Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cấp Tỉnh Trong Lĩnh Vực Du Lịch

5.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch


- Với mục tiêu chung, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, các tỉnh, thành cần: Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển khu vực du lịch; Đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương về du lịch; Thống nhất và tăng cường hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; Mở rộng phương thức cung cấp dịch vụ du lịch và đa dạng hóa loại hình du lịch; Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực du lịc; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực hoạt động trong du lịch; Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương; Phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hóa cao; Phát triển du lịch bền vững; Phối hợp hoạt động du lịch với các ngành kinh tế khác.

- Với mục tiêu riêng, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, các tỉnh, thành cần hướng tới gồm:

Mục tiêu kinh tế, việc sử dụng hiệu quả nguồn lao động, nguồn gốc sáng tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp và cho xã hội;

Mục tiêu chính trị, việc góp phần thực hiện đường lối chính sách và chiến lược phát triển con người;

Mục tiêu xã hội, việc thông qua việc quản lý có hiệu quả thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo được việc làm, giữ được an ninh, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo xã hội ổn định và phát triển.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cần phải có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch, cụ thể :

Một là, tăng cường sự chỉ đạo của các cấp quản lý, cấp trên, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ đạo Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan trong việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn;

Hai là, kiện toàn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể tiến tới theo mô hình tách quản lý du lịch thành Sở Du lịch như trước đây và nâng cao năng lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn;

Ba là, chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển du lịch;

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 20

Bốn là, ban hành các cơ chế chính sách theo thẩm quyền tại địa phương về khuyến khích hoạt động du lịch, hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trên địa bàn;

Năm là, tăng cường nhận thức tầm quan trọng của du lịch cho các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư.

5.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch

5.2.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với cơ sở hạ tầng du lịch


Một là, phối hợp trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển các ngành liên quan, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện phát triển du lịch.

Hai là, phát triển hệ thống dịch vụ công cộng tiện nghi, hiện đại. Cải thiện các không gian công cộng có cảnh quan, môi trường văn minh, an toàn, tiện lợi ;

Ba là, đảm bảo hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc đạt tiêu chuẩn quốc tế và tới các khu, điểm du lịch.

Bốn là, đảm bảo mạng lưới đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường sông tiếp cận thuận lợi đến mọi địa bàn có nâng cấp, cải tạo bến xe, bến tàu, cầu cảng đảm bảo yêu cầu chất lượng phục vụ khách du lịch. Tạo môi trường giao thông công cộng hiện đại, thuận tiện khi tham gia giao thông du lịch;

5.2.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Một là, lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở lưu trú theo hạng sao và địa bàn làm cơ sở đầu tư, nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thống cơ lưu trú đạt mục tiêu về số lượng, đảm bảo từng bước hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật

chất kỹ thuật du lịch ; Đầu tư xây dựng một số trung tâm du lịch dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo khả năng cạnh tranh quốc tế tại một số đô thị du lịch chính;

Hai là, thực hiện hiện đại hóa hệ thống cơ sở lưu trú. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đảm bảo hệ thống cơ sở lưu trú đủ tiện nghị hội nghị, hội thảo, phòng họp, phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh, bar và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các dịch vụ khác... với chất lượng phục vụ cao;

Ba là, phát triển các loại hình cơ sở lưu trú phù hợp nhu cầu và xu hướng phát triển. Tập trung phát triển các khách sạn thương mại cao cấp; tổ hợp khách sạn kết hợp với trung tâm thương mại; tổ hợp khách sạn kết hợp nghỉ dưỡng và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh các khách sạn nghỉ dưỡng với các loại dịch vụ đa dạng ở các địa phương ven biển. Phát triển các cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên phục vụ loại hình du lịch sinh thái.

Bốn là, đổi mới phương thức và phong cách phục vụ, nâng cao trình độ công nghệ phục vụ. Liên tục đào tạo nghiệp vụ kỹ năng theo chuẩn nghề du lịch, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho lao động trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng du lịch. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa, tin học hóa vào kinh doanh và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc tế của các cơ sở lưu trú.

Năm là, thực hiện nghiêm túc việc quản lý, sử dụng đất, cấp phép xây dựng cơ sở lưu trú, đặc biệt các khu tổ hợp lưu trú tại các địa phương để đảm bảo yêu cầu về mục tiêu phát triển và sự cân đối về vùng, miền và sự đồng bộ về chất lượng.

Sáu là, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, tổ hợp khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Khuyến khích các thương hiệu khách sạn nổi tiếng đầu tư và quản lý khách sạn ở địa phương ; Đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ các nhà hàng du lịch đạt chất lượng, có quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo trình độ nghiệp vụ phục vụ.

Bảy là, chuẩn hóa hệ thống phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch, đảm bảo chất lượng, có sự quản lý theo hệ thống; Thực hiện quy hoạch, và đầu tư xây dựng hệ thống khu, điểm du lịch địa phương; Hoàn thiện hệ thống cơ sở phục vụ hội

nghị, hội thảo, thể thao, giải trí tại những địa bàn phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng phục du lịch du lịch cao cấp.

5.2.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp du lịch


Một là, xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch quốc gia.

Hai là, phát huy tính năng động, tự chủ để chủ động đột phá thực hiện những mô hình tổ chức kinh doanh mới, mở rộng quy mô phù hợp và thích ứng với các chiến lược thành phần của Chiến lược phát triển du lịch quốc gia;

Ba là, chủ động tham gia hoạt động trong khuôn khổ tổ chức phát triển du lịch vùng và các hội nghề nghiệp du lịch. Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức, đơn vị liên quan và cộng đồng dân cư có trách nhiệm tích cực và không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết, kiến thức, công nghệ gắn với hoạt động du lịch, tham gia tích cực các sự kiện du lịch quốc gia.

5.2.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với điều kiện về nguồn lực


Một là, xây dựng lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Hai là, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên môn hóa trong lĩnh vực du lịch mạnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tăng cường đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo quản lý về du lịch, quan tâm tới đào tạo kỹ năng nghề du lịch. Cơ sở đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu xã hội với giáo viên, giảng viên được chuẩn hoá. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy được trang bị đồng bộ và hiện đại hóa.

Ba là, rà soát lại mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch. Tập trung đầu tư cho các cơ sở trực tiếp đào tạo về du lịch, đảm bảo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực về phân bố theo vùng miền, chất lượng giảng dạy, điều kiện cơ sở giảng dạy.

Bốn là, nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo khác có giảng dạy về du lịch, đảm bảo yêu cầu chung về nội dung đào tạo và trình độ đào tạo; Xây dựng và tổ chức thực hiện hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ. Xây dựng trường đào tạo du lịch chuẩn, hoàn thiện các chương trình đào tạo và khung đào tạo. Từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế. Nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn sâu về du lịch có trình độ đại học và tập trung phát triển nguồn nhân lực bậc cao.

Năm là, tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Gắn kết đào tạo với sử dụng trên cơ sở vừa đáp ứng yêu cầu du lịch vừa thực hiện liên kết vùng và xuất khẩu lao động. Khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.

5.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với cơ chế, chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch

Một là, căn cứ Luật Du lịch (2005), rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách, kế hoạch chiến lược thúc đẩy phát triển du lịch.

Hai là, xây dựng môi trường thông thoáng, hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp chủ động phát huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch.

Ba là, xây dựng môi trường đầu tư thu hút các nguồn lực trong và ngoài tỉnh.


5.2.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với xây dựng cơ chế phát triển du lịch

Một là, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các địa bàn trọng điểm du lịch;

Hai là, xây dựng cơ chế tham gia và xã hội hoá trong xúc tiến quảng bá và đào tạo du lịch;

Ba là, xây dựng và thực thi cơ chế khuyến khích chất lượng và hiệu quả du lịch thông qua hệ thống đánh giá, thừa nhận và tôn vinh thương hiệu, nhãn hiệu, danh hiệu và địa danh.

5.2.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với xây dựng chính sách phát triển du lịch

Một là, xây dựng chính sách mở rộng các loại hình dịch vụ giải trí mới; Xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến quảng bá trong và ngoài tỉnh;

Hai là, xây dựng chính sách huy động cộng đồng dân cư ở ngoài tỉnh tham gia quảng bá cho du lịch địa phương;

Ba là, xây dựng chính sách kích cầu du lịch địa phương thông qua việc điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi.

5.2.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch

Một là, xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch địa phương trên cơ sở phát triển các thương hiệu du lịch vùng, điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch, các địa danh nổi tiếng. Chiến lược thương hiệu gắn chặt với chiến lược sản phẩm-thị trường và xúc tiến quảng bá;

Hai là, chính quyền địa phương cần hỗ trợ đầu tư phát triển thương hiệu du lịch, các hiệp hội du lịch, các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho địa phương, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm;

Ba là, phối hợp hiệu quả trong và ngoài ngành để xây dựng thương hiệu du lịch thống nhất. Xây dựng nhận thức rõ ràng từng địa phương, doanh nghiệp về phát triển thương hiệu du lịch bền vững. Phát triển thương hiệu phải được tiến hành một cách chuyên nghiệp, duy trì lâu dài, đảm bảo tác động trực tiếp tới thị trường mục tiêu;

Bốn là, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong phát triển thương hiệu. Thương hiệu du lịch được nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp du lịch bảo hộ, tôn vinh;

Năm là, mở rộng công nhận một số thương hiệu hàng hóa, hàng lưu niệm, dịch vụ liên quan gắn liền với hệ thống thương hiệu du lịch. Có cơ chế quản lý, tổ chức từ địa phương đến cơ sở đảm bảo việc kiểm soát, giám sát thực hiện phát triển thương hiệu.

5.2.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với phát triển du lịch


Một là, đầu tư tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù; đầu tư điều tra, đánh giá và hình thành cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch.

Hai là, đầu tư bảo vệ môi trường, cảnh quan và hệ sinh thái đa dạng. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả. Đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm. Thu hút đầu tư vào các khu du lịch nghỉ dưỡng và thể thao biển. Đầu tư các khu nghỉ dưỡng núi cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa và thu hút đầu tư những khu du lịch tổng hợp, giải trí chuyên đề, kết hợp trung tâm thương mại, mua sắm, hội nghị hội thảo tại các trung tâm đô thị.

Ba là, tăng cường hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, thu hút khu vực tư nhân đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Theo đó, ngân sách địa phương chú trọng, ưu tiên tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch các địa bàn có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia; khu du lịch địa phương, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển du lịch.

Bốn là, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch trên các địa bàn phải đồng bộ với thực hiện các hoạt động thu hút mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch nhằm phát triển các khu du lịch chất lượng cao với những sản phẩm du lịch đa dạng, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Năm là, tập trung đầu tư cho thương hiệu du lịch quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hình ảnh du lịch của địa phương. Tăng cường đầu tư theo chương trình, chiến dịch xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch địa phương;

Sáu là, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch; Tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo du lịch, đầu tư xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đào tạo theo chuẩn; đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên, đào tạo nhân lực bậc cao, nhân lực quản lý.

5.2.3.5. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch và các dịch vụ sáng tạo khác

Một là, khai thác tối ưu nguồn lực về tài nguyên du lịch: giá trị tài nguyên du lịch biển, đa dạng sinh học và các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, đặc biệt giá trị văn hóa truyền thống cho phát triển du lịch. Thể chế hóa, xã hội hoá trong khai thác tài nguyên, bảo tồn di sản. Trùng tu di tích. Coi trọng bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống. Phát triển ẩm thực đặc sắc địa phương.

Hai là, phát huy các nguồn lực tri thức khoa học công nghệ, lao động sáng tạo của các thành phần xã hội và cộng đồng người Việt ở nước ngoài ; Huy động sự tham gia và đề cao vai trò, trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, tổ chức nghề nghiệp, đoàn thể và cộng đồng. Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch; Ngân sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thị trường và ứng dụng công nghệ thương mại điện tử trong xúc tiến quảng bá du lịch.

Ba là, khuyến khích doanh nghiệp du lịch đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng, đặc biệt coi trọng ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ mới. Thực hiện cơ chế góp vốn trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Bốn là, hỗ trợ đầu tư từ ngân sách địa phương cho các lĩnh vực then chốt tạo tiền đề cho phát triển du lịch: cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng.

Năm là, huy động các nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch.

5.2.3.6. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Marketing du lịch


Chính quyền địa phương cấp tỉnh và doanh nghiệp phải có cái nhìn toàn vẹn hơn về các thức phối thức Marketing du lịch trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của mình trong chiến lược phát triển du lịch đó là cách phối thức 4P, 4D, 4C, 1H, cụ thể:

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí