Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Các Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp


- Các khoản phải trả khác.

2.2.1.6. Các khoản giảm trừ trong doanh nghiệp

Các khoản giảm trừ trong doanh nghiệp bao gồm: các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi trong doanh nghiệp ( TT-200-BTC, 2014).

- Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa ghi nhận vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để có nguồn tìa chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra trong niên độ kế toán liền sau.

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:


Thu nhập

tính thuế

=

Thu nhập

chịu thuế

-

Thu nhập được

miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết

chuyển theo quy định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 9

- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:


Thu nhập

chịu thuế


=

Doanh

thu

-

Chi phí

được trừ

+

Các khoản

thu nhập khác


- Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

2.2.1.7. Giá trị lợi thế của doanh nghiệp

Theo Quyết định số 200/2014/TT-BTC Ngày 22 / 12 /2014 của Bộ Tài chính về việc Ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp thì:


Giá trị lợi thế kinh doanh của DN được xác định theo phương pháp sau:

Giá trị lợi thế kinh doanh của DN


=


Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá


x


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH bình quân 3 năm trước thời điểm XĐGT DN


-

Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do BTC công bố tại thời điểm gần nhất với

thời điểm XĐGT DN

Trong đó:

- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá (thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) được xác định bằng giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán trừ các khoản nợ phải trả theo sổ kế toán tại thời điểm định giá.

- Vốn chủ sở hữu được xác định bao gồm số dư : Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu; quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - tài khoản 441.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau:


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH bình quân 3 năm trước thời điểm

GTDN doanh nghiệp


=

LNST bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm XĐGT doanh nghiệp


VCSH theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm XĐGT DN


x


100%

2.2.1.8. Giá trị quyền sử dụng đất

Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành theo quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP).


- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất:

a) Đối với diện tích đất thuê theo phương thức trả tiền thuê đất hàng năm thì doanh nghiệp thực hiện trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành và không tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp.

b) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất trước ngày 15/5/2014 (ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành) thì phải xác định lại trị giá tiền thuê đất theo giá thuê đất tại thời điểm xác định cho thời gian thuê đất còn lại để tính vào giá trị doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tăng do xác định lại trị giá tiền thuê đất được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

c) Trường hợp doanh nghiệp đã được giao đất nay lựa chọn hình thức thuê đất thì phải hoàn thành thủ tục chuyển sang thuê đất gửi cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương trước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

- Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất

a) Đối với những doanh nghiệp đang thực hiện hình thức thuê đất nay chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp là giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quy định và công bố tại thời điểm tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.

b) Đối với những doanh nghiệp đã được giao đất và đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (kể cả diện tích đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê kinh doanh khách sạn, kinh doanh thương mại dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì giá đất được xác định theo quy định tại điểm a.


c) Giá trị quyền sử dụng đất xác định tính vào giá trị doanh nghiệp theo quy định tại điểm a được hạch toán là khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải nộp số tiền này cho ngân sách nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tự và thủ tục giao đất, nộp tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

d) Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại quy định tại điểm b với giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế toán (nếu có) được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất xác định lại thấp hơn chi phí thực tế về quyền sử dụng đất đang hạch toán trên sổ kế toán thì tính theo giá doanh nghiệp đang hạch toán.

2.2.1.9. Giá trị rừng

* Phương pháp xác định giá các loại rừng:

Nghị định 149/2016/NĐ-CP đưa ra 3 phương pháp xác định giá các loại rừng, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.

+ Phương pháp thu nhập:

Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể phương pháp thu nhập đối với rừng trồng như sau:

Việc xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của diện tích cần định giá được xác định như sau:

+ Tính giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của diện tích rừng

cần định giá theo công thức sau:

t B C

G i i


Trong đó:

i1 1ri

- G là giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;


- Bi là doanh thu trong năm i tính từ năm định giá đến tuổi khai thác;

- Ci là chi phí trong năm i tính từ năm định giá đến tuổi khai thác;

- i=1(năm định giá),2,3....,t (năm khai thác);

- t là khoảng thời gian tính từ năm định giá (năm 1) đến năm khai thác;

- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm quy định tại điểm a, khoản 1, mục I của Thông tư này.

+ Phương pháp chi phí

Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn cụ thể việc xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của diện tích rừng như sau:

Tính giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của diện tích rừng cần định giá theo công thức sau:


a

G Ci

i 1


(1 r )i


Trong đó: - G là giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

- Ci là chi phí đã tạo rừng trong năm thứ i tính từ năm bắt đầu đầu tư tạo rừng đến năm định giá;

- i= 1(năm bắt đầu đầu tư tạo rừng),2,3....,a (năm định giá);

- a là năm định giá;

- r là lãi suất (tính bằng số thập phân) tiền gửi tiết kiệm.

+ Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh là phương pháp xác định mức giá của một diện tích rừng cụ thể thông qua việc phân tích các mức giá rừng thực tế đã chuyển nhượng quyền sở hữu rừng trồng, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng rừng trên thị trường hoặc giá giao dịch về quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng (giữa Nhà nước và chủ rừng) của diện tích rừng cùng loại, tương tự về trạng thái rừng, trữ lượng rừng; chất lượng lâm sản để so sánh với diện tích rừng cần định giá.


- Phương pháp so sánh được áp dụng để xác định giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất là rừng tự nhiên; giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

- Điều kiện áp dụng phương pháp so sánh: khi có đủ thông tin về diện tích rừng cùng loại đã chuyển nhượng, cho thuê trên thị trường hoặc giao dịch (giữa Nhà nước và chủ rừng) có thể so sánh được với diện tích rừng cần định giá. Trong trường hợp diện tích rừng dùng để so sánh và diện tích rừng cần định giá có những yếu tố không đồng nhất thì có thể dùng các hệ số để điều chỉnh.

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp

2.2.2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

a. Môi trường vĩ mô

* Môi trường kinh tế

Mỗi sự thay đổi nhỏ của yếu tố này bao giờ cũng ảnh hưởng tới sự định giá doanh nghiệp: Nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao, phản ánh nhu cầu đầu tư và tiêu dùng ngày càng lớn. Ngược lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán bị thổi phồng mang dấu hiệu "kinh tế ảo", lạm phát phi mã…là biểu hiện môi trường tồn tại của doanh nghiệp đang bị lung lay tận gốc. Mọi sự định giá doanh nghiệp trong đó có giá trị doanh nghiệp sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. (Dào, 2011).

* Môi trường chính trị, pháp luật

Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD. Như vậy, có thể thấy rằng, cũng như môi trường kinh tế, môi trường chính trị xã hội có vai trò như những điều kiện thiết yếu, tối thiểu để doanh nghiệp có thể hoạt động; Đồng thời, quan điểm của chính phủ về đường hướng chính trị mới cũng tác động một cách trực tiếp đến những vận hội và khả năng phát triển của doanh nghiệp ở thị trường trong nước cũng như quốc tế (Dào, 2011).


* Môi trường văn hoá - xã hội

- Mỗi doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường văn hoá nhất định. Môi trường văn hoá được đặc trưng bởi những quan niệm, những hệ tư tưởng của số đông cộng đồng về lối sống, đạo đức, tác phong. Thể hiện trong quan niệm về “chân, thiện, mỹ”- quan niệm về nhân cách, văn minh xã hội, thể hiện trong tập quán sinh hoạt và tiêu dùng, như: văn hoá truyền thống, nghệ thuật cây cảnh, văn hoá ẩm thực… Những điều đó sẽ tác động đến giá trị văn hoá của doanh nghiệp.

- Môi trường xã hội thể hiện ở các tiêu chí như: số lượng và cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi, mật độ, sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người và hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt.

- Sản xuất kinh doanh có mục tiêu xuyên suốt là lợi nhuận cũng không thể tách rời được môi trường văn hoá- xã hội. Chính vì thế, định giá DN không thể bỏ qua những yếu tố, những đòi hỏi bức xúc của môi trường văn hoá- xã hội trong hiện tại mà còn phải thực hiện dự báo được sự ảnh hưởng của yếu tố này đến SXKD của DN trong tương lai (Tuấn, Dào, 2002).

* Môi trường kỹ thuật công nghệ

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chưa từng thấy trong lịch sử xã hội loài người. Sự tác động của chúng đã bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng một cách mạnh mẽ và trực tiếp đến SXKD. Hàng loạt các phát minh mới về công nghệ sinh học, sinh sản vô tính, kỹ thuật siêu nhỏ, công nghệ thông tin…đang làm thay đổi căn bản các điều kiện về quy trình công nghệ và phương thức tổ chức SXKD trong các doanh nghiệp. Các sản phẩm sản xuất ra ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinh thần. Hàm lượng tri thức có khuynh hướng chiếm ưu thế tuyệt đối trong giá bán sản phẩm (Tuấn, Dào, 2002).


* Môi trường vật chất

Các yếu tố cơ sở hạ tầng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, bao gồm: Hệ thống giao thông vận tải; Hệ thống thông tin liên lạc; Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm; Hệ thống y tế, văn hoá, giáo dục; Hệ thống năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng; Hệ thống các dịch vụ xã hội. (Tuấn, Dào, 2002).

b. Môi trường vi mô

So với môi trường tổng quát, môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố tác động đến SXKD của doanh nghiệp mang tính chất trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa, đối với các yếu tố này, doanh nghiệp còn có thể kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định. Môi trường đặc thù gồm các yếu tố về khách hàng, nhà cung cấp, các hãng cạnh tranh và cơ quan nhà nước. (Tuấn, Dào, 2002).

* Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng

Uy tín của DN với khách hàng trải qua nhiều năm và do nhiều yếu tố hình thành như: sự trung thành và thái độ của khách hàng, danh tiếng và khả năng phát triển, duy trì các mối quan hệ đó với họ. Điều đó thể hiện ở các tiêu chí như: thị phần hiện tại, thị phần tương lai, doanh số bán ra và tốc độ tiến triển của các chỉ tiêu đó qua các thời kỳ kinh doanh khác nhau của DN.

* Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp

Doanh nghiệp thường phải trông đợi sự cung cấp từ phía bên ngoài các loại hàng hoá, nguyên, nhiên vật liệu, các dịch vụ điện, nước, thông tin, tư vấn…Tính ổn định của nguồn cung cấp có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ được thực hiện theo yêu cầu mà doanh nghiệp đã định ra.

Trong quan hệ với nhà cung cấp, doanh nghiệp đóng vai trò như một “thượng đế”. Tuy nhiên, do tính chất khan hiếm của nguyên liệu, hàng hoá... đầu vào, số lượng nhà cung cấp không đủ lớn, sự câu kết và do mua với số

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí