Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Về Nguồn Nhân Lực Của Ngành Du Lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam cũng tạo ra nhiều ấn tượng không tốt với khách du lịch. Thứ nhất là trong dịch vụ mua sắm cá nhân. Hiện nay rất nhiều khách du lịch than phiền rằng họ phải chịu cơ chế nhiều giá, sự phân biệt về giá giữa khách nội địa và khách nước ngoài. Ngoài ra những hiện tượng như có quá nhiều người bán hàng rong bám theo khách, khách du lịch quốc tế thường bị xích lô bắt chẹt giá, các chi phí khác cao đã tạo nên những ấn tượng rất không đẹp trong lòng du khách về điểm đến du lịch Việt Nam.

Ngoài ra, chất lượng của dịch vụ giao thông còn thiếu thốn và kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của du lịch Việt Nam. Đường xá kém, hay tắc đường, thiếu vạch phân cách, dịch vụ đường sắt chậm và kém chất lượng, thiếu phương tiện giao thông, chuyến bay nội địa còn ít và hay bị hoãn là những yếu kém chính của dịch vụ vận chuyển.

Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch còn yếu kém, trình độ về ngoại ngữ thấp và thiếu nhiều thông tin về du lịch. Ngoài ra thủ tục hải quan còn phức tạp, mất thời gian.

Có thể dễ nhận thấy là sản phẩm du lịch của Việt Nam còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch quốc tế. Việt Nam mới chỉ hấp dẫn các du khách bằng các tài nguyên du lịch hoang sơ chứ không phải là các dịch vụ du lịch mà ngành cung cấp. Nền văn hoá đặc trưng được coi là thế mạnh của Việt Nam cũng chưa thực sự phát huy được vai trò là yếu tố thu hút du lịch.

4. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế. Đối với Du lịch Việt Nam, vấn đề đó không phải là ngoại lệ, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay của nước ta. Chính vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực hơn lúc nào hết, đang là thách thức không nhỏ đối với

bước tiến của du lịch Việt Nam. Theo đánh giá tổng hợp của WTTC thì chỉ số năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như sau:

Bảng 4: Đánh giá năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam

Tên nước

Nguồn nhân lực

Singapore

71,60

Malaixia

50,70

Thái Lan

57,80

Indonexia

44,36

Philippines

65,76

Việt Nam

48,51

Lào

na

Campuchia

22,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 8

Nguồn: WTTC

Ghi chú: 1,00 - cạnh tranh kém nhất 100,00 - cạnh tranh tốt nhất Na - dữ liệu không có sẵn

Theo đánh giá tổng hợp của WTTC thì Việt Nam không có năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực du lịch so với các nước trong khu vực. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kém năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam là:

Đầu tiên phải kể đến tình trạng bất cập từ số lượng nguồn nhân lực. Tính đến năm 2007 thì tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch của nước ta là 850.000 người, trong đó tổng số lao động trực tiếp là 250.000 người. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% trong số này là qua đào tạo. Theo dự báo, lực lượng này ước tính đạt 350.000 vào năm 2010 và năm 2015 là hơn

500.000 người. Con số này tăng lên tương xứng với sự phát triển chung của ngành du lịch cũng như đáp ứng tốt cho một lượng khách lớn đặc biệt là khách quốc tế tới Việt Nam, song nó lại mâu thuẫn với thực tế đào tạo hiện nay của nước ta. điều này cũng được GS.TS Nguyễn Văn Đính, hiệu trưởng trường Đại học Hà Tĩnh (nguyên phó hiệu trưởng trường Cao Đẳng du lịch Hà Nội) phân tích: trong thời gian qua từ năm 2007 – 2015 cần phải thu hút và đào tạo cho khoảng 266.000 người, bình quân mỗi năm là 33.250 người, và chưa kể 50% số lao động hiện tại chưa qua đào tạo. Đó là con số không nhỏ, là một thách thức, một nhiệm vụ không nhẹ nhàng và đơn giản đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Việt Nam”. Quan ngại trước thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, ông nói: “cả nước có khoảng 50 cơ sở đào tạo du lịch từ hệ dạy nghề cho đến trung cấp, cao đẳng; 30 cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học. Số lượng học sinh, sinh viên ra trường hàng năm khoảng 15.000 người, trong đó có 3000 người tốt nghiệp đại học. Như vậy chưa cần bàn tới chất lượng đào tạo thì số lượng hàng năm cũng chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu”.

Cùng với tình trạng thiếu về số lượng lao động thì việc phân bổ lao động không đồng đều theo lãnh thổ, theo lĩnh vực cũng là một bất cập nên mới xảy ra tình trạng chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu. Sự thiếu hụt của nguồn nhân lực làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành nhất là tại các khu vực mà du lịch đang khá tiềm năng như: Trung du miền núi phía Bắc hay đồng bằng sông Cửu Long.

Việt Nam chưa có một bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh và thống nhất cho các kỹ năng nghề du lịch cơ bản, nên chất lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế phát triển ngành trong thời gian qua. Xuất phát từ thực tế trên, Tổng cục Du lịch với sự hỗ trợ của Uỷ ban Châu Âu (EU) tiến hành triển khai thực hiện dự án phát triển nguồn nhân lực

Du lịch Việt Nam với tổng số vốn 12 triệu euro, trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2008.

Theo tạp chí Du lịch số ra tháng 01/2007, ngành Du lịch Việt Nam đang chịu nhiều thách thức trong chính khoảng cách giữa các thế hệ người lao động do thiếu kỹ năng do chất lượng đào tạo viên chưa tốt, thiếu tài liệu và trang thiết bị đào tạo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch vẫn chưa hoạt động theo định hướng khách hàng. Đôi lúc do không đủ số lượng hướng dẫn viên du lịch nên doanh nghiệp buộc phải tuyển bất kỳ hướng dẫn viên nào có sẵn, bất chấp năng lực của họ và hoặc có xu hướng lôi kéo các nhân viên được đào tạo từ các doanh nghiệp khác. Riêng trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn không chỉ nhân viên lễ tân của nhà hàng, khách sạn thiếu kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng nghề mà ngay cả cán bộ quản lý cũng thiếu kỹ năng này. Vì vậy nhu cầu cần đào tạo không chỉ đặt ra cho các giáo viên của các trường Du lịch mà còn cho các cán bộ quản lý của các khách sạn.

Thái độ của nhân viên là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, theo các chuyên gia đánh giá thì ba thách thức lớn của đội ngũ nhân viên Du lịch Việt Nam là: Thái độ phục vụ, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng nghề. Một số điểm cần khắc phục của đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam mà đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch là: thiếu tính chuyên nghiệp và đôi khi có thái độ không đúng với du khách; thiếu năng lực (kỹ năng nghề và kỹ năng ngoại ngữ); thiếu tôn trọng du khách; thiếu kiến thức chung về du lịch, địa lý, lịch sử và các vấn đề chính trị của Việt Nam và quốc tế, thiếu hiểu biết về tâm lý du khách; thiếu tự tin.

Cũng xét về khía cạnh thái độ không đúng mực trong trình độ giáo dục của lĩnh vực du lịch, thì có thể đào tạo kỹ năng ngoại ngữ và các kỹ năng cứng cho nhân viên, nhưng không dễ dàng đào tạo cho họ những kỹ năng mềm. Bởi khi được hỏi về mức độ hài lòng đối với dịch vụ du lịch, phần lớn du khách nêu lên những vấn đề liên quan đến sự thân thiện, nụ cười, thái độ

chăm sóc. Tất cả những điều đó thuộc kỹ năng mềm. Thái độ chính là cách sống và tồn tại của mỗi cá nhân. Vì vậy cần phải trau dồi văn hoá chú trọng những vấn đề giữ gìn những yếu tố văn hoá lịch sử Việt Nam.

Ngoài điểm yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế lớn nhất của nhân viên du lịch Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh tiếng Anh - ngôn ngữ giao tiếp chính, các ngôn ngữ khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc..., nhân viên du lịch cũng rơi vào tình trạng thiếu và yếu. Cụ thể, lượng khách Hàn Quốc đến Việt Nam tăng mạnh (đứng thứ hai sau Trung Quốc) nhưng hiện cả nước chỉ có 50 hướng dẫn viên biết tiếng Hàn. Hay với Nhật Bản - thị trường tiềm năng đứng thứ ba hiện nay cũng mới chỉ có 8% hướng dẫn viên thành thạo tiếng.

Trong khuôn khổ các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam, mới đây TOEIC Việt Nam đã tiến hành khảo sát, đánh giá trình độ tiếng Anh cho một số nghề trong ngành du lịch của Việt Nam hiện nay. Dựa vào nhu cầu sử dụng tiếng Anh với từng vị trí, TOEIC đã thực hiện gần 400 cuộc điều tra khảo sát về yêu cầu sử dụng ngôn ngữ của gần 200 khách sạn (từ 3 sao - 5 sao) và doanh nghiệp lữ hành đại diện trên toàn quốc. Đối tượng chính là giám đốc, cán bộ quản lý nhân sự và cán bộ quản lý trực tiếp như trưởng, phó bộ phận - những người nắm rõ nhất yêu cầu về trình độ sử dụng tiếng Anh đối với nhân viên do mình quản lý và định hướng phát triển của đơn vị. Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên 1.000 nhân viên ở các doanh nghiệp, đơn vị cho thấy trình độ tiếng Anh của nhân viên phần lớn đều thấp và còn cách khá xa so với chuẩn xây dựng theo yêu cầu của cấp quản lý đề ra. Theo ông Đoàn Hồng Nam- Giám đốc TOEIC Việt Nam: Chuẩn thấp mà chúng tôi đưa ra để đánh giá trình độ nhân viên là đảm bảo ở mức chất lượng dịch vụ tối thiểu. Như vậy, có thể thấy trình độ tiếng Anh của nhân viên ở mức thấp.

Điều này không chỉ là rào cản cho sự phát triển của ngành du lịch mà

còn đối với nhiều ngành khác khi ngày càng có nhiều du khách đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Bởi vậy, theo ông Nam: du lịch Việt Nam cần sớm cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại của ngành bắt đầu từ việc ban hành chuẩn ngoại ngữ cho từng vị trí lao động trong ngành. Đây sẽ là căn cứ cần thiết cho các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, đơn vị hướng tới trong việc đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực đáp ứng quá trình hội nhập của ngành và đất nước.

5. Đánh giá Chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch

Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng để phát triển tất cả các ngành kinh tế. Dịch vụ sẽ không thể phát triển khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại diễn đàn doanh nghiệp vừa tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (09/2006), trong hơn 10 năm qua, kể từ năm 1990, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, nhờ có sự tài trợ của nhiều quốc gia và tổ chức tài chính quốc tế. Bên cạnh đó chính sách mở cửa đề thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cấp một số lĩnh vực cơ sở quan trọng. Mười năm qua, sản lượng điện Việt Nam đã tăng gấp 4 lần, hệ thống đường giao thông và các cảng biển chính được nâng cấp và mở rộng, hàng không đã được hiện đại hoá, đặt biệt là bưu chính viễn thông, từ một mạng lưới nhỏ và lạc hậu trước năm 1990 thì đến nay Việt Nam đã có mạng viễn thông hiện đại, mức tăng trưởng đứng thứ 2 sau Trung Quốc, sự tiếp cận dịch vụ mới của quốc tế nhanh, trung bình chỉ sau tám tháng kể từ khi dịch vụ mới được tung ra ở thị trường quốc tế thì ở Việt Nam đã có loại hình dịch vụ này. Bên cạnh đó các khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ vận chuyển như hàng không, đường sắt cũng được nâng cấp, cải tổ để bắt kịp với yêu cầu của khách hàng.

Mặc dù vậy, nhưng so về cơ sở hạ tầng của chúng ta nói chung vẫn còn nhiều khâu phải tiếp tục hoàn thiện. Chính vì thế chúng ta cũng cần phải

có những nhà chuyên môn trong ngành đánh giá để có thể tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Cũng theo đánh giá tổng hợp về chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam so với các nước trong khu vực thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam tương đối kém năng lực cạnh tranh.

Bảng 5: Đánh giá năng lực cạnh tranh cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam


Tên nước

Cơ sở hạ tầng

Singapore

92,27

Malaixia

na

Thái Lan

49,93

Indonexia

39,22

Philippines

49,08

Việt Nam

36,92

Lào

48,46

Campuchia

8,52

Nguồn: WTTC

Ghi chú: 1,00 - cạnh tranh kém nhất 100,00 - cạnh tranh tốt nhất Na - dữ liệu không có sẵn

Theo đánh giá của WTTC thì Việt Nam chỉ có năng lực cạnh tranh về cơ sở hạ tầng du lịch hơn Campuchia và Indonexia. Còn so với các đối thủ chính trong khu vực thì năng lực cạnh tranh của cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam vẫn còn thua kém rất nhiều. Singapore vẫn là nước dẫn đầu trong khu vực về chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới, cần phải có và duy trì tốt cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các hoạt động Du lịch dự kiến, kể cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Cơ sỏ hạ tầng chủ yếu bao gồm các công trình sân bay, cảng, hệ thống đường bộ, viễn thông, hệ thống cung cấp điện, nước và hệ thống xử lý nước

thải. Đối với cơ sở vật chất du lịch, cần lưu ý tới dịch vụ lưu trú, cung cấp đồ ăn và giao thông địa phương.


* Về cơ sở lưu trú và nhà hàng

Cơ sở lưu trú của Việt Nam đã phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua, tính đến tháng 11 năm 2006, Việt Nam có khoảng 6000 khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch với tổng số gần 123 nghìn phòng, trong đó có 2,575 khách sạn được xếp hạng sao, 80% số khách sạn hiện tập trung tại một số trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa -Vũng Tàu Khách sạn 3 – 5 sao chiếm xấp xỉ 50% tổng số phòng nêu trên.

Quy mô còn nhỏ khiến các khách sạn gặp nhiều hạn chế trong đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ quản lý hiện đại, nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm.

Bên cạnh đó thị trường vốn nước ta chưa phát triển, lãi suất tiền cho vay cao và cơ chế để tiếp cận các nguồn tín dụng ngân hàng hạn chế, đã ngăn cản nhiều khách sạn mở rộng quy mô xây dựng, nâng cấp tiện nghi, mở mang dịch vụ. Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh như: thiếu đất và mặt bằng để mở rộng quy mô phòng ngủ, phòng hội nghị và các dịch vụ hỗ trợ.

Số lượng khách sạn của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nhất là vào những tháng cao điểm. Vì vậy rất nhiều khách du lịch muốn vào Việt Nam đã phải thay đổi kế hoạch để đi đến đất nước khác cho chuyến du lịch của họ. Đặc biệt là những khách sạn 4 và 5 sao của Việt Nam còn rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của khách. Tính riêng ở Hà Nội chỉ có 6 khách sạn 4 sao và 7 khách sạn 5 sao. Các khách sạn 4 sao phần lớn là chưa có hồ bơi, đối với thành phố Hồ Chí Minh thì thế mạnh

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí