Giá Trị Liên Hệ Thực Tế 3 Nhóm Yếu Tố Chính Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (2013). Nguồn: Tác Giả Tự Lập Theo Wef

Khuôn khổ pháp lý Du lịch và Lữ hành

Môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành

Nguồn nhân lực, tài nguyên tự nhiên, văn hóa Du lịch và Lữ hành

Thang điểm 7

Singapore

Bangladesh

Pakistan Tajikistan

Nepal

Cambodia

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

6

5

Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch - 19

4

3

2

1

0

Australia

New Zealand

Japan


Hong Kong SAR

Kyrgyz Republic

Korea, Rep.

Taiwan, China


Mongolia

Malaysia

Kazakhstan

Thailand

Philippines

China

Vietnam India

Azerbaijan

Sri Lanka

Brunei Darussalam

Indonesia

Hình 4.8. Giá trị liên hệ thực tế 3 nhóm yếu tố chính đánh giá năng lực cạnh tranh Du lịch Châu Á Thái Bình Dương (2013). Nguồn: Tác giả tự lập theo WEF (2014)

Việt Nam vẫn ổn định ở vị trí thứ 80|140 với nguồn tài nguyên văn hóa phong phú 28|140 và mức độ hấp dẫn của tài nguyên tự nhiên của Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa thế giới tự nhiên 50|140 có hệ động thực vật rất đa dạng cùng với các hội chợ, triển lãm và các ngành du lịch của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang phát triển mạnh mẽ. Những thuộc tính này được gia cố bởi khả năng cạnh tranh giá của nó 18|140. Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch, Việt Nam tiếp tục phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông vận tải mặt đất 98|140 và cơ sở hạ tầng du lịch 112|140, trong khi đảm bảo rằng khu vực được phát triển một cách bền vững với môi trường 128|140. Ưu tiên phát triển lĩnh vực du lịch cao hơn các lĩnh vực khác thuộc ngành dịch vụ, hiện tại xếp hạng thấp 110|140 có thể giúp thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết. Đồng thời cần phải tăng cường liên kết hợp tác du lịch trong và ngoài nước cùng phát triển vì tiêu chí này hiện tại cũng đang ở vị trí xếp hạng thấp 108|140. Như vậy, Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF xếp hạng năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam năm 2013 theo 3 nhóm yếu tố với trọng số tương ứng: Nhóm A: 4.3 điểm |36%|; Nhóm B: 3.26 điểm

|28%|; Nhóm C: 4.3 điểm |36%| và xếp hạng 14 yếu tố thành phần năng lực cạnh tranh ngành du lịch của Việt Nam 2013. Xem Hình 4.9, bên dưới.

Điểm Thang điểm 7


Năng lực cạnh tranh giá trong ngành Du lịch

Cơ sở hạ tầng du lịch


Cơ sở hạ tầng giao thông hàng không

7.0 5.1

6.0

5.0

3.0

4.0

An toàn và an ninh

4.9

Nguồn nhân lực

4.8


Cơ sở hạ tầng giao thông mặt đất


Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông


3.0


3.2

2.2

2.8

2.0

1.0

0.0


4.9


4.5


Các quy định chế độ chính sách du lịch


Y tế và vệ sinh


Ưu tiên phát triển du lịch

3.6


3.8


4.0


4.1

4.3


Liên kết hợp tác du lịch

Môi trường bền vững Nguồn tài nguyên văn hóa

Nguồn tài nguyên tự nhiên


Hình 4.9. Vị trí tầm quan trọng 14 yếu tố thành phần năng lực cạnh tranh ngành du lịch Việt Nam (2013). Nguồn: Tác giả tự lập theo WEF (2014)

b) Kết quả nghiên cứu so sánh với các quốc gia thuộc khối ASEAN, trong đó có 3 quốc gia là Singapore, Malaysia, Thái Lan là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam thì thấy rằng năng lực cạnh tranh chung của Việt Nam còn ở mức thấp 80|140 trong khi đó Singapore là 10|140, Malaysia là 34|140 và Thái Lan là 43|140. Và trong các tiêu chí mà Việt Nam có thứ hạng cao hơn và là những thế mạnh của Việt Nam là an ninh an toàn đạt vị trí 58|140; Nguồn lực tài nguyên tự nhiên đạt ví trí 50|140 về tiêu chí này Việt Nam thấp hơn Malaysia với vị trí 18|140 và Thailand với vị trí 23|140 nhưng cao hơn Singapore ở vị trí 92|140. Đối với nguồn tài nguyên văn hóa đạt Việt Nam đạt vị trí 28|140 cao hơn Malaysia với vị trí 31|140, Thái Lan 36|140 và Singapore 35|140. Tiếp theo Việt Nam còn có thứ hạng cao đó là khả năng cạnh tranh về giá đạt vị trí 18|140 và các quy tắc và quy định về chính sách đạt 60|40 nước. Sau đó điều kiện về nguồn lực xếp 70|140 ở mức trung bình. Còn năng lực cạnh tranh kém nhất của du lịch Việt Nam là tính bền vững về môi trường 128|140, ưu tiên phát triển du lịch 110|140, mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch 108|140, y tế và vệ sinh 81|140 và cơ sở hạ tầng du lịch xếp 112|140 có nghĩa là về hạ tầng du lịch Việt Nam nói riêng và cơ sở hạ tầng xã hội nói chung còn thiếu và yếu.

c) Trong 16 yếu tố đã được kiểm định tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chọn ra 8 yếu tố nổi trội nhất để so sánh kết hợp với đánh giá của chuyên gia Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cho kết quả: Để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch, đầu tiên phải có tiềm năng để phát triển du lịch đó là tài nguyên văn hóa và tài nguyên tự nhiên, kế tiếp để duy trì năng lực cạnh tranh tạo thế và lực là năng lực cạnh tranh về giá và các điều kiện về nguồn lực, sau đó là đến an toàn và an ninh cùng với các quy định chế độ chính sách chiến lược du lịch, cuối cùng là cơ sở hạ tầng và mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch. Xem Hình 4.10, bên dưới.


Bà Rịa Vũng Tàu

Việt Nam

Thế giới

8

8

8

7

7

6

6

5

4

5

6

5

4

7

4

2

2

1

3

2

1

3

3

1

Nguồn tài nguyên tự nhiên

Nguồn tài nguyên văn hóa

Cơ sở hạ tầng Năng lực Các điều kiện An toàn và an Các quy định Mối quan hệ

cạnh tranh giá về nguồn lực trong ngành

du lịch

ninh

chế độ chính sách kế hoạch chiến lược du lịch

liên kết hợp tác phát triển du lịch


Hình 4.10. Vị trí tầm quan trọng của 8 yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Nguồn: Tác giả tự lập theo WEF (2014)

Như vậy, 8 yếu tố nổi trội nhất trong 15 yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được chọn lọc so sánh với 8 yếu tố trong 20 yếu tố đã khảo sát các chuyên gia Việt Nam và 8 trong 16 yếu tố khảo sát các doanh nghiệp du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường làm định hướng đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của 16 yếu tố thành phần mạnh hơn nữa, có thể cạnh tranh với các quốc gia thuộc khối ASEAN, khu vực Châu Á Thái Bình Dương và xa hơn nữa trên toàn cầu và đối với 4 yếu tố khả năng yếu, từng bước nâng cấp chúng để có khả năng cạnh tranh.

4.9. Kết luận chương 4

Chương 4, nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam đã chọn đại diện Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương để kiểm định thông qua khảo sát định lượng và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS và AMOS như phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Kết quả đánh giá các tham số ước lượng được trong mô hình có mức độ tương thích đối với thị trường khá cao làm cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch và xác định vị trí thứ tự tầm quan trọng và tỷ lệ đóng góp của các yếu tố trong mô hình. Kiểm định Bootstrap, khẳng định lại một lần nữa các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được, các giả thuyết nghiên cứu đã được kiểm định và các câu hỏi nghiên cứu cũng đã được trả lời.

Thông qua việc thảo luận mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch đối với 4 nhóm yếu tố chính kết quả đánh giá cho thấy vị trí thứ tự tầm quan trọng của chúng thay đổi và trong 20 yếu tố thành phần có 4 yếu tố thành phần khả năng cạnh tranh yếu và còn 16 yếu tố thành phần có khả năng cạnh tranh đã được kiểm định thông qua khảo sát các doanh nghiệp du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu so sánh với 16 yếu tố thành phần đã được đánh giá thông qua khảo sát các chuyên gia Việt Nam và chọn ra 8 yếu tố nổi trội so sánh với đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy mô hình nghiên cứu hoàn toàn có khả năng đánh giá năng lực cạnh tranh ở thị trường trong và ngoài nước nếu như biết khai khác mô hình này.

Kết quả so sánh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá bằng phương pháp mô hình ở mức khá với thực trạng năng lực cạnh tranh du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá bằng ma trận các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài cũng ở mức khá kết hợp so sánh với năng lực cạnh tranh chung của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do VCCI đánh giá bằng chỉ số năm 2013 và năm 2014 cũng ở mức khá cho thấy cả 3 cách đánh giá là khá tương đồng.

Như vậy, kết quả đánh giá đã khẳng định rằng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch có tính bền vững về lý thuyết, tiết kiệm, ấn định thời gian, đo lường được và có khả năng ứng dụng cao, không những tương thích với dữ liệu thị trường mà còn phù hợp với thực tế lẫn thực tiễn. Kế tiếp, Chương 5 là kết luận và khuyến nghị.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Trọng tâm chính của chương cuối cùng này là đánh giá ưu điểm, hạn chế, khả năng áp dụng đưa ra một số định hướng nghiên cứu tiếp theo và với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch từ đó đưa ra một số khuyến nghị thực hiện giải pháp đối với Trung ương và địa phương.

5.1. Kết luận


5.1.1. Ưu điểm của mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch


Mô hình được xây dựng trong một thời gian rất dài có sự tham khảo rất nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước liên quan đến năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong các lĩnh vực và đặc biệt là năng lực cạnh tranh trong du lịch của các tổ chức trong và ngoài nước. Có rất nhiều tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh du lịch nói chung, tuy nhiên vẫn còn không đồng đều về nội dung và đặc biệt đo lường, đánh giá, xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch là một nghiên cứu hoàn toàn mới khác xa với các phương pháp truyền thống cũng như chưa có nghiên cứu nào đề cập tới ở trong nước và ngoài nước.

Vì vậy, nghiên cứu này đã tổng hợp khoa học các nghiên cứu đã có từ trước cũng như có định hướng học hỏi từ những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đưa ra một bộ cân bằng các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch bằng mô hình.

Kết quả đã thiết lập được bộ tiêu chí xây dựng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh gồm 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần như sau:

Nhóm A.Các yếu tố đầu vào và mức độ hấp dẫn du lịch gồm 5 yếu tố thành phần: Nguồn tài nguyên tự nhiên; Nguồn tài nguyên văn hóa; Y tế và vệ sinh; An toàn và an ninh; Năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch ;

Nhóm B. Các nguồn lực phục vụ phát triển du lịch gồm 5 yếu tố thành phần: Cơ sở hạ tầng; Các điều kiện về nguồn lực; Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp; Số lượng các nhà cung cấp có năng lực tại địa phương; Số lượng các cụm/ngành du

lịch.

Nhóm C. Năng lực của chính quyền địa phương gồm 5 yếu tố thành phần: Xây dựng thương hiệu; Các quy định chế độ chính sách kế hoạch chiến lược du lịch; Mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch; Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch; Cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch.

Nhóm D. Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường du lịch gồm 5 yếu tố thành phần: Nhu cầu du lịch; Động cơ du lịch; Mức độ du lịch; Nhận thức của khách du lịch; Nhận thức của doanh nghiệp du lịch.

Trong 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần nêu trên, có những yếu tố đặc trưng, khác biệt so với một số mô hình truyền thống đánh giá năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong các lĩnh vực về mặt lý thuyết cũng như cách xây dựng và kiểm định, cụ thể:

+ Những yếu tố đặc trưng và khác biệt về mặt lý thuyết: Đối với nhóm các yếu tố chính là nhóm năng lực của chính quyền địa phương được đánh giá thông qua 5 yếu tố thành phần đó là: Xây dựng thương hiệu; Các quy định chế độ chính sách kế hoạch chiến lược du lịch; Ứng dụng thương mại điện tử trong du lịch và cấu trúc chuỗi cung ứng du lịch. Đối với các yếu tố thành phần đó là nhận thức của khách du lịch và nhận thức của doanh nghiệp du lịch đã được đưa vào đánh giá trực tiếp trong mô hình nghiên cứu trong khi đó phần lớn các nghiên cứu khác chỉ xác định là các đối tượng liên quan dùng để điều tra khảo sát là chính.

+ Những yếu tố đặc trưng và khác biệt về mặt xây dựng và kiểm định mô hình: Đối với các yếu tố chính trong nghiên cứu này có đặc trưng là có mối quan hệ mật thiết với nhau hay tương quan với nhau tức chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và khi kiểm định mô hình linh hoạt hơn tùy theo mục tiêu, mục đích của nghiên cứu thì các yếu tố này có thể là nguyên nhân hoặc có thể là kết quả bởi vì bất cứ một hiện tượng kinh tế xã hội nào cũng có ảnh hưởng đến đến nhau không nhiều thì ít trong khi đó phần lớn các nghiên cứu truyền thống đều cho rằng các yếu tố độc lập với nhau và cố định chúng là nguyên nhân hoặc kết quả. Đối với các yếu tố thành phần trong nghiên cứu này khi quan sát chúng đều có sai số ngược lại các nghiên cứu khác thì không.

5.1.2. Hạn chế của mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch và định hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này thực hiện kỹ thuật chọn mẫu phi xác xuất. Tuy nhiên, theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thì kỹ thuật chọn mẫu phi xác xuất cũng đạt được mức đại diện cần thiết. Nhưng đây cũng chỉ là kinh nghiệm, không có cơ sở lý thuyết vững chắc cho vấn đề này. Vì vậy, tính tổng quát hóa của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu các nghiên cứu tiếp theo lặp lại nghiên cứu này với kỹ thuật chọn mẫu theo xác xuất. Việc này tốn kém nhưng cũng đáng để thực hiện và đây cũng là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo. Kiểm định mô hình nghiên cứu chỉ thực hiện tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại tại một số tỉnh khác nữa tại Việt Nam để có thể so sánh và kiểm định mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Đây là một định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Đối với việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bằng phương pháp mô hình trong khuôn khổ nghiên cứu này có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống (Bagozzi và Foxell, 1996) và thường được gọi là phương pháp phân tích thông tin thuộc thế hệ thứ hai (Hulland và các cộng sự, 1996). Lý do là cho phép chúng ta kiểm định mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm nghiên cứu khác mà không bị chệch do sai số khi đo lường (Steenkamp và van Trijp, 1991). Chính vì vậy, tương lai nên sử dụng phương pháp phân cấp, phương pháp chỉ số hoặc phương pháp cực tiểu để kiểm định mô hình sẽ không bị giới hạn về kích thước mẫu.

Đối với 4 nhóm yếu tố chính tương lai cần bổ sung thêm 3 yếu tố chính đó là : Cơ hội ; Chính phủ; Các hoạt động đa quốc gia. Đối với 20 yếu tố thành phần tương lai cần bổ sung thêm 4 yếu tố thành phần đó là: Thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu; Tính bền vững về môi trường; Dịch vụ hậu cần ; Chất lượng dịch vụ du lịch công hoặc chất lượng dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực du lịch. Đây cũng là hạn chế trong khuôn khổ nghiên cứu này và cũng là định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

5.1.3. Cách sử dụng mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch

Mô hình bao gồm 4 nhóm yếu tố chính và 20 yếu tố thành phần được mô tả như Hình 5.1, bên dưới:


e21 1

PCT1

e22 PCT2

1 1

PCT

1

e23

z1

e1

1

A

B

C

D

1 1 1

1 1

e20

VA2 VA3 VA4 VA5 VB1 VB2 VB3

1 1 1 1 1 1 1

VB4

1

VB5 VC1

VC4 VC5 VD1

1

1

VC2

1

VC3

1

1 1

1

VD2 VD3 VD4

1 1 1

e2 e3 e4 e5 e6 e7 e8 e9 e10

e11 e12 e13 e14 e15 e16 e17 e18 e19

PCT3

VA1

VD5


Hình 5.1. Mô tả mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch


Giống với các nghiên cứu khác: 4 yếu tố chính cố định theo thời gian và các yếu tố thành phần có thể loại bỏ, cắt giảm, điều chỉnh bổ sung. Khác với các nghiên cứu khác: Các yếu tố đều có mối quan hệ tương quan và sử dụng phương pháp cực đại để phân tích CFA thông qua mô hình đo lường tới hạn với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Cách sử dụng mô hình: Có thể sử dụng mô hình bằng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp chỉ số, phân tích phân cấp và cực tiểu.

5.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh


Dựa vào kết quả nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch kết hợp với phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng, kết quả và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam nói chung và Bà Rịa

– Vũng Tàu nói riêng đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với một số yếu tố thành phần đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/03/2023