- Tăng trưởng kinh tế - Nguồn lực kinh tế | Chính trị (Politics) | ||
- Lạm phát | |||
Kinh tế (Economic) | Xã hội (Social) | ||
- Phát triển công nghệ mới - Tốc độ chuyển giao công | - Dân số và nhân khẩu học - Dân trí | ||
Công nghệ (Technology) | - Phân phối thu nhập quốc dân - Lối sống - Đầu tư và phát triển văn | ||
nghệ. hóa xã hội. |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch
- Mô Hình Năm Lực Lượng Cạnh Tranh Của Michael Porter
- Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Điểm Đến Du Lịch
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch Của Một Số Địa Phương Và Bài Học Cho Tỉnh Hòa Bình
- Nội Hàm Và Tiêu Chí Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Điểm Đến Du Lịch
- Tổng Quan Về Tình Hình Du Lịch Tỉnh Hòa Bình Trong Những Năm Gần Đây
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
- Sự ổn định chính trị
- Hệ thống pháp luật
- Đường lối chính trị
- An ninh xã hội
nghệ
- Đầu tư của chính phủ cho phát triển công nghệ
- Tốc độ lạc hậu của công
Hình 2.2 Mô hình PEST phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Nghiên cứu các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến nhằm đề xuất các giải pháp thích ứng với sự biến động khó lường của các nhân tố bên ngoài. Tác động của nhóm nhân tố này thể hiện ở mức độ tác động và chiều hướng tác động khác nhau. Trong phạm vi luận án, tác giả tập trung làm rò sự tác động của các nhân tố sau:
Nhân tố kinh tế: sự phát triển của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng GDP, GNP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp… có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến cung và cầu của các điểm đến du dịch. Nếu nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân của người dân tăng sẽ ảnh hưởng tích cực đến phát triển điểm đến du lịch. Khi khách hàng có khả năng chi trả cao, mức sống tăng nên thì nhu cầu cũng đòi hỏi tăng lên. Du khách sẽ mong muốn được thăm quan, trải nghiệm và hưởng chất lượng dịch vụ của các điểm đến du lịch tốt hơn. Và điểm đến nào thỏa mãn tốt nhu cầu và mong muốn ngày càng đa dạng và phong phú thì điểm đến đó sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh, thu hút khách du lịch đến với điểm đến của mình.
Nhân tố chính trị và pháp luật: quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào các điểm đến du lịch của các quốc gia đó, nâng cao được chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân lực,… từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh điểm đến. Nền chính trị ổn định, đường lối ngoại giao hiệu quả sẽ tạo ra bước đệm quan trọng cho việc hình thành môi trường du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, quốc gia có hệ thống chính sách công khai, minh bạch, đơn giản sẽ đảm bảo cho môi trường đầu tư ổn định lâu dài sẽ hỗ trợ các điểm đến du lịch gia tăng năng lực cạnh tranh. Hơn thế nữa, sự đồng bộ của hệ thống chính sách phát triển kinh tế cho ngành du lịch sẽ tạo ra nền tàng pháp lý quan trọng cho đầu tư phát triển điểm đến vững chắc, mang lại lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư và người dân địa phương, từ đó thúc đẩy các đối tượng có liên quan cống hiến sức người, sức của cho điểm đến du lịch ngày càng phát triển.
Nhân tố xã hội: văn hóa, phong tục tập quán, mức sống, trình độ văn hóa, lối sống… của người dân đang ảnh hưởng lớn đến hành vi lựa chọn điểm đến du lịch. Việc nghiên cứu kỹ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố xã hội giúp cho các điểm đến cải thiện được các sản phẩm, dịch vụ, thông tin, cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh điểm đến so với các điểm đến khách, gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng và duy trì được hình ảnh hấp dẫn điểm đến với khách du lịch.
Nhân tố công nghệ: thông tin và sự kết nối với khách du lịch đóng vai trò quan trọng đối với các điểm đến trong việc thu hút khách du lịch đến với điểm đến. Thông qua việc vận dụng các thành tựu của công nghệ, điểm đến có thể cung cấp thông tin nhanh chóng đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, quảng bá hình ảnh điểm khác biệt của điểm đến để gia tăng tính cạnh tranh so với các điểm đến khác.
Bên cạnh các yếu tố của mô hình PEST cần phải chú ý đến các nhân tố khác như nhân tố tự nhiên, khách du lịch, điểm đến cạnh tranh hiện tại, điểm đến cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Nhân tố tự nhiên: đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh điểm đến, tạo ra sự khác biệt của các điểm đến, tạo tính hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Với những ưu thế về vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, tài nguyên rừng, hang động
tự nhiên, suối nước nóng, hệ thống tự nhiên về cây cối, động vật hoang dã….góp phần quan trọng hình thành và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến phát triển mạnh mẽ du lịch. Tuy nhiên, nếu các yếu tố tự nhiên không được khai thác hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn đất, nước, biến đổi khí hậu, mất cân bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên… gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính hấp dẫn và giá trị cốt lòi của sản phẩm du lịch gắn liền với tự nhiên. Với cuộc sống hiện đại, nhịp sống nhanh thì việc khách du lịch lựa chọn điểm đến gần gũi thiên nhiên với khí hậu trong lành đang là xu hướng mới. Do đó, các yếu tố tự nhiên sẽ tác động mạnh đến tính cạnh tranh của các điểm đến du lịch trong những năm sắp tới.
Khách du lịch: lựa chọn điểm đến của khách du lịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của điểm đến du lịch trong cạnh tranh so với điểm đến khác. Do đó, nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch, xây dựng các chiến lược thu hút khách du lịch, tăng tính cạnh tranh với các điểm đến khác luôn là áp lực rất lớn đối với các điểm đến du lịch. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi điểm đến phải thỏa mãn khách du lịch các yêu cầu về sản phẩm dịch vụ cung ứng, giá cả, hệ thống phân phối, xúc tiến hỗn hợp và quan trọng phải tạo ra sự thỏa mãn thông qua các trải nghiệm dành cho khách du lịch.
Điểm đến cạnh tranh hiện tại: muốn nâng cao được năng lực cạnh tranh điểm đến thì cần phải hiểu được điểm đến cạnh tranh hiện tại, phân tích được điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược phát triển của các điểm đến đó. Đặc biệt, cần nắm bắt được những điểm nhấn tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài của điểm đến cạnh tranh hiện tại. Bởi vì, khách du lịch là người vừa có thể lựa chọn điểm đến du lịch này hoặc điểm đến du lịch khác. Do đó, điểm đến cạnh tranh hiện tại luôn là mối đe dọa đối với vị thế của điểm đến trên thị trường du lịch. Việc phân tích tác động của các điểm đến du lịch hiện tại sẽ giúp giải mã được sự cạnh tranh của các đối thủ về sản phẩm du lịch, giá, phân phối và hoạt động xúc tiến hỗn hợp. Vì vậy, các điểm đến du lịch cần nghiên cứu, phân tích điểm đến du lịch hiện tại để chủ động ứng biến với sự cạnh tranh của các điểm đến du lịch nhằm duy trì vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Điểm đến cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm du lịch thay thế: nhân tố này là mối nguy cơ, đe dọa lớn đối với năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Điểm đến du
lịch tiềm ẩn có thể là các điểm đến du lịch mới phát hiện, mới nổi có các sản phẩm du lịch chất lượng và hấp dẫn. Các điểm đến này sẽ ngày càng tăng áp lực cạnh tranh đối với các điểm đến du lịch.
2.3.2.2. Các nhân tố nội tại địa phương
Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch
Sự phát triển của ngành du lịch gắn liền với việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và nhân văn. Một địa phương muốn thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt vốn đầu tư phát triển du lịch, yếu tố quan trọng hàng đầu phải kể đến đó là các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, yếu tố địa hình, điều kiện khí hậu và tiềm năng phát triển du lịch. Đây là điều kiện cần để thu hút vốn đầu tư các dự án phát triển du lịch của địa phương. Những địa phương có nhiều điều kiện về tài nguyên du lịch thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch. Tài nguyên du lịch là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách du lịch được ngành du lịch vận dụng để tạo ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch. Các tài nguyên du lịch có tiềm năng thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch có thể kể đến như:
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Địa hình: có địa hình đa dạng với những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi,... với những phong cảnh đẹp, phù hợp với du lịch.
+ Khí hậu: khí hậu điều không quá lạnh, quá nóng, quá khô, quá ẩm có nhiều gió.
+ Thực vật, động vật: thảm động, thực vật phong phú, quý,…
+ Tài nguyên nước: ao, hồ, sông, suối, đầm,... điều hoà không khí, phát triển giao thông vận tải và tạo điều kiện cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch riêng biệt như: du lịch chữa bệnh (bằng nước khoáng, bùn, ...).
+ Vị trí địa lý: tạo thuận lợi phát triển du lịch, điểm du lịch nằm trong khu vực phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi khách du lịch không quá xa.
- Tài nguyên nhân văn:
+ Các giá trị lịch sử gồm 2 nhóm: nhóm những giá trị lịch sử gắn với nền văn hoá chung của loài người và nhóm những giá trị lịch sử đặc biệt.
+ Các giá trị văn hoá, công trình kiến trúc độc đáo.
+ Các phong tục tập quán cổ truyền, các thành tựu về kinh tế của đất nước hay của vùng.
Cơ sở hạ tầng tại địa phương
Sự phát triển cơ sở hạ tầng là một điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư đầu tư vốn. Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như bến xe, sân bay, cảng biển… cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triển khai các hoạt động đầu tư. Thực tế thu hút tại các địa phương cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Mạng lưới giao thông cũng đóng góp một phần quan trọng vào thu hút vốn, là cơ sở để vận chuyển hành khách, nguyên vật liệu phục vụ kinh doanh, đi tiêu thụ sản phẩm và quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới như cảng biển, cảng hàng không… Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng làm cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển không cần thiết.
Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà thông tin về tất cả các biến động trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội kinh doanh. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư đó phải có hệ thống thông tin liên lạc rộng lớn và cước phí rẻ. Ngoài ra, hệ thống các ngành dịch vụ như: tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, tư vấn hay cung cấp năng lượng và nước sạch… đảm bảo cho việc kinh doanh quy mô lớn và liên tục, các dịch vụ này nếu không đáp ứng được nhu cầu thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.
Chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương
Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của thu hút vốn đầu tư vào địa phương là chất lượng nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Đây là một trong
những yếu tố rất cần thiết để các nhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh. Một nhà đầu tư muốn phát triển dự án du lịch thì trên phương diện nguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra, yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù, tính kỷ luật, ý thức trong lao động…
Vì vậy, yếu tố lao động là một trong những điều kiện tác động tới các nhà đầu tư khi tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, để có lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề…
Thủ tục hành chính và quá trình ra quyết định liên quan đến thủ tục đầu tư
Thủ tục hành chính là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của việc thu hút vốn. Thủ tục hành chính càng đơn giản, gọn nhẹ, rò ràng thì sức hút của môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư càng lớn. Thủ tục hành chính ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động đầu tư, nếu thủ tục hành chính không được quan tâm sát sao dễ tạo ra hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực từ đó làm tăng chi phí kinh doanh, làm mất lòng tin của các nhà đầu tư. Ngoài quy trình thực hiện chung, cách thực hiện thủ tục hành chính của mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy có những nơi nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh…. Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình đăng ký, triển khai thực hiện dự án đầu tư cũng như giảm các chi phí cả về vật chất và thời gian, tạo dựng được độ tin cậy của các nhà đầu tư
Năng lực và quan điểm phát triển điểm đến du lịch của lãnh đạo, hoạt động của cơ quan xúc tiến tại địa phương
Tư tưởng nhìn nhận, thái độ của lãnh đạo các địa phương cũng là yếu tố tác động mạnh đến thu hút vốn đầu tư phát triển vào địa phương đó. Nếu lãnh đạo của địa phương thấy được vai trò của vốn đầu tư thì sẽ có những ưu tiên, tạo môi trường điều kiện thuận lợi, chủ động trong việc tìm đối tác đầu tư phù hợp để thu hút được các nguồn vốn về với địa phương của mình. Hoạt động có hiệu quả của các cơ quan
xúc tiến đầu tư tại các địa phương cũng có vai trò hết sức quan trọng và là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút được vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng.
Hiệu quả của các dự án đầu tư đã triển khai
Lợi nhuận thường được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư. Do vậy, nếu các dự án thu hút đầu tư đã được triển khai đạt kết quả tỷ suất lợi nhuận cao sẽ khuyến khích và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đồng thời họ cũng là những cầu nối thuyết phục các nhà đầu tư khác yên tâm bỏ vốn. Điều này sẽ giúp cho nguồn vốn đầu tư tiếp tục tăng. Ngược lại, nếu các dự án đang triển khai kinh doanh không hiệu quả, thường xuyên thua lỗ sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, vì họ cho rằng môi trường đầu tư đã có rủi ro.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch thông qua mô hình “Kim cương” của M. Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990), đã nêu lên các yếu tố quyết định sự cạnh tranh của một quốc gia trong thương mại quốc tế. Như vậy, theo lý thuyết của ông thì năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ngày nay phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành, của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Bốn nhóm nhân tố trong mô hình viên kim cương của M. Porter phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động quan trọng đến việc hình thành và duy trì năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
(1) Sự sẵn có cả về số lượng và chất lượng các nguồn lực cần thiết cho việc phát triển điểm đến du lịch có khả năng cạnh tranh
(2) Thông tin thông suốt về những cơ hội kinh doanh mà các điểm đến du lịch có thể tiếp cận
(3) Chiến lược của các điểm đến du lịch trong khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực; quan điểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các nhân viên trong điểm đến du lịch,… đều có thể “cộng hưởng” thúc đẩy các điểm đến du
lịch trong một ngành phải hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đổi mới nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
(4) Vai trò của Nhà nước là thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương” sao cho chúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Có thể khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến trong các nghiên cứu trước đây qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Nguồn tham khảo | |
Tài nguyên du lịch | Crouch và Ritchie (1999); Dywer & Kim (2003); WEF (2007); Thái Thị Kim Oanh (2015); Lê Thị Ngọc Anh (2017) |
Nguồn nhân lực du lịch | Dywer & Kim (2003); M.Porter (2008); Thái Thị Kim Oanh (2015); Lê Thị Ngọc Anh (2017) |
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch | Crouch và Ritchie (1999); Dywer & Kim (2003); Thái Thị Kim Oanh (2015); Lê Thị Ngọc Anh (2017) |
Doanh nghiệp du lịch | Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2018) |
Quản trị điểm đến du lịch | Crouch và Ritchie (1999); Dywer & Kim (2003); Thái Thị Kim Oanh (2015); Lê Thị Ngọc Anh (2017) |
Hình ảnh điểm đến du lịch | Zemer & Golden (1998); Thái Thị Kim Oanh (2015); Lê Thị Ngọc Anh (2017) |
Sản phẩm du lịch | Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2018) |
Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch | Crouch và Ritchie (1999) |
Giá cả | Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2018) |
Sự tham gia của cộng đồng dân cư | Crouch và Ritchie (1999); Dywer & Kim (2003); Thái Thị Kim Oanh (2015); Lê Thị Ngọc Anh (2017) |
(Nguồn: tổng hợp của tác giả)