Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông, đã tạo cho Du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện khai thác thế mạnh về du lịch văn hóa – lịch sử.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch Việt Nam vừa phân bố tương đối đồng đều trong toànn quốc, vừa tập trung thành từng cụm gần các đô thị lớn, các trục giao thông quan trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng, có giá trị sử dụng cho mục đích du lịch và sức hấp dẫn khách cao.
Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận
Quần thể di tích cố đô Huế, năm 1993 là di sản văn hoá thế giới
Nhã nhạc cung đình Huế, năm 2003 là kiệt tác văn hoá vi vật thể và truyền khẩu nhân loại
Vịnh Hạ Long, được công nhận 2 lần, năm 1994 là di sản thiên nhiên thế giới và năm 2000 là di sản địa chất thế giới.
Phố cổ Hội An, năm 1999 là di sản văn hoá thế giới.
Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999 là di sản văn hoá thế giới.
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, năm 2003 là di sản thiên nhiên thế giới.
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, năm 2005 là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
III. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1. Đánh giá thị phần của ngành du lịch Việt Nam
Du lịch được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Nếu năm 1990, Việt Nam mới chỉ đón 250 nghìn lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách trong nước thì đến năm 2005, số lượt khách
quốc tế đã lên tới con số 3,47 triệu người và lượng khách du lịch nội địa đã tăng lên 15 triệu người. Đến năm 2006 số lượng khách quốc tế đã là gần 3,6 triệu người và chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2007 số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã đạt 3,478 triệu lượt, tức là tăng hơn 17,8% so với cùng kỳ năm 2006.
Bảng 2: Thị phần và biến động về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2006
Lượng khách (nghìn người) | Thị phần (%) | Biến động (%) | |
1990 | 250 | 0,05 | |
1995 | 1351 | 0,24 | 40,1 |
1996 | 1607 | 0,27 | 18,9 |
1997 | 1716 | 0,28 | 6,8 |
1998 | 1520 | 0,24 | -11,4 |
1999 | 1781 | 0,27 | 17,2 |
2000 | 2140 | 0,30 | 20,2 |
2001 | 2330 | 0,33 | 8,9 |
2002 | 2630 | 0,37 | 12,8 |
2003 | 2430 | 0,34 | -7,6 |
2004 | 2900 | 0,38 | 19,3 |
2005 | 3468 | 0,43 | 19,6 |
2006 | 3583 | 0,43 | 3,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hội Nhập Về Du Lịch Của Việt Nam Và Sự Cần Thiết Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Du Lịch
- Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Ngành Du Lịch Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập
- Kinh Nghiệm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Du Lịch Malaixia
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Về Nguồn Nhân Lực Của Ngành Du Lịch Việt Nam
- Một Số Thành Tựu Chủ Yếu Của Ngành Du Lịch Việt Nam
- Các Sản Phẩm Du Lịch Của Việt Nam Còn Nghèo Nàn Và Chất Lượng Sản Phẩm Thấp
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục du lịch
Trong giai đoạn 1990 – 1995, ngành du lịch chứng kiến sự tăng trưởng nhanh của dòng khách quốc tế đến Việt Nam. Đây là thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt vào tìm hiểu thị trường Việt Nam sau khi thực hiện chính sách mở cửa, nới rộng các chính sach về đầu tư nước ngoài... cũng như việc
đơn giản hoá các thủ tục tạo điều kiện dễ dàng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm quê hương.
Giai đoạn sau (1996 – 1999), thị trường du lịch quốc tế của Việt Nam có nhiều biến động, tốc độ tăng trưởng thấp, đặc biệt năm 1998, số lượng khách du lịch quốc tế giảm 0,2 triệu lượt người, tương đương giảm 11,4 %. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của những khó khăn về kinh tế trong khu vực và đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á diễn ra vào năm 1997. Nhưng ngay sau đó, du lịch Việt Nam đã dần phục hồi. Tới năm 2002, du lịch Việt Nam được coi là điểm sáng trong phát triển kinh tế đất nước. Bất chấp nguy cơ khủng bố quốc tế diễn ra nhiều nơi, dòng khách quốc tế đến Việt Nam – một điểm đến an toàn và thân thiện, ngày một đông. Ngay cả số khách Mỹ – một quốc gia đang bị đe doạ khủng bố nặng nề – vẫn gia tăng mạnh (10,5%). Đáng chú ý là số khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích du lịch năm 2002 đã lên đến gần 1,5 triệu người, tăng 18,8% so với năm 2001.
Cuộc chiến tranh Iraq do liên quân Mỹ – Anh phát động và đại dịch SARS bất ngờ ấp đến đã làm cho ngành du lịch Việt Nam bị thiệt hại nặng nề. Đây là những nguyên nhân chính làm cho số lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam giảm 7,6% so với năm 2002. Tuy nhiên, với các đợt quảng bá lớn và tổ chức thành công các sự kiện văn hoá trọng đại như: Năm du lịch Hạ Long, Năm du lịch Sea Games, 100 năm Sapa, Liên hoan du lịch quốc tế hà Nội 2003, Diễn đàn du lịch Mêkông lần thứ VIII... Việt Nam cũng đã nỗ lực hết sức để khuyến khích du khách trở lại với đất nước mình. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã bắt đầu tăng mạnh kể từ năm 2004. Đây là một thành công rất thuyết phục của Ngành du lịch Việt Nam trong thời điểm mà du lịch thế giới có những dấu hiệu ảm đạm.
Xét về quốc gia gửi khách, hay là thị trường xuất khẩu dịch vụ du lịch của Việt Nam, có thể nói các thị trường nổi bật là Đài Loan, Nhật Bản, Pháp,
Mỹ, Anh, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây, thị phần của thị trường Nhật, Pháp, Anh, Hồng Kông...đã giảm xuống, còn thị phần của Mỹ, Trung Quốc lại tăng lên (thị phần của Trung Quốc tăng từ 1,4% năm 1993 lên 27,6% năm 2002, Mỹ tương ứng là 4% lên 9,9%). Nguyên nhân là do cơ chế đi lại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thông thoáng hơn, quan hệ Việt Mỹ được cải thiện đáng kể khiến thị phần của hai thị trường này tăng lên.
Tính đến tháng 9/2007 thì trong số du khách quốc tế đến Việt Nam, dẫn đầu là các khách du lịch từ Trung Quốc, sau đó là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Nếu xét về số lượng khách du lịch quốc tế thì thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam so với tổng số lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới là rất nhỏ, không đáng kể. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể lạc quan tin tưởng vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam khi trong giai đoạn 1990 – 2006, thị phần khách du lịch quốc tế đến Việt Nam so với tổng số lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới đã tăng vượt bậc từ 0,05% (1990) lên 0,43% (2006). So với năm 1990, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 đã tăng lên hơn 14 lần.
2. Đánh giá về giá cả của dịch vụ du lịch
Hiện nay, môi trường cạnh tranh trong ngành du lịch chủ yếu vẫn là cạnh tranh về giá. Dựa trên kết quả nghiên cứu của WTTC, có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với một số đối thủ trong khu vực về giá như sau:
Bảng 3: Đánh giá năng lực cạnh tranh về giá của ngành du lịch Việt
Nam
Giá cả | |
Singapore | 23,07 |
Malaixia | 74,86 |
Thái Lan | 83,12 |
Indonexia | 65,46 |
Philippines | 67,13 |
Việt Nam | 84,75 |
Lào | 57,51, |
Campuchia | 84,91 |
Nguồn: WTTC
Ghi chú: 1,00 - cạnh tranh kém nhất 100,00 - cạnh tranh tốt nhất Na - dữ liệu không có sẵn
Với thang điểm đã được đánh giá như trên, chúng ta có thể thấy rằng: Việt Nam có năng lực cạnh tranh về giá. Trong 8 nước trên thì khả năng cạnh tranh về giá của Việt Nam đứng thứ 2 chỉ sau Campuchia. Gần một nửa (49%) số du khách quốc tế nêu lý do của quyết định chọn Việt Nam là điểm đến nghỉ ngơi trong tương lai gần là giá cả hàng hóa và dịch vụ thấp.
Tuy nhiên, tình trạng nâng giá vô tội vạ xảy ra tại các điểm du lịch vào mùa cao điểm, hay tại đối với các dịch vụ ăn uống và giải trí đã tạo ra những ấn tượng rất không tốt đối với khách du lịch. Ngoài ra, khách du lịch quốc tế còn phải đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử về giá giữa khách nội địa và khách quốc tế.
Hiện nay giá dịch vụ du lịch của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp khách sạn chưa được nhà nước kiểm soát chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng tăng giá phòng đồng loạt và quá cao so với giá của các khách sạn trong khu vực Đông Nam Á. Điều này dẫn đến giá tour bị đội lên rất cao, dẫn đến tình trạng khách du lịch sẽ chuyển hướng đi tới những nước khác với giá tour rẻ hơn.
Các tour du lịch khuyến mại, giảm giá vào những thời điểm vắng khách, không phải mùa du lịch của các công ty lữ hành cũng thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách. Vào các thời điểm này, các công tu lữ hành tiến hành giảm giá các tour du lịch từ 10 – 20%, thậm chí là 40%.
Giá cả du lịch cao cấp của Việt Nam lại cao hơn hẳn các nước trong khu vực. Ví dụ như giá phòng khách sạn 3 sao trở lên ở Việt Nam luôn đắt hơn hẳn ở Thái Lan đến vài chục phần trăm, hơn thế nữa các khách sạn lớn lại còn tăng giá không theo chu kì. Theo đại diện của CITE (trung tâm du lịch MICE), chi phí cho một tour du lịch MICE cao cấp tại Việt Nam đã ngang với các nước trong khu vực trong khi dịch vụ để thu hút du khách của lại không đa dạng bằng. Điều này đang làm giảm sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, rất nhiều đoàn khách đã bỏ tour vì giá phòng tăng quá nhanh trong thời gian qua.
Điểm đáng lưu ý là, thời gian một du khách quốc tế ở Việt Nam trung bình 9,6 ngày, nhiều hơn Thái Lan (8,13 ngày), Malaixia (6,1 ngày) và Singapore (9,11 ngày), nhưng mức chi tiêu của du khách lại thấp nhất,chỉ có 65 USD/ngày so với Singapore là 130 USD/ngày, Thái Lan 100 USD/ngày và Malaixia là 88 USD/ngày. Điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh du lịch của Việt Nam là còn thấp so với các nước trong khu vực.
3. Đánh giá về chất lượng của các sản phẩm du lịch của Việt Nam
Lâu nay ngành du lịch Việt Nam thường đánh giá sự phát triển của mình dựa trên số lượng du khách gia tăng mà chưa chú ý đánh giá việc tăng chất lượng dịch vụ. Trong khi chất lượng mới là yếu tố giúp ngành du lịch phát triển bền vững và đạt được doanh thu cao. Trong bảy tháng đầu năm 2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đến 16,2% so với cùng kỳ năm 2006 (số lượng khách đến Việt Nam năm 2006 chỉ tăng 3% so với năm 2005), nguyên nhân chính là tình hình bất ổn tại Thái Lan và Indonexia đã khiến nhiều du khách quốc tế e ngại đến hai nước này, chuyển sang các quốc gia an toàn hơn.
Đây là một cơ hội lớn với du lịch Việt Nam. Tuy nhiên nếu không nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ vào thời điểm này, để 70% du khách đến Việt Nam không có ý định quay trở lại như điều tra mới đây của Tổng cục du lịch, thì khi yếu tố may mắn qua đi, ngành du lịch Việt Nam sẽ khó giữ được lượng khách tăng như hiện nay, thậm chí là trở lại mức cũ.
Kết quả điều tra năm 2005 cho thấy thời gian lưu lại Việt Nam của du khách quốc tế đã tăng lên rõ rệt so với năm 2003. Số ngày bình quân chung của một lượt khách tự sắp xếp đi đã từ 12,1 ngày theo điều tra năm 2003 tăng lên 16,8 ngày năm 2005 và số ngày bình quân một lượt khách đi theo tour do các công ty du lịch lữ hành tổ chức đã từ 8,5 ngày lên 9,7 ngày. Điều này chứng tỏ ngành du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn, đã thu hút và níu chân du khách quốc tế đến và ở lại Việt Nam với thời gian lâu hơn.
Theo đánh giá của khách du lịch thì họ có ấn tượng tốt về Việt Nam vì đây là một quốc gia: tuyệt diệu, có khí hậu dễ chịu; có điều kiện tự nhiên và cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều nơi thăm quan. Ngoài ra “lòng hiếu khách của người dân cũng là một yếu tố được khách du lịch đánh giá cao. Những yếu tố mà du khách đánh giá cao ở Việt Nam là các giá trị về văn hoá và dịch vụ mua sắm.
Dịch vụ mua sắm tại thị trường Việt Nam hấp dẫn, giá rẻ và kích thích nhu cầu mua sắm, hàng hoá có giá phù hợp.
Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều món ăn đặc sắc, mang bản sắc dân tộc. Đặc biệt món phở của Việt Nam rất nổi tiếng và được các du khách quốc tế ưa thích. Tuy nhiên món ăn Việt Nam chưa phải là yếu tố thu hút khách, chỉ có một số ít du khách đồng ý rằng món ăn Việt Nam hấp dẫn đối với họ. Đáng lưu ý là hầu như không có khách du lịch nào cho rằng họ thoả mãn với các dịch vụ du lịch dựa trên hai tiêu chí: hướng dẫn viên tốt và dịch vụ tốt.
Dịch vụ du lịch mang tính đa ngành và tổng hợp cao vì nó liên quan tới rất nhiều dịch vụ khác nhau. Dịch vụ du lịch sử dụng sản phẩm của các ngành dịch vụ khác, đặc biệt là các ngành dịch vụ:
- Dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính và dịch vụ thông tin.
- Dịch vụ văn hoá, giải trí và thể thao, dịch vụ phân phối
- Dịch vụ quảng cáo, dịch vụ hỗ trợ vận tải và dịch vụ xây dựng Các dịch vụ khách sạn và nhà hàng (bao gồm cả phục vụ đồ ăn), dịch
vụ đại lí du lịch và điều hành tour du lịch, dịch vụ hướng dẫn du lịch là những dịch vụ chính, trực tiếp liên quan đến khách du lịch.
Riêng trong khu vực dịch vụ, giải trí - khu vực thu hút du khách tiêu tiền nhiều nhất lại thu hút ít khách du lịch. Điều này là rất đáng tiếc , bởi vì mức độ hài lòng của du khách về truyền thống văn hoá rất cao, mà truyền thống văn hoá phong phú là nguồn sáng tạo cho các sản phẩm lưu niệm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc. Các điệu múa dân tộc, các truyền thuyết lịch sử của nước ta nếu được dàn dựng công phu trong một sân khấu hoành tráng thì chắc chắn hấp dẫn không kém chương trình Alangkam của Thái Lan. Vấn đề ở đây là du lịch Việt Nam thiếu sự đầu tư. Du lịch Việt Nam chỉ có thể là con gà đẻ trứng vàng nếu được đầu tư đúng mức và đúng cách.