Các Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Dịch Vụ Du Lịch

Hiện nay trên thế giới tất cả các quốc gia đều có khách sạn và kinh doanh khách sạn, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật, thể thao, du lịch phát triển...

1.4.2. Kinh doanh lữ hành

Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung, các chuyên gia về du lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính như “Làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành, chúng ta thấy tồn tại song song hai hoạt động phổ biến sau:

- Kinh doanh lữ hành: Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.

- Kinh doanh đại lý lữ hành: Là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn thăm quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.

1.4.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường là với một khoảng cách xa. Do đó, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho khách du lịch dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch.

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay. Thực tế cho thấy, ít có các doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhận được toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển.


1.4.4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Theo điều 67 Luật du lịch ban hành năm 2006, Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch

1.4.5. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 3

Trước đây, kinh doanh du lịch chỉ quan tâm khai thác lĩnh vực lưu trú và ăn uống, dịch vụ bổ sung chỉ là thứ yếu nhằm đáp ứng phần nào những yêu cầu phát sinh của khách trong chuyến đi. Tuy nhiên hiện nay loại hình kinh doanh dịch vụ bổ sung đã được coi như phần không thể thiếu trong hoạt động du lịch và góp phần đáng kể trong doanh thu của các doanh nghiệp du lịch, không những thế nó còn tạo ra sự hài lòng và tin tưởng của khách, vì những yêu cầu của họ được đáp ứng ở mức cao nhất và với chất lượng đảm bảo.

Ngoài những hoạt động kinh doanh đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ, như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng các du lịch, tư vấn đầu tư du lịch.

Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ ngày càng có xu hướng phát triển mạnh.

2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

2.1. Cạnh tranh

Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất - kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi nền kinh tế.

Cạnh tranh là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế của nền kinh tế thị trường, cùng theo đuổi mục đích tối đa hoá lợi ích. Trong cạnh tranh, các chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường, giành giật khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất và khu vực thị trường có lợi nhất.

Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Với người sản xuất, đó là lợi nhuận. Còn đối với người tiêu dùng thì đó là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.

2.2. Năng lực cạnh tranh

Khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Cấp vĩ mô bao gồm năng lực cạnh tranh của quốc gia và thậm chí là của một khu vực thì cấp vi mô bao gồm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các ngành kinh doanh và của các sản phẩm.

2.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 : Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì mức tăng trưởng cao về kinh tế, thu nhập và việc làm.

Cho tới năm 1999, theo WEF thì năng lực cạnh tranh quốc gia được cấu thành từ 8 nhóm yếu tố chính với 155 chỉ tiêu, bao gồm : Độ mở của nền kinh tế; Vai trò và hiệu lực của Chính phủ; Sự phát triển của hệ thống tài chính, tiền tệ; Trình độ phát triển công nghệ; Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng; Trình độ quản lý của doanh nghiệp; Số lượng và chất lượng lao động và Trình độ phát triển của thể chế, bao gồm hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp lại thành ba tiêu chí lớn là: Sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hoá, trong đó vai trò của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ ngày càng trở nên quan trọng.

2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ ngành

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó cần phải phân biệt các yếu tố ngoài doanh nghiệp và các yếu tố do doanh nghiệp chi phối.

Các yếu tố do doanh nghiệp chi phối bao gồm:

1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên phân tích thị trường, lợi thế so sánh của doanh nghiệp, định hướng vào một mảng thị trường nhất định, tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh, né tránh những đối thủ cạnh tranh quá mạnh

2. Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và đổi mới công nghệ hiện có, chi phí cho nghiên cứu và triển khai, số lượng các

bản quyền sáng chế, phát minh, đầu tư về kiểu dáng sản phẩm... là những yếu tố quyết định hàng đầu về chất lượng và tính năng của sản phẩm.

3. Sản phẩm: bên cạnh chất lượng, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, sự nổi bật so với các sản phẩm khác, bao bì cũng là một nhân tố quan trọng của sản phẩm

4. Năng suất lao động: bao gồm các yếu tố liên quan đến người lao động, các nhân tố tổng thể về năng suất lao động, vai trò của đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, người lao động.

5. Chi phí sản xuất và quản lý: bao gồm những chi phí của sản xuất kinh doanh và những chi phí quản lý, giao tiếp...

6. Đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp.

Trong quản trị chiến lược, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng của một doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành. Khái niệm này chỉ rõ bản chất của lợi thế cạnh tranh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng lại không giúp nhiều cho việc phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của OECD định nghĩa năng lực cạnh tranh là “khả năng của các doanh nghiệp, các ngành các quốc gia hoặc khu vực tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc tế”. Đây là một cách định nghĩa đã kết hợp cả cấp độ doanh nghiệp, ngành và cấp độ quốc gia.

Xét về góc độ ngành, một ngành kinh tế được coi là có năng lực cạnh tranh khi các doanh nghiệp trong ngành và sản phẩm chủ đạo của ngành có năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của một ngành kinh tế bao gồm: lợi thế so sánh của ngành, môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh của ngành, năng lực cnạh tranh của các

doanh nghiệp trong ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ đặc thù của ngành.

2.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so sánh đối với sản phẩm cùng loại. Lợi thế so sánh của một sản phẩm bao hàm các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm. Khi nói sản phẩm A do doanh nghiệp B sản xuất có năng lực cạnh tranh hơn sản phẩm A do doanh nghiệp C sản xuất, là nói đến những lợi thế vượt trội của sản phẩm do doanh nghiệp B sản xuất, như doanh nghiệp này có năng lực sản xuất lớn hơn, có chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm thấp hơn, sản phẩm có chất lượng cao hơn, có dung lượng thị trường được chiếm lĩnh lớn hơn. Còn nếu so sánh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì yếu tố lợi thế được thể hiện cơ bản thông qua giá bản sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm và một phần không nhỏ là tâm lý tiêu dùng.

Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào đó trong thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó cả về định tính và định lượng với các chỉ tiêu như : Chất lượng sản phẩm, thương hiệu, mức độ vệ sinh công nghiệp hay vệ sinh thực phẩm; khối lượng và sự ổn định chất lượng của sản phẩm; kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm; môi trường thương mại; mức độ giao dịch và uy tín của sản phẩm trên thị trường; sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách thương mại như thuế, tỷ giá, tín dụng, đầu tư, mức độ bảo hộ,... và cuối cùng là chỉ tiêu về giá thành và giá cả sản xuất.

Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của mỗi nền kinh tế thì các quan hệ thương mại cũng phát triển, theo đó diễn ra sự mở rộng thị trường trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng thể hiện qua việc mua hay không mua sản

phẩm đó là biểu hiện tổng quát cuối cùng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó.

Nói cách khác, cạnh tranh giữa các sản phẩm trên một thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của các sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường cụ thể và trong một thơi gian nhất định. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể gắn với một doahh nghiệp, một quốc gia cụ thể hoặc xét chung cho tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp.

Đối với một doanh nghiệp hoặc một ngành, một sản phẩm, năng lực cạnh tranh gắn với mục tiêu duy trì sự tồn tài và thu được lợi nhuận trên thị trường (nội địa và quốc tế) và nó được thể hiện cụ thể bằng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên , năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp, ngành có mỗi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Một quốc gia hay nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp/ ngành tạo dựng được năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Nói các khác, năng lực cạnh tranh quốc gia là một nguồn hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành. Khi các doanh nghiệp, ngành có năng lực cạnh tranh, nó sẽ góp phần nâng cao thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh và do đó nó góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch

Rất khó có thể đưa ra những chỉ tiêu đánh giá được chính xác năng lực cạnh tranh của một ngành, đặc biệt là một ngành dịch vụ như du lịch do còn có những quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh cũng như những khó khăn trong việc xác định các số liệu liên quan. Dưới đây là một số chỉ tiêu thường gặp và được chấp nhận để đo lường năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, đặc biệt là dịch vụ du lịch một cách tương đối. Du lịch là một ngành dịch vụ, vì thế chúng ta có thể áp dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ nói chung vào ngành du lịch nói riêng.

3.1. Hệ số tham gia vào thị trường quốc tế (tính theo số lượng khách du lịch quốc tế)

Hệ số tham gia vào thị trường quốc tế của ngành du lịch tính theo số lượng khách du lịch quốc tế được xác định bằng tổng số lượng khách du lịch đến quốc gia đó trong năm so với tổng số lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới trong năm đó. Hệ số này xác định thị phần, thể hiện điểm đến là quốc gia đó có thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế hay không, vì vậy có thể được dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

Thị phần của ngành du lịch là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành dịch vụ du lịch.

Thị phần ngành du lịch của 1 quốc gia = Tổng số lượng khách du lịch quốc tế đến quốc gia đó trong 1 năm/Tổng số lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới trong năm đó.

3.2. Giá cả dịch vụ du lịch

Giá cả là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành dịch vụ. Giá cả là một chỉ tiêu định lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh. Thông thường, khách hàng luôn mong muốn có được những sản phẩm tốt nhất với mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, trong cơ chế cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cao không đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh thấp. Giá cao thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó.

Hiện nay, cạnh tranh về giá là một trong những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở nền sản xuất nhỏ có giá cả thấp, thường là đặc trưng của các nước có thu nhập thấp. Vì thế sẽ gặp phải cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp lớn trong khu vực do tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô được giảm nhẹ.

Ngày đăng: 09/05/2022