Phương Pháp Xử Lý Tổng Hợp Số Liệu


- Tại vùng Đông Bắc tác giả lựa chọn 3 công ty để khảo sát: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn -Tuyên Quang, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Thác Bà -Yên Bái và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đoan Hùng - Phú Thọ.

- Tại tỉnh Bình Định đại diện cho vung Trung Bộ tác giả lựa chọn 3 công ty để khảo sát: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sông Côn và Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh.

- Tại tỉnh Đồng Nai đại diện cho vùng Đông Nam Bộ tác giả lựa chọn 3 công ty: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà, Tập đoàn giấy Tân Mai và xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ

Tại 9 công ty lâm nghiệp lựa chọn khảo sát tác giả tiến hành thu thập số liệu và các thông tin để lựa chọn các công ty lâm nghiệp làm nghiên cứu điểm để sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ các mục tiêu và nội dung nghiên cứu, cụ thể:

Tại vùng Đông Bắc với 3 công ty khảo sát đều là Công ty TNHH MTV là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trồng rừng nguyên liệu giấy. Cả 3 công ty đều có diện tích qui mô nhỏ, trong đó công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn, Tuyên Quang có diện tích lớn nhất hơn 3.700 ha chủ yếu là rừng trồng đại diện cho công ty lâm nghiệp qui mô nhỏ (dưới 5.000ha), Vì vậy tác giả chọn công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Sơn làm điểm nghiên cứu.

Tại vùng Trung Bộ tác giả đã chọn 3 công ty trong đó công ty TNHH MTV lâm nghiệp Sông Côn và công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hà Thanh có diện tích rừng tự nhiên khá lớn không phù hợp với đối tượng lựa chọn. Vì vậy, tác giả đã chọn công ty TNHH MTV lâm nghiệp Quy Nhơn có diện tích gần 10.000 ha chủ yếu là diện tích rừng trồng đại diện cho công ty lâm nghiệp có qui mô vừa ( 5.000ha -20.000ha)

Tại vùng Đông Nam Bộ tác giả đã chọn khảo sát 3 công ty, trong đó Tập đoàn giấy Tân Mai và Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ đều có


diện tích rừng trồng quá nhỏ không phù hợp cho các nội dung nghiên cứu. Vì vậy, tác giả lựa chọn Công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà có diện tích hơn 23.500 ha đại diện cho công ty có qui mô lớn ( > 20.000ha)

Tại các công ty lâm nghiệp chọn nghiên cứu điểm tác giả tiến hành thu thập số liệu và các thông tin về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các tiêu chí xác định giá trị các doanh nghiệp lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi hiện nay.

Ngoài ra để có điểm so sánh đối chứng tác giả chọn thêm Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi, Tuyên Quang là công ty lâm nghiệp đã sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện thí điểm phương án cổ phần hóa năm 2018.

Như vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu điểm tại 3 công ty đại diện cho 3 vùng nghiên cứu và đại diện cho 3 qui mô công ty nhỏ, vừa, lớn cùng với một công ty đã cổ phần làm đối chứng so sánh.

4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, việc tìm hiểu và thu thập tư liệu trong nước và nước ngoài về xác định giá trị doanh nghiệp là rất quan trọng nhằm cung cấp các luận cứ về nghiên cứu lý luận và thực tiễn về xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước nói chung trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp nói riêng.

Số liệu thứ cấp được thu thập tại 3 công ty lâm nghiêp của 3 vùng thông qua các báo cáo tài chính, các sổ sách chứng từ ghi chép khác tại đơn vị nghiên cứu.

Ngoài ra để có được dữ liệu nghiên cứu, NCS phân tích, tổng hợp, thu thập từ các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp đã được công bố như:

- Giáo trình, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu, luận án tiến sỹ, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, các văn bản pháp luật của Nhà nước.


- Kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Các văn bản pháp luật, Nghị định và Quyết định của Chỉnh phủ và Bộ ngành liên quan; Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài; Các báo cáo, bài báo…..

- Khảo sát các mô hình đã xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi

* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là số liệu liên quan đến việc các doanh nghiệp lựa chọn liên quan đến phương pháp, tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn theo các phiếu điều tra thiết kế sẵn và thu thập trực tiếp để thu thập số liệu sơ cấp. Thông tin sơ cấp là những thông tin được thu thập trực tiếp từ việc điều tra khảo sát thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi điều tra.

Quá trình xây dựng bảng hỏi được tiến hành qua 3 bước:

- Bước 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và phát triển hệ thống khái niệm/thang đo lường, từ đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, các yếu tố về đặc điểm sản xuất và đánh giá các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp.

- Bước 2: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi và thang đo. Các câu hỏi thiết kế theo thang đo Likert với 5 mức độ (từ 1 đến 5 điểm):

Đối với phiếu khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp thì: Mức 1- Hoàn toàn không ảnh hưởng; Mức 2- Ảnh hưởng ít; Mức 3- Ảnh hưởng vừa phải; Mức 4- Ảnh hưởng nhiều và Mức 5-Ảnh hưởng rất nhiều.

Đối với phiếu khảo sát đánh giá các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ để thu thập ý kiến các chuyên gia, các cấp độ bao gồm: Mức 5 - Hoàn toàn đồng ý, mức 4 - Đồng ý, mức 3 -Trung lập, mức 2 - Không đồng ý và mức 1- Hoàn toàn không đồng ý.


Để kiểm định mức độ tin cậy của thang đo, Cronbach alpha test được sử dụng, hệ số này thường được sử dụng để kiểm định tính nhất quán bên trong khi bảng hỏi có nhiều câu hỏi sử dụng thang đo Likert. Hệ số này có giá trị nằm trong khoảng 0 và 1, nếu hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,7 thì được đánh giá là có thể sử dụng, lớn hơn 0.8 thì được đánh giá là tốt, và lớn hơn 0.9 thì được đánh giá là rất tốt. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0.7 thì nên loại bỏ câu hỏi có độ tin cậy thấp.

Về dung lượng mẫu điều tra được xác định như sau:

- Xác định dung lượng mẫu để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp.

Công thức xác định dung lượng mẫu điều tra thường được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế-xã hội theo công thưc của Yamane (1967) hay của Slovin là:


n N

1N * e2


N: là số lượng tổng thể

e: là sai số chọn mẫu thường chọn là 8% (tối đa 10%)

Hiện tại, 3 công ty chọn nghiên cứu điểm có 256 cán bộ công nhân viên, áp dụng công thức trên với sai số mẫu là 8% thì số mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là n = 97 người.

Để đạt được số dung lượng mẫu này và thuận tiện cho việc tính toán tác giả lựa chọn 120 cán bộ, nhân viên của 3 công ty để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.

Số lượng mẫu khảo sát được phân bổ theo số lượng lao động và áp dụng phương pháp chọn mẫu chọn lọc phân tầng thông qua phiếu khảo sát.

Số mẫu lựa chọn tại các công ty được phân bổ như sau:


Biểu 01: Dung lượng mẫu điều tra



TT


Địa bàn khảo sát

Số mẫu điều tra

Số người

Tỷ lệ %

1

Công ty Yên Sơn ( 54 người)

25

20,8

2

Công ty Quy Nhơn (83 người)

39

32,5

3

Công ty La Ngà (120 người)

56

46,7


Tổng

120

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 3

Nguồn: Tính toán và đề xuất của tác giả


- Xác định dung lượng mẫu để đánh giá các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp đối với các chuyên gia.

Số lượng chuyên gia được lựa chọn theo phương pháp phỏng vấn chuyên gia thì dung lượng mẫu lựa chọn áp dụng cho phân tích trong lĩnh vực kinh tế xã hội tối thiểu là 30 để đảm bảo độ tin cậy, các chuyên gia được chọn phỏng vấn gồm có những chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm làm việc nhiều năm về lĩnh vực xác định giá trị doanh nghiệp.

Số lượng chuyên gia tham gia vào phỏng vấn là 30 người, bao gồm các giám đốc doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp, các nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp, giảng viên và các nhà nghiên cứu về lĩnh vực định giá doanh nghiệp. Các chuyên gia được phỏng vấn độc lập để đảm bảo tính khách quan của các đánh giá. Số lượng chuyên gia được chọn gồm 10 người là giám đốc doanh nghiệp lâm nghiệp, 10 chuyên gia về hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp, 10 người là các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực định giá doanh nghiệp. Việc lựa chọn những chuyên gia như


vậy đảm bảo có được ý kiến nhiều chiều từ người hoạch định chính sách, người thực thi chính sách, và các học giả nghiên cứu.

Bảng hỏi được sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên gia về các tiêu chí sử dụng trong xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp hiện nay, thêm vào đó phỏng vấn chuyên sâu theo các hộp phỏng vấn cũng được sử dụng để có thêm góp ý và định hướng của các chuyên gia trong việc hoàn thiện bộ tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp. Bảng hỏi được thiết kế dựa trên kết quả phỏng vấn sơ bộ 10 chuyên gia, từ đó chọn ra những câu hỏi, tiêu chí quan trọng đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp.

4.2.3. Phương pháp xử lý tổng hợp số liệu

Trên cơ sở các tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được. NCS sẽ phân tích, tổng hợp, đánh giá, xem xét độ tin cậy, từ đó tổng hợp lại theo các vấn đề cần nghiên cứu để có những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn về việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Đồng thời, toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi phần mềm Excel để lập thành các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ để minh họa cho kết quả nghiên cứu. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán và mô tả thực trạng cách xác định giá trị của doanh nghiệp lâm nghiệp một cách khoa học. Đồng thời, trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về xác định giá trị thông qua các bảng biểu.

4.2.4. Phương pháp phân tích

* Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về phương pháp xác định giá trị thông qua các bảng biểu.


Luận án sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán và mô tả thực trạng cách xác định giá trị của doanh nghiệp lâm nghiệp một cách khoa học

Luận án sử dụng các phương pháp thống kê để tổng hợp, tính toán các số liệu:

- Xác định tỷ trọng cơ cấu vốn, lao động, đất đai các loại và các nguồn lực khác (%);

- Tính tốc độ phát triển liên hoàn (%) ;

-Tính tốc độ phát triển bình quân của các chỉ tiêu nghiên cứu;

- Xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây,....

Ngoài ra tác giả sử dụng phương pháp thống kê để mô tả toàn bộ sự vật, hiện tượng trên cơ sở số liệu được tính toán thông qua sử dụng số tuyệt đối và số tương đối.

Từ đó luận án đưa ra các kết quả được trình bày dưới dạng sơ đồ, bảng biểu và mô tả tổng kết phân tích, đánh giá thực trạng từ đó đưa ra các ý kiến đánh giá về thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp tại các công ty lâm nghiệp.

* Phương pháp so sánh

Nội dung phương pháp này tác giả dùng để đối chiếu so sánh các chỉ tiêu, từ đó rút ra kết luận và sự khác biệt cụ thể là:

- So sánh các số tuyệt đối với nhau

- So sánh các số tương đối với nhau

- So sánh theo thời gian và so sánh theo không gian

- Sử dụng phương pháp vẽ biểu đồ để so sánh cơ cấu các chỉ tiêu nghiên cứu

* Phương pháp chuyên gia

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để đánh giá các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay kết hợp với phỏng vấn chuyên sâu một số chuyên gia thông qua các hộp ý kiến. Số lượng chuyên gia tham gia vào phỏng vấn là 30 người, bao gồm các giám đốc doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp, các nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp, giảng viên và các nhà nghiên


cứu về lĩnh vực định giá doanh nghiệp. Các chuyên gia được phỏng vấn độc lập để đảm bảo tính khách quan của các đánh giá.

* Các phương pháp liên quan đến các tiêu chí XĐGT doanh nghiệp lâm nghiệp

Để xác định giá trị các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp tác giả đã sử dụng phương pháp tài sản. Phương pháp tài sản được xác định bởi các tiêu chí tài sản của doanh nghiệp lâm nghiệp như:

- Phương pháp xác định giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn

- Phương pháp xác định giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

- Phương pháp xác định giá trị lợi thế kinh doanh

- Phương pháp xác định giá trị rừng

- Phương pháp xác giá trị đất

- Phương pháp xác định giá trị các tài sản khác.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp khác với các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp các ngành khác đặc biệt là tiêu chí giá trị rừng, tiêu chí giá trị đất rừng và bổ sung khái niệm tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp.

- Luận án làm rõ được đặc thù của lĩnh vực lâm nghiệp là lấy rừng và đất rừng làm đối tượng sản xuất, đó là các loại tài sản đặc biệt, tài sản chủ yếu có giá trị rất lớn nên tác giả đã đề xuất tách tiêu chí giá trị đất và tiêu chí giá trị rừng thành hai tiêu chí riêng biệt không gộp vào các tiêu chí giá trị tài sản khác như qui định hiện hành.

- Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ rất dài nên các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp chiết khấu theo giá trị đồng tiền thay đổi theo thời gian đó là kỹ thuật tính kép và kỹ thuật chiết khấu quy giá trị tiền tệ về cùng một thời điểm để tính toán cho chính xác và phù hợp, đặc biệt là sử dụng kỹ thuât chiết khấu dòng tiền đều

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí