả (2014)
4.8.2. Giá trị liên hệ thực tế với năng lực cạnh tranh ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu
Thông qua việc đánh giá tiềm năng phát triển và thực trạng ngành du lịch Việt Nam ở đầu chương 3 và Bà Rịa – Vũng Tàu ở đầu chương 4, tiến hành tổng hợp những thách thức, cơ hội, điểm yếu, điểm mạnh chính theo hướng phân tích ma trận SWOT của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, theo Fred R. David (2011)[72], được chia thành 2 phần đó là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài và bên trong, kết hợp tổng điểm của các yếu tố quan trọng bên ngoài và bên trong ma trận làm cơ
sở xác định năng lực cạnh tranh trung bình của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.
a) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE (Internal Factor Evaluation): Để phát triển một ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE thì nhận xét trực giác là cần thiết. Ma trận này cho phép tóm tắt những điểm yếu, điểm mạnh quan trọng với cách xây dựng và đánh giá tương tự cách xây dựng và đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE, riêng ở bước thứ 3 thì phân loại từ 1 – 4 cho mỗi yếu tố như sau: 4 là điểm mạnh lớn nhất, từ 3 đến dưới 4 là điểm mạnh nhỏ nhất, từ 2 đến dưới 3 là phản ứng khá, từ 1 đến dưới 2 là điểm yếu nhỏ nhất, từ 0 đến dưới 1 là điểm yếu nhất, xem Bảng 4.6, bên dưới.
Bảng 4.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE
Các yếu tố chủ yếu bên trong | Mức độ quan trọng | Phân loại (1- 4) | Số điểm quan trọng | |
S1 | Lợi thế về vị trí địa lý | 0.04 | 3 | 0.12 |
S2 | Có nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú | 0.12 | 4 | 0.48 |
S3 | Có sức thu hút vốn đầu tư lớn vào ngành này | 0.08 | 2 | 0.16 |
S4 | Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khá đồng bộ | 0.09 | 4 | 0.36 |
S5 | Nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng | 0.08 | 3 | 0.24 |
S6 | Môi trường xã hội tại các điểm, khu du lịch an toàn | 0.05 | 2 | 0.10 |
S7 | Được sự quan tâm của tỉnh trong quá trình phát triển | 0.04 | 2 | 0.08 |
W1 | Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao | 0.15 | 3 | 0.45 |
W2 | Môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm | 0.05 | 4 | 0.20 |
W3 | Tài nguyên nhân văn chưa được tôn tạo và khai thác hiệu quả | 0.06 | 2 | 0.12 |
W4 | Quản lý nhà nước về du lịch chưa được sâu, rộng, động | 0.12 | 2 | 0.24 |
W5 | Nguồn nhân lực trong ngành còn thiếu và yếu | 0.04 | 4 | 0.16 |
W6 | Công tác tuyên truyền quảng bá chưa chú trọng | 0.03 | 4 | 0.12 |
W7 | Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa chặt chẽ | 0.05 | 4 | 0.20 |
Tổng cộng | 1.00 | 3.0 |
Nguồn: Tác giả (2014)
Như vậy, tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là 2.8 cao hơn số điểm trung bình 2.5. Điều này cho thấy ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đã sử dụng khá tốt năng lực hiện có để giảm thiểu những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh.
b) Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE (External Factor Evaluation): Cách xây dựng và cách đánh giá các yếu tố bên ngoài bằng ma trận phải thực hiện các công đoạn, cụ thể:
- Cách xây dựng: Ma trận EEF được sử dụng để tóm tắt và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, để xây dựng ma trận EFE chúng ta phải trải qua 5 bước, xem Bảng 4.7, bên dưới:
Bước 1. Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến ngành du lịch;
Bảng 4.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE
Các yếu tố chủ yếu bên ngoài | Mức độ quan trọng | Phân loại (1-4) | Số điểm quan trọng | |
O1 | Chính sách mở cửa hội nhập của nhà nước Việt Nam | 0.10 | 4 | 0.40 |
O2 | Quốc gia Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có kỳ quan của thế giới và chính trị ổn định. | 0.15 | 4 | 0.60 |
O3 | Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định | 0.10 | 3 | 0.30 |
O4 | Ngành du lịch được nhà nước đặc biệt chú trọng | 0.05 | 3 | 0.15 |
O5 | Tình hình thế giới bất ổn, tâm lý khách du lịch muốn tìm đến những điểm đến an toàn hơn. | 0.05 | 3 | 0.15 |
O6 | Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong chiến lược quốc gia. | 0.05 | 3 | 0.15 |
O7 | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cửa ngõ giao thương với nhiều địa phương khác cũng như quốc tế. | 0.05 | 3 | 0.15 |
T1 | Ngành du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển | 0.10 | 2 | 0.20 |
T2 | Nạn khủng bố, thiên tai và dịch bệnh ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của khách đi du lịch | 0.10 | 2 | 0.20 |
T3 | Ngành du lịch đang phải đối mặt với cạnh tranh rất lớn | 0.06 | 2 | 0.12 |
T4 | Mối liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các ngành còn yếu | 0.04 | 2 | 0.08 |
T5 | Đang mất dần khả năng kiểm soát môi trường tự nhiên khi ngành du lịch ngày càng phát triển | 0.05 | 2 | 0.10 |
T6 | Khả năng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch còn yếu | 0.05 | 2 | 0.10 |
T7 | Hệ thống luật và các văn bản dưới luật chưa đồng bộ | 0.05 | 2 | 0.10 |
Tổng cộng | 1 | 2.80 |
Nguồn: Tác giả (2014)
Bước 2. Phân loại tầm quan trọng từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành du lịch. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các yếu tố này phải bằng 1.0;
Bước 3. Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của ngành du lịch phản ứng với yếu tố này, trong đó 4 là rất tốt, từ 3 đến dưới 4 là tốt, từ 2 đến dưới 3 là khá, từ 1 đến dưới 2 là trung bình, từ 0 đến dưới 1 là ít;
Bước 4. Nhân tầm quan trọng của mỗi yếu số với loại của nó để xác định số điểm quan trọng;
Bước 5. Cộng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho ngành du lịch.
- Cách đánh giá: Bất kể số các cơ hội chủ yếu và mối đe dọa được bao nhiêu trong ma trận EFE, tổng số điểm quan trọng cao nhất là 4.0 và thấp nhất là 1.0. Căn cứ vào tổng điểm này để đánh giá năng lực của ngành du lịch đối với môi trường theo 3 bước, như sau: Bước 1.Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy rằng ngành du lịch đang phản ứng rất tốt với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ; Bước 2. Tổng số điểm quan trọng là 1 cho thấy các chế độ chính sách kế hoạch chiến lược mà ngành du lịch đề ra không tận dụng được các cơ hội hoặc né tránh được các mối đe dọa từ bên ngoài. Bước 3.Tổng số điểm quan trọng là 2.5 cho thấy rằng ngành du lịch đang phản ứng ở mức trung bình với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường thuộc ngành.
Kết quả đánh giá tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là 2.8 cao hơn số điểm trung bình 2.5. Điều này cho thấy năng lực của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ứng phó khá tốt với các yếu tố bên ngoài.
c) Năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Được xác định là trung bình cộng của tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài và bên trong là (EFE + IFE)†2 = (2.8+3) †2 = 2.9 điểm lớn hơn 2.5 điểm, cho thấy thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở mức độ khá.
Như vậy, thông qua kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch được kiểm định tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng phương pháp mô hình là 2.7 điểm với tiêu chí xếp hạng nằm trong khoảng [2;3] ở mức độ khá so với kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng phương pháp ma trận là 2.9 điểm với tiêu chí xếp hạng nằm trong khoảng [2.5;3] ở mức độ khá tốt. Điều này chứng tỏ rằng, nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch phù hợp với thực tế.
4.8.3. Giá trị liên hệ thực tế với năng lực cạnh tranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dựa vào kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ở mức độ khá được đánh giá thông qua mô hình tại tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu tham chiếu với năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được đánh giá thông qua chỉ số do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI công bố hàng năm từ năm 2011 – 2014, cụ thể là : Năm 2011 xếp vị trí 6|63, rất tốt; Năm 2012 xếp vị trí 21|63, tốt; Năm 2013 xếp vị trí 39|63, khá ; Năm 2014 xếp vị trí 24|63, khá. Như vậy so với năm 2013, năng lực cạnh tranh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2014 đã vươn lên thứ 24 so với cả nước, tăng 15 bậc, mặc dù đã có sự cải thiện so với trước nhưng so với tổng thể chung, PCI của tỉnh Bà Rịa – Vũng, hai năm gần đây vẫn chỉ ở mức khá. Điều này cho thấy, nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch phù hợp với thực tiễn và thực tế. Tương lai, Việt Nam có thể sử dụng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch để quản lý và điều hành ngành du lịch các tỉnh trong cả nước và ngược lại các tỉnh có thể dựa vào đó để đề ra các cơ chế chính sách kế hoạch chiến lược phát triển du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh cho riêng địa phương mình.
4.8.4. Giá trị liên hệ thực tế với năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam và Thế giới
a) Kết quả nghiên cứu so với các quốc gia trên toàn thế giới nói chung và các quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh Du lịch và Lữ Hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WFF công bố tháng 4/2014, Việt Nam với 3.95 điểm xếp hạng 80|140 quốc gia và trong 25 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì Việt Nam xếp hạng 16|25, cụ thể :
Nhóm A. Khuôn khổ pháp lý Du lịch và Lữ hành bao gồm các yếu tố chính sách liên quan với 4.3 điểm xếp hạng 80|140 và 15|25 Khu vực; Nhóm B. Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm các yếu tố cứng với 3.26 điểm xếp hạng 94|140 và 18|25 Khu vực; Nhóm C. Nguồn nhân lực, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa bao gồm các yếu tố mềm với 4.3 điểm xếp hạng 43|140 và 12|25 Khu vực. Xem Hình 4.8, bên dưới.