Số Lượng Doanh Nghiệp Và Quy Mô Đầu Tư Vốn Nhà Nước Ở Một Số Quốc Gia Giai Đoạn Năm 2010-2011


an ninh, quốc phòng, mang lại lợi ích quốc gia); doanh nghiệp thương mại (mục tiêu lợi nhuận thuần tuý). Ứng với mỗi loại thì yêu cầu quản lý và quản trị doanh nghiệp khác nhau.

Theo hình thức sở hữu vốn, DNCVNN được phân chia thành ba loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp có từ trên 50% vốn nhà nước đến dưới 100%, doanh nghiệp dưới 50% vốn nhà nước. Ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp có vốn nhà nước khác nhau thì tương ứng với cách quản lý khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước 100% vốn Nhà nước, đại diện chủ sở hữu nhà nước sẽ quyết định toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như điều lệ, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân chia lợi nhuận, đầu tư, nhân sự của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Nhà nước như một cổ đông thực hiện quyền của cổ đông tại doanh nghiệp tương ứng với phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

2.1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Về địa vị pháp lý DNCVNN: Phần lớn DNCVNN hiện nay được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật Doanh nghiệp như doanh nghiệp khu vực tư nhân.

Về đặc điểm DNCVNN:

Một là, DNCVNN có phần vốn do nhà nước nắm giữ ở nhiều mức độ khác khau (vốn NN tại doanh nghiệp: 100%, trên 50%, dưới 50%).

Hai là, DNCVNN được tổ chức dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Tính đặc biệt của doanh nghiệp có vốn nhà nước được thể hiện ở chỗ Nhà nước là cổ đông tổ chức sở hữu phần vốn góp trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.

Ba là, DNCVNN có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở các quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển, bất chấp những tranh luận về hiệu quả hoạt động, kinh doanh và cạnh tranh, DNCVNN vẫn đang tồn tại như là một


tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia. Sau đó, DNCVNN giảm bớt để nhường lại cho khu vực tư nhân phát triển, phát huy và đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế. Ở nhiều nước, kể cả các nước công nghiệp phát triển, DNCVNN đóng góp một phần quan trọng trong đóng góp vào tăng trưởng GDP về sử dụng lao động và đầu tư vốn.... Nhìn chung, đóng góp vảo GDP của DNCVNN ở mức độ vừa phải thông thường từ 10-15% GDP đối với các nước đang phát triển, 5-10% đối với các nước phát triển, các nước chậm phát triển từ 15%-30% GDP của nền kinh tế.

Ở một số nước đang phát triển, DNCVNN đóng vai trò quan trọng trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như viễn thông, than, điện, xăng dầu, khai khoáng, tài chính, ngân hàng, giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công thiết yếu. Một số lĩnh vực, địa bàn khó khăn, an ninh quốc gia..., mà khu vực tư nhân không muốn đầu tư, không hiệu quả hoặc không thể đầu tư, là những ngành mà hiệu quả của nó rất quan trọng đối với phần lớn dân số và các ngành kinh tế khác.

Trong 500 DN lớn nhất thế giới của Fortune Global (2014), DNNN chiếm 22.8% số lượng DN, 23% tài sản và 19.9% lợi nhuận, 30% lao động, 24.1% doanh thu. Tổng doanh thu của DNNN trong danh mục 2000 DN lớn nhất của Forbes Global đạt 3.600 tỷ USD (6% GDP toàn cầu).

Tại các nước OECD (2012), tổng số có 2111 DNNN, giá trị tài sản đạt 2218.1 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 6 triệu lao động, trong đó, nhiều quốc gia có giá trị tài sản của DNNN đạt trên 100 tỷ USD như: Pháp 111,4 tỷ USD, Nhật Bản 339,3 tỷ USD, Italia 226,1 tỷ USD, Na Uy 243,7 tỷ USD, Hàn Quốc 200,9 tỷ USD,v.v. Cũng theo số liệu của OECD (2011), đóng góp trung bình của khu vực DNNN cho tăng trưởng kinh tế ở các nước thành viên một số nước đạt trên 20% GDP như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Na Uy, Phần Lan, Israel, còn lại là khoảng 15% GDP. Quy mô của các DNCVNN đầu tư vốn trong nhiều nước châu Á thường lớn và chiếm phần quan trọng trong phát triển kinh tế và đóng góp vào quy mô đầu tư trên GDP (khoảng 30% GDP ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đầu tư đóng


góp 25% GDP, Ma-lai-xi-a và Xing-ga-po gần 15%, Indonesia 40% (năm 2009)

[145].

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp và quy mô đầu tư vốn nhà nước ở một số quốc gia giai đoạn năm 2010-2011

Nước

Số lượng DN

Trong đó

Quy Mô đầu tư (% GDP)*

100% vốn

>50% vốn

<50%

vốn

Pháp

58


50

8

-

Thụy Điển

60

46

-

-

-

Trinidad&Tobago

54

44

7

3

-

Indonesia

146

14

115

17

40%

Ma rốc

725

42

-

-

-

Trung Quốc

115**

-

-

-

30%

Ấn Độ

-

-

-

-

25%

Thái Lan

-

-

-

-

25%

Ma-lai-xi-a

66

-

23

43

15%

Xing-ga-po

35+52

5

9

73

15%

Nga

4.823

-

-

-

-

Chi lê

32

-

-

-

-

Philippines

158

DNTƯ

123

18

17

-





425

DNĐP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - 5

Nguồn: [145]


Bốn là, DNCVNN chủ yếu chỉ hoạt động ở một số ngành, lĩnh vực nhất định, như trong các ngành, lĩnh vực sau: Cung ứng các dịch vụ, sản phẩm công cộng; sản phẩm, dịch vụ, sản phẩm thiết yếu mà khu vực kinh tế tư nhân cung ứng không hiệu quả hoặc không muốn cung ứng; ngành, lĩnh vực độc quyền tự nhiên do hiệu quả quy mô nên cần can thiệp của thị trường thông qua cơ chế cạnh tranh rất ít tác dụng; những địa bàn, khu vực có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn mà khu vực tư nhân không muốn đầu tư nhằm thực hiện chính sách giảm thiểu chênh lệch giữa các vùng, địa bàn trong quốc gia. Đối với những lĩnh vực mới, tạo động lực phát triển cho một số ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước, thời gian thu hồi vốn chậm và có hệ số rủi ro cao các doanh nghiệp này không muốn tham gia thì rất cần sự hiện diện của DNCVNN. DNCVNN đang tồn tại như một tất yếu gắn cùng với sự tồn tại của nhà nước, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, Indonexia,… DNCVNN với số lượng còn nhiều, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực công cộng thiết yếu cho xã hội, an ninh năng lượng, cơ sở hạ tầng quan trọng với quy mô lớn.

Thực tế quá trình cải cách DNCVNN ở nhiều quốc gia trong những năm vừa qua cho thấy, mặc dù tư nhân hoá và cổ phần hoá DNNN, DNCVNN là một xu thế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới nhưng khu vực DNCVNN vẫn đang giữ vai trò nhất định, đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia như công nghiệp quốc phòng, cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng, khoa học kỹ thuật cao có ý nghĩa chiến lược trong phát triển lâu dài của quốc gia và những lĩnh vực khác mà khu vực tư nhân không muốn đầu tư.

2.2. MÔ HÌNH CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

2.2.1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước

2.2.1.1 Chủ sở hữu nhà nước và khái niệm mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước


Chủ sở hữu nhà nước và cơ chế đại diện chủ sở hữu nhà nước: Sở hữu nhà nước, còn được gọi là sở hữu chính phủ và sở hữu công cộng, là quyền sở hữu một ngành, tài sản hoặc doanh nghiệp của nhà nước hoặc một cơ quan nhà nước đại diện cho một cộng đồng chứ không phải một cá nhân hoặc một bên tư nhân. Nhà nước là chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh ngiệp có vốn nhà nước và có quyền tham gia vào quá trình quản lý doanh nghiệp với tư cách là chủ đầu tư. Chủ sở hữu nhà nước là đại diện cho sở hữu toàn dân (không phải sở hữu trực tiếp) khác với sở hữu tư nhân nên dễ bị xung đột lợi ích của ngưỡng người được giao đại diện quyền sở hữu của nhà nước, dễ tư lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí tài sản, tiền vốn của nhà nước do các nhân đại diện chủ sở hữu. Chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN đóng vai trò chủ sở hữu nhà nước,

hoặc cổ đông trong doanh nghiệp có vốn nhà nước. Chủ sở hữu nhà nước xây dựng chính sách rõ ràng, nhất quán, quản trị doanh nghiệp minh bạch, thực hiện vai trò cổ đông trong doanh nghiệp bình đẳng trên cơ sở mức độ sở hữu vốn tại doanh nghiệp mà có quyền tương xứng. Thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với DNCVNN trên các mặt: Thành lập, giải thể, tái cơ cấu, đầu tư, nhân sự, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, phân phối lợi nhuận, quản lý, giám sát, thanh kiểm tra, kiểm toán...,cụ thể như sau: tham gia Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành để biểu quyết, quyết định chiến lược phát triển của doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, tham gia biểu quyêt phê duyệt nhân sự là Hội đồng quản trị hay ban giám đốc theo quy chế hoạt động của doanh nghiệp và luật, xác định thù lao của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, lựa chọn đơn vị kiểm toán...

Cơ quan chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN thực hiện việc quản lý việc sắp xếp, chuyển đổi DNCVNN: Kế hoạch sắp xếp, chuyển đổi; tiêu chí phân loại, sắp xếp; cổ phần hóa và các hình thức chuyển đổi sở hữu khác; chuyển đổi DNCVNN sang mô hình tổ chức, hoạt động khác (công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế). Tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển khu vực DNCVNN bao gồm thành lập mới, sắp xếp tái cơ cấu DNCVNN trong từng ngành lĩnh vực, khu vực và trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quản


lý bộ máy, giám sát thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN bao gồm các tổ chức, cá nhân được giao quyền đại diện chủ sở hữu, phần vốn nhà nước tại DNCVNN. Quản lý hoạt động DNCVNN tập trung vào việc quản lý thực hiện mục tiêu, sứ mệnh của chủ sở hữu nhà nước và hoạt động tài chính của DNCVNN, quản lý hoạt động đầu tư, kết quả, hiệu quả hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích của DNCVNN.

Theo Lý thuyết người đại diện (Principle-Agent Theory, ra đời vào đầu những năm 1970),. “Người đại diện là người được ủy quyền của chủ sở hữu nguồn lực và được chủ sở hữu trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực của chủ sở hữu nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu”. Quản lý đối với cán bộ quản lý DNCVNN (người đại diện chủ sở hữu nhà nước); gồm cán bộ đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN như thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, kiểm soát viên; những người đề cử và bầu chức danh quản lý điều hành của doanh nghiệp, người đại diện vốn nhà nước tại DNCVNN. Nội dung quản lý đối với cán bộ quản lý DNCVNN tập trung vào các vấn đề tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiễm, khen thưởng, kỷ luật, chế độ trách nhiệm, đánh giá kết quả hoạt động, chế độ lương, thưởng.

Hiện nay, chưa có khái niệm mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. Theo quan điểm của tác giả có thể khái quát mô hình chủ sở hữu nhà nước như sau:

Theo quan niệm của tác giả: Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN là một kiểu thiết kế, xác lập cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, và nguồn lực (nhân lực và vật chất) của đơn vị thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Từ khái niệm có thể thấy rằng các yếu tố cấu thành mô hình tổ chức đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm: Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, nguồn lực (con người, vật chất) để thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN trên các mặt: xác định sứ mệnh, tầm nhìn, thành lập, giải thể, phá sản, lĩnh vực và phạm vi hoạt động kinh doanh, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, ngắn hạn, trung và dài hạn, đầu tư, nhân


sự, phân phối lợi nhuận, thanh kiểm tra, kiểm toán, giám sát, quản lý hoạt động của DNCVNN.

Để thực hiện chức năng chủ sở hữu cần thiết kế mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, sắp xếp nguồn lực còn người, gắn con người với các nguồn lực khác để thực hiện thành công nhiệm vụ. Về bản chất, xác lập mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp là tổ chức bộ máy phân chia công việc, sắp xếp các nguồn lực và phối hợp các hoạt động với cơ chế hoạt động cụ thể để thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, giám sát nhằm thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN đạt được mục tiêu đề ra.

Mô hình chủ sở hữu nhà nước có thể được thiết kế xác lập dưới dạng tổ chức là cơ quan quản lý nhà nước hoặc doanh nghiệp nhằm thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Hình 2.1: Sơ đồ các yếu tố cấu thành mô hình chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp‌



Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước


Cơ cấu tổ chức



Cơ chế vận hành



Nguồn lực: nhân lực và vật chất



Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Mô hình chủ sở hữu nhà nước được tổ chức dưới dạng cơ quan quản lý nhà nước [136]:

Trong tổ chức bộ máy nhà nước về nguyên tắc, quyền lực nhà nước bao gồm ba nhóm yếu tố cấu thành là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN thuộc nhánh


quyền hành pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tổ chức bộ máy thực thi quyền hành pháp bao gồm hệ thống của các tổ chức từ trung ương đến địa phương trong nhà nước đơn nhất hoặc tổ chức ở cấp trung ương. Bộ máy thực thi quyền hành pháp thực hiện hai quyền: lập quy và tổ chức thực hiện hay hành chính. Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy dưới luật. Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy hành chính để quản lý đất nước, sắp xếp nhân sự, điều hành công việc, sử dụng nguồn tài chính và công sản để thực hiện những chính sách. Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đưa pháp luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả. Mỗi tổ chức được thành lập để nhằm đạt được các mục tiêu của nó. Mục tiêu của các tổ chức hướng đến không giống nhau, nó tuỳ thuộc vào từng loại hình các tổ chức đó. Mỗi cơ quan, tổ chức được thành lập để thực hiện một hoặc một nhóm chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm tính chất độc lập tương đối và tạo thành chỉnh thể cho bộ máy hành chính nhà nước.

Về quyền lực của các tổ chức nói chung là sức mạnh, là điều kiện cần để cho các tổ chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của mình, quyền lực đó phải được tạo ra hoặc do các cơ quan có thẩm quyền trao cho nó. Như quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quyền kiểm tra, thanh tra, quyền khen thưởng, kỷ luật, cưỡng chế khi cần thiết. Về thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước là sự phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao. Mỗi cơ quan hành chính nhà nước được trao một hoặc một nhóm chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đồng thời với chức năng nhiệm vụ đó, các cơ quan này cũng được nhà nước trao cho những quyền lực tương xứng để thực thi nhằm đạt hiệu lực, hiệu quả cao nhất. Sự phù hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022