Kết Quả Nghiên Cứu Về Vị Trí, Vai Trò, Bản Chất Của Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước


chuyên ngành kinh tế về nghiên cứu, giảng dậy liên quan đến mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài các phần: Mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu, danh mục các hình, danh mục các hộp, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục…, nội dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

án.

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về mô hình chủ sở

hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước

Chương 3: Thực trạng mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.


Chương 1

Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam - 3

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN‌


Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cho đến nay, ở trong nước và nước ngoài, đã có rất nhiều công trình và đề tài nghiên cứu về DNCVNN và quản lý DNCVNN. Qua quá trình tổng hợp tư liệu, tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học đã thu thập được trong lĩnh vực DNCVNN và quản lý DNCVNN có thể khái quát một số kết quả nghiên cứu như sau:

1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC

Trong nội dung mục này sẽ tổng quan kết quả nghiên cứu thể hiện qua các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp trên các khía cạnh sau: Kết quả nghiên cứu về vị trí, vai trò, bản chất của DNCVNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Kết quả nghiên cứu liên quan đến mô hình lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về các mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp (mô hình tập trung, mô hình phân tán, mô hình vừa tập trung vừa phân tán). Kết quả nghiên cứu về thực trạng Mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam từ 1993 đến nay.

1.1.1. Kết quả nghiên cứu về vị trí, vai trò, bản chất của doanh nghiệp có vốn nhà nước

Bài viết “tái cấu trúc DNCVNN, một số vấn đề nguyên tắc và phương pháp tiếp cận” của tác giả Nguyễn Mạnh Quân, đã nêu hai quan điểm về vai trò của DNCVNN “DNCVNN cần loại bỏ vì hoạt động kém hiệu quả, nhưng không không thể bác bỏ được vai trò không thể phủ nhận của DNCVNN đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia, sự chuyển đổi cơ chế kinh tế dẫn đến những thay đổi về vai trò, chức năng của DNCVNN”[103], bài viết cũng làm rõ thêm về nhận thức theo quan điểm quản lý đối với DNCVNN trong cơ chế kinh tế thị trường,


cũng như đề xuất một số phương hướng giải pháp cho quá trình tái cấu trúc DNCVNN ở Việt Nam.

Bài viết “Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước” của tác giả Phạm Việt Dũng cũng khẳng định trong thành phần kinh tế nhà nước, DNCVNN giữ vị trí cơ bản và rất to lớn [89].

Bài viết “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay” của tác giả Ngô Quang Minh, đã nêu rõ mối quan hệ về chế độ sở hữu giữa toàn dân với Nhà nước và quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng, nên có tình trạng tài sản công trở thành “vô chủ”, hoạt động kém hiệu quả. Để đổi mới, nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, cần có những thay đổi trong nhận thức và thực tiễn, nhất là nhận thức lại vai trò đích thực của DNCVNN theo đúng tinh thần của các văn kiện của Đảng [98].

Có nhiều quan điểm khác nhau về vị trí, vai trò của DNCVNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thậm chí một số quan điểm trái ngược nhau. Như trong bài viết của tác giả Trần Thị Minh Châu về “Tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNCVNN ở Việt Nam”, đã đưa ra quan điểm DNCVNN phải giữ vị trí, vai trò đủ để giúp thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bởi đây là điều kiện để Nhà nước ta giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngược lại với quan điểm này là bài viết về “Đổi mới Mô hình tăng trưởng kinh tế và nhiệm vụ tái cơ cấu khu vực DNCVNN” của tác giả Trần Đình Thiên, tác giả này cho rằng nên coi DNCVNN như các doanh nghiệp khác, có hiệu quả thì tồn tại, không hiệu quả thì thoái vốn nhà nước, không nên coi DNCVNN là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước vì làm như vậy là sai chức năng của DNCVNN.

Về vai trò của DNCVNN trên các diễn đàn, hội thảo khoa học cũng có ý kiến cho rằng: (1) Thu hẹp phạm vi và đóng góp của DNCVNN: DNCVNN tiếp tục tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của các lĩnh vực: An ninh, quốc phòng; độc quyền tự nhiên; cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu; và


một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như các nghị quyết của Trung ương Đảng. Về bản chất là thu hẹp và giảm sự đóng góp của DNCVNN trong nền kinh tế. Cũng có ý kiến cho rằng: (2) Phát triển DNCVNN theo hướng thực hiện chiến lược quốc gia và mang lại lợi ích quốc gia: Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của các lĩnh vực: An ninh, quốc phòng; độc quyền tự nhiên; cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu; và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn, những ngành và lĩnh vực mang lại lợi ích quốc gia với số lượng ít nhưng quy mô lớn, quản trị hiện đại, bình đẳng với các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Về vấn đề vai trò của DNCVNN, tác giả Nguyễn Kế Tuấn cũng có quan điểm rằng “Các tập đoàn kinh tế nhà nước không đạt được mục tiêu, kỳ vọng; thậm chí một số hoạt động của chúng còn tạo nên gánh nặng và mối lo ngại của cả xã hội” [116].

Cuốn sách Thành công và bài học đắt giá của doanh nghiệp nhà nước của tác giả Lê Quốc Lý chủ biên [96], nhiều bài viết trong cuốn sách của các tác giả đã nêu bật những vấn đề được, chưa được của DNNN và những vấn đề cần phải đổi mới, cải cách DNNN. Trong đó đã tập trung đi sâu vào những bất cập về thể chế đối với DNNN, vai trò của DNNN trong nền kinh tế Việt Nam dần thu hẹp về phạm vi; hoạt động của DNNN không hiệu quả bằng khu vực ngoài nhà nước; lúng túng trong việc lựa chọn mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN. Các tác giả đã có những cách tiếp cận khác nhau liên quan đến vấn đề mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN, song những nội dung này thực sự có ý nghĩa khi triển khai nghiên cứu mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở Việt Nam.


1.1.2. Kết quả nghiên cứu liên quan đến mô hình lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế về mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Đề tài khoa học cấp quốc gia KX04.09/06-10, giai đoạn 2006-2010: Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tác giả Nguyễn Kế Tuấn làm chủ nhiệm Đề tài. Tác giả đã làm rõ bản chất của sở hữu và thực trạng vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Đề tài có ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc xây dựng khung lý thuyết trong việc xác định mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN để thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN.

Bài viết “Mô hình hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước: Kinh nghiệm của Trung quốc, Singapo và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Trần Tiến Cường, tác giả đã chỉ ra kinh nghiệm của Trung quốc và Xing-ga-po trong việc hình thành và quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước, cũng như mô hình cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tác giả cũng rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc lựa chọn mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN: cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN[74].

Cuốn sách “Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước- pháp luật điều chỉnh và mô hình chủ sở hữu theo kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Trần Tiến Cường

[72] đã nêu kinh nghiệm quốc tế về mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN ở một số nước Châu Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Niu-di-lân), các nền kinh tế mới ở Châu Á (Hàn Quốc, Sing-ga-po), Đông Âu (Hung-ga-ri), nước có điều kiện kinh tế xã hội có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam (Trung Quốc). Nhằm lý giải các vấn đề về mục tiêu và phương thức đầu tư của Nhà nước,


quyền của chủ sở hữu nhà nước, người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu về “Mô hình Uỷ ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước (Sasac) ở Trung quốc” của tác giả Hoàng Văn Hải và tác giả Trần Thị Hồng Liên, nhóm tác giả đã nêu cơ sở pháp lý để hình thành Sasac, cũng như chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của Sasac từ Trung ương đến địa phương[92].

Cuốn sách “Đổi mới mô hình đại diện đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng vào Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Cung, Bùi Văn Dũng [71] đã cung cấp những thông tin về cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới mô hình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN theo hướng tách chức năng chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của một số quốc gia và Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, đăng trên website www.duthaoonline.quochoi.vn đã nêu kinh nghiệm giám sát và quản lý vốn tại DNCVNN của cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các nước như: Cơ quan Tư vấn giám sát doanh nghiệp nhà nước (DNCVNN) của New Zealand, Hội đồng Đánh giá quản lý DNCVNN của Hàn Quốc, Văn phòng Kiểm toán nhà nước ở Phần Lan, Văn phòng Kiểm toán doanh nghiệp (DN) ở Hungary và Xing-ga-po, Vụ DN công và tư nhân hóa Maroc hoặc Uỷ ban Quản lý, Giám sát tài sản nhà nước (SASAC) của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DN, tập trung đầu mối thực hiện chức năng của chủ sở hữu nhà nước.


Dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của Chính phủ trình Quốc hội khóa XIII [133], bao gồm: Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách và hoạt động của DNNN; Báo cáo đánh giá tác động Dự án luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp,… là nguồn tư liệu tham khảo phong phú cho Luận án.

1.1.3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng mô hình chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Bài viết “Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước cần phân tách rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu nhà nước” của tác giả Phan Thị Hồng Nhung. Bài viết nêu quan điểm: có quá nhiều cơ quan nhà nước luôn thực hiện song hành, vừa là chủ thể quản lý nhà nước, vừa là chủ thể đại diện sở hữu DNCVNN hoặc đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; quá trình đẩy mạnh tái cấu trúc DNCVNN nhất định phải giải quyết vấn đề này bằng công cụ luật pháp [100].

Bài viết “tái cấu trúc DNCVNN và vấn đề phân tách chức năng chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước đối với DNCVNN” của tác giả Trần Tiến Cường, tác giả đã nêu cách tiếp cận trong tái cấu trúc DNCVNN, cũng như yêu cầu của việc phân tách chức năng đại diện chủ sở hữu và đề xuất một số giải pháp phân tách chức năng đại diện chủ sở hữu [76].

Bài viết “Mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam và khung pháp lý cho hoạt động của tập đoàn kinh tế nhà nước” của tác giả Trần Văn Tá. Tác giả đã nêu mô hình tập đoàn kinh tế ở nước ta, cũng như những hạn chế, bất cập lớn nhất đó là hành lang pháp lý cho hoạt động của các Tập đoàn kinh tế qua 6 năm thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước kể từ khi tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tiên được thành lập vào năm 2005 và đến nay với 12 tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình này [113].


Bài viết “Tái cơ cấu DNCVNN các điểm nghẽn và giải pháp thúc đẩy” của tác giả Trần Đình Thiên và các cộng sự, đã nghiên cứu việc thực hiện chương trình tái cấu trúc khu vực DNCVNN: đẩy mạnh cổ phần hóa để thu hẹp khu vực DNCVNN, các DNCVNN thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh mà DNCVNN không cần nắm giữ và nâng cao năng lực quản trị tại các DNCVNN. Bài viết cũng đánh giá các cải tiến Mô hình quản trị DNCVNN và mô hình cơ quan chủ sở hữu nhà nước trong thời gian vừa qua chưa thực sự mang lại những hiệu quả kinh tế rõ nét [117].

Bài viết “Tổng quan tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng tại Việt Nam” của tác giả Lê Xuân Bá đã nêu đổi mới sâu sắc, toàn diện cơ cấu và cơ chế quản lý DNCVNN, nâng cao hiệu quả hoạt động DNCVNN, trước hết là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bài viết đã đưa ra các giải pháp cơ bản để đổi mới cơ cấu lại và quản lý DNCVNN trong đó có giải pháp tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước và chức năng giám sát độc quyền trong kinh doanh của các cơ quan hành chính nhà nước [97].

Luận án “Cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh Phương [102], đã làm rõ những vấn đề về lý luận về những nội dung, nhiệm vụ thực hiện cơ chế đại diện chủ sở hữu, thực trạng thực hiện cơ chế đại diện chủ sở hữu từ các cơ quan nhà nước đến người đại diện thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ở Việt Nam. Tác giả cũng luận giải và làm rõ việc cần thiết phải tách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước, khuyến nghị việc lựa chọn cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tập trung thống nhất, nâng cao vai trò trách nhiệm, kiểm soát người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi hoạt động của DNNN tập trung vào những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Tăng cường kiểm tra giám sát doanh nghiệp, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí