Đánh Giá Chung Về Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

Do vậy, từ năm 2002 đến hết năm 2004, trong khoảng thời gian 3 năm này, số lượng DNNN được CPH đã là 1.475 DN. Riêng năm 2004, số lượng DNNN được CPH là 700. Có thể nói năm 2004 thực sự là một dấu mốc thời gian và có ý nghĩa bản lề với nhiều sự kiện đáng ghi nhớ nhất qua chặng đường gần 12 năm, đã mở ra một thời kỳ mới trong quá trình thực hiện chủ trương CPH DNNN của Đảng, đó là tiến trình CPH DNNN không chỉ tăng tốc về tốc độ mà quan trọng hơn, đối tượng, phạm vi, cách thức, phương pháp CPH DNNN đã có những bước nhảy vọt cả về lượng và về chất trong tiến trình CPH. Năm này đã có nhiều văn bản chính sách chỉ đạo, hướng dẫn công tác CPH của cơ quan quản lý được ban hành nhiều nhất. Đó là Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW 9, khóa IX, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản pháp quy đảm bảo căn cứ cho việc mở rộng diện CPH các DNNN; Quyết định 155/2004/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước; Nghị định 187/2004/NĐ-CP, ngày 16/11/2004, về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần đã mở rộng diện các DNNN cần CPH, thực hiện nguyên tắc thị trường đối với việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH và mua bán công khai cổ phiếu, khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Nghị định này giúp giải quyết những vướng mắc liên quan tới nợ xấu của các DNNN (cả nợ phải đòi và nợ phải trả). Quan trọng hơn là Nghị định này đã dọn đường để áp dụng các phương pháp thị trường trong việc định giá DNNN dự định CPH (chẳng hạn như đấu giá công khai, kiểm toán độc lập, trong đó có cả kiểm toán nước ngoài…).

5. Giai đoạn cổ phần hóa cơ bản từ 2006 đến nay

Tiếp nối giai đoạn CPH trên diện rộng, từ năm 2006 đến nay, chủ trương của Nhà nước về CPH hoàn thành về cơ bản kế hoạch cổ phần hóa

khối DNNN. Ngày 26/6/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2007/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp (DN) 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nhằm thay thế Nghị định 187/2004/NĐ-CP nhằm mục tiêu chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán... Sự ra đời của Nghị định 109/2007/NĐ-CP là hết sức cần thiết, phù hợp với thực tế và đồng bộ với các quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Chứng khoán 2006.

Chính phủ đã đưa ra chương trình CPH các DNNN giai đoạn 2006 – 2010, nét cơ bản là tiếp tục quá trình đổi mới DNNN, kiên trì việc CPH, đồng thời với việc nhanh chóng tạo môi trường mới để thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, kiện toàn các tổng công ty để làm nòng cốt phát triển thành các tập đoàn kinh tế. Đây sẽ là những tập đoàn kinh tế đa sở hữu, đan xen giữa kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế khác, chứ không phải là tập đoàn “thuần khiết” quốc doanh. Và có một điều là, chúng ta phải giữ lại 100% vốn Nhà nước ở một số loại hình doanh nghiệp nhất định... Một số lĩnh vực lâu nay được coi là nhạy cảm thì trước yêu cầu hội nhập, Chính phủ đã xác định lại để tiến hành cổ phần, ví như lĩnh vực ngân hàng, có thể nói theo WTO thì ngân hàng là một trong những lĩnh vực phải mở cửa sớm nhất để bắt đầu thời kì hội nhập.

Trong phương án tổng thể về CPH DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2007 – 2010, cần sắp xếp 1.553 DNNN, trong đó có 950 DN sẽ thực hiện CPH. Mục tiêu của Chính phủ đặt ra là chỉ giữ lại 700 đến 800 DNNN sau năm 2010. Điểm khác biệt của giai đoạn này là số DN lớn, có vốn từ 100 tỷ đồng được CPH sẽ là đối tượng chính thực hiện CPH.

Nhưng trên thực tế, đánh giá của các chuyên gia, tốc độ CPH những năm gần đây có xu hướng chậm lại. Nếu như năm 2005 có 693 DN được CPH thì năm 2006 còn 640 và năm 2007 chỉ có 150 DN. Năm 2008 cả nước sắp xếp được 121 DN, trong đó CPH được 73 DN và bộ phận DN. So với kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt trong năm 2008 mới chỉ đạt 28% (73/262)6. Số vốn Nhà nước tại các DN CPH mới chỉ đạt khoảng 20% tổng số vốn Nhà nước tại các DN. Tình trạng CPH chậm có nhiều nguyên nhân. Trong đó, một nguyên nhân cơ bản và trước hết là do những tác động bất lợi từ sự suy thoái của nền kinh tế và TTCK Việt Nam 2 năm gần đây. Thực tế cho thấy, mọi tính toán của các nhà hoạch định TTCK Việt Nam đều bị đảo lộn.

Trong năm 2005, khi vốn hoá trên TTCK chỉ tương đương với 7,8% GDP, họ đã đặt ra mục tiêu tham vọng: tăng gấp 3 quy mô TTCK vào năm sau, tức mức vốn hoá sẽ tương đương với 20% GDP. Tuy nhiên, những diễn biến vượt bậc trong thực tế cho thấy mục tiêu này là quá khiêm tốn. Cho đến tháng 12 năm 2007, mức vốn hoá trên TTCK đã "nở ra" tương ứng với 48% GDP của Việt Nam, đạt 470 nghìn tỉ đồng. Bước phát triển này làm các nhà hoạch định chính sách đưa ra kế hoạch tham vọng hơn: đưa quy mô TTCK lên tương ứng 50% GDP năm 2008. Nhưng kế hoạch này đã sụp đổ khi khủng hoảng kinh tế và TTCK sụt giảm lại tương ứng với 17% GDP (khoảng 13 tỷ USD), tức là giảm tới 70%. Những diễn biến không thể lường được này đã đặt dấu ấn đậm nét lên chương trình CPH. Nó đã kìm hãm lên chương trình đã được bắt đầu từ những năm 1992 của thế kỷ trước.

Năm 2009, cả nước đã thực hiện sắp xếp 105 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa (CPH) 60 doanh nghiệp, đạt 8,4% kế hoạch giai đoạn 200 – 2010. Tốc độ CPH chậm so với phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cho dù, tính đến hết năm 2009, đã có tới gần 4.500 doanh nghiệp, đơn vị đã hoàn tất CPH nhưng phần


6 http://vietnamnet.vn/, thứ năm ngày 24.2.2008

lớn trong số đó là các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, có qui mô vốn, giá trị tài sản chưa đầy 30% trong tổng giá trị vốn, tài sản của khối DNNN.

Theo số liệu của các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước gửi về Bộ tài chính thì đến nay có khoảng 240 DN được tiến hành cổ phần hóa theo Nghị định 109, tương đương với 25% tổng số DN phải tiến hành CPH giai đoạn 2007 – 2010 theo các phương án đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Số DN có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng nói riêng trong năm 2007 đã được CPH đem lại nguồn vốn thặng dư không lồ. Trong đó không thể không nhắc tới những DN có vốn trên 1.000 tỷ đồng như Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương, …. Bộ tài chính cho biết, năm 2007, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức IPO thành công cho 96 DNNN với tổng số vốn điều lệ 53,433 tỷ đồng, tổng số cổ phần chào bán trên 745 triệu cổ phiếu. Trước khi ra nghị quyết về việc thi hành Luật Doanh nghiệp, trong đó có yêu cầu, toàn bộ khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải hoàn tất quá trình sắp xếp, cổ phần hoá (CPH) để chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ ngày 1/7/2010, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ lo ngại, rằng khó có thể thực hiện được yêu cầu này. Bởi lẽ, số DNNN phải CPH trong thời hạn ngắn như vậy là quá lớn. Tuy nhiên, đã bước sang tháng thứ 5 của năm 2010 và nhiệm vụ hoàn thành CPH trước ngày 1/7/2010 của khối DNNN trở nên bất khả thi hơn bao giờ hết.

Theo chủ trương của Nhà nước, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 109. Sau một quá trình tích cực xây dựng, lấy ý kiến đóng góp, đến cuối tháng 4/2010, Bộ tài chính đã chính thức công bố dự thảo Nghị định mới để tiếp tục lấy ý kiến chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật này.

Nhìn chung, quá trình CPH khối DNNN đã diễn ra trong gần 20 năm, tốc độ CPH đã dần được cải thiện và được đẩy nhanh nhưng về cơ bản

những kế hoạch chủ trương mà Nhà nước đề ra là không hoàn thành và lượng vốn NN được CPH còn quá nhỏ. Kết quả đánh giá về CPH ở Việt Nam có thể được tổng kết qua một số kết quả sau:

Giai đoạn

Số DNNN được cổ phần hóa


Thực hiện

Kế hoạch

3/1992 – 6/5/1996

5




7/5/1996 – 27/6/1998

28




28/6/1998 – 5/2002

845

1999(650), 2000(692)

6/2002 – 2005

1694

2004(700),2005(693),

2002(502),2003(1133),

2004(780),2005(724)

2006 – 2009

840

2006(640),2007(150),

2008(73), 2009(60)

1150

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp thực hiện - 6


Bảng 2: Quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam

Nguồn: Vietnam Investment Review số 17, 8.6.2005 và Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp năm 2004, 2009


900

800

700

600

500

400

300

200

100

0

845

700 693

640

537

150

73

5

28

60


1992-1996

1996-1998

1998-2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Hình 1: Tiến độ CPH ở Việt Nam những năm qua

Nguồn: Số liệu được tập hợp qua Vietnam Investment Review số 18,7.5.2007 và Báo cáo của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp 2009

Nhìn vào bảng này có thể thấy, trong mỗi giai đoạn tuy số lượng DN CPH có tăng lên nhưng hầu như không đạt được những mục tiêu, kế hoạch đặt ra trong từng giai đoạn.

Thời gian

Số lượng

DNNN

Giá trị(tỷ

đồng)

08/06/1992

06/05/1996

5

38,5

07/05/1996

27/06/1998

25

19,0

28/06/1998

31/12/1998

86

61,2

01/01/1999

249

552,5


31/12/1999



01/01/2000

31/12/2000

212

1042,0

01/01/2001

31/12/2001

198

850,0

01/01/2002

31/12/2002‌

139

1211,9

01/01/2003

31/12/2003

537

6059,5


Bảng 3: Thống kê quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam.

Nguồn: Vietnam investment review.

Từ bảng 3, có thể thấy giá trị hay nói đúng hơn là số lượng vốn của DNNN được CPH có tăng lên trong những năm trở lại đây.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1. Những kết quả đạt được trong quá trình cổ phần hóa những năm vừa qua.

1.1 Đối với doanh nghiệp

Nhìn chung, DN là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình cổ phần hóa. CPH góp phần cơ cấu lại DNNN, đổi mới hoạt động sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chủ trương này góp phần giảm những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, thuộc các ngành, lĩnh vực không cần Nhà nước nắm giữ 100% vốn, không có tác động lớn đến cơ cấu vốn, đầu tư và vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vốn bình quân của một doanh nghiệp nhà nước năm 2001 khoảng 24 tỷ đồng, đã tăng lên hơn 70 tỷ đồng.

Vấn đề đặt ra là việc chuyển đổi trong cơ cấu lại sở hữu Doanh nghiệp có cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh trong các DNNN hay không. Trên thực tế, hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH được nâng cao rõ rệt. Kết quả đợt khảo sát hoạt động của 1.000 doanh nghiệp sau CPH do Quốc hội tiến hành trước đây cho thấy, 85% doanh nghiệp CPH hoạt động có lãi, cổ tức cao; vốn điều lệ tại những doanh nghiệp này tăng trung bình 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 39,7%, nộp ngân sách tăng 24,9%, thu nhập của người lao động tăng 12%, cổ tức bình quân đạt 17,11%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn ở hầu hết doanh nghiệp CPH đạt từ 10 – 20%, có doanh nghiệp đạt trên 80%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của DNNN cổ phần hóa cao hơn là do kết quả của tái cấu trúc tài chính khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã thoát ra khỏi tình trạng nợ nần, phá sản, khắc phục được những hạn chế do cơ chế quản lý cũ như nạn tham nhũng, lãng phí trong sản xuất, sự thiếu trách nhiệm trong lao động, quản lý trì trệ, yếu kém…

Báo cáo hoạt động của các DN sau cổ phần hóa có thời gian hoạt động trên một năm cho thấy những số liệu rất đáng khả quan. Ví dụ điển hình trong một số DNNN như ngân hàng Vietcombank, theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì số lợi nhuận của công ty năm 2009 tăng gấp 2 lần so với năm 2007, số vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng tăng lên đáng kể…

Ngoài những lợi ích kể trên, khi CPH, DN còn có thêm những lợi ích khác góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Thứ nhất là năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên nhờ được bổ sung nguồn vốn lưu động và đầu tư đổi mới công nghệ. Về nguyên tắc, tất cả số tiền bán cổ phiếu, sau khi trừ đi các chi phí sẽ được điều chuyển vào vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí