Các Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch

(2) Buhalis, D, Marketing the Competitive Destination of the Future, Tourism Management, 21(1), (2000), 97-116.

Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận tích hợp, kết nối truyền thống khoa học về quản lý điểm đến và khả năng cạnh tranh nhằm làm sáng tỏ năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Nghiên cứu được thực hiện với trường hợp các điểm đến du lịch của Karnataka. Du lịch là một hoạt động kinh tế chiến lược ở Karnataka. Tầm nhìn và khả năng tạo ra sự độc đáo, khác biệt trong chiến lược phát triển du lịch của các cơ quan chủ quản đã tạo ra sự thành công của điểm đến du lịch Karnataka. Kết quả của nghiên cứu về cuộc điều tra sự phát triển du lịch của Karnataka với những phân tích cụ thể về quy hoạch lãnh thổ của bang đã chỉ ra các kết luận về vai trò của các tổ chức quản lý điểm đến trong du lịch đối với sự phát triển đô thị và đương đại. Trong bài viết, tác giả nhấn mạnh vai trò của quản trị điểm đến du lịch và khả năng đáp ứng nhu cầu quản lý điểm đến. Để thực hiện mục đích nghiên cứu chỉ ra các chức năng, hoạt động và vai trò khác nhau của quản trị điểm đến du lịch. Nhóm tác giả đã hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan và áp dụng với trường hợp điển hình Karnataka nhằm làm sáng tỏ nhận định về vai trò quản trị điểm đến du lịch.

(3) Phạm Hồng Chương, Hoàng Văn Hoa, Trần Văn Hòe, Kenichi Ohno, Nguyễn Đình Thọ (2006), Khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa ngành du lịch.

Nghiên cứu này đã chỉ rò khả năng cạnh tranh và tiềm năng của ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, những đòi hỏi về nguồn lực đầu tư cho ngành du lịch và những định hướng cơ bản để tăng đầu tư cho phát triển bền vững ngành du lịch Việt Nam. Công trình này đã khảo sát và đánh giá về năng lực thu hút đầu tư phát triển du lịch Việt Nam trong xu hướng hội nhập, chỉ rò những định hướng cần đáp ứng để các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể sẵn sang đầu tư cho phát triển du lịch vào các địa phương với tiềm năng khác nhau.

(4) Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận án chỉ ra các lợi thế cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam là vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nền văn hóa đa dạng. Tuy nhiên, muốn thu hút được du khách quốc tế đến với Việt Nam cần nâng cao năng

lực cạnh tranh điểm đến so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với những chiến lược và giải pháp cụ thể gắn liền với lợi thế riêng có của Việt Nam.

(5) Thái Thị Kim Oanh (2015), Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tác giả đã kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu, sử dụng mô hình nghiên cứu của Dwyer và Kim (2003) nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh biển, đảo Nghệ An. Tác giả chỉ những đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của điểm đến du lịch biển nhằm làm luận cứ để đề xuất 04 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An trong bối cảnh mới.

(6) Vũ Văn Hùng (2016), Năng lực cạnh tranh du lịch biển đảo Khánh Hoà, Đề tài khoa học công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hoà.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nghiên cứu được tác giả thực hiện nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch biển đảo Khánh Hòa. Tác giả đã phát triển bộ chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước và đặc thù của biển đảo Khánh Hòa. Bộ tiêu chí mà tác giả xây dựng gồm 5 nhóm nhân tố chính và 44 chỉ tiêu đánh giá thông qua thang Likert 1-5. Trên cơ sở bộ chỉ tiêu được xây dựng, tác giả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh biển đảo Khánh Hòa để đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển đảo Khánh Hoà trong thời gian tới.

(7) Nguyễn Thanh Sang và cộng sự (2018), Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Đề xuất mô hình cấu trúc đo lường năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 54.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 3

Nhóm tác giả đã đề xuất được mô hình cấu trúc đo lường các thuộc tính về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch và áp dụng cho đối tượng cụ thể là tỉnh Bạc Liêu. Với đặc thù tỉnh Bạc Liêu nhóm tác giả đã đề xuất 6 chỉ số chính là sự hấp dẫn của điểm đến du lịch, cơ sở hạ tầng, hình ảnh của điểm đến du lịch, quản lý điểm đến du lịch, dịch vụ điểm đến du lịch và điều kiện cầu của khách du lịch.

(8) Cao Tuấn Phong (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch: Nghiên cứu trường hợp Cát Bà, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

Trong nghiên cứu của mình tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về du lịch, sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh du lịch. Đổng thời xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch. Tiến hành đo lường năng lực cạnh tranh bằng nghiên cứu định lượng dưới góc nhìn của khách du lịch. Luận giải các vấn đề đặt ra thông qua điển hình Cát Bà, chỉ ra các hạn chế của tiêu chí đánh giá từ đó đưa ra quan điểm, định hướng phát triển du lịch Cát Bà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 nhằm đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát Bà, mở rộng cho các địa phương khác.

1.1.3 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

(1) Zaliha Zainuddin và cộng sự (2016), Perceived Destination Competitiveness of Langkawi Island, Malaysia, Procedia - Social and Behavioral Sciences, số 222.

Theo nhóm tác giả nhân tố tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh điểm đến chính là sự hài lòng và lòng trung thành của khách du lịch. Nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích nhân tố để phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến Langkawi, Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng thông qua sự trải nghiệm của khách du lịch là tiền đề của lòng trung thành; thúc đẩy khách du lịch quay trở lại và giới thiệu tích cực cho người khác đến với các điểm đến du lịch.

(2) Carlos Mario Amaya-Molinar và cộng sự (2017), The perception of destination competitiveness by tourits, Revista Investigaciones Turísticas, số 14.

Trong nghiên cứu của mình nhóm tác giả đã xác định được 12 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Trên cơ sở khảo sát khách du lịch tại Cancun, Mexico nhóm tác giả đã loại bỏ 7 yếu tố đề xuất ban đầu và giữ lại được 5 yếu tố tác động thường xuyên nhất đến năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến là marketing và sức hấp dẫn điểm đến du lịch, quản lý điểm đến du lịch và an toàn, di sản văn hóa, công nghệ thông tin, truyền thông và giao thông vận tải. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp Likelihood tối đa với vòng quay Promax và trích xuất hệ số Alpha của Cronbach. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý,

các lãnh đạo doanh nghiệp,... nhằm thu hút khách du lịch đến với các điểm đến trên cơ sở phân tích nhu cầu, mong muốn và yêu cầu tiêu dùng của khách du lịch.

(3) Hoàng Thị Thu Hương (2017), Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trong nghiên cứu của mình tác giả đã xây dựng được mô hình về mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến thái độ, sự cam kết lựa chọn cũng như lòng trung thành của du khách đối với điểm đến. Từ đó, tác giả đã tìm ra quy luật hành vi giữa hai quyết định lựa chọn điểm đến du lịch văn hóa và du lịch biển dựa trên việc xét hai đối tượng khách chưa từng tới điểm đến (cam kết sẽ tham quan điểm đến) và du khách đã tới điểm đến (dự định quay trở lại và giới thiệu cho người khác). Luận án đã kết hợp đồng thời hai loại mô hình trong nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng nói chung và hành vi người tiêu dùng du lịch nói riêng. Đây được coi là mô hình cấu trúc và mô hình tiến trình hành vi khá mới nhằm phân tích diễn biến tâm lý trong khoa học hành vi ra quyết định của du khách. Việc sử dụng mô hình cấu trúc SEM của nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ một cách đồng thời cũng như cơ chế tác động giữa các yếu tố với nhau là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu quan tâm áp dụng.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý các điểm du lịch có những hiểu biết sâu sắc hơn về thái độ cũng như hành vi của du khách. Từ đó, xây dựng các biện pháp thúc đẩy và thu hút du khách đến với các điểm du lịch nhằm khai thác triệt để những thế mạnh của các điểm du lịch.

(4) Đào Minh Ngọc (2018), Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: Nghiên cứu ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tác giả thông qua nghiên cứu của mình tiến hành xác định các thuộc tính để đo lường sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến thông qua đánh giá của khách du lịch. Nghiên cứu cũng chỉ ra được các nhân tố đo lường sức hấp dẫn từ các thuộc tính hấp dẫn cụ thể - hấp dẫn trừu tượng - hấp dẫn cảnh quan của tài

nguyên du lịch văn hóa qua đánh giá của khách du lịch nhằm giải thích rò hành vi tiêu dùng của khách du lịch văn hóa đang có rất nhiều thay đổi so với trước đây.

Dựa trên lý thuyết 06 yếu tố khoảng cách văn hóa quốc gia theo chỉ số của Hofstede (2010), phương pháp của Jackson (2001) nghiên cứu tiến hành điều tra khách du lịch quốc tế nhằm xác định rò mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố khoảng cách văn hóa (đam mê cá nhân, chủ nghĩa cá nhân, nam tính, tránh sự rủi ro, định hướng dài hạn, khoảng cách quyền lực) đến nhận định của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa.

(5) Thân Trọng Thụy (2019), Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của du khách tại các điểm du lịch tâm linh ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tâm linh, du lịch tâm linh. Đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng và lòng trung thành của du khách với điểm đến tâm linh (tính quen thuộc, thông tin truyền miệng, hình ảnh điểm đến, sự hài lòng của du khách và niềm tin tâm linh). Tác giả đã phát triển được bộ thang đo đánh giá niềm tin tâm linh và tiến hành hiệu chỉnh các thang đo khác trong mô hình cho thích hợp với hoạt động du lịch tâm linh.

(6) Pike, Steven & Kotsi, Filareti (2020) The 3A’s of stopover destination attractiveness: Access, ambience, and attractions (Tri obilježja privlačnosti međudestinacija: dostupnost, ambijent i atrakcije). Acta Turistica, 32(2), pp. 113-140.

Mục đích của nghiên cứu là xác định yếu tố quyết định điểm dừng chân hấp dẫn đối với du khách khi đến Dubai. Dubai được biết đến là một điểm đến nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh với các điểm dùng chân truyền thống trên đường bay từ Vương quốc Anh/Châu Âu và Úc/Nam Thái Bình Dương. Các tác giả này đề xuất các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến lòng trung thành của du khách bao gồm: (i) Nhận thức về truy cập điểm đến; (ii) Nhận thức về môi trường điểm đến; (iii) Nhận thức về các điểm đến; (iv) Sở thích về hãng hàng không. Tăng cường hiểu biết về những vấn đề này sẽ nâng cao các quyết định truyền thông tiếp thị giữa các bên liên quan đến điểm đến

(7) Kresimir Buntak , Maja Mutavdzija , Ivana Martincevic (2019), Influence of smart city components on competitiveness of tourism destination, 46th International Scientific Conference on Economic and Social Development – "Sustainable Tourist Destinations" - Varazdin, 24-25 October 2019

Kresimir Buntak và cộng sự (2019) đưa ra lập luận về điểm đến du lịch thông minh. Theo đó, mỗi điểm đến du lịch thông minh phải có giao thông địa phương thông minh và kết nối giao thông tốt, cùng với đó là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số phát triển, sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương trong quá trình ra quyết định liên quan tới điểm đến du lịch. Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng các thành phần cơ bản của điểm đến du lịch thông minh gồm: kinh tế; chính quyền, cộng đồng dân cư; công nghệ; chính trị và cách thức tổ chức. Nhiệm vụ chính trong vận hành điểm đến du lịch hiệu quả chính là tổ chức cách thức hoạt động của khu vực đô thị (tức là cách thức quản lý khu vực) và thiết lập công nghệ phục vụ cho việc quản lý, những yếu tố này phụ thuộc nhiều vào các chính sách của chính quyền điểm đến.

(8) Mohd Hafiz Hanafiah, Muhammad Izzat Zulkifly (2019), Tourism destination competitiveness and tourism performance: A secondary data approach, Competitiveness Review An International Business Journal incorporating Journal of Global Competitiveness 29(5):592-621

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu thay đổi nhanh chóng, luôn cần phải đi trước đối thủ một bước và có được lợi thế cạnh tranh, nhiều tổ chức hiện sử dụng các chiến lược để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp của 115 quốc gia có sẵn Chỉ số cạnh tranh Du lịch và Lữ hành (TTCI) và các nguồn tài liệu từ các báo cáo quốc tế khác. Nghiên cứu này tiến hành phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về mức độ cạnh tranh và hiệu suất thực tế giữa các quốc gia. Cùng với đó, nhóm tác giả đã xác định rằng nguồn lực cốt lòi, các điều kiện đi kèm và giá du lịch giải thích đáng kể kết quả hoạt động du lịch

Bên cạnh đó, còn có các nghiên cứu của Yakin Ekin và cộng sự (2015), Tourism Destination Competitiveness: The case of Dalyan-Turkey, International Journal of

Business, Humanities and Technology, số 5(3); Siriporn Mc Dowell (2010), International Tourist Satisfaction and destination Loyalty: Bangkok Thailand, Asia Pacific Journal of Tourism Research, số 15; Nguyễn Thị Thu Vân (2012), Nghiên cứu năng lực của điểm đến du lịch Đà Nẵng, Tạp chí Đại học Đông Á, số 8; Bùi Thị Tám và cộng sự (2017), Vận dụng mô hình phương trình cấu trúc trong đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Huế, tập 125 - số 5D;… các kết quả nghiên cứu đã đưa ra các gợi ý có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cho các doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý và điểm đến nhằm thu hút và phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam như: Cải thiện nâng cao tính hấp dẫn của các điểm đến du lịch tâm linh thông qua phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tăng cường hỗ trợ của cơ quan địa phương, nâng cao ý thức cộng đồng về du lịch bền vững; Cải thiện sự hài lòng của du khách với điểm đến du lịch; Thúc đẩy các tương tác xã hội và xây dựng tính thân thuộc của điểm đến với du khách.

1.1.4 Các nghiên cứu về đánh giá năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh điểm đến

(1) Mô hình kim cương của Michael Porter (1990)

Trong cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” để lý giải lý thuyết của ông về lý do tại sao ngành công nghiệp cụ thể trở nên cạnh tranh tại các địa điểm cụ thể, ông đã đưa ra mô hình kim cương. Mô hình đầu tiên chỉ có 4 thành phần có liên quan đến nhau:

(1) Điều kiện nhân tố sản xuất như nhân lực, vật chất, kiến thức, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng…

(2) Điều kiện về nhu cầu chính là xuất phát từ nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp phải tạo ra các sản phẩm mới hơn và nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh

(3) Yếu tố áp lực cạnh tranh sẽ đặt doanh nghiệp đối mặt với việc đưa ra các chiến lược, mục tiêu, cách thức quản lý phù hợp để đưa doanh nghiệp đến thành công

(4) Các ngành hỗ trợ và có liên quan có thể sản xuất yếu tố đầu vào quan trọng đối với sự đổi mới và quốc tế

M. Porter đưa thêm 2 biến số vào mô hình này để ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như quốc gia. Biến số thứ nhất, là các sự kiện khách

quan như sự tác động của các yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được như yếu tố biến đổi của môi trường tự nhiên, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự gia tăng dân số, hay sự chuyển dịch về kinh tế, chính trị của các quốc gia sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp hay của quốc gia. Biên số thứ hai là chính phủ, biến số này có thể ảnh hưởng đến cả 4 yếu tố của mô hình kim cương, quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình kim cương của M. Porter đã được thực tiễn chứng minh là một mô hình có tính ưu việt giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và áp dụng thành công với nhiều doanh nghiệp ở rất nhiều lĩnh vực, ngành khác nhau. Tuy nhiên, mô hình còn chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, điển hình là sự xuất hiện của công ty đa quốc gia. Do đó, Dunning (1992) đã đưa hoạt động của công ty đa quốc gia như một biến số thứ ba thêm vào mô hình kim cương. Trong điều kiện kinh doanh toàn cầu các công ty đa quốc gia không chỉ dừng ở các yếu tố ngoại sinh, do đó mô hình kim cương của M. Porter đã được Moon và cộng sự phát triển thành mô hình kim cương đôi năm 1995, trong mô hình các công ty đa quốc gia chính thức được hoạt động. Trong mô hình kim cương đôi của Moon và cộng sự, cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là khả năng các công ty tham gia vào các hoạt động động giá trị gia tăng trong một ngành công nghiệp cụ thể trong một quốc gia, cụ thể là để duy trì giá trị gia tăng trong thời gian dài.

(2) Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Michael Porter, 1979, Harvard Business Rewiew.

Năm 1979, mô hình “Porter Five Forces” lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Harvard Business Rewiew phân tích những yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Đây chính là mô hình “Năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter” giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định có nên gia nhập kinh doanh tại một thị trường nào đó không, đồng thời cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay gia tăng lợi nhuận. Trong cả ba cuốn sách nổi tiếng của M. Porter về cạnh tranh (Chiến lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc gia) ông đều đề cập đến mô hình này, theo M. Porter ngành kinh doanh nào cũng chịu tác động bởi năm lực lượng cạnh tranh thể hiện ở mô hình sau:

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí