Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Biểu 01: Dung lượng mẫu điều tra 12

Biểu 3.1: Số lượng công ty lâm nghiệp theo diện tích. 78

Biểu 3.2. Số lượng các CTLN theo phân cấp quản lý 79

Biểu 3.6: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH Lâm nghiệp Yên Sơn năm 2017 - 2019 91

Biểu 3.7: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn (2017-2019) 96

Biểu 3.8: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty TNHH lâm nghiệp La Ngà năm 2017-2019 98

Biểu 3.9: Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định 101

Biểu 3.10: Đánh giá các tiêu chí sử dụng trong định giá DNLN 104

Biểu 3.11. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

............................................................................................................................110

Biểu 3.11. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vi mô

............................................................................................................................112

Biểu 3.12. Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp lâm nghiệp 113

Biểu 4.1. Kết quả xác định giá trị Công ty lâm nghiệp Yên Sơn 132

Biểu 4.2. Kết quả xác định lại giá trị công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn theo phương pháp tài sản 135

Biểu 4.3. Kết quả xác định lại giá trị Công ty TNHH MTV lâm nghiệp La Ngà theo phương pháp tài sản 138

Phụ biểu 3.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH LN Yên Sơn từ năm 2017-2019 173

Phụ biểu 3.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV LN Quy Nhơn từ năm 2017-2019 174

Phụ biểu 3.9: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV LN La Ngà từ năm 2017-2019 175


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta biết rằng tất cả các quyết định sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều liên quan đến việc sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với nội bộ các doanh nghiệp, khi tiến hành lập dự toán ngân sách đều cần xem xét những ảnh hưởng của các hoạt động cụ thể tới giá trị doanh nghiệp, hoặc khi lập các kế hoạch chiến lược cần xem xét giá trị doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi các kế hoạch hoạt động đó. Còn đối với xã hội thì các nhà đầu tư cũng cần phải sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh của họ.

Với các thông tin về tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể biết được giá trị thị trường của các tài sản cao hơn hay thấp hơn so với giá trị thực của nó, để từ đó có các quyết định mua hay bán một cách đúng đắn. Việc sử dụng các tiêu chí xác định giá doanh nghiệp cũng vô cùng cần thiết trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp này cũng như các đối tượng có liên quan đều phải tiến hành sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện các quyết định cổ phần hóa, sáp nhập hay giải thể. Ngay cả đối với nhà cung cấp tín dụng có thể không quan tâm một cách rõ ràng tới việc xác định giá trị tiêu chí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, nhưng ít nhất họ cũng phải ngầm quan tâm tới tiêu chí giá trị vốn chủ sở hữu nếu họ muốn phòng tránh rủi ro trong hoạt động cho vay.

Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác xử lý tài chính và các loại tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn những bất cập, nhất là liên quan đến tiêu chí giá trị quyền sử dụng đất hay tiêu chí lợi thế vị trí địa lý, tiêu chí giá trị thương hiệu, những quy định tổ chức đấu thầu chọn tổ chức tư vấn xác định giá trị, các quy định về xác định giá trị


thị trường của tài sản. Với những bất cập hạn chế đó thì thời gian qua các doanh nghiệp đã tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp đã không chính xác, không đầy đủ gây thất thoát tài sản lớn về tài sản đặc biệt là trong quá trình cổ phần hóa và chuyển nhượng hay giải thể doanh nghiệp.

Các nhà nghiên cứu chính sách và người làm thực tiễn quản lý kinh doanh đều thống nhất rằng: Việc sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp là vấn đề phức tạp và thực sự có tầm quan trọng. Tính phức tạp ấy không phải chỉ riêng nước ta mà đối với tất cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và các nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Do đó cần phải có những tiêu chí và phương pháp để thẩm định giá trị tài sản mang tính chuẩn mực giúp xác định đúng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Việc sử dụng các tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp những năm qua cũng như hiện nay còn rất nhiều bất cập. Đặc biệt các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp gặp rất khó khăn bởi tính đặc thù của ngành như chu kỳ sản xuất dài, sản xuất phức tạp, địa bàn hoạt động lại phân bổ trên các vùng nông thôn miền núi và tư liệu sản xuất cơ bản là đất đai.

Các doanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp khi tiến hành đổi mới thì việc sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp cũng chưa chính xác và chưa hợp lý, gây nhiều vướng mắc cho quá trình đổi mới sắp xếp lại các công ty lâm nghiệp, đặc biệt là tiêu chí giá trị đất và giá trị rừng. Mặc dù giá trị đất đai của các công ty lâm nghiệp là rất lớn tuy nhiên hiện nay các công ty chưa tính toán để xác định giá trị quyền sử dụng đất đai vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, các công ty lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm cùng với những chính sách ưu đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp lâm nghiệp để không phải cộng giá trị đất vào tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.


Bên cạnh đó, hầu hết các công ty lâm nghiệp hiện nay đều đưa tiêu chí giá trị rừng chưa đến tuổi khai thác vào tiêu chí hàng tồn kho như vậy là không phù hợp vì rừng chưa đến tuổi khai thác có những đặc thù khác so với các sản phẩm dở dang, thành phẩm thông thường khác. Chu kỳ sản xuất trong lâm nghiệp có thời gian dài, chi phí đầu tư vào rừng trồng kéo dài, phải đầu tư trong nhiều năm nên cần phải tách ra thành một tiêu chí riêng và theo dõi khác so với hàng tồn kho thông thường.

Ngoài những vấn đề mang tính lý thuyết về hình thành một phương pháp tiếp cận khoa học cho vấn đề này thì trên các diễn đàn tranh luận của các chuyên gia tài chính có rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác xác định giá doanh nghiệp được đưa ra như: về cơ chế định giá, tổ chức định giá, kiểm soát quá trình định giá, lựa chọn tổ chức định giá, phương pháp định giá, các tiêu chí xác định, cách thức bán giá trị doanh nghiệp, tỷ lệ nắm giữ cổ phần nhà nước... Song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống cả về cơ sở lý thuyết lẫn những yêu cầu thực tiễn đối với hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp. Nhận thức được tính chất quan trọng của vấn đề, với mong muốn từng bước giải quyết những vấn đề vướng mắc trong việc sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp, nghiên cứu sinh nhận thấy cần phải có một công trình nghiên cứu để đánh giá một cách khách quan, toàn diện về sử dụng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp.

Xuất phát từ những vấn đề trên đây tác giả đã lựa chọn vấn đề : “Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến các


tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

1. Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp

2. Đánh giá thực trạng các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp ở Việt Nam

3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lâm nghiệp ở Việt Nam

4. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ sở lý luận và thực tiễn về các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về không gian

Các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp với phạm vi giới hạn là chọn 3 vùng đại diện: vùng Đông bắc bộ, vùng Duyên hải miền trung và vùng Đông nam bộ.

* Phạm vi về thời gian

- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Về nguyên tắc thời gian lựa chọn càng dài càng tôt và càng đảm bảo tính chính xác cao. Song trong khuôn khổ đề tài này do đặc thù các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp đều dựa trên số liệu của 3 năm gần nhất vì vậy mà luận án chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ 2017-2019, một số nội dung nghiên cứu cho cả giai đoạn dài hơn.


- Các đề xuất hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất lâm nghiệp áp dụng cho thời gian từ năm 2021-2030.

* Phạm vi về nội dung

Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất lâm nghiệp. Do mỗi phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thì có một hệ thống các tiêu chí khác nhau. Vì vậy, đề tài không thể nghiên cứu hết các phương pháp nên chỉ giới hạn trong phương pháp chủ yếu các doanh nghiệp sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay đó là phương pháp tài sản.

Mặt khác các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành lâm nghiệp cũng bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau từ khâu tạo rừng, khai thác, chế biến và tiêu thụ nên quá rộng. Vì vậy đề tài cũng chỉ giới hạn tập trung vào các công ty lâm nghiệp sản xuất kinh doanh rừng trồng là chủ yếu.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu của luận án

Cách tiếp cận:

- Tiếp cận thị trường tài chính: Tất cả các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp được định giá theo giá thị trường tại thời điểm xác định.

- Tiếp cận theo phân tích tài chính: Việc tính toán các tiêu chí xác định các giá trị của doanh nghiệp theo các chủ thể riêng biệt đó là các công ty lâm nghiệp, trong luận án là 3 công ty lựa chọn đại diện cho 3 vùng và 1 công ty làm đối chứng so sánh.

- Tiếp cận theo loại hình doanh nghiệp: Đề tài chỉ giới hạn cho các doanh nghiệp lâm nghiệp mà cụ thể là các lâm trường quốc doanh trước đây (các công ty lâm nghiệp hiện nay)


Phương pháp Xác định giá trị DNNN trong lâm

nghiệp

Các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp NN trong SX LN

Kinh nghiệm QT

Bối cảnh về PT

SX LN

Đề xuất

giải pháp hoàn thiện

Khung phân tích của luận án



Xác định giá trị doanh nghiệp NN trong lâm nghiệp


Ảnh hưởng yếu tố SX


Chu kỳ SX


Vị trí

SX

đa dạng


Xã hội


Mùa vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp - 2

Ảnh hưởng chung

Vĩ mô

Vi mô


Chú thích: : Mối quan hệ trước sau;

: Mối quan hệ tác động


Sơ đồ 1: Khung phân tích nghiên cứu

( Đề xuất của tác giả)


4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

4.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

* Bước 1: Chọn vùng nghiên cứu

Do yêu cầu và đặc điểm của đề tài nghiên cứu nên việc chọn vùng nghiên cứu phải đảm bảo có các công ty lâm nghiệp sản xuất kinh doanh trồng rừng với cường độ cao. NCS lựa chọn vùng Đông Bắc là vùng kinh doanh nguyên liệu công nghiệp giấy; Vùng Trung Bộ là vùng kinh doanh nguyên liệu dăm; Vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh doanh nguyên liệu công nghiệp. Đây cũng là các vùng đã và đang tiến hành chuyển mô hình tổ chức từ lâm trường quốc doanh sang Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và cũng là các vùng đang có chủ trương cổ phần hoá công ty lâm nghiệp trong thời gian tới.

* Bước 2: Chọn tỉnh nghiên cứu

Tại mỗi vùng nghiên cứu đã lựa chọn, tác giả lựa chọn các tỉnh đại diện cho vùng mà đảm bảo được yêu cầu và các nội dung nghiên cứu của luận án, cụ thể là:

- Tại Vùng Đông Bắc chọn tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Tuyên Quang đây là các tỉnh sản xuất kinh doanh lâm nghiệp rất phát triển, sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung cho nguyên liệu giấy, có các hình thức tổ chức sản xuất phong phú, nhưng hầu hết có qui mô nhỏ.

- Tại vùng Trung Bộ tác giả chọn tỉnh Bình Định, đây là một tỉnh sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá phát triển và có mô hình trồng rừng có chứng chỉ rừng đầu tiên tại Việt Nam.

- Tại vùng Đông Nam Bộ tác giả chọn tỉnh Đồng Nai, đây là tỉnh có nhiều Công ty lâm nghiệp kinh doanh nguyên liệu công nghiệp giấy đại diện cho vùng.

* Bước 3: Chọn các doanh nghịêp lâm nghiệp khảo sát và chọn công ty làm điểm nghiên cứu

Tại mỗi vùng và các tỉnh đã lựa chọn, tác giả lựa chọn ra 3 công ty lâm nghiệp để khảo sát đó là:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022