Nội Hàm Và Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch

2.5.1. Nội hàm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, M. Porter cho rằng năng lực cạnh tranh được tạo ra từ khả năng khai thác các năng lực đặc biệt nhằm tạo ra sản phẩm thật sự khác biệt và chi phí thấp. Từ đó, tạo ta tổng giá trị lợi ích mà khách hàng nhận được lớn hơn tổng chi phí mà họ bỏ ra. Do đó, muốn gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường cần phải xác định những lợi thế cạnh tranh riêng có của mình. Vì vậy, các điểm đến du lịch phải nhận biết được nội hàm trong năng lực cạnh tranh của mình chính là những lợi thế về sự khác biệt và lợi thế về chi phí có thể tạo ra.

Thứ nhất, lợi thế về sự khác biệt của các điểm đến du lịch: sự khác biệt sẽ tạo ra sức hấp dẫn thu hút khách du lịch đến với các điểm đến. Sự khác biệt này sẽ mang lại giá trị lớn nhất cho khách du lịch mà các điểm đến khác không có được, cũng chính sự khác biệt này sẽ giúp khách du lịch giảm thiểu rủi ro trong các chuyến đi, giảm chi phí và nâng cao được sự hài lòng của khách hàng. Sự khác biệt này sẽ tạo ra những lợi thế cho phép thị trường chấp nhận mức giá mà khách du lịch sẽ phải chi trả khi đến điểm đến này cao hơn đối thủ cạnh tranh. Có thể nói, sự khác biệt do các điểm đến mang lại chính là khả năng cung ứng nhưng giá trị độc đáo và ưu việt mà không một điểm đến nào khác có thể mang lại cho khách du lịch cả về chất lượng dịch vụ và các yếu tố cảm xúc khác.

Thứ hai, lợi thế về chi phí: điểm đến du lịch cần tạo ra những sản phẩm du lịch có mức chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế này sẽ giúp các điểm đến có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng có khả năng thanh toán khác nhau, dễ dàng mở rộng thị trường. Lợi thế này được tạo ra bởi các nguồn lực của điểm đến du lịch như tài nguyên, vốn, nhân lực.

Điều quan trọng nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch là phải định vị được vị trí trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế thông qua việc lựa chọn vị thế cạnh tranh. Muốn định vị được cần lựa chọn được thị trường mục tiêu, xác định được phạm vi (theo vùng địa lý, khách du lịch, sản phẩm du lịch, kênh phân phối…). Mỗi điểm đến du lịch sẽ có những điều kiện đặc trưng nổi bật của mình mà các đối thủ cạnh tranh không có được, đó chính là vị thế cạnh tranh cần lựa chọn cho quá trình định vị. Theo Dupeyras và MacCallu (2013) năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch chính là sự tối ưu hóa mức hấp dẫn của mình đối với khách du lịch thông qua việc cung cấp những sản phẩm du lịch chất lượng và có sự

sáng tạo dựa trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của mình. Khi xem xét nội hàm của năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thì bên cạnh xác định được năng lực sẵn có và tiềm năng du lịch của điểm đến thì việc phân tích, so sánh được năng lực cũng như tiềm năng của đối thủ cạnh tranh rất quan trọng. Sự so sánh này sẽ chủ yếu dựa trên việc so sánh các sản phẩm du lịch giữa các điểm đến bởi vì sản phẩm du lịch chính là yếu tố thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, tổng hòa của sự hài lòng tâm lý và vật lý cung cấp cho khách du lịch khi đến với các điểm đến. Mỗi thành phần của một sản phẩm du lịch được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ cá nhân khác nhau như công ty khách sạn, hãng hàng không, đại lý du lịch.

Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Để đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến có nhiều quan điểm và bộ tiêu chí được các nhà nghiên cứu đưa ra. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng bộ tiêu chí của Crouch và Ritchie (1999) nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Bộ tiêu chí gồm 04 chỉ tiêu cơ bản như sự hài lòng của khách du lịch; Kết quả hoạt động kinh tế; Hoạt động quản lý; Tính bền vững. Bộ chỉ tiêu được khái quát như sau:

Một là, sự hài lòng của khách hàng: đây là tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh trành của điểm đến du lịch. Sự hài lòng của khách du lịch là mức độ chênh lệch giữa kỳ vọng và khả năng thỏa mãn sự kỳ vọng của các điểm đến du lịch. Trước khi đến với điểm đến thì khách du lịch sẽ hình thành kỳ vọng về điểm đến trong suy nghĩ của họ. Tiếp theo họ sẽ đến điểm đến du lịch và trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ du lịch tại đó. Sau đó, khách du lịch sẽ so sánh giữa kỳ vọng và cảm nhận từ hạt động trải nghiệm tại điểm đến. Điểm đến có thỏa mãn được sự kỳ vọng của khách du lịch hay không sẽ dựa vào kết quả của sự so sánh này. Sự hài lòng của khách du lịch được phản ánh thông qua chỉ số như tổng lượng khách đến qua mỗi năm, số lượng khách du lịch quay trở lại, mức độ sẵn sàng trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ mới của điểm đến, giới thiệu cho những người khác về điểm đến du lịch. Bên cạnh đó sự hài lòng còn phản ảnh thông qua mức độ thỏa mãn đối với tất cả chất lượng dịch vụ tại điểm đến, sự hài lòng với các hướng dẫn về điểm đến giúp khách lập kế hoạch chuyến đi,…

Hai là, kết quả hoạt động kinh tế: hiệu quả kinh tế du lịch là chỉ tiêu cho thấy mức độ năng lực cạnh tranh của các điểm đến. Bởi vì hiệu quả kinh tế du lịch phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của điểm đến để tạo ra và tiêu thụ một khối lượng

lớn nhất các dịch vụ du lịch có chất lượng cao trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ nhất, đạt doanh thu cao nhất và thu lợi nhuận tối đa. Kết quả hoạt động kinh tế phản ánh qua thù lao cho một người lao động trong lĩnh vực du lịch sự, số lượng thành lập doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến du lịch, GDP từ lữ hành và du lịch so với tổng GDP có thể được sử dụng để chỉ ra kết quả hoạt động kinh tế của khu vực này. Kết quả hoạt động kinh tế có thể chia làm 02 nhóm chỉ tiêu như: (1) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đánh giá sự đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế quốc dân bao gồm: tổng doanh thu xã hội từ du lịch, tổng doanh thu thuần tuý của bản thân ngành du lịch, tổng lợi nhuận, tổng nộp ngân sách của ngành du lịch, tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của nền kinh tế quốc dân, doanh thu bình quân tính trên đầu người của ngành du lịch; (2) Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch bao gồm: chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chung cho mọi loại hình kinh doanh, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho ngành kinh doanh lữ hành, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho ngành kinh doanh lưu trú, chỉ tiêu hiệu quả cho ngành kinh doanh ăn uống, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cho ngành kinh doanh vận tải du lịch, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cho các ngành dịch vụ du lịch khác. Theo Hà Minh Phước các chỉ tiêu về kinh tế du lịch có thể được tính toán theo các công thức cụ thể sau:

Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát: Phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra, hoặc một đơn vị tiền tệ vốn bỏ ra cho việc kinh doanh lữ hành thì thu về được bao nhiêu đơn vị tiền tệ.

Công thức: H = D/F

Trong đó: H là hiệu quả tổng quát D là tổng doanh thu từ kinh doanh

F là tổng chi phí từ kinh doanh lữ hành

Từ công thức trên ta thấy để có được hiệu quả kinh doanh lữ hành thì H phải lớn hơn 1 và H càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Chỉ tiêu doanh lợi: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra hoặc một đơn vị tiền tệ vốn bỏ ra cho kinh doanh lữ hành thì đem lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.

Công thức: I = L/F

Trong đó: I là doanh lợi, I càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.

Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo doanh thu: WD = D/LĐ

Trong đó: W là năng suất lao động bình quân theo doanh thu trong kỳ. LĐ là số lao động bình quân sử dụng trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một lao động trong doanh nghiệp thì làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu từ kinh doanh lữ hành trong kỳ phân tích.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí: HF = D/F

Chỉ tiêu trên phản ánh trong kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cần được nâng cao trong các doanh nghiệp trên cơ sở mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu, thu nhập, đảm bảo tốc độ trưởng của kết quả đạt được phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của mức chi phí.

Chỉ tiêu tổng số lượt khách: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách tham gia vào các chuyến du lịch trong kỳ phân tích.



Tổng số ngày khách ở lại

Số ngày ở lại bình quân 1 lượt khách

=



Tổng số khách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 8




Tổng số tiền chi tiêu của khách

Chi tiêu bình quân 1 lượt khách

=



Tổng số khách




Chi tiêu bình quân một lượt khách

Chi tiêu bình quân 1 ngày khách

=



Số ngày ở lại bình quân một lượt khách


Ba là, hoạt động quản lý: năng lực cạnh tranh còn được đánh giá thông qua hiệu quả hoạt động quản lý của các chủ thể liên quan tại điểm đến du lịch. Hoạt động quản lý được phản ánh thông qua phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ, số lượng các sự kiện đặc biệt có chất lượng, kế hoạch truyền thông và quảng bá xúc tiến du lịch tại thị trường trong nước và quốc tế, kết nối tour tuyến và mở rộng thị trường; tổ chức và hỗ trợ tham gia các sự kiện du lịch tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước, đón các đoàn lữ hành và báo chí của các địa phương trong nước và quốc tế đến khảo sát sản phẩm dịch vụ du lịch tại các điểm đến du lịch,… Bên cạnh đó, công tác quy hoạch phát triển du lịch và sử dụng nguồn lực du lịch hiệu quả cũng đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

Bốn là, tính bền vững: Tính bền vững được phản ánh thông qua bảo tồn sự nguyên vẹn của môi trường sinh thái, khả năng dân cư có thể sử dụng hạ tầng du lịch, mức độ hỗ trợ chính trị đối với các nỗ lực của ngành du lịch, các khoản thuế thu được từ chi tiêu du lịch có thể được sử dụng để đo sự bền vững. Bên cạnh đó, tính bền vững góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các điểm đến còn phản ánh qua các chỉ tiêu cụ thể như: Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý; Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên; Duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn; Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội; Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương; Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền vững du lịch; Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực…

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga và Nguyễn Thu Hiền (2020) đã xây dựng chỉ tiêu đánh giá kinh tế bền vững trong du lịch được phản ánh như sau:

Khi xây dựng chiến lược du lịch về sản phẩm của mỗi địa phương cần cân nhắc, tính toán khoa học các yếu tố liên quan, hướng tới khai thác, phát huy tốt nhất đặc thù tiềm năng, lợi thế tài nguyên du lịch của địa phương.

Đối với phát triển nguồn nhân lực: các chỉ số về phát triển nguồn nhân lực du lịch địa phương cần được tính toán phù hợp và cân đối với các mục tiêu phát triển bền vững khác. Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch phải cao hơn tỷ lệ tạo việc làm mới bình thường trước khi có dự án du lịch trên địa bàn, không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận. Ngoài ra, phát triển du lịch phải đóng góp cho xóa đói giảm nghèo và tạo cơ hội nâng cao thu nhập, hưởng lợi cho cộng đồng bản địa tăng dần, không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận.

Mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường và công nghệ thông tin: Mức độ phải tăng dần liên tục, đồng thời giai đoạn 2020 - 2025 có bình quân trên 60% cơ sở kinh doanh du lịch sử dụng Internet phục vụ hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh và có sự chủ động áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong các hoạt động liên quan đến đầu tư, kinh doanh du lịch. Tỷ lệ này phải tăng lên 10% cho mỗi giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Tỷ lệ người dân được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án du lịch tại địa phương trước khi triển khai: 100% chủ hộ trong vùng dự án.

Mức độ tham gia đóng góp của người dân cho bảo vệ tài nguyên du lịch không dưới 80% người dân. Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận, ổn định.

2.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

2.5.2.1. Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình bao gồm các nhân tố: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường công nghệ.

Môi trường kinh tế là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình. Môi trường kinh tế được phản ánh thông qua yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ GDP, tốc độ tăng thu nhập, thu nhập bình quân tính trên đầu người….

Môi trường chính trị - pháp luật tạo ra hành lang pháp lý và cơ chế hỗ trợ các chủ thể phát triển du lịch. Hệ thống chính sách sẽ khuyến khích các chủ thể trong quá trình đẩy mạnh phát triển du lịch vì vậy sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch.

Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm các yếu tố một trong những yếu tố chủ yếu tác động, chi phối hành vi ứng xứ của người tiêu dùng, chi phối hành vi mua hàng của khách hàng. Yếu tố văn hóa đặc thù riêng của vùng miền sẽ tạo ra sức hấp dẫn của điểm đến đối với khách du lịch. Vì vậy, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh cần xem xét sự tác động của yếu tố này.

Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố gây tác động đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Công nghệ và sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch.

2.5.2.2. Các nhân tố bên trong

Theo tham vấn của ý kiến chuyên gia, quá trình tham vấn, thảo luận giữa tác giả và các chuyên gia, đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến được đề cập đến trong luận án bao gồm: Tài nguyên du lịch; Nguồn nhân lực du lịch; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Doanh nghiệp du lịch; Quản lý điểm đến du lịch; Sản phẩm du lịch; Giá cả.

Bảng 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hòa Bình


Các yếu tố ảnh hưởng

Cụ thể hóa các yếu tố

1. Sản phẩm du lịch (SPDL)

(1) SPDL phong phú, đa dạng; (2) SPDL đặc sắc;

(3) SPDL phù hợp với sở thích của du khách.

2. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch tự nhiên


(1) Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, hệ động thực vật phong phú.; (2) Khí hậu, thời tiết thuận lợi.

Tài nguyên du lịch văn hoá

(1) Di sản văn hoá đa dạng, công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc; (2) Ẩm thực đa dạng, phong phú, đặc sắc; (3) Sự kiện văn hoá, thể thao và lễ hội truyền thống phong phú.

3. Nguồn nhân lực du lịch

(1) Trình độ chuyên môn phù hợp; (2) Ngoại ngữ thành thạo; (3) Kỹ năng giao tiếp tốt; (4) Kỹ năng

xử lý các tình huống tốt; (5) Phẩm chất đạo đức tốt.

4. Cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

(1) Hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi; (2) Hệ thống vận chuyển hành khách đa dạng, an toàn, thuận tiện; (3) Hệ thống điện, cấp thoát nước đầy đủ, ổn định; (4) Hệ thống internet, di động, truyền hình đa dạng, ổn định; (5) Hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng, đạt chuẩn; (6) Hệ thống cơ sở ăn uống đa dạng, đạt chuẩn; (7) Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn; (8) Hệ thống cơ sở mua sắm đa dạng, hấp dẫn; (9) Hệ thống các cơ sở khác (y tế, ngân hàng, cơ sở làm đẹp, …) thuận tiện.

5. Quản lý điểm đến du lịch

(1) Bảo vệ, gìn giữ môi trường và văn hóa bản địa; (2) Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội; (3) Bảo đảm an toàn về thực phẩm, tài sản, tính mạng cho khách du lịch;

(4) Tiếp nhận và giải quyết hợp lý các kiến nghị, phản ánh của khách du lịch.

6. Doanh nghiệp du lịch (DNDL)

(1) DNDL chuyên nghiệp, có đạo đức kinh doanh;

(2) DNDL hỗ trợ du khách suốt hành trình; (3) DNDL có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

7. Giá cả

(1) Giá cả hợp lý, tương xứng với chất lượng sản

phẩm, dịch vụ; (2) Chính sách giá linh hoạt; (3) Có đảm bảo cho hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mua sắm.

Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả

(1) Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch trong một điểm đến là tập hợp các trải nghiệm của khách du lịch về việc sử dụng các cơ sở lưu trú để ở, các nhà hàng để ăn, uống, các điểm tham quan, các bảo tàng, công viên, nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng mua sắm… và các phương tiện vận chuyển, sự giao tiếp với cộng đồng dân cư, cách ứng xử của các cấp chính quyền... Như vậy, sản phẩm du lịch có thể hiểu là bất cứ thứ gì thu hút sự chú ý, mua và sử dụng của khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.

Sản phẩm du lịch được tạo ra khi gắn kết nhiều sản phẩm, dịch vụ do các chủ thể tại điểm đến cung cấp cho khách du lịch. Sản phẩm du lịch điểm đến du lịch là sản phẩm, dịch vụ được phát triển dựa trên tính độc đáo, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) của điểm đến du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của khách du lịch. Sản phẩm du lịch điểm đến mang nét văn hóa đặc trưng của địa phương, khai thác loại hình di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên tạo nên sản phẩm mang đặc trưng của tỉnh.

Quá trình phát triển sản phẩm du lịch cần phải gắn với việc đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất, các điểm tham quan du lịch, kỹ thuật và dịch vụ, hoạt động xúc tiến và quảng bá, marketing và phát triển nguồn nhân lực du lịch; hoạt động quản lý và hướng dẫn đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch

(2) Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Theo Luật Du lịch (2017) phân chia tài nguyên du lịch thành 2 loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

Tài nguyên du lịch tự nhiên của điểm đến du lịch là: những yếu tố được xác định trong phạm vi môi trường mà khách du lịch thích tại một điểm đến, bao gồm khí hậu, thảm động thực vật, phong cảnh và những yếu tố khác. Đây được coi là yếu tố rất quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch và sự hài lòng của du khách.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí