Vai Trò Điều Tiết Của Sở Hữu Nhà Nước Đối Với Ảnh Hưởng Của Kế Hoạch Thuế Đến Giá Trị Doanh Nghiệp.


ảnh hưởng của KHT đến GTDN giữa Nhóm 1-các doanh nghiệp có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước và Nhóm 2- các doanh nghiệp không có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước.

Ngoài ra, kết quả Mô hình 2 của Nhóm 1 và Nhóm 2 cũng hỗ trợ cho giả thuyết H1, nghĩa là ảnh hưởng của KHT đến GTDN không đổi chiều. Nói cách khác, sự điều tiết của sở hữu Nhà nước không làm đổi chiều ảnh hưởng của KHT đến GTDN giữa 2 Nhóm doanh nghiệp. Kết quả cho thấy chiều hướng ảnh hưởng của KHT đến GTDN không thay đổi theo mức độ sở hữu của Nhà nước và đồng thuận với giả thuyết của Lý thuyết nhà quản lý.

4.4.2. Vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước đối với ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp.

Vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước có ảnh hưởng khác nhau, cụ thể:


Đối với mẫu nghiên cứu chung và Nhóm 2


Kết quả nghiên cứu trong mẫu nghiên cứu chung và Nhóm 2 cho thấy vai trò điều tiết ngược chiều của sở hữu Nhà nước đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN, nghĩa là sự hiện diện của Nhà nước trong vai trò cổ đông tạo điều kiện chuyển giao nhiều hơn nguồn lực từ doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước thông qua công cụ thuế. Điều này hỗ trợ cho giả thiết nghiên cứu H2a và H2c của Luận án về tỷ lệ sở hữu Nhà nước làm suy yếu mối quan hệ giữa KHT và giá trị doanh nghiệp trong cả mẫu chung và Nhóm 2- các doanh nghiệp không có sở hữu kiểm soát của Nhà nước. Trên cơ sở Lý thuyết đại diện, Lý thuyết “can thiệp có động cơ” và Lý thuyết chi phí chính trị, Luận án cho rằng sự ảnh hưởng ngược chiều của sở hữu Nhà nước lên tác động của KHT đến GTDN có sở hữu nhà nước ở mức không kiểm soát xuất phát từ ba vấn đề cơ bản sau đây: (i) Nhà nước định hướng nhà quản trị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận để gia tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng nghĩa với giảm hiệu quả của KHT trong gia tăng GTDN. (ii) Sự gia tăng chi phí bôi trơn thủ tục tuân thủ thuế. (iii) Lợi thế về quy mô lớn và hoạt


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

động hiệu quả của doanh nghiệp dẫn tới phát sinh nhiều chi phí hơn và dễ bị giám sát từ phía Nhà nước.

Sau hơn 15 năm thị Trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, tỷ lệ sở hữu Nhà nước bình quân giai đoạn 2015-2019 là 25,29%, còn tương đối cao. Như vậy, đứng trên phương diện mục tiêu cuối cùng của KHT là tối ưu hóa thuế, tồn tại sự mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đông Nhà nước và các cổ đông khác. Cổ đông Nhà nước ngoài mục tiêu tăng giá cổ phiếu, thu thuế cho ngân sách Nhà nước cũng là một mục tiêu quan trọng không thể đánh đổi. Kết quả này của Luận án đồng thuận với Nguyen & Phan (2017) về tỷ lệ sở hữu Nhà nước càng lớn, doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam càng ít né tránh thuế. Về phương diện này, các cổ đông khác miễn cưỡng chấp nhận lợi ích tạo ra do đặc thù về sở hữu Nhà nước đem lại.

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 17

Đối với Nhóm 1


Kết quả nghiên cứu trong Nhóm 1- các doanh nghiệp có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước cho thấy vai trò điều tiết thuận chiều của sở hữu Nhà nước đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN. Điều này hỗ trợ cho giả thiết nghiên cứu H2b của Luận án về tỷ lệ sở hữu Nhà nước làm mạnh thêm mối quan hệ giữa KHT và giá trị doanh nghiệp trong Nhóm 1- các doanh nghiệp có sở hữu kiểm soát của Nhà nước. Theo Lý thuyết đại diện, Lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” và Lý thuyết quyền lực chính trị, Luận án cho rằng sự ảnh hưởng thuận chiều của sở hữu Nhà nước lên tác động của KHT đến GTDN xuất phát từ ba vấn đề cơ bản như sau:

Một là nhà quản trị đưa ra quyết định về thuế nhằm vào tối ưu hóa thuế, tối đa hóa lợi nhuận sau thuế, đảm bảo đồng thời lợi ích của cổ đông và nhà quản trị. Cơ cấu sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng kiểm soát tạo động lực làm cho nhà quản trị dễ dàng thực hiện mục tiêu đề ra.

Hai là Nhà nước chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác tốt lợi ích thuế, bằng cách dễ dàng bôi trơn cho những quy trình, thủ tục tuân thủ thuế, có quyền sử dụng đất không chịu thuế, có thông tin liên quan đến sự thay


đổi cơ chế chính sách thuế trong tương lai, cũng như giấy phép cho các dự đầu tư có ưu đãi thuế…Tất cả tạo nên lợi thế cho doanh nghiệp và cải thiện hiệu quả hoạt động, góp phần gia tăng GTDN.

Ba là doanh nghiệp có quy mô lớn tạo lợi thế trong khai thác lợi ích thuế từ giảm chi phí thuế, từ đó gia tăng lợi nhuận sau thuế và ảnh hưởng cùng chiều đối với GTDN. Sở hữu cổ phần kiểm soát tại các doanh nghiệp niêm yết giúp cho Nhà nước có thể thực hiện nhiều mục tiêu, tùy thuộc vào từng thời kỳ. Đối với quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, sở hữu Nhà nước càng cao, doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả (Le & Buck, 2009). Doanh nghiệp không chỉ chủ động tạo mối quan hệ chính trị với Nhà nước mà còn có sự chủ động hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

Như vậy, kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của biến điều tiết SOWN đến mối quan hệ KHT và GTDN hỗ trợ cho giả thuyết H2a, H2b và H2c. Kết quả hồi quy của Mô hình 2 cho câu trả lời rõ hơn về thực trạng doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước Nhà nước càng cao càng dễ thống nhất mục tiêu quản trị theo lợi ích của cổ đông và sử dụng quyền lực chính trị có được vào giảm chi phí thuế để gia tăng GTDN. Kết quả này đồng thời thống nhất và luận giải rõ hơn kết luận từ phân tích tương quan thông qua biểu đồ về vai trò điều tiết của Nhà nước trong mối quan hệ giữa KHT và GTDN của các doanh nghiệp trong mẫu chung, Nhóm 1 và Nhóm 2. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu hỗ trợ cho giả thuyết H3 của Luận Án, bởi vì KHT của nhóm doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát phù hợp hơn KHT của doanh nghiệp không có sở hữu Nhà nước ở mức kiểm soát, trong đó mức sở hữu kiểm soát làm mạnh thêm sự ảnh hưởng của KHT đến GTDN và ngược lại.

4.4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến giá trị doanh nghiệp Ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước đến GTDN

Kết quả của cả Mô hình 1 và 2 đều cho thấy sở hữu Nhà nước ảnh hưởng thuận chiều đến GTDN trong mẫu chung và Nhóm 2, ngược chiều đối với Nhóm


1, trong đó hệ số hồi quy của biến SOWN trong Mô hình 2 lớn hơn và lớn nhất đối với Nhóm 2- các doanh nghiệp không có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước. Nói cách khác, khi sở hữu Nhà nước dưới mức kiểm soát và càng thấp, GTDN càng tăng. Ngược lại, khi sở hữu Nhà nước ở mức ≥ 50% số cổ phần có quyền biểu quyết tại doanh nghiệp (Nhóm 1), GTDN giảm. Nói cách khác, mức sở hữu Nhà nước có ảnh hưởng ngược chiều với GTDN hay mức suy giảm GTDN gia tăng theo sự tăng lên của tỷ lệ sở hữu Nhà nước. Điều này hàm ý rằng, Nhà nước có thể không thực sự chú trọng hiệu quả vốn đầu tư tại các doanh nghiệp niêm yết.

Trong trường hợp này lợi ích doanh nghiệp được hưởng do sở hữu Nhà nước đem lại có thể chủ yếu từ tối ưu hóa thuế, làm giảm chi phí thuế phải nộp để gia tăng lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên có thể gây ra những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này ngược với kết luận của Kubo & Phan (2019) khi cho rằng sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010, đặc biệt đại diện bởi cơ quan quản lý vốn Nhà nước cấp trung ương, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán trong giai đoạn13 2015- 2019 cho thấy khi thông tin về thoái vốn của Chính phủ Việt Nam được công khai, giá cổ phiếu của những doanh nghiệp niêm yết bị thoái vốn tăng lên. Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục quan tâm đến vấn đề quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần, động thái thành lập thêm Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan trực thuộc chính phủ có quyền quyết định người đại diện phần vốn thuộc sở hữu Nhà nước tại các công ty cổ phần14.

Ảnh hưởng của CAPINT, SIZE và LEV


Trong các biến kiểm soát còn lại, CAPINT và SIZE có ảnh hưởng cùng chiều, còn LEV ảnh hưởng ngược chiều lên giá trị doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng


13 Căn cứ vào Báo cáo thường niên năm 2017 và 2018 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước


14 Khoản 4 Điều 5 Nghị định 131/2018/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.


khác nhau không nhiều giữa kết quả của Mô hình 1 và Mô hình 2 nhưng khác nhau đáng kể giữa mẫu chung, Nhóm 1 và Nhóm 2.

Đối với Nhóm 1


Kết quả nghiên cứu của cả 2 mô hình cho thấy Nhóm 1 có mức vốn đầu tư vào tài sản cố định (CAPINT) và quy mô của doanh nghiệp (SIZE) thấp hơn Nhóm 2 và thấp nhất trong 3 loại mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, hệ số nợ (LEV) của Nhóm 1 cao nhất và thấp nhấp là hệ số nợ của mẫu chung. Nói cách khác các doanh nghiệp có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước vay nợ nhiều hơn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nợ vay đến GTDN lại ngược chiều chứng tỏ doanh nghiệp chấp nhận rủi ro nhiều hơn khi vay nợ để tài trợ cho các quyết định đầu tư (Lê Hoàng Vinh và cộng sự, 2019; Nguyen & Nguyen, 2020). Ngoài ra, mức vốn đầu tư khá thấp so với Nhóm 2, chứng tỏ mức đầu tư vốn ít hơn, cũng như lợi ích thuế từ gia tăng tài sản cố định thấp hơn.

Đối với Nhóm 2


Kết quả nghiên cứu của cả 2 mô hình cho thấy Nhóm 1 có mức vốn đầu tư vào tài sản cố định (CAPINT) và quy mô của doanh nghiệp (SIZE) cao hơn Nhóm 1 và cao nhất trong 3 loại mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, hệ số nợ (LEV) của Nhóm 2 thấp hơn Nhóm 1 và cao hơn hệ số nợ của mẫu chung. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư vốn và lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong nhóm 2 tốt hơn Nhóm 1.

Đánh giá chung ảnh hưởng của từng biến kiểm soát đến GTDN


Sự ảnh hưởng của CAPINT cho thấy khi giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp càng lớn, giá trị doanh nghiệp càng cao. Theo lý thuyết quyền lực chính trị, nhiều tài sản cố định hữu hình có thể hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuế từ thuế thu nhập hoãn lại, từ đó gia tăng lợi nhuận sau thuế và góp phần tăng giá trị doanh nghiệp. Chiến lược thuế theo khung SAVANT của Karayan & Swenson (2007) cũng đã đề xuất phân bổ tài sản vào tài sản cố định để đạt được


lợi ích thuế. Ngoài ra, kết quả này cũng đồng thuận với nhiều nghiên cứu trước (Assidi & cộng sự, 2016; Nguyen & cộng sự, 2020).

Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp lớn đem lại lợi ích kinh tế theo quy mô để dễ dàng thực hiện chiến lược thuế. Lý thuyết quyền lực chính trị giải thích cho điều này (Siegfried, 1972), doanh nghiệp có quy mô lớn hơn gánh nặng thuế thấp hơn. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu (Assidi & cộng sự, 2016; Umeh & Okegbe, 2019; ) nhưng lại ngược với kết quả của một số nghiên cứu khác (Appolos & Jerry, 2016; Khaoula & cộng sự, 2015). Luận án cho rằng sự khác biệt này là do mối liên hệ chính trị giữa doanh nghiệp và chính phủ thay đổi theo không gian và thời gian.

Biến LEV cho thấy mối quan hệ ngược chiều với GTDN, hay giá trị doanh nghiệp giảm khi mức sử dụng nợ tăng lên. Điều này có nghĩa là trong bối cảnh tại Việt Nam, các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết không nên tận dụng lợi ích thuế từ sử dụng vốn nợ. Nghiên cứu của Lê Hoàng Vinh & cộng sự (2019) về các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2014-2017 đã khuyến nghị, để không bị kiệt quệ tài chính, doanh nghiệp nên sử dụng nguồn tài trợ bên trong thay vì tăng nợ vay. Ngoài ra, Dharwadkar & cộng sự (2000) chỉ ra rằng tại các nước đang phát triển, các doanh nghiệp cổ phần có nợ vay cao, chi phí đại diện lớn hơn các doanh nghiệp có mức nợ vay thấp.

Nghiên cứu của Nguyen & Dang (2020) về ảnh hưởng của yếu tố quản trị đến giá trị của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018 tìm ra kết luận tương tự về sự ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp và nợ vay đến giá trị doanh nghiệp. Trong đó, quy mô doanh nghiệp tác động thuận chiều, còn đòn bẩy tài chính ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị doanh nghiệp.

Tóm lại, các thảo luận trên đây của Luận án khẳng định sự ảnh hưởng tích cực của KHT đến GTDN, do KHT có ý nghĩa kinh tế khi góp phần tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sở hữu Nhà nước, mức độ đầu tư vốn, quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến giá trị doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính là ngược chiều. Tuy nhiên, vai trò của biến sở hữu Nhà nước


và sự điều tiết của sở hữu Nhà nước lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN cho thấy sự ảnh hưởng khác biệt giữa Nhóm 1 và 2.

------------------------------------------------------------


TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Trước hết, chương 4 thực hiện phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu theo các tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số quan sát. Sử dụng phân tích tương quan và chỉ ra tương quan KHT với GTDN, cụ thể là tương quan trái chiều giữa biến động chi phí thuế với biến động giá trị doanh nghiệp.

Sau khi thực hiện phân tích hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM, kết quả kiểm định đưa ra sự lựa chọn kết quả hồi quy của mô hình theo FEM được chấp nhận; mô hình không có hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến nghiêm trọng, tuy nhiên mô hình lại bị hiện tượng phương sai sai số thay đổi dẫn đến kết quả hồi quy cuối cùng được xác định theo GLS, qua đó khẳng định KHT đảm bảo ý nghĩa thống kê giải thích cho giá trị của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, trong đó doanh nghiệp càng tối ưu chi phí thuế giá trị doanh nghiệp càng tăng. Ngoài ra, nghiên cứu còn khẳng định vai trò điều tiết của biến tỷ lệ sở hữu Nhà nước đến mối quan hệ giữa KHT và GTDN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/02/2023