Những Ý Kiến Về Thơ Đường Luật Nửa Đầu Thế Kỷ Xx

chuyên về thơ luâṭ . Tôi cho rằng từ đầu thế kỷ đến nay không ai có công với thơ luâṭ bằng ông, ông có trên ngàn bài thơ luâṭ , kể cả thơ dic̣ h” [19,tr.279-286].

- Trần Phong Giao, trên tuần báo Văn nghê ̣Thành phố Hồ Chí Minh số 11 năm 1991, cho rằng thơ Quách Tấn càng về sau đã “thấy” đã “nhâp̣ ” vào Thiền, đã “cảm dưỡng hào khí của Thiền tông Viêṭ Nam” [19,tr.287-296].

- Nguyên Hoa Lư , trên Khánh Hòa chủ nhật ngày 23 tháng 9 năm 1990, có

bài “Môt

giờ ́ i cụ Quách Tấn”, đã ghi chép lại chuyên

trao đổi giữa ông với nhà

thơ Quách Tấn, bài viết thuật lại chung quanh mối quan hê ̣giữa nhà thơ với Hàn

Măc

̉ , với Nguyên

Hiến Lê , về nhóm Bàn Thành tứ ̃u , về thơ cổ Trung Hoa, về

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

các triết lý tôn giáo, về thơ của chính nhà thơ [19,tr.297-305].

- Tháng 12 năm 1990, Lê Đứ c Dương viết bài “Chiều đông thăm nhà thơ Quách Tấn” , đăng trên Văn nghê ̣ (Hội Nhà văn Việt Nam ) số 10 -1991, ghi lai

Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn - 3

những kỷ niêm

của người viết nhân môt

lần đến thăm nhà thơ [19,tr.306-314].

- Thế Vũ trên Tuổi Trẻ chủ nhât

số 32 ngày 18 tháng 8 năm 1991 có viết về

“Quá ch Tấn nử a thế kỷ sau Mù a cổ điển” ghi laị chuyên người viết với nhà thơ lão thành [19,tr.319-324].

trao đổi tản man

của

- Nguyên

Xuân Nam trong bài “Đến Nha Trang , thăm nhà thơ Quá ch Tấn”

đăng trên Văn nghê ̣ (Hôi

Nhà văn Viêṭ Nam ) số 27 năm 1992 [19,tr.325-329] kể lại

chuyện ông đến nhà thơ , trao đổi chuyên

văn chương , đươc

nhà thơ đoc

hai bài thơ

viết về Hàn Măc

̉ , môt

bài viết trước 1945 và một bài viết gần đây . Tiếp theo ,

cuối năm 1992, Hồ Sĩ Hiêp có baì “Tuổi 85 – Quách Tấn” cũng đăng trên Văn nghê

(Hôi

Nhà văn Viêt

Nam) số Xuân Quý Dâu

, 1993 [19,tr.330-332]; Đặng Sĩ Tịnh

viết “Vớ i thi sĩ Quá ch Tấn những ngà y cuối đờ i” [19,tr.333-340]; Khuê Viêt

Trường trên Tuổi Trẻ chủ nhât

số 51-1992 có bài “Cuối năm găp

thi sĩ Quá ch Tấn”

[19,tr.341-343]. Những bài viết trên đều g hi laị những kỷ niêm với nhà thơ.

của các tác giả đối

Vào lúc 07 giờ sáng ngày 21 tháng 12 năm 1992, nhằm ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Thân , nhà thơ lão thành Quách Tấn đã cưỡi hạc quy tiên . Trên báo chí có đăng nhiều bài viết về nhà thơ. Nhà báo Thế Vũ trên Thanh niên có bài “Nhà thơ Quách Tấn không còn nữa” [19,tr.344-347]; Nhà văn lão thành Võ Hồng viết “Nhớ anh Quá ch Tấn” [19,tr.350-354] và nhà văn Trần Phong Giao viết “Nhớ thương

Quách lão huynh” [19,tr.355-358], cả hai bài đều đăng trên Tuổi Trẻ chủ nhâṭ ; Nhà

thơ Tế Hanh trên Văn nghê ̣ số Xuân Quý Dâu viêt́ “Riêng nhớ tình xưa ghé bến

thăm” ́i những tình cảm thâṭ cảm đôṇ g của môt nhà thơ lớ p sau với nhà thơ đaǹ

anh [19,tr.359-362]; Trúc Như viết “Lầu hương vắng bóng” và nhà thơ Triệu Phong

đoc

bài điếu văn “Vin

h biêt

thi sĩ Quá ch Tấn” , cả hai bài đều công bố trên tạp chí

Nha Trang (Hôị Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa) [19,tr.363-372].

- Lê Trung Kiêṭ , trong luân

văn Thac

sĩ Ngữ v ăn “Mù a cổ điển – tác phẩm

khép lại một thời thơ” , Trường Đaị hoc

Sư pham

thành phố H ồ Chí Minh , bảo vệ

năm 1996, với hai chương viết , ở chương 1, tác giả luận văn nêu lên đôi né t về Thơ mới; chương 2 viết về Mùa cổ điển - tác phẩm khép lại một thời thơ , trong đó người

viết đã trình bày sư ̣ nghiêp văn chương của Quach́ Tâń ; Mùa Cổ điển trong “Thi

nhân Viêt

Nam”; đóng góp của tiếng thơ cũ trong Thơ mới [30].

- Hoài Yên, trong bài viết “Thấy gì khi đoc bà i thơ “Đêm thu nghe quạ kêu”

của Quách Tấn” đăng trên tạp chí Hán Nôm, Viên

Nghiên cứ u Hán Nôm , Hà Nội,

số 3, năm 2000, đã chỉ ra những chi tiết trong bài thơ mà Quách Tấ n đã ti ếp thu từ thơ Đường của Trung Quốc [90].

Trần Đình Sử trong bài Chút duyên với thơ Quách Tấn đã viết như sau: “Quách Tấn là một nhà thơ đi ngược lại phong trào Thơ Mới, ông vững tâm làm thơ cũ giữa lúc những lời công kích chế giễu thơ cũ đang rộn lên như ong. Và ông đã thắng. Đến năm 1941 khi Chế Lan Viên đề tựa tập Mùa cổ điển của nhà thơ cũ Quách Tấn, thì cuộc tranh cãi Thơ Mới - Thơ cũ khép lại. Trong Thi nhân Việt Nam, Quách Tấn ngồi chung với các nhà Thơ Mới và Hoài Thanh đã viết những lời rất nâng niu. Hoài Thanh đã bắt trúng hồn thơ Quách Tấn, đồng điệu với ông trong quan niệm thơ là cái đẹp, đem ví thơ với vườn hoa giàu hương sắc của thiên nhiên” [Trần Đình Sử, 19-5-2002]. Nhận xét về nghệ thuật thơ Quách Tấn, Trần Đình Sử viết: “Thơ Quách Tấn thuộc dòng thơ Đường luật Việt Nam chảy suốt từ thơ Nôm cổ điển đến thơ quốc ngữ hiện đại. Hơn 600 năm Việt hóa, thơ Đường luật Việt Nam ngày càng tinh tế, điêu luyện với những tên tuổi như Bà huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… đến Quách Tấn thơ Đường luật trở nên thâm trầm, hàm súc và càng đi sâu vào nghệ thuật của thể loại, mỗi từ, mỗi ý tưởng đều hàm nghĩa. Mỗi bài là một ý cảnh độc lập. Thơ ông thiên về ý tưởng và

ám thị nhiều hơn là miêu tả và giải bày. Từ Một tấm lòng, Mùa cổ điển đến Đọng bóng chiều, Mộng Ngân Sơn, Giọt trăng,… thơ ông như càng ngắn lại, cô đúc lại với thể loại thất tuyệt, ngũ tuyệt,…”

- Người thực hiện luận văn này cũng có dăm bài viết về Quách Tấn. Bài “Và i

ảnh hưởng của thơ Đường đối với thơ lãng mạ n Viêt Nam” trên Tạp chí Khoa học

Xã hội, Viên

Khoa hoc

Xã hôi

vùng Nam bô ̣ , số 8, năm 2005, đã chỉ ra những ảnh

hưởng của thơ Đường đối với thơ Xuân Diêu

, Huy Cân

, Thâm Tâm và Quách Tấn .

Vài bài viết khác như: Quách Tấn với quan niệm về việc làm thơ, Tạp chí Nha Trang, Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hoà, số 191, tháng 8-2011 đã nêu lên quan niệm của Quách Tấn về thơ và việc làm thơ. Bài Những thành tựu nghiên cứu phê bình về Quách Tấn từ trước đến nay, Tạp chí khoa học Văn hoá và Du lịch, số 2 (56), tháng 12-2011 đã tổng thuật những thành tựu nghiên cứu về Quách Tấn trong thời gian 70 năm, nghĩa là từ lúc Quách Tấn xuất hiện trên thi đàn với lời bình giá, nhận xét của thi sĩ Tản Đà cho đến những bài viết gần đây về Quách Tấn. Bài Quách Tấn với những cách tân về ngôn ngữ và nhịp điệu thơ, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số chuyên đề Bình luận văn học 2011 đã chỉ ra những đổi mới trong thơ Quách Tấn về ngôn ngữ và nhịp điệu. Bài Quách Tấn với việc sử dụng thể thơ và đổi mới cấu trúc câu thơ, Tạp chí Nha Trang, Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hoà, số 200, tháng 5-2012 đã nêu ý kiến của Quách Tấn về sự lựa chọn thể thơ khi sáng tác và chỉ ra một số đổi mới trong cấu trúc câu thơ Đường luật của Quách Tấn.

Tóm lại, từ 1975 đến nay, nhất là sau đổi mới, các nhà nghiên cứu phê bình lại một lần nữa khẳng định đóng góp về nội dung, về nghệ thuật của thơ Đường luật Quách Tấn trong thơ Việt hiện đại. Những đóng góp của ông đã được Tự điển văn học xác nhận. Ông là người chuyên tâm và có công lớn đối với thể thơ cách luật, đã sáng tác và dịch thuật trên ngàn bài. Thơ ông, nếu ban đầu ở Một tấm lòng mang cái trong trẻo hồn nhiên của nhà thơ trước thiên nhiên thì đến Mùa cổ điển lại mang cái buồn ưu tư xa vắng, nỗi “buồn mà đẹp” này cũng là nét chung của Thơ Mới bấy giờ. Ông chuyên sáng tác thơ luật nhưng lại mang cảm xúc mới, ý lạ mà nồng nàn, làm cho người đọc rung động, bồi hồi theo tiếng lòng của tác giả. Để rồi càng về sau, thơ ông dường như đã nhập vào Thiền, với những vần thơ thấm đẫm Thiền vị. Thơ đường luật Việt Nam qua mấy trăm năm phát triển, đến Quách Tấn, nó trở nên

thâm trầm, hàm súc, đi sâu vào nghệ thuật thể loại, mỗi từ mỗi ý đều hàm nghĩa. Thơ ông chứa nhiều ý tưởng và ám thị cô đúc hơn là miêu tả, giãi bày.

2.2. Những ý kiến về thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX

Ở trên là những thành tựu nghiên cứu về thơ Quách Tấn từ trước đến nay. Còn ý kiến về thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX, có thể điểm qua như sau:

Thơ Đường luật ở Việt Nam có một lịch sử lâu đời, nó gắn liền với văn hoá Hán khi nền văn hoá này du nhập vào nước ta. Ở đây luận văn chỉ tổng thuật đôi nét về thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX, tức trong giai đoạn hiện đại hoá văn học nước nhà. Điều cần lưu ý là, trước thời điểm Thơ Mới xuất hiện thì đã có một vài ý kiến công kích thơ cũ của Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Trịnh Đình Rư. Các nhà nghiên cứu thường nhắc đến bài “Bàn về thơ Nôm” của Phạm Quỳnh đăng trên Nam phong tạp chí, số 5-1917 như là một phản ứng đầu tiên với thơ Đường luật, khi ông viết: “Người ta thường nói thơ là cái tiếng kêu tự nhiên của con tâm. Người Tàu định luật nghiêm cho nghề thơ, thực là muốn chữa lại, sửa lại cái tiếng kêu ấy cho nó hay hơn, trúng vần trúng điệu hơn, nhưng cũng nhân đó mà làm mất cái giọng thiên nhiên đi vậy” [bđd]. Nếu chỉ dựa vào ý này thì rõ ràng Phạm Quỳnh là người đầu tiên công kích thơ cũ, chủ yếu là thơ Đường luật. Năm 1928, trên tờ Đông Pháp thời báo, Phan Khôi phê phán việc dạy thất ngôn luật bằng Quốc ngữ là “tục quá”; đặc biệt ông lên án lối thất ngôn luật trong khoa cử: “từ ngày đem thất ngôn luật vào trong khoa cử rồi thì thể ấy trở nên bó buộc quá mà mất cả sanh thú”. Ngay cả một vị Cử nhân Hán học là Trịnh Đình Rư, năm 1929, trên tờ Phụ nữ tân văn đã đặt câu hỏi “Có nên chuộng thơ Đường luật không?”, ông nêu cái khó của thơ luật khiến cho người làm thơ dễ mắc phải như: thất niêm, khổ độc, trần ngôn, sáo ngữ… Ông kêu gọi tìm một giải pháp mới, nhưng không phải tìm cách phá luật mà quay về với các thể thơ truyền thống của dân tộc như Lục bát, Song thất lục bát.

Lúc này, tuy đã có vài ý kiến phản đối (nhưng không phải là tẩy chay) thơ Đường luật, nhưng trên thi đàn, Tản Đà vẫn cho xuất bản các tập: Khối tình con I (1916), Khối tình con II (1918), Còn chơi (1921); Trần Tuấn Khải với các tập: Duyên nợ phù sinh I (1921), Duyên nợ phù sinh II (1923), Bút quan hoài (1927). Trong những tập thơ trên có nhiều bài viết theo thể Đường luật và vẫn được nhiều độc giả hưởng ứng, thưởng thức. Điều đó cho thấy, khoảng 30 năm đầu thế kỷ XX,

trong quá trình vận động để hiện đại hoá văn học Việt Nam từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại, thì thơ Đường luật vẫn còn được dùng để sáng tác.

Đến thời điểm 1932, năm chính thức mở màn của phong trào Thơ Mới, với cái mốc là bài Tình già của Phan Khôi đăng trên tờ Phụ nữ tân văn ngày 10-3-1932 đã tạo nên làn sóng hưởng ứng của lớp thanh niên tân học và ít nhiều gây hoang mang cho lớp cựu học. Từ đó, trên thi đàn diễn ra hai mặt trận: phái Mới có Phan Khôi, Thế Lữ, Nguyễn Thị Kiêm, Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên…; phái Cũ có Nguyễn Văn Hanh, Thái Phỉ, Tùng Lâm, Hoàng Duy Từ… Còn ở giữa hai phái (có thể gọi là trung gian), người ta ghi nhận có sự hiện của nhà thơ Tản Đà.

Khái niệm “phái Cũ”, “thơ Cũ” là do phái Mới, Thơ Mới đặt ra, chủ yếu để ám chỉ lối thơ sáng tác theo thể Đường luật đăng trên các báo công khai hồi đó. Sự tấn công của Thơ Mới vào thành trì của thơ cũ không chỉ đơn thuần là sự phá bỏ hình thức thơ cũ, nhất là sự gò bó nghiêm ngặt của thơ cách luật, mà phần nào còn là sự tấn công vào ý thức hệ, những giá trị tinh thần, những tiêu chuẩn thẩm mỹ của văn học trung đại với ý thức hệ phong kiến. Dưới cái nhìn của các nhà Thơ Mới thì các nhà thơ cũ chỉ là “thợ thơ”, và thơ cách luật chỉ là loại thơ “con chó đi vô, con mèo đi ra”, thể Đường luật thì đúng là “cái ngục giam hãm tình tứ” [44]. Tất nhiên, Thơ Mới thắng lợi không hoàn toàn do những lời phát biểu công kích thơ cũ, mà quan trọng hơn và chủ yếu là do những thi phẩm mới mẻ của các thi nhân tài năng như: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận… được đông đảo bạn đọc nhiệt liệt và hồ hởi tiếp nhận.

Trong khi đó, trước sự tấn công của phái Mới, những người thuộc phái Cũ như Nguyễn Văn Hanh, Thái Phỉ, Tùng Lâm… đã có phản ứng lại. Họ dựa vào thành tựu thơ ca gần 1000 năm của dân tộc để chỉ trích Thơ Mới là thứ thơ “luộm thuộm”, “văn xuôi”; Nguyễn Văn Hanh trong bài “Thi cũ thi mới” đã chê trách các nhà thơ ta bắt chước thơ Tây là sai lầm. Theo ông, phá niêm, phá cách, nhưng có vần thì còn được, chứ tự do tới mức những câu như: “Sen, ơi Sen mầy đưa tao đôi guốc,/ Để tao ra vườn ngắm cảnh chơi” thì cũng có thể thành thơ được, ngay Thạch Lam là nhà văn kiểu mới cũng phải cho là “lạ” quá. [dẫn lại: 76,tr.10-11]. Sở dĩ, Thơ Mới tấn công thơ Cũ, một phần là do thơ Cũ lúc này chỉ lo chăm chút gò văn gọt chữ, vì thế mà thơ trở nên sáo rỗng, nhạt nhẽo, khô khan. Thử đọc lại những bài thơ Đường

luật đăng trên Nam Phong tạp chí lúc bấy giờ sẽ thấy cái nhạt nhẽo vô vị của nó. Điều này, chính nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định trong một bài viết về Tản Đà, sau khi nhà thơ này đã tạ thế. Sau đó, trong Thi nhân Việt Nam, khi tổng kết phong trào Thơ Mới, Hoài Thanh và Hoài Chân rất có lý khi nói rằng: “Công kích những bài Thơ Mới lủng củng là một chuyện thừa vậy. Công kích được những bài có giá trị mới mong tiệt được mầm Thơ Mới. Nhưng đã có giá trị thì còn biết biết công kích thế nào!” [74,tr.26]. Và trong tình thế ấy “chỉ có một người hoặc có thể làm nên chuyện. Người ấy là Tản Đà, một nhà thơ có tài” [74,tr.25]. “Nhưng đối với Thơ Mới, Tản Đà lại hết sức dè dặt” [74,tr.25], và lúc này, Tản Đà bị cả hai phái tranh giành, nhưng ông vẫn có cảm tình đặc biệt với thơ cũ, bằng chứng là trên tờ An Nam tạp chí, ông viết nhiều bài bình luận về thơ Đường luật, ông khen thơ Đường luật của Tham Toàn, Quách Tấn rất hay và công phu. Chính sự bênh vực của Tản Đà cùng một số bài thơ Đường luật khá nhuần nhị của Quách Tấn, Tham Toàn, Bích Khê… đăng trên An Nam tạp chí đã khiến nhiều nhà thơ cũ lấy lại được tự tin trong sáng tác. Chẳng hạn, tháng 4 năm 1935, hai ông Tường Vân và Phi Vân xuất bản tập thơ cũ ở Vinh: Những bông hoa trái mùa; năm 1936, Hàn Mặc Tử cho xuất bản tập Gái quê ở Quy Nhơn, trong đó có một số bài thơ Đường luật; nhưng phải đợi đến năm 1939, khi Quách Tấn cho xuất bản tập Một tấm lòng với lời Tựa của Tản Đà và lời Bạt của Hàn Mặc Tử thì phần nào đã xua tan không khí ảm đạm của thơ cũ; để đến năm 1941, Quách Tấn cho xuất bản tập thơ Đường luật thứ hai: Mùa cổ điển thì bạn đọc và các nhà Thơ Mới buộc lòng phải công nhận “giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái, có sức cuốn hút lạ lùng” này, thậm chí ngay khi đọc bản thảo tập thơ, có người đã thốt lên “chỉ một bài Đêm thu nghe quạ kêu chừng ấy thôi cũng đủ cho ta thấy thi sĩ đã vượt lên trên những thi sĩ có tiếng như: Bà huyện Thanh Quan, Yên Đổ, Chu Mạnh Trinh…” như ý kiến của Bích Khê [19,tr.59];[71,tr.414], để sau đó, Hoài Thanh và Hoài Chân đã xếp ông một chỗ ngồi xứng đáng trong Thi nhân Việt Nam mà ở mục trên luận văn có nêu.

Từ sau 1945, đối với thơ Đường luật, các nhà nghiên cứu nhìn nhận có chiều hướng thống nhất. Trong các công trình văn học sử như: Thi văn Việt Nam (Hoàng Xuân Hãn, 1951), Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập 3 (Nhóm Lê Quý Đôn: Vũ Đình Liên - Trương Chính - Đỗ Đức Hiểu, 1957), Mấy vấn đề văn học sử Việt

Nam (Trương Tửu, 1958), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (Ban Văn Sử Địa: Văn Tân - Nguyễn Hồng Phong - Nguyễn Đổng Chi, 1959), Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam tập 4 (tủ sách ĐHSP, 1961), Văn học Việt Nam 1930-1945 (Phan Cự Đệ - Bạch Năng Thi, 1966), Lịch sử văn học Việt Nam tập 5, phần 1 (tủ sách ĐHSP, 1976, tb), Văn học Việt Nam 1900-1945 (Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung - Lê Chí Dũng - Hà Văn Đức, Nxb GD, tb, 2000)… trong các bài khái quát đã có những đánh giá chung về thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX dù chỉ lướt qua, nhưng cái nhìn đã có tính hệ thống và khách quan hơn, thừa nhận sự tồn tại của thể loại này về số lượng, còn giá trị của nó vẫn là ý kiến khá sơ lược và thiên về nội dung hơn là hình thức nghệ thuật, trong đó đáng lưu ý là thơ Đường luật ở bộ phận thơ ca cách mạng được đánh giá cao hơn, còn thơ Đường luật ở bộ phận thơ ca hợp pháp thì dường như ít nhắc đến, nếu có thì thiên về phủ nhận hơn là khẳng định.

Bàn về thể thơ Đường luật, trước năm 1945 có một số công trình sau đây đã đề cập đến, dù mức độ nông sâu có khác nhau: Việt Hán văn khảo (Phan kế Bính, 1918), Quốc văn cụ thể (Bùi Kỷ, 1927), Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm, 1943), Đường luật chỉ nam (Phạm Huy Toại, 1951), Thơ ca Việt Nam: hình thức và thể loại (Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức, 1971), Phong trào Thơ Mới (Phan Cự Đệ, 1982)… đã nêu và phân tích sự vận động của thể thơ Đường luật ở Việt Nam, trong đó có nói về những thay đổi về mặt hình thức thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX. Chẳng hạn, Phan Cự Đệ trong Phong trào Thơ Mới đã dành gần 8 trang để phân tích sự giao thoa giữa thơ Cũ và Thơ Mới, trong đó có nêu “Trong những bài thơ Đường luật của Hàn Mặc Tử, Quách Tấn đã có cái xôn xao, cái băn khoăn khó nói của thời đại mới… Có khi ở Quách Tấn, Phạm Văn Hạnh, hình thức thơ Đường chỉ là cái áo khoác ngoài của một tâm hồn mới và hiện đại” [14,tr.232- 233].

Lã Nhâm Thìn trong luận án PTS “Thơ Nôm Đường luật” (1993), trên cơ sở nhìn lại cả một chặng đường dài lịch sử, những thành công và hạn chế của thơ Nôm Đường luật trong lịch sử thơ ca Việt Nam, đã khẳng định: “Bước sang thế kỷ XX, tuy chữ Nôm đã mất hẳn vai trò trong cuộc sống và trong sáng tác văn học, nhưng thể Đường luật vẫn tìm được chỗ đứng cho mình. Hình thức thơ quy phạm, trang

trọng, chuyển tải một mội dung hài hước “không nghiêm chỉnh” đã tạo thế mạnh cho thơ trào phúng” [78,tr.44].

Lê Đức Niệm trong Diện mạo thơ Đường (1995) đã khẳng định sự hiện diện khá bề thế của thể thơ Đường luật trong tập Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh và nhận xét: “Thơ Đường luật của Bác mang phong vị thơ Đường nhưng đã hiện đại hoá… Thơ chữ Hán của Bác đã mở rộng phạm vi phản ánh nhiều vấn đề to lớn của thời đại” [50].

Lê Sĩ Đại trong Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường (1996) cũng có nhắc đến sức sống của hồn thơ Đường và thể Đường luật trong thơ Việt giai đoạn sau năm 1930.

Ngô Văn Phú trong Thơ Đường ở Việt Nam (1996) đã nêu quá trình du nhập của thơ Đường, trong đó có thể thơ Đường luật và ảnh hưởng của nó đối với thơ Việt Nam. Theo ông, thơ Đường luật đã được các sĩ phu yêu nước dùng làm vũ khí đấu tranh với những tên tuổi lớn như Phan Đình Phùng, Nguyễn Hữu Huân, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… làm sáng danh cho thơ Đường luật… Sau này, thơ Đường luật còn được Tú Mỡ, Đồ Phồn vận dụng trong thơ trào phúng.

Trần Đình Sử trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại (1999) đã dành một mục viết về đặc trưng thi pháp của thơ Tự tình, trong đó có nhắc đến thể thơ Đường luật [58,tr.170-181].

Trần Thị Lệ Thanh trong luận án Tiến sĩ Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (2002) đã khảo sát trên 5.000 bài thơ Đường luật để khẳng định: Sự hiện diện của thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (chương 1); Hệ thống đề tài và cảm hứng chủ đạo trong thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: thiên nhiên, yêu nước, lịch sử, nhân thế (chương 2); Những đặc điểm về ngôn ngữ của thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: từ ngữ, ngữ pháp, ngữ âm (chương 3) [76].

Tóm lại, từ những đánh giá và nhận định trên của các nhà nghiên cứu phê bình, có thể nói thơ Quách Tấn là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam trong buổi giao thời của Thơ Mới và thơ Cũ. Quách Tấn đã tuân thủ những luật lệ quy phạm của các thể thơ Đường luật, nhưng ông biết làm mới, làm nổi bật

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí