Những Nghiên Cứu Về Tiêu Chí Xác Định Giá Trị Doanh Nghiệp Lâm Nghiệp


dòng tiền chiết khấu. Kết quả là giá trị doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy theo mục đích cũng như hoạt động sau này của nhà đầu tư, ví dụ nhà đầu tư có thể đầu tư thêm cho doanh nghiệp sau khi mua lại và đạt được mức tăng trưởng tốt trong tương lai. Giá trị doanh nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào độ rủi ro của hoạt động sát nhập và mua lại. Tóm lại giá trị doanh nghiệp trong hoạt động sát nhập và mua lại phụ thuộc lớn vào kỳ vọng phát triển của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của hoạt động tái cơ cấu này.

Một câu hỏi rất quan trọng là liệu giá trị doanh nghiệp sau khi định giá với các phương pháp và tiêu chí lựa chọn có phù hợp hay không, một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm trả lời câu hỏi này. Beisland đã tổng hợp một số nghiên cứu liên quan nhằm xác định các phương pháp khác nhau sẽ phù hợp thế nào đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp, có 4 nhóm phương pháp định giá doanh nghiệp được tổng hợp trong nghiên cứu này là: nhóm phương pháp dựa trên tiêu chí thu nhập và dòng tiền, nhóm phương pháp dựa trên tiêu chí cổ phần và lợi tức, nhóm phương pháp đánh giá sự phù hợp của giá trị doanh nghiệp theo thời gian, và nhóm phương pháp dựa trên các tiêu chí số liệu kế toán. Kết quả chỉ ra rằng có sự liên quan giữa giá trị sổ sách của doanh nghiệp và giá trị cổ phần của nó. Ví dụ giá trị cổ phần trên thị trường của của doanh nghiệp có mối tương quan mạnh với số liệu và thông tin kế toán của doanh nghiệp.

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

1.2.1.Những nghiên cứu về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp

Tác giả Lê Trọng Hùng (2008) đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách cho thuê rừng, xây dựng và phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu được cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách cho thuê rừng, xây dựng và phát triển được được thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam. Đây là một nghiên cứu quan trọng và cần thiết trong sản xuất kinh


doanh lâm nghiệp hiện nay để giải quyết vấn đề xác định giá trị các loại rừng làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách cho thuê để các đối tượng sử dụng vào các mục đích kinh doanh phù hợp với Luật Quản lý và bảo vệ rừng trước đây và Luật lâm nghiệp hiện nay. Đồng thời tác giả cũng đã bước đầu đưa ra các phương pháp xác định giá trị đất làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam. Khi mà rừng và đất rừng đã được định giá, có thị trường trao đổi thì việc xác định giá trị các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước được thuận lợi, chính xác hơn. Khi mà giá trị các doanh nghiệp lâm nghiệp được định giá chính xác sẽ giúp cho các quá trình đổi mới, cải tiến, chuyển đổi sắp xếp hay cổ phần hoá các công ty lâm nghiệp càng có khả năng thực thi hơn. Tuy nhiên, đề tài của tác giả cũng mới tập trung vào xác định tiêu chí giá trị rừng và tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất rừng làm cơ sở cho việc phát triển thị trường quyền sử dụng đất rừng sản xuất ở Việt Nam.

Tác giả Vũ Tấn Phương và nhóm nghiên cứu (2007) đã thực hiện đề tài: ―Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam‖. Đề tài đã tập trung nghiên cứu 4 nội dung chính là 1) Cơ sở khoa học về nguyên tắc và phương pháp xác định giá rừng; 2) Định giá một số loại rừng tại miền Bắc, Trung, Nam, 3) Xây dựng nguyên tắc, phương pháp và khung giá rừng tại các địa điểm và đối tượng nghiên cứu, 4) Thử nghiệm, hoàn thiện nguyên tắc, phương pháp và tiêu chí xác định giá trị các loại rừng. Việc định giá rừng đã được xem xét trên cơ sở đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng, hệ thống phương pháp luận quốc tế, quan niệm về giá trị rừng và khung pháp lý về quản lý rừng ở Việt Nam. Theo đó, các nguyên tắc, phương pháp và tiêu chí xác định giá các loại rừng được đề xuất áp dụng trong việc định giá rừng ở Việt Nam. Đề tài đã xây dựng và đề xuất khung giá rừng dựa trên kết quả nghiên cứu. Khung giá rừng bao gồm khung tiêu chí giá tài sản lâm sản; khung tiêu chí giá quyền sử


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

dụng rừng và khung tiêu chí giá tài sản rừng cho rừng tự nhiên và rừng trồng các loài keo, bạch đàn urophylla, thông mã vĩ và thông nhựa. Khung giá tài sản lâm sản xây dựng cho rừng tự nhiên gồm rừng sản xuất, phòng hộ và rừng đặc dụng theo các trạng thái giàu, trung bình, nghèo và phục hồi. Tiêu chí giá tài sản lâm sản của rừng phụ thuộc vào trữ lượng, chất lượng rừng và có sự khác nhau đáng kể giữa các vùng miền. Tiêu chí giá quyền sử dụng rừng tự nhiên xác định trong thời gian 50 năm là rất khác nhau và phụ thuộc vào chất lượng rừng. Khung tiêu chí giá tài sản rừng tự nhiên bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp (giá trị quyền sử dụng) và giá trị môi trường được xác định thời gian sử dụng rừng 50 năm. Khung tiêu chí tài sản rừng sản xuất là rừng trồng được xây dựng cho các loại rừng trồng keo lai, keo tai tượng, bạch đàn urophylla, thông nhựa và thông mã vĩ theo các tuổi khác nhau và cho các vùng nghiên cứu. Khung giá tài sản rừng là cơ sở để các địa phương căn cứ khi xác định giá rừng; cho các cơ quan quản lý xây dựng các chính sách quản lý rừng, đầu tư và phát triển rừng và đặc biệt là việc tiền tệ hóa giá trị của rừng như tính tiền đền bù, bồi thường do chuyển đổi hoặc phá rừng và tính giá trị tài sản doanh nghiệp, tiền thuê rừng, phí và lệ phí. Báo cáo tổng kết đề tài đề cập đến các các cơ sở khoa học và thực tiễn về nguyên tắc, phương pháp và tiêu chí xác định giá các loại rừng. Báo cáo cũng đề xuất khung giá một số loại rừng dựa trên các kết quả nghiên cứu. Các kết quả của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng cho việc thay đổi quan niệm về giá trị rừng, xây dựng các chính sách liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng và đặc biệt là việc tiền tệ hóa giá trị của rừng về các dịch vụ môi trường, góp phần quản lý bền vững rừng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, đề tài cũng còn một số hạn chế như: Kết quả nghiên cứu không thể phản ánh hết các đặc trưng về kiểu rừng và loại rừng trên toàn quốc. Một số giá trị môi trường (phòng hộ đầu nguồn) của rừng không những

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 5


phụ thuộc vào thảm rừng mà còn phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên khác. Do vậy giá trị này mang tính địa phương. Các kết quả nghiên cứu mới chỉ phản ánh các giá trị của rừng trong khu vực nghiên cứu của đề tài.

Các tác giả Lê Trọng Hùng và Phạm Văn Điển với đề tài: “Nghiên cứu xác định giá trị rừng sản xuất là rừng tự nhiên”. Việc nghiên cứu định giá rừng sản xuất là rừng tự nhiên, dựa vào “tổng giá trị kinh tế của rừng”, được tham chiếu với giá trị quyền sử dụng rừng trong khuôn khổ pháp lý quản lý rừng của Việt Nam và trong các mối quan hệ như: giao rừng, cho thuê rừng, tính thuế và lệ phí, chuyển đổi mục đích sử dụng, đền bù khi thu hồi rừng và đền bù rừng do các hành vi phá hoại rừng theo Luật bảo vệ và phát triển rừng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra được một số phương pháp và các chỉ tiêu để xác định giá trị cho các loại rừng tự nhiên ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng cho viêc xác định giá trị các công ty lâm nghiệp có rừng sản xuất là rừng trồng và rừng tự nhiên.

Năm 2010-2011, tác giả Trần Hữu Dào đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về cổ phần hoá công ty lâm nghiệp”. Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình CPH các công ty lâm nghiệp, đánh giá khả năng CPH cho các công ty lâm nghiệp, sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành CPH. Để xây dựng các phương án CPH có rất nhiều nội dung, rất nhiều hoạt động và nhiều quá trình phải giải quyết nhưng để các phương án thực hiện được thì việc lựa chọn các phương pháp và các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp là vô cùng quan trọng và quyết định sự thành công cho quá trình CPH các công ty lâm nghiệp hiện nay. Khi chuyển thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể huy động vốn tốt hơn, tự chủ hơn trong SXKD, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Đề tài đã nghiên cứu xây dựng phương án cổ phần hóa thí điểm tại 3 công ty lâm nghiệp nằm trên địa bàn 3 tỉnh Tuyên Quang, Bình


Định, Đắc Lắc; đã đánh giá khả năng cổ phần hóa và những khó khăn mà công ty gặp phải khi tiến hành cổ phần hóa.

Các phương án CPH tại các công ty cũng đã đề cập đến tiêu chí giá trị đất và tiêu chí giá trị rừng khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần. Tác giả đã đưa ra các khả năng khi sử dụng tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất cho 2 khả năng là thuê đất trả tiền hàng năm và giao đất có trả tiền một lần để đưa vào các phương án CPH.

Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là còn chưa thống nhất các tiêu chí trong phương pháp xác định giá trị đất và giá trị rừng tại các công ty, các đề xuất đưa ra vẫn chưa giải quyết được khó khăn trong việc xác định giá trị đất của các công ty nên có nhiều phương án khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện các chính sách lâm nghiệp ở cấp địa phương rất yếu kém. Các diện tích rừng tự nhiên do các CTLN của Nhà nước quản lý vẫn đang bị suy thoái. Sự tham gia của khu vực tư nhân vào các hoạt động SXKD lâm nghiệp vẫn rất nhỏ do không được sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và hạn chế về khả năng sản xuất của chính họ. Điều này dẫn đến sự đóng góp của ngành lâm nghiệp cho nền kinh tế là nhỏ và đang có xu hướng giảm. Tuy đề tài nghiên cứu tác giả đã đề cập đến nội dung xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước tại các điểm nghiên cứu lựa chọn nhưng là để phục vụ cho việc đề xuất phương án cổ phần hóa các công ty lâm nghiệp, còn các mục tiêu khác đề tài chưa đề cập.

Tác giả Nghiêm Sỹ Thương (2015) với đề tài ―Xác định mô hình định giá Doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp‖. Tác giả đi sâu phân tích thực trạng xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, tác giả chỉ ra được sự cần thiết của việc xác định giá trị doanh nghiệp trong việc cổ phần hóa. Đề tài cũng đưa ra những quan điểm, mục tiêu và một số giải pháp quan trọng, phù hợp, kiến nghị, đề xuất với Chính phủ nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đổi mới.


Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013) đã đề cập đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quy Nhơn - Bình Định. Nghiên cứu đưa ra giá trị doanh nghiệp dự kiến của công ty theo các phương pháp tài sản. Giá trị của doanh nghiệp bao gồm: tài sản lưu động, tài sản cố định, giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị đất, giá trị rừng. Trong nghiên cứu này tài sản lưu động và tài sản cố định được tổng hợp trên báo cáo kế toán, giá trị lợi thế kinh doanh được tính là phần chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm liền so với tỷ suất lợi nhuận bình quân của trái phiếu chính phủ. Giá trị quyền sử dụng đất được tính đối với diện tích rừng sản xuất. Giá trị rừng được tính theo phương pháp thu nhập, và phương pháp chi phí. Kết quả nghiên cứu đề xuất được 4 phương án xác định giá trị doanh nghiệp khác nhau, phục vụ công tác cổ phần hóa doanh nghiệp.

1.2.2. Những nghiên cứu về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp lâm nghiệp nói riêng

Tác giả Phạm Đình Vũ (2006) với đề tài: ―Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam‖đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cũng như thực tiễn có liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp. Đề tài cũng đưa ra bức tranh toàn cảnh về phương pháp và các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam trước năm 2006, tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện phương pháp và tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam. Tác giả cũng chỉ ra rằng việc xác định giá trị tài sản của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và sai sót mặc dù trong thời gian qua Nhà nước và các ban ngành có liên quan liên tục nghiên cứu, xây dựng và đưa ra các phương pháp và lựa chọn các tiêu chí định giá cho doanh nghiệp sao cho phù hợp trong thực tiễn.


Tuy nhiên, đề tài cũng chỉ thực hiện được các phương pháp định giá doanh nghiệp ở mức hoàn thiện hơn phương pháp trước đó và vẫn còn mang nhiều bất cập, giá trị doanh nghiệp vẫn chưa được tính đúng, tính đủ, nhất là trong giai đoạn chưa đấu giá, niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, thông qua việc chưa tính đủ giá trị thương hiệu, giá trị lợi thế kinh doanh và giá trị quyền sử dụng đất,...Vì vậy, quá trình cổ phần hóa trong thời gian đó đã làm thất thoát không nhỏ tài sản của Nhà nước, phát sinh nhiều tiêu cực và làm lợi cho một số cá nhân, tổ chức có liên quan. Thực chất đề tài mới chỉ nghiên cứu những phương pháp định giá doanh nghiệp nhà nước trong cổ phần hóa ở việt Nam thời gian đó.

Năm 2005 tác giả Trần Văn Dũng đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp ở Việt Nam”. Đề tài đã hệ thống hóa khá đầy đủ hệ thống cơ sở lý luận về các phương pháp định giá doanh nghiệp cùng với ví dụ minh họa cụ thể, thực trạng công tác định giá doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp tại Việt Nam. Đề tài cũng chỉ ra rằng phương pháp định giá phổ biến được sử dụng là phương pháp tài sản, và mỗi phương pháp định giá đều có ưu nhược điểm riêng, tùy vào hoàn cảnh cũng như mục tiêu định giá mà chúng ta lựa chọn phương pháp định giá và chỉ tiêu sử dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đến năm 2004, đối tượng khảo sát hẹp và nghiên cứu tập trung về phương pháp định giá doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đối với lĩnh vực đặc thù như lâm nghiệp thì đề tài chưa đề cập tới, do đó đề tài chưa nêu lên được phương pháp định giá đất, định giá rừng và cây rừng.

Năm 2009, tác giả Trần Hữu Dào đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các công ty lâm nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp”. Kết quả nghiên cứu đã


sử dụng các phương pháp tính toán các tiêu chí thu nhập, tiêu chí chi phí và xác định giá trị các công ty lâm nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp. Nghiên cứu bước đầu cho thấy quá trình chuyển đổi từ “lâm trường quốc doanh” sang hoạt động theo mô hình “công ty lâm nghiệp” là phù hợp, hiệu quả sản xuất kinh doanh đã được nâng lên, tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý đã được đổi mới, đới sống người lao động từng bước được cải thiện....Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó thì một số công ty lâm nghiệp sau khi chuyển đổi còn lúng túng trong việc lựa chọn các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp, sau khi chuyển đổi sản xuất kinh doanh thu lỗ, đời sống người lao động khó khăn.... Đặc biệt mục tiêu khi chuyển đổi các “lâm trường quốc doanh” sang “công ty lâm nghiệp” là để hoạt động theo luật doanh nghiệp thống nhất nhưng trên thực tế thì các công ty lâm nghiệp vẫn là các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo luật DNNN năm 2003.

Tác giả Nguyễn Hoàng Minh (2017) với đề tài “Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở Việt Nam và sự vận dụng của các phương pháp đó trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”, kết quả cho thấy việc chuyển đổi loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề đang được triển khai rộng rãi trên cả nước. Muốn chuyển đổi loại hình kinh doanh thì việc xác định giá trị doanh nghiệp là một bước quan trọng không thể thiếu. Trong thời gian qua vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp nổi lên là một trong những khó khăn gây cản trở lớn đến quá trình đổi mới doanh nghiệp nói chung và cổ phần hóa doanh nghiệp nói riêng. Tác giả cho rằng cổ phần hóa làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giúp huy động vốn từ các nhà đầu tư để phát triền doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường qua đó cũng làm tăng cho thị trường chứng khoán phát triển. Để cổ phần hóa doanh nghiệp cần tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, đây là công việc khó và phức tạp vì vậy cần phải có những phương pháp thẩm định giá trị tài sản mang tính chuẩn mực giúp xác định đúng giá trị tài sản của doanh nghiệp, tuy nhiên trong quá trình áp dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022