Hội Nhập Về Du Lịch Của Việt Nam Và Sự Cần Thiết Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Du Lịch

3.3. Chất lượng sản phẩm chủ yếu của ngành

Có thể liệt kê một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ như sự tin cậy, tinh thần trách nhiệm, sự đảm bảo, sự đồng cảm và tính hữu hình.

Sự tin cậy: Chính là khả năng cung cấp dịch vụ như đã hứa một cách tin cậy và chính xác, nó còn bao gồm sự nhất quán mà ngay từ lần đầu tiên cung ứng dịch vụ công ty phải thực hiện. Đảm bảo dịch vụ tin cậy là một trong những trông đợi cơ bản của khách hàng.

Tinh thần trách nhiệm: Là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách tích cực và cung cấp dịch vụ một cách hăng hái. Trong trường hợp dịch vụ sai hỏng, khả năng khôi phục nhanh chóng có thể tạo ra cảm nhận tích cực về chất lượng.

Sự đảm bảo: là việc thực hiện dịch vụ một cách lịch sự và kính trọng khách hàng, giao tiếp có kết quả với khách hàng, thực sự quan tâm và giữ bí mật cho họ.

Sự đồng cảm: thể hiện việc chăm sóc chu đáo, chú ý tới cá nhân khách hàng. Sự đồng cảm bao gồm khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Tính hữu hình: là hiện diện của điều kiện làm việc, trang thiết bị, con người và các phương tiện thông tin.

Đây cũng chính là 5 chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch. Trong các chỉ tiêu trên, có bốn chỉ tiêu mang tính vô hình, chỉ có 1 chỉ tiêu mang tính hữu hình nên các nhà cung ứng du lịch thường coi chỉ tiêu hữu hình chính là bản thông điệp gửi tới khách hàng.

Dịch vụ càng phức tạp và vô hình thì khách hàng sẽ càng tin vào các yếu tố hữu hình. Môi trường vật chất xung quanh dịch vụ là phần chính yếu phản ánh tính hữu hình của dịch vụ. Chẳng hạn môi trường xung quanh các trang trí, yếu tố xã hội, phương tiện thông tin giá cả.

3.4. Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.

Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động.

Nguồn nhân lực đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như của toàn thể xã hội. Nguồn nhân lực, cùng với tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ đã trở thành một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển.

Hoạt động du lịch là một hoạt động có những đặc thù riêng trong ngành dịch vụ. Đối với hoạt động du lịch, đòi hỏi nguồn nhânlực phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của ngành du lịch, sự hiểu biết ngoại ngữ là vấn đề thiết yếu. Trong kinh doanh du lịch quốc tế, việc thông thạo ít nhất một trong những ngoại ngữ thông dụng trong hoạt động du lịch: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga... là rất cần thiết do yêu cầu hàng ngày phải trực tiếp giao dịch với khách du lịch,đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Thiếu hiểu biết về ngoại ngữ sẽ là một trở ngại rất lớn, thậm chí làm cho các chức danh trong lao động không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Việc thông thạo ít nhất một trong các ngôn ngữ thông dụng quốc tế là cần thiết không chỉ đối với ngành du lịch mà còn đối với tất cả các ngành kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Trình độ hiểu biết về kinh tế, yêu cầu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi chức danh trong hoạt động du lịch. Mỗi doanh nghiệp đều được thành lập về tổ chức hoạt động với mục đích nhằm tăng nguồn thu, tăng lợi

nhuận. Trong công tác tổ chức kinh doanh và quản lý tồn tại hoàng loạt những hoạt động có nội dung kinh tế đòi hỏi mọi chức danh lao động trong doanh nghiệp được bồi dưỡng, đào tạo về trình độ nghề nghiệp chuyên môn và tư duy kinh tế. Kiến thức về kinh tế có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện các quá trình thiết lập, cải tạo, duy trì, hiện đại hoá cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp tổ chức hoạt động có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Sự hiểu biết về những vấn đề chính trị và xã hội và văn hoá, lịch sử là một yêu cầu rất quan trọng. Khách du lịch thường có rất nhiều thắc mắc cần hỏi đáp, vì thế nếu các chức danh trong ngành du lịch phải có những hiểu biết nhất định để có thể thoả mãn nhu cầu về thông tin của họ.

Ngoài ra, đội ngũ lao động cần có tâm lý thoải mái, nhiệt tình, sẵn sàng phục vụ du khách trong mọi điều kiện. Sự thân thiện và thái độ nhiệt tình sẽ tạo tâm lý thoải mái với khách du lịch, giúp người làm du lịch có thể hoàn thành tốt công việc.

3.5. Chất lượng cơ sở hạ tầng

Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao.

Do vậy hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng không chỉ bao gồm các yếu tố của riêng ngành du lịch mà bao gồm cả các yếu tố của các ngành khác được huy động vào hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu của con người.

Cơ sở vật chất là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu để phát triển hoạt động kinh doanh của bất ký một ngành kinh tế nào, đặc biệt là ngành kinh doanh du lịch. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định doanh thu, lợi nhuận và sự lớn mạnh của doanh nghiệp.

Cơ sở vật chất được đầu tư tốt , đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Một trong những đặc trưng của ngành du lịch là chủ yếu sử dụng sản phẩm của các ngành khác để tạo nên sản phẩm của mình. Trong đó, sản phẩm của các ngành như xây dựng, giao thông vận tải chiếm vị trí chủ yếu. Nhờ có sự tham gia đóng góp của những ngành kinh tế trên mà ngành du lịch mới có thể có được những khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, các đội xe phục vụ nhu cầu đi lại của khách du lịch.‌

Nếu cơ sở vật chất hạ tầng và kỹ thuật yếu kém, không đồng bộ, không có quy hoạch thì sẽ gây nên khó khăn cho du lịch, làm chậm bước phát triển và ảnh hưởng đến sự phục nhu cầu thiết yếu của khách.

II. HỘI NHẬP VỀ DU LỊCH CỦA VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH

1. Hội nhập về du lịch của Việt Nam

1.1. Cam kết về dịch vụ du lịch của Việt Nam khi gia nhập WTO

Việc Việt Nam quyết định gia nhập WTO là một quyết định đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam và xu thế toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển.

Để gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã phải đưa ra cam kết trong lĩnh vực dịch vụ. Nội dung của bản chào này bao gồm các cam kết chung về 4 phương thức cung cấp dịch vụ và các cam kết cụ thể đối với từng ngành và phân ngành dịch vụ.

Bảng 1: Mẫu cam kết của ngành dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan


Ngành và

phân ngành

Hạn chế

tiếp cận thị trường

Hạn chế

đối xử quốc gia

Cam kết

bổ sung

A. Khách sạn và nhà

hàng

(1) Không hạn chế

(1) Không hạn chế


B. Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour

(1) không hạn chế

(2) không hạn chế

(3) không hạn chế, ngoại trừ các nhà cung cấp DV nước ngoài được phép cung cấp DV dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế phần vốn góp của phía NN.

(4) Chưa cam kết, trừ các

cam kết chung.

(1) không hạn chế

(2) không hạn chế

(3) không hạn chế, trừ hướng dẫn viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư NN là công dân Việt Nam. Được phép đưa khách vào du lịch Việt Nam.

(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.


C. Dịch vụ hướng dẫn

viên du lịch




D. Dịch vụ khác




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong thời giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 4

Nguồn: Tổng cục du lịch

Nội dung cam kết

- Diện cam kết: Việt Nam chỉ cam kết dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lich. Không cam kết dịch vụ hướng dẫn viên du lịch.

- Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch:

+ Mở cửa thị trường: Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh.

+ Đối xử quốc gia: Không hạn chế, ngoại trừ:

Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ Inbound và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam.

- Một số lưu ý:

+ Mở cửa thị trường:

Không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (phù hợp với điều 51 Luật du lịch).

Không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh (Luật du lịch Việt Nam - 2005 chưa có).

Chưa cam kết cho phép thành lập chi nhánh (Điều 42 Luật du lịch).

Không hạn chế đối tác Việt Nam trong liên doanh (Điều 51 Luật Du lịch).

+ Đối xử quốc gia:

Không cam kết cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ Outbuond (dịch vụ đưa khách nước ngoài ở trong nước). Trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam chỉ cam kết mở cửa đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành, dịch vụ sắp xếp chỗ trong

khách sạn, cung cấp thức ăn và đồ uống.

Trong các cam kết với WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đối

với phương thức hiện diện thương mại, Việt Nam cũng cam kết xoá bỏ hạn chế vốn sở hữu nước ngoài đối với doanh nghiệp nươc sngoài đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động đại lý du lịch, kinh donah lữ hành du lịch. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lữ hành du lịch có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam (inbound). Các doanh nghiệp sở hữu nước ngoài không được phép thực hiện các dịch vụ gửi khách trong nước. Công ty nước ngoài tuy được phếp đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam. Đối với phương thức hiện diện thể nhân, Việt Nam vẫn không cho phép hướng dẫn viên du lịch nước ngoài được hành nghề ở Việt Nam.

Như vậy có thể nói Việt Nam đã mở cửa thị trường du lịch tương đối mạnh mẽ so với một số ngành dịch vụ quan trọng khác như dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm.

1.2 Hội nhập về du lịch của Việt Nam trong ASEAN

Sự kiện lịch sử ngày 28/7/1995 – Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác giữa Việt Nam với toàn khối ASEAN và với mỗi thành viên ASEAN.

Trong tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Bangkok (Thái Lan) ngày 14 – 15 tháng 12 năm 1995 khẳng định 8 lĩnh vực hợp tác kinh tế, trong đó có du lịch. Quá trình thúc đẩy hợp tác trong du lịch đều được thể hiện ở các tuyên bố, hiệp định của các lãnh đạo nhà nước trong ASEAN như “Kế hoạch hành động Hà Nội 2000”, Tuyên bố Hà Nội ngày 23/7/2001.

Hiện nay, tất cả 9 nước thành viên của ASEAN đều đã có các văn bản hợp tác song phương và đa phương với du lịch Việt Nam. Các chương trình hợp tác du lịch với Lào, Campuchia và Thái Lan đã làm tiền đề cho hợp tác với các nước thành viên ASEAN còn lại. Các lĩnh vực chủ yếu của

hợp tác du lịch là trao đổi các đoàn khách, đào tạo nhân lực du lịch, những thoả thuận về an ninh cho khách, khuyến khích đầu tư du lịch, trao đổi thông tin, xúc tiến du lịch.

Một trong những mốc quan trọng đánh dầu sự hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam với các nước ASEAN là việc Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEANTA) và ngày càng có đóng góp to lớn vào quá trình hợp tác du lịch ở Đông Nam á. Cũng từ đó Việt Nam lần lượt có sự thoả thuận với từng nước và ký kết các hiệp định miễn thị thực cho khách du lịch là công dân các nước Việt Nam với các quốc gia đó. Cho tới năm 2005, Việt Nam đã có ký kết miễn thị thực với 6 nước của ASEAN là Inđonêxia, Philippin, Thái Lan, Malaixia, Singapore, Lào. Tiếp đó tháng 8/2006, Việt Nam đã có ký kết miễn thị thực có đi có lại với 9 nước của ASEAN (trừ Myanmar). Quá trình hợp tác đó đã góp phần rất quan trọng tăng cường luồng khách từ các nước thành viên đi du lịch Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác đa phương trong ASEAN, du lịch Việt Nam đã có một quá trình hơn 10 năm tham gia cùng các bộ ngành vào hoạt động đàm phán để có được những kết quả phân ngnàh hợp tác rất cụ thể và hiệu quả. Từ tháng 6/2004, Việt Nam đã cho phép đối tác ASEAN được liên doanh đầu tư về khách sạn, khu nghỉ du lịch tổng hợp. Việt Nam cũng cho các đối tác ASEAN được tham gia vào 3 phân ngành là xếp chỗ ở khách sạn, phục vụ ăn trong nhà hàng, phục vụ uống không có chương trình giải trí. Với việc hợp tác đó, Việt Nam đã học hỏi khá thành công những kinh nghiệm về dịch vụ du lịch từ ASEAN. Trong tương lai gần, hợp tác du lịch Việt Nam – ASEAN sẽ được mở rộng cửa cho hầu hết các phân ngành, tiến tới tự do hoá các phân ngành và xoá bỏ dần các hạn chế để hướng tới xây dựng khu vực tự do ASEAN vào năm 2010.

Với sáng kiến của Việt Nam, phiên họp Bộ trưởng du lịch ASEAN + 3 (Gồm ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) đã được tổ chức gắn

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí