Một là, theo quan điểm của người bán sản phẩm, xếp những công cụ Marketing mix vào bốn nhóm được gọi là 4P: Product (Sản phẩm), Price (giá), Place (phân phối) và Promotion (truyền thông cổ động).
Hai là, theo quan điểm định hướng giá trị, kết nối giữa các nhóm 4P và 4C là 4D: Define customer value (Định nghĩa giá trị cho khách hàng); Develop customer value (Phát triển giá trị cho khách hàng); Deliver customer value (Chuyển giao giá trị cho khách hàng); Declare customer value (Thông báo giá trị cho khách hàng).
Ba là, theo quan điểm của người mua sản phẩm, sắp xếp từng nhóm Marketing 4P đối ứng với 4C: Customer value (Giá trị cho khách hàng); Cost to the Customer (Chi phí của khách hàng); Convenience (Sự tiện lợi); Communication (Truyền thông); Quan điểm con người là một thực thể của xã hội, là trung tâm của mọi sự sự sáng tạo.
Bốn là, theo quan điểm con người (Humanbeing) là một thực thể của xã hội, là trung tâm, là chủ thể của mọi sự sáng tạo phối thức Marketing du lịch 4P, 4D, 4C gọi tắt là 4PDCH.
5.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch
5.2.4.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với phân khúc thị trường du lịch
Một là, phân khúc thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán để tập trung thu hút khách du lịch;
Hai là, ưu tiên thu hút phân khúc khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần túy và lưu trú dài ngày.
Ba là, phát triển mạnh thị trường địa phương, chú trọng khách địa phương nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, mua sắm.
5.2.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với nhận thức du lịch
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Bootstrap Của Mô Hình Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Giá Trị Liên Hệ Thực Tế 3 Nhóm Yếu Tố Chính Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (2013). Nguồn: Tác Giả Tự Lập Theo Wef
- Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 22
- Khung Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của M.porter (1990;1998;2008)
- Kết Quả Khảo Sát Các Chuyên Gia Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Một là, nâng cao nhận thức xã hội từ Trung ương đến địa phương, từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ trong ngành du lịch và liên quan, từ các doanh nghiệp
kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến cộng đồng xã hội. Quá trình nâng cao nhận thức du lịch cần đạt tới sự chuyển biến căn bản về nhận thức về vai trò và vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, về trách nhiệm trong thực hiện bảo vệ môi trường du lịch, trong đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch và các dịch vụ công liên quan đến hoạt động du lịch và trong thực hiện xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, địa phương, doanh nghiệp, sản phẩm du lịch.
Hai là, dDu lịch là một ngành định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Các điều kiện về môi trường đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch: Địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi. Môi trường có tác động tích cực như giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên, các loài động vật hoang dã; Cải thiện môi trường sinh thái; Cải thiện diện mạo của địa phương. Môi trường cũng có những tác động tiêu cực như việc xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã làm phá hủy cảnh quan môi trường; Tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên; Gây suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; Diện tích đất nông nghiệp, rừng, biển bị thu hẹp. Các bên liên quan du lịch thực sự ít quan tâm đến vấn đề này.
Ba là, những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch lên môi trường và cũng có thể là do lợi ích trước mắt mà họ cố tình không quan tâm tới nguy cơ của hiểm họa này. Tại nhiều điểm, do ý thức của du khách, trách nhiệm của người làm du lịch, sự quan tâm đầu tư và quản lý của chính quyền chưa tốt nên tình trạng xả rác thải bừa bãi trong mùa du lịch đã đến mức báo động. Mặt khác, do số lượng các công trình phục vụ du khách tăng lên nhanh chóng vượt quá khả năng chịu tải của cơ sở hạ tầng nên chúng bị xuống cấp trầm trọng, góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường. Bởi vậy chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh giúp nâng cao nhận thức về môi trường của người dân để phát triển du lịch phải hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và trước khi quyết định phê duyệt đưa một sản phẩm du lịch vào thị trường phải cân nhắc cẩn thận cả những mặt trái của nó để giúp tránh được những hậu quả xấu có thể xảy ra.
Bốn là, phát triển du lịch du lịch có tác dụng tích cực là làm thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực. Nhiều nước coi du lịch là cứu cánh để mong muốn vực dậy nền kinh tế ốm yếu và què quặt của mình. Tuy nhiên, du lịch cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực. Rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát hay giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, nhất là của những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch. Nếu phát triển du lịch không cân nhắc, vì lợi ích trước mắt của người làm du lịch hôm nay sẽ là yếu tố cơ bản hủy hoại ngành kinh tế đầy hy vọng này của một quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Vì vậy, chính quyền địa phương cấp tỉnh không nên chỉ coi du lịch là một ngành kinh tế đơn thuần như một ngành kinh tế nào khác. Mang lại hiệu quả kinh tế một cách tối ưu không phải hoàn toàn đồng nghĩa với việc mang lại hiệu quả kinh tế một cách cao nhất.
Năm là, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về thế giới xung quanh nói chung, về hiện tượng du lịch nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này. Hơn nữa, cộng đồng dân cư địa phương sẽ phải hứng chịu các tác động xấu của môi trường và những vấn đề tiêu cực về xã hội do hoạt động du lịch gây ra. Do đó, chính quyền địa phương cấp tỉnh cần phải xây dựng các luận chứng về phát triển du lịch dựa trên cơ sở cộng đồng dân cư là vấn đề vô cùng cấp thiết. Thực hiện quy hoạch và phát triển du lịch cần tập trung vào những lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cư địa phương. Một khi những lợi ích mà du lịch đem lại cho cộng đồng dân cư địa phương tăng lên thì họ cũng sẽ tích cực hơn với hoạt động du lịch và cũng sẽ ủng hộ việc bảo tồn các tài nguyên du lịch tại địa phương.
5.3. KHUYẾN NGHỊ
Để có thể triển khai các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực đã đề xuất nêu trên, nghiên cứu có một số khuyến nghị đối với Trung ương và Địa phương.
5.3.1. Khuyến nghị đối với Trung ương
Một là, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện cho ngành du lịch Việt Nam hội nhập với thế giới. Miễn giảm thuế đối với phương tiện vận tải chuyên
dụng phục vụ du lịch. Tăng cường chức năng hiện có của tham tán thương mại ở các nước để thực hiện quảng bá ngành du lịch Việt Nam. Phải thành lập các lực lượng chuyên chịu trách nhiệm về tình hình an toàn và an ninh cho khách du lịch tại các tuyến, điểm, khu du lịch. Phải là đi đầu trong quá trình phát triển du lịch, cần tăng cường quảng bá mạnh hơn nữa hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước có cơ hội tiếp cận các thị trường du lịch lớn. Mở rộng thêm nhiều diện được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam cho khách du lịch đến từ các thị trường lớn, tiềm năng.
Hai là, cải cách thủ tục đăng ký cho khách du lịch tại các điểm đến, thay đổi thủ tục khai báo tạm trú truyền thống bằng cách nối mạng giữa các doanh nghiệp với các cơ quan có thẩm quyền và khi kiểm tra phải có thái độ văn minh lịch sự, tránh làm phiền đến du khách nếu thấy không cần thiết. Phối hợp chặt chẽ hơn với ngành du lịch các địa phương nhằm cung cấp thông tin dự báo kinh tế, trong đó vai trò của tham tán thương mại, bộ Thương Mại và các tổ chức nghiên cứu trong nước là rất quan trọng. Phải quảng bá và cụ thể hóa nhiều hơn nữa về chủ trương đường lối phát triển du lịch Việt Nam tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ba là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về du lịch, ban hành triển khai hiệu quả các Nghị định, Thông tư về kinh doanh lưu trú, lữ hành, hướng dẫn viên, vận tải du lịch. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên các khu du lịch, xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vi phạm nhằm tạo hành lanh pháp lý rõ ràng trong hoạt động kinh doanh du lịch xong phải có tính khoa học, phải có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể tránh tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây dư luận xấu cho xã hội.
5.3.2. Khuyến nghị đối với địa phương
Một là, trên cơ sở định hướng về tổ chức không gian phát triển du lịch cần phải có kế hoạch xúc tiến ngay các dự án chi tiết tại những cụm, điểm du lịch trên cơ sở xem xét các dự án ưu tiên. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải quản lý tốt tài nguyên du lịch tại địa phương, các dự án lớn phải tham khảo các bộ ngành Trung ương và Tổng cục Du lịch.
Hai là, tăng cường liên doanh với các đối tác trong nước, ưu tiên cho các dự án đầu tư trong nước, từng bước nâng cao tỉ lệ góp vốn của Việt Nam trong các dự
án. Hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án lớn tại thành phố Vũng Tàu, Long hải – Phước Hải, huyện Côn Đảo nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo tính đồng bộ và đặc sắc của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ba là, sớm thành lập trung tâm xúc tiến thị trường du lịch MICE thuộc quyền quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh với sự tham gia của các đối tác như khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trung tâm hội chợ triển lãm…kết nối với trung tâm du lịch TP.HCM và các tỉnh lân cận để quảng bá, thu hút khách du lịch cho loại hình MICE của tỉnh BR-VT.
Bốn là, phải tập trung thu hút vốn đầu tư bằng chính sách hợp lý, hấp dẫn hơn nhằm thu hút những dự án lớn, nhanh chóng xây dựng các trung tâm giải trí lớn tại những khu du lịch trọng điểm. Phải chú ý quản lý tốt giá cả hàng hóa, dịch vụ tại các các khu du lịch tránh tình trạng tự ý nâng giá quá cao trong những sự kiện đặc biệt gây ảnh hưởng tâm lý không tốt cho khách du lịch.
Năm là, xúc tiến các chương trình bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, mời các chuyên gia nước ngoài tham gia cố vấn, giảng dạy nghiệp vụ du lịch cho lao động trong du lịch. Chú trọng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước nâng cao chất lượng của lao động trong du lịch ngang bằng với các nước trong khu vực.
Sáu là, thành lập quỹ đầu tư phát triển nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh du lịch, xúc tiến phát triển du lịch và tài trợ các chương trình nghiên cứu. Bên cạnh đó ngành du lịch tỉnh đầu tư nâng cấp trang Web du lịch và thiết lập đường dây nóng giải quyết các sự cố liên quan đến du lịch.
Bảy là, từng bước thực hiện chương trình xã hội hóa giáo dục toàn dân, nâng cao văn hóa ứng xử đối với khách du lịch của người dân địa phương, phải cho dân hiểu được tầm quan trọng và những đóng góp của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, hướng cộng đồng dân cư đến mục tiêu phát triển chung của ngành du lịch tỉnh nhà.
Tám là, tăng cường phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua các nhiệm vụ cụ thể./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo chuyên đề Du lịch Việt Nam thực trạng và phát triển.
[2] Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 8-9.
[3] Cục thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2014), các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Niên giám thống kê tỉnh BR-VT.
[4] Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (2013), Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI.
[5] Đinh Phi Hổ (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ công theo cơ chế một cửa, NXB Phương Đông.
[6] Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp nghiên cứu định lượng, NXB Phương Đông.
[7] Hà Nam Khánh Giao (2009), Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, Trường ĐHKT TPHCM.
[8] Hoàng Trung Hải và Micheal Porter (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam, Viện cạnh tranh Châu Á.
[9] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với phần mềm SPSS, Trường ĐHKT TPHCM.
[10] Lê Thế Giới (2012), Quản trị Marketing định hướng giá trị, NXB Lao Động Xã hội.
[11] Mark Saunders ; Philip Lewis; Adrial Thornhill (2010) "Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh", dịch giả: Nguyễn Văn Dung.
[12] Michael Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia.
[13] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Một số yếu tố tạo thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và giải pháp nuôi dưỡng, Hội thảo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, TP.HCM.
[14] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu khoa học Marketing ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Trường Đại học kinh tế TP.HCM, NXB Lao Động.
[15] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu thị trường, Trường Đại học kinh tế TP.HCM, NXB Lao Động.
[16] Nguyễn Hữu Khải (2007), Năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê.
[17] Nguyễn Khánh Duy (2009), Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với phần mềm Amos, Trường ĐHKT TPHCM.
[18] Nguyễn Văn Đính (2006), Kinh tế du lịch, Trường ĐHKTQD, NXB Lao động Xã Hội.
[19] Nguyễn Văn Mạnh (2009), Marketing du lịch, Trường ĐHKTQD.
[20] Phạm Cảnh Huy (2011), Phương pháp phân tích dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh với sự trợ giúp của phần mềm kinh tế lượng Eviews và SPSS, Trường ĐHBK-HN
[21] Phạm Trung Lương, Nguyễn Văn Thanh và các cộng sự (2002), Cơ sở khoa học Phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước.
[22] Philip Kotler (2003), Marketing khách sạn và du lịch.
[23] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (2014), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thành Việt Nam, 2005-2013.
[24] Professor N.Gregory Mankiw (2003), Nguyên lý kinh tế học, Trường Đại học Tổng hợp Harvard", NXB thống kê.
[25] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 ban hành, Luật du lịch Việt Nam (2005).
[26] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004 ban hành, Luật cạnh tranh (2005).
[27] Tài liệu (2010), Hội nghị khách sạn của Vụ du lịch và Hợp tác đầu tư.
[28] Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN (2013), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[29] Sở Văn hóa và Thể thao Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu (2014), Báo cáo tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh BR-VT.
[30] Tổng cục Du lịch Việt Nam (2014), Số liệu thống kê du lịch 2005 – 2014 và dự kiến đến năm 2020.
[31] Trần Bá Nhẫn - Đinh Thái Hoàng (2003), Thống kê ứng dụng trong quản trị kinh doanh và nghiên cứu kinh tế, Trường ĐHKT TPHCM.
[32] Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng CECODES (2008- 2014), xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu quả quản lý hành chính công cấp tỉnh PAPI.
[33] Vũ Cao Đàm (2003), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[34] Website (2003), Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, http//: www.baria-vungtau.gov.vn.
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[35] Ahmed, ZU và FB. Krohn (1990), Reversing the United States’ Declining Competitiveness in the Marketing of International Tourism: A Perspective on Future Policy, Journal of Travel Research, 29(2): 23-29.
[36] Alger, C. F. 1988. Perceiving, analysing and coping with the local-global nexus. International Social Science Journal, 321-329.
[37] Anderson JC và Gerbing DW (1988), Structural Equation Modelling in Practice: A review and recommended two-step approach, Psychological Bulletin, 11-23.
[38] Bagozzi RP và Foxell GR (1996), Construct Validation of a measure of adaptive – innovative styles in consumption, 13: 13-20.
[39] Bagozzi RP và Edwards JR (1988), A general approach for representing constructs in organisational research, Organisational Research Methods, 1(1): 45-87.
[40] Baker, MC. Hayzelde and S. Sussmann (1996). “Can Destination Management Systems Provide Competitive Advantage? A Discussion of the Factors Affecting the Survival and Success of Destination Management Systems”, Progress in Tourism and Hospitality Research, 2: 1-13.
[41] Bordas, E. (1994). Competitiveness of tourist destinations in long distance markets. The Tourist Review, 4(3), 3-9.
[42] Botha, C, JL. Crompton and S. Kim (1999). ‘Developing a Revised Competitive Position for Sun/Lost City, South Africa’, Journal of Travel Research, 341-352.
[43] Britton, S., (1991). Tourism, Capital and Place: Towards a critical geography of tourism. Environment and Planning D: Society and Place, 451-478.
[44] Buhalis, D. (2000). „Marketing the Competitive Destination of the Future‟, Tourism Management, 97-116.
[45] Buhalis, D., và Law, R. (2000). Progress in information technology and tourism management: 20 years on and 10 years after the Internet - The state of eTourism research. Tourism Management, 609-623.
[46] Carmichael, B. (2002). ‘Global Competitiveness and Special Events in Cultural Tourism: the Example of the Barnes Exhibit at the Art Gallery of Ontario, Toronto‟, The Canadian Geographer, 310-325.
[47] Churchill JR GA (1995), Methodological Foundations, 6thed, Chicago, III: The Dryden Press.