Dựa Vào Các Tồn Tại Hiện Nay Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam



- Cấp thêm vốn và cổ phần hoá các NHTM Nhà nước

Chính phủ Trung Quốc quyết định bỏ ra 45 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để hiện đại hoá hai ngân hàng quốc doanh là Bank of China và ngân hàng xây dựng với mục đích chính là tăng cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn, cũng như chuyển đổi từ hình thức quốc doanh sang cổ phần.

- Cơ cấu lại ngân hàng: Các ngân hàng Đông Nam Á, Nhật Bản và Trung Quốc, sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã tái cơ cấu ngân hàng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước.

- Thành lập các Công ty mua bán nợ hay công ty khai thác tài sản (Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…) có nhiệm vụ mua lại nợ của các NHTM với mục tiêu đẩy nhanh quá trình lành mạnh hoá tài chính.

- Bán đấu giá nợ xấu cho ngân hàng nước ngoài để các NHTMNN thu hồi một phần vốn từ tài sản có không sinh lời, nâng cao tiềm lực tài chính.

Việc sáp nhập ngân hàng để trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng có số vốn lớn với sức cạnh tranh cao.

- Trung Quốc cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài mua cổ phần hạn chế trong một số NHTMNN.

Tựu trung lại, có thể rút ra kinh nghiệm cho ngành ngân hàng Việt Nam giải quyết dứt điểm và nhanh chóng nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng, tạo hành lang pháp lý và giám sát hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chặt chẽ hơn. Có như thế mới nâng cao NLTC cho hệ thống NHTM Việt Nam.

3.3.3. Dựa vào các tồn tại hiện nay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong chương 2, mục 2.3 đã phân tích, hiện tại các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tồn tại các điểm yếu như sau:

- Rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất lớn, đặc biệt rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam

- Nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các NHTM rất lớn làm cho rủi ro hệ thống rất cao nếu như một ngân hàng gặp khó khăn hoặc đổ vỡ.

- Năng lực quản trị của các NHTM còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động



- Cạnh tranh giữa các NHTM thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các NHTM dẫn đến kỷ cương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng không tôn trọng

- Các NHTM trong nước nhìn chung có năng lực tài chính còn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp

- Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh. Hệ số an toàn vốn của các NHTM thấp

- Số lượng các NHTM nhiều nhưng một bộ phận không nhỏ NHTM tiềm ẩn nhiều rủi ro, tài chính kém lành mạnh, khả năng cạnh tranh thấp và dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh có sự thay đổi.

3.3.4. Dựa vào dữ liệu phân tích từ SPSS và kết quả hồi quy từ mô hình Probit

Trong chương 2, tác giả đã trình bày khá đầy đủ về kết quả nghiên cứu, cụ thể giả thuyết ban đầu đặt ra có 14 nhân tố tác động đến NLTC của các NHTM Việt Nam: Quy mô vốn CSH (vcsh); Đòn bẩy tài chính (dfl); Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (car); Dư nợ/tổng tài sản có (duno_ts); Nợ xấu/ Tổng dư nợ (noxau_duno); ROA; ROE; NIM; NniM; Chỉ số CPHĐ; Tỷ lệ thanh khoản tài sản; Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; Dư nợ cho vay/ Tiền gửi. Tuy nhiên bằng phương pháp kiểm định giả thuyết, hồi quy riêng và hồi quy tổng hợp tất cả các biến cho thấy kết quả cuối cùng gồm 13 nhân tố có tác động nhất định đến NLTC của các NHTM Việt Nam đó là: Quy mô vốn CSH(vcsh); Đòn bẩy tài chính (dfl); Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (car); Dư nợ/tổng tài sản có (duno_ts); Nợ xấu/ Tổng dư nợ (noxau_duno); ROA; ROE; NIM; Chỉ số CPHĐ; Tỷ lệ thanh khoản tài sản; Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; và Dư nợ cho vay/ Tiền gửi với mức ý nghĩa sig<5% đáng tin cậy. Từ kết quả nghiên cứu hàm ý nhiều vấn đề và hướng giải quyết cho các nhà quản lý ngành ngân hàng.

Tóm lại, có thể thấy rằng NLTC của các ngân hàng tăng lên, trước hết bản thân các ngân hàng phải thực sự quan tâm đến 13 yếu tố mới vừa được kiểm định qua mô hình, nghĩa là phải có những biện pháp cải thiện lần lượt hoặc đồng bộ 13 khía cạnh của các nhân tố đã tính toán và kiểm định được. Điều này chỉ làm được và phát huy



hiệu quả trước tiên phải do chính nhận thức của các ngân hàng, đồng thời rất cần sự điều chỉnh hữu hiệu từ phía NHNN.

3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-2020

3.4.1. Giải pháp 1: Tăng vốn chủ sở hữu cho các NHTM Việt Nam

3.4.1.1. Mục tiêu giải pháp

Nhằm đám ứng yêu cầu về vốn theo khung an toàn Camel. Như đã phân tích ở chương 2, số lượng ngân hàng đạt chuẩn theo CAMEL chỉ được 5 ngân hàng còn lại là không đạt, và theo kết quả hồi quy đây là một yếu tố tác động cùng chiều với NLTC của các NHTM Việt Nam, do đó mục tiêu của giải pháp là nâng tầm về quy mô vốn cho các NHTM Việt Nam để đáp ứng nhu cầu hoạt động, ứng phó với rủi ro rất lớn trong giai đoạn hiện nay, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và sau đó vươn xa hơn nữa ra các nước trong khu vực và thế giới.

3.4.1.2. Biện pháp thực hiện

Theo kết quả thống kê về quy mô vốn, tài sản và phân tích đánh giá kết quả hoạt động từ 2003-2012, nghiên cứu sử dụng phần phần mềm SPSS để nhóm các ngân hàng có cùng đặc điểm về quy mô vốn, về kết quả hoạt động, về phương hướng kinh doanh tương đồng nhau thành từng nhóm, và dựa trên kết quả này sẽ đề xuất mua lại và sáp nhập các ngân hàng trong cùng nhóm.

Theo kết quả phân nhóm từ SPSS



Biểu đồ 3.1: Nhóm các NHTM Việt Nam có cùng cơ cấu và kết quả kinh doanh


13

10 19

11

22

17

27 26 21

12

9

20

7

5

23

164

3

225 18

15

6

14 24

1

28

8

2


1


0


-1


-2



-3

-2 -1 0 1 2 3


REGR factor score 3 for analysis 1


Nguồn: Kết quả từ SPSS

Qua biểu đồ tọa độ của các tổ chức tín dụng trên các trục và các biểu đồ chiếu lên các mặt phẳng ta có thể phân 28 NHTM thành 8 nhóm mà mỗi nhóm có các chỉ số tài chính tương đối giống nhau như sau:

Nhóm 1: Ngân hàng số 1, 8.

Nhóm 2: Ngân hàng số 28.

Nhóm 3: Ngân hàng số 10, 11, 13, 19. Nhóm 4 : Ngân hàng số 20.

Nhóm 5: Ngân hàng 17,22

Nhóm 6: Ngân hàng số 21,26,27. Nhóm 7 : Ngân hàng số 7,23,5,9. Nhóm 8: Các ngân hàng còn lại.

Nghiên cứu cũng căn cứ trên kết quả xếp hạng của 32 ngân hàng, do Văn phòng Chủ tịch nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng công ty cổ phần



xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp thực hiện, theo kết quả công bố ở cuối năm 2012 cho thấy.

Nhóm A gồm: ACB, BIDV, DongA Bank, Eximbank, MB, Sacombank, Techcombank, Vietcombank và VietinBank.

Nhóm B gồm: Bac A Bank, HDBank, Maritime Bank, OCB, Saigonbank, Southern Bank, PG Bank, VIB và VietABank.

Nhóm C gồm: ABBank, Baoviet Bank, DaiABank, Habubank (vừa sáp nhập vào SHB), Kienlong Bank, MHB, NamABank, Navibank, OceanBank, SHB, VPBank.

Nhóm D gồm: MDB, VietBank và Western Bank.

Mặt khác, tác giả PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn và TS. Trần Thị Thanh Tú, đã nghiên cứu về hướng sáp nhập các NHTM Việt Nam, giả thuyết nghiên cứu đưa ra, thứ 1: Sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu, để vực các ngân hàng yếu; Thứ 2: Sáp nhập các ngân hàng mạnh với nhau để tăng tính cạnh trạnh và trở thành tập đoàn tài chính lớn mạnh, kết quả khảo sát cho thấy:

Giải pháp 1: Sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu 10% đồng ý, vì họ cho rằng việc sáp nhập ngân hàng mạnh vào ngân hàng yếu sẽ phát sinh những chi phí nhất định, và có thể làm cho ngân hàng mạnh yếu đi.

Giải pháp 2: Sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng mạnh 45% đồng ý, vì họ cho rằng việc sáp nhập như thế sẽ làm tăng khả năng cạnh trạnh với các NHNNg.

Căn cứ trên các kết quả đã nêu, nghiên cứu đề xuất là sẽ phân nhóm các ngân hàng dựa trên quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô tài sản, từ các nhóm này sẽ có từng giải pháp tăng quy mô vốn chủ sở hữu cụ thể cũng như cơ cấu, sáp nhập hợp lý, cụ thể:

Nhóm 1: Các ngân hàng có quy mô vốn CSH từ 15.000 tỷ VNĐ trở lên

Nhóm 2: Các ngân hàng có quy mô vốn CSH từ 8.000 tỷ VNĐ đến dưới 15.000 tỷ VNĐ

Nhóm 3: Các ngân hàng có quy mô vốn CSH dưới 8.000 tỷ VNĐ

Đối với nhóm 1 và nhóm 2, việc tăng vốn chủ sở hữu cần thực hiện các giải pháp như sau:

Thứ 1: Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần



Ngân hàng sẽ đàm phán với khách hàng về các khoản nợ xấu, xác định nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, từ nguyên nhân đã xác định, thì phía ngân hàng sẽ xem xét các khoản nợ còn có thể thu hồi nhưng ở giai đoạn này tạm thời chưa thu hồi được thì sẽ thương thảo với khách hàng để chuyển thành vốn góp hoặc cổ phần.

Thứ 2: Tăng vốn điều lệ

Các ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn từ các cổ đông, thành viên góp vốn hiện hành và các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước.

Đối với nhóm 3, việc tăng vốn chủ sở hữu cần thực hiện các giải pháp như

sau:


Thứ 1: Sáp nhập hợp nhất các ngân hàng

Bảng 3.1: Các ngân hàng thuộc nhóm 3


Ngân hàng

2012(triệu đồng)

Nhóm

NH ANBINH

4,862,336.00

3

NH DONG A

6,104,191.00

2

NH HDBANK

5,393,746.00

2

NH KIENLONG

3,000,000.00

3

NH ME KONG

3,750,000.00

1

NH MHB

3,439,916.00

1

NH NAM A

3,000,000.00

3

NH NAM VIET

3,010,216.00

1

NH PHUONGDONG

3,234,000.00

4

NH XANGDAU

3,000,000.00

4

NH SEABANK

5,000,000.00

2

NH PHUONG NAM

4,000,000.00

4

NH DAITIN

3,000,000.00

3

NH QUOCTE

4,250,000.00

4

NH VIETTABANK

3,000,000.00

4

NH VPBANK

5,770,000.00

3

NH PHUONGTAY

3,000,000.00

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 19

Nguồn: Theo đề xuất của tác giả

Căn cứu trên kết quả phân nhóm SPSS, kết quả xếp loại đã được công bố kết và hợp kết quả khảo sát thực tế của các tác giả PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, nghiên cứu đề xuất hợp nhất các ngân hàng nhỏ có kết cấu tài chính tương đồng nhau, cụ thể:

Nhóm 1: Hợp nhất ngân hàng MeKong, MHB



Nhóm 2: Hợp nhất ngân hàng Đông Á, HDBank, SEABANK, PHUONGTAY. Nhóm 3: Hợp nhất ngân hàng ANBINH, KIENLONG, NAM A, DAITIN,

VPBANK

Nhóm 4: Hợp nhất ngân hàng PHUONGDONG, XANGDAU, PHUONG NAM, QUOCTE, VIETTA.

Như vậy, khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất sẽ làm cho quy mô vốn của các ngân hàng sẽ tăng.

Tuy nhiên khi thực hiện giải pháp này cũng cần khảo sát thực tế ở các Ngân hàng thêm 1 lần nữa, để xem xét tâm tư nguyện vọng của các Ngân hàng như thế nào mục đích giúp cho việc sáp nhập mang lại hiệu quả cao nhất.

Thứ 2: Bán nợ để thu hồi vốn

Sau khi sáp nhập các ngân hàng sẽ rà soát lại nợ xấu và tiến hành bán các khoản nợ xấu này cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), từ đó củng cố quy mô vốn để phát triển bền vững.

3.4.1.3. Kết quả kỳ vọng

Với biện pháp đã đề cập, khi đã thực hiện thì quy mô vốn chủ sở hữu sẽ tăng, cụ thể mức tăng được dự báo như sau:

Bảng 3.2: Dự báo xác suất NLTC tăng khi Vốn CSH tăng


Vốn CSH(đồng)

Xác suất tăng NLTC (%)

Quy mô vốn hiện tại

0.00000007170

1,000,000,000.00

71.70

2,000,000,000.00

143.40

3,000,000,000.00

215.10

4,000,000,000.00

286.80

5,000,000,000.00

358.50

6,000,000,000.00

430.20

7,000,000,000.00

501.90

8,000,000,000.00

573.60

Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả hồi quy

Với kết quả hồi quy ở chương 2 mục 2.3, khi vốn CSH tăng 1 đơn vị thì xác suất NLTC sẽ tăng 7.17 e-8(%), như vậy khi thực hiện giải pháp trên vốn CSH sẽ tăng, giả sử mức tăng kỳ vọng như bảng 3.2 và các yếu tố khác không đổi thì xác suất NLTC



của hệ thống NHTM Việt Nam tăng đáng kể. Như vậy quy mô vốn sẽ đạt chuẩn quốc tế yêu cầu, trở thành hệ thống NHTM mạnh có thể cạnh tranh được với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng trong khu vực và thế giới.

3.4.1.4. Một số khuyến nghị khi các ngân hàng triển khai giải pháp

Để tăng vốn chủ sở hữu cho chính các ngân hàng, thì hơn ai hết, chính các ngân hàng phải chủ động thực hiện kế hoạch chi tiết để đảm bảo cho quy mô vốn tăng trong thời gian tới:

Rà soát lại các khoản nợ xấu, sau đó đánh giá khoản nợ xấu đó ở mức độ nào, khoản nào có thể chuyển thành vốn góp, cổ phần được.

Khi thực hiện sáp nhập với các ngân hàng khác thì phải đặt lợi ích chung của cả hệ thống ngân hàng lên trên hết, không vì lợi ích của cá nhân các ngân hàng riêng lẻ, như thế thì sớm hay muộn đối thủ cạnh tranh cũng sẽ thâu tóm, và lúc đó còn thiệt hại nhiều hơn.

3.4.2. Giải pháp 2: Xử lý nợ xấu cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

3.4.2.1. Mục tiêu giải pháp

Qua kết quả phân tích cũng như kết quả hồi quy ở chương cho thấy nợ xấu có xu hướng tăng và đặc biệt tăng mạnh ở năm 2012 và đây cũng là một nhân tố tác động ngược chiều với NLTC của các NHTM Việt Nam, cụ thể khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1 đơn vị thì NLTC giảm 9.61%. Vì vậy mục tiêu của giải pháp này là giải quyết nợ xấu nhằm lành mạnh hóa trong hoạt động của các ngân hàng, đồng thời góp phần cơ cấu lại tài chính cho hệ thống NHTM Việt Nam.

3.4.2.2. Biện pháp thực hiện

Bước 1: Đánh giá lại nợ xấu hiện tại

- Các NHTM phải thực hiện đồng bộ việc đánh giá lại chất lượng tài sản và từ đó đánh giá khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu bằng bảng thống kê chi tiết

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí