Tổng Quan Về Kế Hoạch Thuế, Sở Hữu Nhà Nước Và Giá Trị Doanh Nghiệp


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 đã chỉ ra tầm quan trọng của KHT đối với GTDN, đặc biệt khi có vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước; đồng thời dựa trên kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, đề tài đã chỉ ra khả năng giải thích rõ hơn của KHT đối với GTDN khi có sự điều tiết của sở hữu Nhà nước, và đảm bảo đề tài khẳng định được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, chương 1 đề xuất 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể và sẽ được xác định giải quyết thông qua 3 câu hỏi nghiên cứu tương ứng.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ra đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội dung, thời gian 5 năm, kể từ năm 2015 đến năm 2019, và không gian 513 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức tại Việt Nam. Ngoài ra, đề tài còn thực hiện phân nhóm doanh nghiệp để kiểm định sự khác biệt trong các mối quan hệ giữa các nhóm, theo đó căn cứ vào tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp để xác định nhóm 1 có sở hữu kiểm soát bởi Nhà nước và ngược lại cho nhóm 2.

Sau khi khái quát nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, chương 1 đã khẳng định đóng góp về lý thuyết, thực tiễn và đóng góp mới của đề tài Luận án. Cuối cùng, chương này đã cung cấp thông tin khái quát nội dung chính 5 chương của Luận án.


Chương 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM


2.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH THUẾ, SỞ HỮU NHÀ NƯỚC VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

2.1.1. Kế hoạch thuế

2.1.1.1. Khái niệm kế hoạch thuế

Trong nghiên cứu “Lý thuyết về kế hoạch thuế”, Hoffman (1961) định nghĩa KHT1 là khả năng thu xếp các hoạt động tài chính theo hướng tối thiểu hóa chi phí thuế, tức là vận dụng hợp pháp các quy định của pháp luật để đạt được mục tiêu cuối cùng của một KHT hiệu quả là tránh thuế (tax avoidance). Trên cơ sở đó KHT phải đáp ứng 7 nguyên tắc, bao gồm: Linh hoạt; Phù hợp với từng đối tượng chịu thuế; Chuyên nghiệp; Liên hoàn giữa các sắc thuế; Đảm bảo lợi ích của các bên liêu quan; Ổn định và Hoàn toàn trung thực. Theo Hoffman (1961), nguyên tắc quan trọng nhất là KHT phải đảm bảo tính trung thực, tránh vi phạm pháp luật và không chấp nhận lợi ích có được từ trốn thuế. Rego (2003) và Singhania & Singhania (2019) đưa ra cách định nghĩa tương đồng về KHT, trong đó Rego (2003) bổ sung KHT có lợi cho nhà đầu tư vì giảm chi phí thuế làm tăng thu nhập sau thuế, còn Singhania & Singhania (2019) khẳng định các hoạt động KHT làm giảm chi phí thuế trong khuôn khổ pháp luật đều gọi là tránh thuế.

Scholes & Wofson (1992) cho rằng KHT là các hoạt động thực hiện các kỹ năng và kiến thức để giảm gánh nặng thuế trong khi vẫn đảm bảo tăng thu nhập sau thuế, còn gọi là tối ưu hóa thuế. Các tác giả làm rõ hơn 3 nguyên tắc của KHT là: (i) Phản ánh được tất cả các biên liên quan (cả cổ đông, nhà quản trị, doanh nghiệp, nhà cung cấp, người lao động và đối thủ cạnh tranh). (ii) Đề cập đến tất


1 Tax planning: Lập kế hoạch thuế/ kế hoạch thuế


cả các loại thuế (cả khoản thuế hiện và thuế ẩn2). (iii) Tất cả các loại chi phí (cả chi phí thuế và chi phí không phải chi phí thuế phát sinh trong quá trình thực hiện KHT).

Karayan & Swenson (2007) cho rằng KHT là các hoạt động thuế cần được thực hiện theo hướng có chiến lược (Strategy - S) - hài hòa với chiến lược chung của công ty, có dự báo (Anticipation - A) , có dàn xếp giữa các bên có liên quan (Negotiating - N) và có khả năng chuyển đổi giao dịch (Transforming - T) nhằm mục đích tạo ra giá trị tăng thêm (Value-Adding - VA). Do đó, cách tiếp cận KHT theo mô hình S-A-VA-N-T của Karayan (2007) giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định tốt hơn bởi mô hình này giúp cân bằng giữa lợi ích với chi phí thực thi KHT.

Do vậy, KHT khác với tránh thuế (tax avoidance) hoặc trốn thuế (tax evasion). Trong đó, tránh thuế phản ánh kết quả của các hoạt động thuế hợp pháp nhằm giảm số thuế phải nộp, còn trốn thuế là hoạt động không hợp pháp (Rego, 2003; Singhania & Singhania, 2019). Một số nghiên cứu cho rằng ranh giới giữa tránh thuế và trốn thuế là không rõ ràng và khó phân định (Kirchler & cộng sự, 2001; Slemrod, 2004). Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều quy định cụ thể về các hành vi trốn thuế. Các sai phạm về trốn thuế thường là bỏ sót thông tin hoặc giấu thông tin dẫn đến giảm số thuế phải nộp (Hoffman, 1961).

Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại, đề tài chưa tìm thấy một định nghĩa trong luật có liên quan về KHT. Các thuật ngữ “tránh thuế” và “trốn thuế” có được đề cập trong một số văn bản; chẳng hạn Điểm b Khoản 6 Điều 15 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 hoặc Khoản 3 Điều 13 Nghị định 20/2017/NĐ-CP về Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Tuy nhiên, các văn bản này không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là tránh thuế. Trốn thuế là có


2 Thuế hiện (explicit tax) là các loại thuế chính phủ có quy định thu như thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế ẩn (implicit tax) là khoản giảm từ thuế trong thu nhập trước thuế, do thuế suất cao hay thấp.


thể cấu thành tội phạm hình sự theo quy định của Điều 200 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Như vậy, trong Luận án tác giả xác định tiếp cận khái niệm về KHT là tập hợp các hoạt động được hoạch định theo hướng khai thác hợp pháp các chính sách, cơ chế nhằm tạo ra các lợi ích về thuế, và từ đó kỳ vọng tạo ra giá trị tăng thêm cho công ty. KHT không theo nghĩa đơn thuần của 1 bản kế hoạch (A plan). KHT có một ý nghĩa bao quát hơn, mang tầm chiến lược, có mục tiêu cuối cùng là tối ưu hoá số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Tối ưu hóa không phải giảm chi phí thuế đơn thuần. Công ty theo đuổi mục tiêu giảm thiểu thuế phải nộp nhưng hệ lụy của nó có thể là làm tăng một số chi phí khác hoặc giảm thu nhập. Vì vậy, khi xác định KHT là một phần chiến lược chung của công ty, KHT phải tuân thủ chính sách thuế và luật pháp nói chung, tránh tổn thất cho công ty để duy trì sự phát triển bền vững.

Tóm lại, Luận án lựa chọn thuật ngữ KHT, không phải đồng nhất với tránh thuế. Tác giả hoàn toàn đồng thuận với quan điểm của Wilde & Wilson (2018) khi cho rằng thuật ngữ “KHT” phù hợp hơn cho rất nhiều các nghiên cứu vì phản ánh được khái niệm về các cố gắng chủ định để tạo ra lợi ích thuế hoặc đầu tư vào các hoạt động thuế một cách thận trọng, trong khi khái niệm tránh thuế chỉ là một phần/kết quả của KHT. Do đó việc sử dụng khái niệm “KHT” có thể tạo ra nhiều hướng nghiên cứu, trong khi thuật ngữ “Tránh thuế” chỉ có thể phản ảnh kết quả của KHT.

2.1.1.2. Lợi ích và chi phí của kế hoạch thuế


Động cơ của KHT phụ thuộc vào thái độ của người ra quyết định đối với rủi ro. Trong trường hợp ngại rủi ro, họ sẽ chọn phương án rủi ro thấp với lợi nhuận kỳ vọng thấp và ngược lại. Điều này được lý giải dựa trên lý thuyết hữu dụng kỳ vọng (Expected Utility Theory) của Neumann & Morgenstern (1953) và lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) của Kahneman & Tversky (1979). Theo lý thuyết hữu dụng kỳ vọng, hành vi của người nộp thuế trong điều kiện không chắc chắn là tối đa hóa lợi ích đạt được từ KHT khi đánh đổi giữa phần thuế tiết kiệm được


và rủi ro có thể gặp phải. Trong nghiên cứu của King and Sheffrin (2002) đã minh chứng về việc sử dụng lý thuyết triển vọng để giải thích hành vi trốn thuế, đó là người nộp thuế sẽ lựa chọn quyết định thuế có rủi ro thấp hơn.

Như vậy, khi bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tạo quyết định thuế không thể không bàn tới các yếu tố ảnh hưởng mang tính kiểm soát KHT. Các yếu tố này ảnh hưởng gián tiếp đến KHT và có thể tạo ra lợi ích hoặc rủi ro, có thể làm phát sinh chi phí đối với KHT.

Lợi ích của KHT


Mục tiêu của KHT hiệu quả là tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp (Schole & cộng sự, 2015). KHT hướng đến sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế thay vì tối thiểu hóa phần thuế phải nộp. Bởi vì, doanh nghiệp có thể theo đuổi tiết kiệm thuế đơn giản bằng cách không đầu tư vào các dự án sinh lời nhưng rủi ro hoặc việc tìm kiếm lợi ích từ tối thiểu hóa số thuế phải nộp, trong khi doanh nghiệp phải chịu các chi phí không phải là thuế phát sinh làm giảm thu nhập báo cáo (Shackelford & Shevlin, 2001).

Ngoài ra, KHT có thể đem lại cho doanh nghiệp lợi ích về dòng tiền. Nghĩa là các doanh nghiệp quan tâm đến KHT đem lại dòng tiền vào, thời điểm và số tiền thuế thanh toán cũng góp phần cải tiện trạng thái dòng tiền chung. Đối với các doanh nghiệp có lập dự báo dòng tiền, KHT cho kết quả tích cực lên dòng tiền tổng thể, đặc biệt là khoản chênh lệch vĩnh viễn càng lớn giá trị gia tăng dòng tiền của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên, mối quan hệ này là ngược chiều đối với phần thuế thu nhập hoãn lại (Ayers & cộng sự, 2018; Jones & Rhoades-Catanach, 2005).

Yếu tố cơ bản đầu tiên gây ảnh hưởng mang tính điều tiết đến KHT là vấn đề quản trị doanh nghiệp. Chất lượng quản trị tốt góp phần tăng lợi ích của KHT và ngược lại. Về mặt bản chất, vấn đề này được phản ánh thông qua mối quan hệ giữa nhà quản trị (người được ủy quyền) và cổ đông (chủ sở hữu). Lợi ích của hai nhóm chủ thể này trong mỗi doanh nghiệp có đặc thù về cấu trúc sở hữu, cơ chế lương


thưởng cho ban điều hành, vai trò của hội đồng quản trị, đặc điểm của ban giám đốc… là khác nhau. Trong đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần cao của người điều hành, mức lương cao và chế độ đãi ngộ đối với ban điều hành tốt tác động tích cực lên KHT. Ngược lại, các quyết định trong KHT có thể không tạo ra lợi ích cho chủ sở hữu (Wilde & Wilson, 2018).

Đánh giá của các bên liên quan khác là một yếu tố quan trọng thứ 2 cần xem xét trong mối tương quan với KHT. Mỗi chính phủ, khách hàng, nhà cung cấp, lao động, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có yêu cầu và mức độ quan tâm khác nhau về KHT. Các cổ đông đánh giá về vai trò của KHT trong việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần làm tăng GTDN (Ling & cộng sự, 2018). Do đó để phát huy vai trò của KHT khi thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các đối tượng này, các thông tin liên quan đến KHT cần được cung cấp đầy đủ và minh bạch.

Chi phí của kế hoạch thuế


Mặt đối lập của một KHT là các chi phí liên quan phát sinh. Các chi phí này bao gồm chi phí người đại diện (agency costs), chi phí thực hiện (implementation costs) và chi phí đầu ra (outcome costs).

- Chi phí người đại diện là các chi phí phát sinh do sự khác biệt về lợi ích giữa nhà quản trị và cổ đông. Kết quả là quản trị không tốt, nhà quản trị không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông thông qua KHT hiệu quả hoặc chịu chi phí vốn cổ phần từ kế hoạch này cao hơn kỳ vọng của cổ đông (Cook & cộng sự, 2017; Wilson, 2009).

- Chi phí thực hiện đề cập đến đặc điểm doanh nghiệp và môi trường hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến KHT. Nhiều nghiên cứu cho thấy đặc điểm về quy mô doanh nghiệp, đặc điểm tài chính… có thể tác động đến KHT và tạo ra các rủi ro thay vì lợi ích (Wilde & Wilson, 2018).


- Chi phí đầu ra phát sinh do kết luận đánh giá của cơ quan thuế, sự thay đổi quy định pháp luật, tư vấn viên, chi phí chính trị, các chi phí thị trường và chi phí danh tiếng liên quan đến hậu quả của KHT.

2.1.1.3. Đo lường kế hoạch thuế


Để đo lường KHT, các nghiên cứu trước đây sử dụng nhiều cách tính khác nhau, tùy thuộc vào khả năng tiếp cận dữ liệu và mục tiêu của nhà nghiên cứu (Wilde & cộng sự, 2018). Các dữ liệu về tổng chi phí thuế và thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng để đo lường về KHT trong nhiều nghiên cứu. Đa số các nghiên cứu lựa chọn cách đánh giá tổng hợp KHT, trong khi một số ít các nghiên cứu đánh giá chi tiết theo từng thành phần KHT (Bảng 2.1).

GAAP ETR - Thuế suất hiệu dụng kế toán: Đây là chỉ tiêu phản ánh tốt nhất khả năng nộp thuế của doanh nghiệp, đúng theo nguyên tắc của thuế là nộp theo khả năng. ETR được sử dụng rộng rãi làm thước đo trong các nghiên cứu bởi vì nó phản ánh bao quát các loại hoạt động của KHT. Các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính chỉ tiêu này từ dữ liệu được cung cấp trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. ETR kế toán càng thấp có nghĩa là doanh nghiệp có dấu hiệu tránh thuế cao và ngược lại (Tang, 2017). Ngoài ra, việc sử dụng ETR kế toán đặc biệt phù hợp đối với các nghiên cứu có dữ liệu lớn và trải dài nhiều năm. Các nhà khoa học cũng có thể tính ETR kế toán bình quân của từng giai đoạn để nhận biết dấu hiệu và xu hướng tránh thuế.

Current ETR - Thuế suất hiệu dụng hiện hành: ETR hiện hành phản ánh những khác biệt tạm thời giữa cơ sở tính thuế và kế toán của các tài sản và nợ, tạo ra khoản thuế phải nộp hoặc được trừ trong tương lai khi giao dịch hoàn tất. Tuy nhiên, khi chênh lệch tạm thời tăng lên vì sự khác biệt tạo thành khi các giao dịch nhất định được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, các loại chênh lệch khác không do thời điểm ghi nhận giao dịch chính là chênh lệch vĩnh viễn. Vì vậy, chênh lệch vĩnh viễn không tạo ra sự khác biệt giữa ETR và STR (Graham & cộng sự, 2012).


Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đo lường KHT


Ký hiệu

Đo lường

Ý nghĩa

Nghiên cứu thực nghiệm

Tổng thể KHT


GAAP ETR

Thuế suất hiệu dụng kế toán = Tổng chi phí thuế/Lợi nhuận kế toán trước thuế

Phản ánh kết quả chung của KHT: Tỷ lệ thuế phải nộp theo ghi nhận kế toán

Tang (2017), Badertscher & cộng sự (2019), Chen & cộng sự (2019), Kubick & cộng sự (2020)


Current ETR

Thuế suất hiệu dụng hiện hành = Chi phí thuế hiện hành/Lợi nhuận kế toán trước thuế

Phản ánh phần thuế thực hiện trong năm so với lợi nhuận trước thuế


Graham & cộng sự (2012), Rego (2003), Mills (1998)


Cash ETR

Thuế suất hiệu dụng bằng tiền = Số thuế bằng tiền/Thu nhập tính thuế

Phản ánh số thuế ước tính phải nộp bằng tiền so với lợi nhuận tính thuế

Dyreng & cộng sự (2008), Hanlon & Shevlin (2009), Kubick & cộng sự (2020)


BTD


Chênh lệch thu nhập kế toán và thu nhập tính thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thu nhập tính thuế


Sự khác biệt giữa thu nhập ghi nhận theo kế toán và thu nhập theo thuế

Wahab & cộng sự (2010, 2012), Ling & cộng sự (2018), Plesko (2003), Manzon & Plesko (2001-2002), Desai & Dharmapala (2009)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ở Việt Nam - 4

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 12/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí