Kinh Nghiệm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Của Một Số Địa Phương Và Bài Học Cho Tỉnh Hòa Bình

2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của một số địa phương và bài học cho tỉnh Hòa Bình

2.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của một số quốc gia trên thế giới

2.4.1.1. Singapore

Là một trong các quốc gia dẫn đầu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Đông Nam Á nói riêng, Châu Á nói chung, Singapore đã có những chính sách và thay đổi trọng tâm theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Singapore bước đầu nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của mình đã chú trọng tới phát triển các sản phẩm du lịch và môi trường du lịch. Cụ thể, Singapore định hướng về các sản phẩm du lịch xanh kết hợp với đó là không gian thoáng đãng, môi trường sạch sẽ và con người văn minh.

Các sản phẩm du lịch của Singapore được định hướng, xác định xây dựng và phát triển gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước cũng như tận dụng tối đa những tài nguyên của đất nước có. Singapore đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, kết hợp và tiện lợi cho người sử dụng theo cả chiều sâu và chiều rộng. Bởi sự giới hạn diện tích đất của quốc gia, Singapore đã chú trọng khai thác và xây dựng trong lòng đất; kết hợp với những công trình đa chức năng trên mặt đất. Sự tích hợp đa chức năng của các cơ sở hạ tầng này đã tạo ra những kiến trúc, cơ sở hạ tầng nổi bật, đặc trưng của Singapore. Một số các sản phẩm đa chức năng, tích hợp có thể kể tới như: công viên giải trí Universal; World Sentosa; Marina Bay; sân bay Changi; Garden by the bay;… Những công trình này vô hình chung đã gắn liền với hình ảnh du lịch của quốc gia này.

Bên cạnh đó, nhằm gia tăng thu hút khách du lịch, Singapore đã đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch của mình theo hướng ẩm thực, thời trang, đa dạng về nền văn hóa, và đặc biệt là tạo một môi trường du lịch an toàn. Từ đây, những con đường mệnh danh là thiên đường mua sắm xuất hiện tại Singapore (như Orchard Road, Marina, World Sentosa,..) - đây là nơi thu hút những thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới. Nhiều sản phẩm đa dạng kết hợp văn hóa cổ xưa tới hiện đại ra đời, tiêu biểu là: khu phố người Hoa, Little India và Kampong Glam,…

Singapore đồng thời phát triển những sản phẩm du lịch mới, độc lạ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của đất nước. Từ những năm 1993, đất nước này đã chú trọng trong khai thác và phát triển các sản phẩm mới như du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục và du lịch trăng mật,... Những sản phẩm đặc trưng của quốc gia được triển khai và đưa vào sử dụng như chương trình Night Safari; công viên giải trí Universal với điểm nhấn là các sản phẩm giải trí và sòng bài; du lịch ẩm thực; tượng Merlion, vòng quay khổng lồ,…

Một trong những yếu tố tác động mạnh tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Singapore là môi trường du lịch. Singapore đã tạo được cho quốc gia mình một thương hiệu về môi trường du lịch an toàn, thân thiện và sạch sẽ. Singapore đã tập trung phát triển giáo dục, đào tạo một đội ngũ cung cấp dịch vụ du lịch chuyên nghiệp. Với định hướng mũi nhọn về phát triển du lịch như một ngành công nghiệp không khói chính của quốc gia, người dân trong nước đã tự nhận thức được tầm quan trọng của du lịch tới cuộc sống của mình và phát triển của đất nước. Kết quả là sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng trong phát triển du lịch, tác động tích cực tới phát triển năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tại đây.

Có thể nói rằng, Singapore đã định hướng tập trung phát triển du lịch là một trong những ngành quan trọng trong phát triển đất nước. Từ đó, việc triển khai và phát triển những sản phẩm tích hợp, đa chức năng với công trình kiến trúc độc đáo đã được hình thành tại đây. Cùng với đó, những sản phẩm mới được áp dụng thực hiện nhằm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Một môi trường an toàn, người dân thân thiện cũng là những điểm mạnh tạo nên năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Singapore.

2.4.1.2. Thái Lan

Khi kinh tế - xã hội phát triển thì chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến du lịch nhằm thu hút khách du lịch đến thăm. Thực tế đã chứng minh, những điểm đến du lịch có sức hút lớn, hấp dẫn khách du lịch và phát triển du lịch thành công đều là những điểm đến du lịch có sức cạnh tranh cao và có dấu ấn riêng về sản phẩm, dịch vụ hay một yếu tố khác biệt so với những điểm đến khác. Có thể thấy sự thành công của điểm đến du lịch của Thái Lan trong những năm qua đến từ

sự độc đáo về các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và dịch vụ chăm sóc du khách mà các điểm đến du lịch của Thái Lan có thể tạo ra.

Trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của mình, Thái Lan đã chủ động nâng cao lợi thế cạnh tranh riêng có của từng địa phương, tạo ra cho khách nhiều lợi ích từ chuyến thăm quan du lịch. Các tỉnh thành trung tâm của Thái Lan (như Bangkok) phát triển các sản phẩm du lịch đẳng cấp, là tổ hợp mua sắm những thương hiệu nổi tiếng với vui chơi giải trí và các cửa hàng sang trọng. Những trung tâm tổ hợp mua sắm giải trí ra đời, có thể kể tới như: Asiatique, Siem Center,… Ngược lại, Thái Lan phát triển du lịch biển đảo, du lịch tâm linh,… tại các tỉnh thành ven biển, trung du và miền núi. Từ đây, tối ưu hóa các chi phí cố định cũng như các chi phí khác mà khách du lịch phải chi trả cho từng địa phương.

Quản lý điểm đến cũng là nhân tố được Thái Lan hướng tới là thành phần tác động mạnh tới năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của mình. Thái Lan đã thành công trong công tác quản lý điểm đến du lịch của quốc gia là họ xác định đúng đắn vị trí của ngành du lịch trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, chính phủ đề ra các giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển du lịch ở tầm vĩ mô tương đối hiệu quả.

Cư dân địa phương là một yếu tố không thể không tính đến khi phát triển du lịch. Những điểm đến thành công đều phải đem lại giá trị, lợi ích cho cộng đồng dân cư từ hoạt động du lịch, nhờ đó dẫn đến sự tham gia tích cực, nhiệt tình, sáng tạo của cư dân địa phương. Nhờ tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, người dân Thái Lan nhận thức rất rò vai trò của du lịch đối với sự phát triển của đất nước cũng như quyền lợi của bản thân nên từng người dân luôn có ý thức hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở đối với khách du lịch. Sự thiện cảm của khách du lịch dành cho con người Thái Lan là một trong những nguyên nhân quan trọng thu hút, níu kéo du khách đến với Thái Lan.

2.4.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của một số tỉnh của Việt Nam

2.4.2.1. Hà Nội

Là một trong những trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam, Hà Nội là nơi tập trung nhiều di sản phi vật thể, di tích lịch sử có giá trị, cũng như các làng nghề truyền thống,… Những yếu tố này đã tạo ra năng lực cạnh tranh điểm đến với

những tỉnh thành khác của đất nước. Hà Nội định hướng phát triển những loại hình du lịch mới, như du lịch kinh doanh và du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị và triển lãm). Sự ứng dụng những loại hình du lịch mới cùng với những sản phẩm đi kèm đã giúp Hà Nội gia tăng được lượng khách du lịch trong nước và quốc tế.

Một yếu tố được Hà Nội sử dụng làm điểm nhấn trong năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của mình đó là môi trường du lịch an toàn. Yếu tố này được Hà Nội quảng bá gắn liền với hình ảnh du lịch của mình. Thông qua những sự kiện chính trị và kinh tế tầm thế giới, môi trường an toàn và người dân thân thiện đã được Hà Nội khẳng định với khẩu hiệu “An toàn - hòa bình”. Sự quảng bá hình ảnh du lịch của Hà Nội còn được thể hiện qua các phương tiện truyền thông và báo chí, đại diện như Bản ghi nhớ Chương trình hợp tác tuyển truyền quảng bá thành phố trên kênh CNN (2019-2024); quảng cáo 30 giây với chủ đề “Xin chào Hà Nội” (2019). Việc quảng bá này đã tạo điểm nhấn trong thu hút khách du lịch đến với thủ đô, sự quan tâm của du khách thế giới về du lịch Hà Nội.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Hà Nội đồng thời được gia tăng qua các sản phẩm kết hợp vùng miễn giữa Hà Nội với các tỉnh thành khác của đất nước. Việc đẩy mạnh chất lượng và số lượng các gói sản phẩm du lịch này đã tạo ra sự phát triển bền vững trong liên kết vùng miền của Hà Nội. Đây là những sản phẩm được Hà Nội đẩy mạnh triển khai song song với những sản phẩm du lịch lợi thế vốn có của mình, như du lịch văn hóa (chiếm 90%); du lịch ẩm thực,… Một số sản phẩm mới gắn liền với phát triển kinh tế đêm, ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử, các sản phẩm du lịch độc lạ đã được Hà Nội áp dụng thí điểm và tạo được những kết quả khả quan, có thể kể tới như: du lịch y tế chăm sóc sức khỏe, du lịch nông nghiệp cồng đồng, du lịch giáo dục, tour tham quan khu di tích Hỏa Lò vào ban đêm, tour tham quan Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ cuối tuần,… Các sản phẩm có dự án quy mô lớn cũng được thủ đô thực hiện nhằm tạo sự đột phá với các tỉnh thành khác, như: công viên văn hóa, tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa; tổ hợp công viên vui chơi giải trí và phụ trợ,…

Một trong những lợi thế giúp Hà Nội gia tăng năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến so với các tỉnh thành khác đó là về môi trường kinh doanh. Thủ đô đã đưa

ra những chính sách thu hút các doanh nghiệp chất lượng và đa dạng, từ đây hình thành nhiều trung tâm thương mại với những nơi miễn thuế, cơ sở vật chất phát triển thuận lợi cho việc đi lại và mua sắm của du khách.

2.4.2.2. Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những thành phố ven biển có du lịch biển nổi bật của Việt Nam, từ đây tạo ra năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhất định so với các tỉnh thành khác của đất nước. Các sản phẩm của Đà Nẵng hướng tới là những sản phẩm có liên quan tới ẩm thực, dịch vụ giải trí, chợ đêm, phố đi bộ và những sản phẩm du lịch biển. Với lợi thế về vị trí địa lý của mình khi sở hữu những bãi biển đẹp, nhiều khu resort sang trọng xuất hiện gắn liền với quá trình phát triển của tỉnh. Từ đây nhiều sản phẩm sang trọng, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sản phẩm du lịch biển được hình thành và đưa vào sử dụng hiệu quả.

Song song đó, Đà Nẵng là địa điểm du lịch nổi tiếng về sự hiếu khách của người dân. Ý thức cộng đồng, thái độ của người dân đối với du khách, thái độ của người dân trong cung cấp dịch vụ đã gia tăng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của tỉnh. Cùng với đó, môi trường du lịch an toàn và thân thiện cũng được Đà Nẵng xây dựng trong nhiều năm qua. Nhiều chương trình và hoạt động liên quan tới công tác an ninh trật tư, vệ sinh môi trường, cứu nạn và cứu hộ tại các bãi biển du lịch cũng như các khu điểm du lịch đã được Đà Nẵng triển khai. Việc rà soát, kiểm tra an toàn thực phẩm và chất lượng các sản phẩm du lịch cũng được Đà Nẵng thường xuyên tiến hành.

Yếu tố cơ sở vật chất được Đã Nẵng chú trọng phát triển để thu hút du khách tới với tỉnh. Không chỉ phát triển đường bộ, tỉnh còn chú trọng phát triển giao thông đường thủy và hàng không. Sân bay Đà Nẵng không chỉ mở rộng các đường bay nội địa mà còn mở thêm các đường bay quốc tế trực tiếp tới Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan,… Sự thuận tiện trong giao thông đã tạo lợi thế cạnh tranh của Đà Nẵng với các tỉnh thành khác, thu hút du khách nội địa và thế giới.

Kết hợp với sản phẩm đa dạng, phong phú; cơ sở vật chất thuận tiện; người dân thân thiện; môi trường an toàn; một điểm mạnh trong cạnh tranh du lịch điểm đến của Đà Nẵng cần kể tới là giá thành. So với các tỉnh ven biển, phát triển các sản phẩm du lịch biển và du lịch sang trọng có chất lượng tương tự khác, giá thành du lịch của Đà Nẵng

luôn ở thế cạnh tranh hơn, phù hợp hơn. Nhờ yếu tố đó, lượng du khách hàng năm thu hút về đây thường có xu hướng gia tăng, để lại một ấn tượng tốt với du khách.

2.4.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cho tỉnh Hòa Bình

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành của Việt Nam cũng như của một số quốc gia trên thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, nghiên cứu đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình như sau:

Thứ nhất, tạo ra dấu ấn riêng về sản phẩm, dịch vụ hay một yếu tố khác biệt so với những điểm đến khác. Sản phẩm, dịch vụ du lịch phải phù hợp với tài nguyên vốn có của tỉnh, phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Việc đa dạng hóa sản phẩm, tích hợp các sản phẩm, đa chức năng trong sản phẩm cũng nên được tỉnh cân nhắc hướng tới trong phát triển và ứng dụng. Việc phân tích kỹ đối thủ cạnh tranh và từ đó tìm kiếm lợi thế cạnh tranh riêng có của điểm đến của địa phương cũng cần được thực hiện.

Thứ hai, cần có một chiến lược phát triển du lịch đồng bộ, kết hợp với các chính sách hợp lý của tỉnh. Một điểm đến du lịch được khai thác hiệu quả cần phải đảm bảo về công tác khai thác tài nguyên du lịch hợp lý. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến mang tính lâu dài cần cân đối giữa mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác về môi trường, cân nhắc kỹ lưỡng khi quy hoạch xây dựng các cơ sở lưu trú và cơ sở hạ tầng với tác động tiêu cực và tác động tích cự của nó. Khi khai thác tài nguyên du lịch cần có quy hoạch, chiến lược đảm bảo tính cân đối giữa hiệu quả kinh tế và tác động tiêu cực đến với môi trường khi phát triển du lịch điểm đến tại các địa phương, tránh những hậu quả khó khắc phục như: cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, các di sản văn hóa bị xuống cấp, ô nhiễm môi trường từ đó làm giảm giá trị các lợi thế của điểm đến du lịch.

Thứ ba, tỉnh cần có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ để thu hút được du khách, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của mình.

Thứ tư, quản lý điểm đến du lịch là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của các tỉnh. Hòa Bình cần nghiên cứu, đưa ra những chính sách quản lý điểm đến du lịch phù hợp và hiệu quả. Muốn kinh doanh

du lịch thành công cần có sự gắn kết và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa tổ chức, cá nhân có liên quan trong một điểm đến du lịch tạo thành một chuỗi liên kết. Khi đó quản lý điểm đến du lịch sẽ phát huy vai trò trong việc kết nối các tổ chức cá nhân ở các không gian và thời gian khác nhau tăng giá trị cảm nhân cho khách du lịch khi đến tham quan điểm đến. Trước đây các quốc gia, địa phương thường quản lý điểm đến gắn liền với quản lý và khai thác sử dụng đất đai tại địa phương. Điều này sẽ giảm sức cạnh tranh của chính địa phương đó. Trong những năm gần đây, quản lý điểm đến gắn liền với chiến lược phát triển chung của địa phương có tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn với những mục tiêu cụ thể, sử dụng tối đa các nguồn nội lực và ngoại lực để gia tăng năng lực cạnh tranh điểm đến của địa phương mình. Cách quản lý này đã giúp cân đối cung và cầu trên thị trường du lịch, đồng thời tối đa hóa lợi ích kinh tế, tối thiểu hóa chi phí xã hội, tối hiểu hóa tác động tiêu cực đến với môi trường tự nhiên và môi trường sống của người dân. Từ đó giúp các địa phương phát triển du lịch điểm đến một cách bền vững và nâng cao khả năng thích ứng với nhu cầu của khách du lịch và biến động thị trường du lịch. Hơn nữa, với cách quản lý điểm đến du lịch theo hướng này sẽ giúp địa phương xây dựng được lực lượng lao động lành nghề và đảm bảo hiệu quả các quy trình lập kế hoạch, quản lý và giám sát.

Thứ năm, xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch. Muốn xây dựng được hình ảnh điểm đến du lịch thành công cần phải kết hợp hài hòa quan điểm của các đối tượng có liên quan dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phương. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá một cách nhất quán dưới nhiều hình thức, được triển khai thường xuyên, liên tục. Đây là cách thức quan trọng giúp du khách biết và đến với các điểm đến du lịch, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường du lịch ngày càng khốc liệt như hiện nay. Tuy vậy, để tuyên truyền quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất có thể thì cũng cần nghiên cứu, chuẩn bị hết sức kỹ càng và xem xét thấu đáo mọi khía cạnh có liên quan.

Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao năng lực cạnh tranh còn gắn liền với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại các điểm đến du lịch. Nhân lực du lịch là nguồn lực tham gia trực tiếp, gián tiếp vào tất cả các quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến với du khách. Giá trị gia tăng của các tài nguyên du lịch sẽ được tạo thêm rất

nhiều nếu nhân lực du lịch có trình độ. Đồng thời, chất lượng quản lý, phát triển bền vững du lịch có đạt được hay không cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Do du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nguồn nhân lực du lịch không chỉ cần có trình độ cao, tay nghề giỏi mà còn phải đa dạng

2.5. Khung lý thuyết của luận án



Đặc điểm của điểm đến du lịch



Lý thuyết cơ bản về năng lực cạnh




Lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch


Nội hàm và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch


Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình

- Nhân tố bên ngoài

- Nhân tố bên trong







Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình và đề xuất giải pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình - 7

( Nguồn: tác giả đề xuất)

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí