Kết Quả Đạt Được Và Khoảng Trống Rút Ra Từ Các Nghiên Cứu


các phương pháp đó vào thực tế thì có nhiều vấn đề, vướng mắc. Tác giả đã chỉ ra được các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam, phân tích thực trạng áp dụng các phương pháp đó trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm hòa thiện các phương pháp đó.

1.3. Kết quả đạt được và khoảng trống rút ra từ các nghiên cứu

1.3.1. Một số kết quả rút ra từ các công trình

Qua việc nghiên cứu, tổng hợp các công trình nghiên cứu nổi bật trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, có thể rút ra được một số kết quả mà luận án tiếp thu, tham khảo, cụ thể :

- Một cách tiếp cận đơn giản nhất thì giá trị doanh nghiệp được xác định bởi các tiêu chí là toàn bộ giá trị thị trường của doanh nghiệp đó và các khoản nợ của doanh nghiệp. Người ta có thể mua giá trị doanh nghiệp của một công ty sau khi người mua thanh toán cho các chủ sở hữu sau khi doanh nghiệp đã được định giá.

- Mỗi doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh, do đó chúng ta cần nhìn nhận giá trị của doanh nghiệp một cách tổng thể. Nói cách khác, giá trị doanh nghiệp bao gồm nhiều tiêu chí xác định như: giá trị thị trường, các khoản nợ, các lợi ích khác. Giá trị doanh nghiệp có thể phân làm ba loại tiêu chi chính là: tổng giá trị, giá trị cốt lõi và giá trị hoạt động.

- Ngày nay, nguyên tắc của định giá là “định giá doanh nghiệp theo các tiêu chi và tiêu chuẩn quốc tế”. Hai nguyên tắc cơ bản được đưa ra, thứ nhất việc định giá được thực hiện như một nền kinh tế chung, hai là việc định giá không thể dựa trên kết quả tính toán mà phải dựa trên kết quả mong muốn.

- Có rất nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau được sử dụng, mỗi phương pháp đều sử dụng một hệ thống tiêu chí xác định khác nhau tùy theo mục đích định giá doanh nghiệp đó là: phương pháp định giá dựa trên tài sản, phương pháp định giá dựa trên giá trị kinh tế và phương pháp định giá kết hợp. Những phương pháp này đều có ưu và nhược điểm nhất định


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

và không phương pháp nào được coi là tối ưu. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể được định giá theo các phương pháp khác như: phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp lý thuyết giá chênh lệch, mô hình định giá tài sản vốn, mô hình đầu tư, mô hình giá trị tăng trưởng tiềm năng, chi phí vốn bình quân gia quyền...

- Các nghiên cứu cũng tổng hợp những lỗi thường gặp trong việc sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp như: xác định sai tỷ lệ chiết khấu, xác định sai dòng tiền kỳ vọng, xác định sai phần dư, các lỗi khi giải thích về giá trị doanh nghiệp tính được và các lỗi tổ chức.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 6

- Trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp hiện nay cũng đã giải quyết được vấn đề sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị các loại rừng làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách cho thuê đối với các đối tượng sử dụng vào các mục đích kinh doanh phù hợp. Đồng thời bước đầu các nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp và các tiêu chí để xác định giá trị đất làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy quá trình chuyển đổi từ “lâm trường quốc doanh” sang hoạt động theo mô hình “công ty lâm nghiệp” là phù hợp, các công ty hạch toán độc lập, tính toán đầy đủ các loại chi phí và thu nhập, hiệu quả sản xuất kinh doanh đã được nâng lên, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý đã được đổi mới, đới sống người lao động từng bước được cải thiện.

- Các nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc xây dựng nguyên tắc, phương pháp và tiêu chí xác định giá rừng ở Việt Nam. Việc định giá rừng đã được xem xét trên cơ sở đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng. Theo đó, các nguyên tắc, phương pháp và các tiêu chí xác định giá các loại rừng được đề xuất áp dụng trong việc định giá rừng ở Việt Nam. Các nghiên cứu đã xây dựng và đề xuất khung tiêu chí xác định giá rừng dựa trên kết quả nghiên cứu bao gồm: khung tiêu chí giá tài sản lâm sản; khung tiêu chí giá quyền sử dụng rừng và khung tiêu chí giá tài sản rừng cho rừng tự nhiên và


rừng trồng các loài cây. Khung tiêu chí giá tài sản lâm sản xây dựng cho rừng tự nhiên gồm rừng sản xuất, phòng hộ và rừng đặc dụng theo các trạng thái giàu, trung bình, nghèo và phục hồi.

- Đặc biệt các nghiên cứu cũng đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về CPH, đánh giá khả năng CPH các công ty lâm nghiệp, xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành CPH. Để xây dựng các phương án CPH có rất nhiều nội dung, rất nhiều hoạt động và nhiều quá trình phải giải quyết nhưng để phương án thực hiện được thì việc lựa chọn phương pháp và tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp là vô cùng quan trọng và quyết định sự thành công cho quá trình CPH.

- Ngoài ra các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nói chung, đề xuất vận dụng xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành CPH...

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu thực hiện cho các mục tiêu riêng biệt đó là xác định giá trị rừng, xác định giá trị quyền sử dụng đất, xây dựng khung giá các loại rừng, phát triển thị trường, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và xây dựng phương án CPH… Các nghiên cứu cũng đã đề cập đến nội dung xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước tại các điểm nghiên cứu lựa chọn nhưng là để phục vụ cho việc đề xuất phương án cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp, còn các mục tiêu khác thì các nghiên cứu chưa đề cập tổng thể đến các chỉ tiêu xác định giá trị.

1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh những giá trị to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu nêu trên đã đạt được, nhận thấy còn có những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu:

Các công trình nghiên cứu chủ yếu bàn luận về khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp,...và thường tập trung phân tích đánh giá, xác định giá trị doanh nghiệp nói chung, ít đi sâu


nghiên cứu các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất cụ thể như lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp.

Một số công trình, đề tài nghiên cứu về xác định giá trị doanh nghiệp trong nước có đề cập đến các phương pháp và tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp, hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhưng đều chưa xác định đầy đủ và cụ thể các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp. Mặt khác cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Do đó, hiện đang là một khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu về hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp.

Công tác xác định giá trị doanh nghiệp ở nước ta mặc dù đã diễn ra từ rất lâu (đầu những năm 90) nhưng gần đây mới thu hút được sự quan tâm của mọi người, mọi doanh nghiệp nhất là trong thời điểm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù chúng ta có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp thông qua hàng loạt những thay đổi từ phía Nhà nước nhưng thực tế cho thấy công tác này vẫn đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Cơ chế, chính sách và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp chưa chặt chẽ, giá trị của doanh nghiệp được xác định chưa mang tính khách quan, thiếu chính xác và tốn thời gian, chi phí và gây thất thoát rất lớn cho nhà nước.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trong thời gian qua các công trình nghiên cứu cho thấy việc tính toán các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Các công trình nghiên cứu thường là những nghiên cứu đơn lẻ tập trung cho một loại tài sản như: xác định giá trị đất, xác định giá trị rừng trồng, xác định giá trị rừng sản xuất là rừng tự nhiên, tính toán chi phí, thu nhập, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho 1 loài cây, phương án cổ phần hóa cho các doanh nghiệp…Đồng thời, các


phương pháp xác định, các tiêu chí đánh giá cũng chưa nhất quán, quan điểm chưa thống nhất. Mặc dù các kết quả nghiên cứu trước đây đã được vận dụng cụ thể hóa trong Nghị định số 48/2007/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP (Thông tư liên tịch 65/2008/TTLT-BNN-BTC) đã hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá trị các loại rừng. Nhưng trong thực tế đến nay chưa có đơn vị nào áp dụng để xác định giá trị các loài rừng cho doanh nghiệp mà nguyên nhân chủ yếu là các phương pháp và tiêu chi, công thức tính toán còn phức tạp và chưa thật phù hợp, yêu cầu có những nghiên cứu bổ sung thêm.

Xuất phát từ những thực tiễn trên đây sau khi nghiên cứu tổng quan nghiên cứu sinh nhận thấy còn có một số khoảng trống cần nghiên cứu như sau:

- Chưa có công trình nào xây dựng đầy đủ, chi tiết bộ tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp

- Giá trị đất, rừng chưa được tính toán và đưa vào giá trị doanh nghiệp để phục vụ cho các mục tiêu đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp lâm nghiệp.

- Việc sử dụng phương pháp và tiêu chí chiết khấu chưa được vận dụng và xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lâm nghiệp có chu kỳ dài.

Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài ―Hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp‖ là rất cần thiết, góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với tính đặc thù của lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Đồng thời nội dung này không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào ở trong nước và nước ngoài.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp, các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đó, tác giả đã đưa ra một số kết quả rút ra từ các công trình và tìm ra khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong việc hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Từ đó, tác giả xác định rõ hướng nghiên cứu của đề tài.


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG LÂM NGHIỆP


2.1. Cơ sở lý luận về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm về tiêu chí và tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp

a. Khái niệm tiêu chí

Tiêu chí là từ có xuất phát từ tiếng Hy Lạp (Kriterion), có nghĩa là nguyên tắc hay quy tắc để biết được sự thật, đưa ra quyết định hay phán xét về một vấn đề.

Theo từ điển Oxford thì “tiêu chí” được hiểu là các tiêu chuẩn hay quy tắc để phán xét một vấn đề, hay để đưa ra quyết định.

Tiêu chí là một chuẩn mực được đặt ra với mục đích sử dụng để đánh giá hoặc kiểm định cho một sự việc, sự vật nào đó hiện nay. Thông qua các tiêu chí này sẽ biểu thị một kết quả cuối cùng cho thấy được tính hiệu quả hoặc tính bền vững của tiêu chí đó (Dào, 2007).

Như vậy, tiêu chí có thể coi đó chính là một thước đo, là các quy tắc của chuẩn mực dùng để đánh giá đối với các lợi ích và chi phí. Các nhà quản lý thường đặt ra những tiêu chí khác nhau dựa vào điều kiện cụ thể của hoàn cảnh giúp đạt được mục tiêu hiệu quả nhất và đảm bảo tiêu chí đặt ra đúng và phù hợp nhất.

Tiêu chí mang tính khoa học là một công cụ đánh giá về chất lượng, giúp định hướng các mục tiêu và phương hướng một cách chuẩn xác. Theo kết quả đo lường của các nhà phân tích thì có thể sắp xếp các giải pháp theo thứ tự ưu tiên, điều này có nghĩa là các mục tiêu hay các giải pháp điều được phản ánh thông qua tiêu chí. Các nhà quản lý đặt ra những tiêu chí và điều kiện trong hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

b. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước


Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu (Quốc hội,2020) Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp có cổ phần, vốn góp chi phối có tỉ lệ trên

50% và dưới 100%.

Doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là các lâm trường quốc doanh (trước năm 2003). Sau khi thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, các lâm trường quốc doanh được chuyển đổi thành: Công ty TNHHMTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Ban quản lý rừng, một số lâm trường bị giải thể.

c. Khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp

Khái niệm về xác định GTDN xây dựng dựa trên các luận điểm:

- Thứ nhất: Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp đem lại cho nhà đầu tư. Giá bán doanh nghiệp là mức giá được hình thành trên thị trường, nó còn chịu sự tác động của các yếu tố cung, cầu “hàng hóa doanh nghiệp”, và cung cầu về tiền tệ trên thị trường. Việc quản lý thị trường “mua bán doanh nghiệp” không tốt, có thể dẫn đến tình trạng giá bán doanh nghiệp là giá ảo, đó là mức giá hình thành do yếu tố đầu cơ, phản ánh không đúng thu nhập thực mà doanh nghiệp có khả năng tạo ra cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư khác có vốn trong doanh nghiệp (Anh, 2010)

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí