Một Số Khuyến Nghị Khi Các Ngân Hàng Triển Khai Giải Pháp 49834



nhánh về quản lý tại trụ sở chính của các ngân hàng nhằm quản lý và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn, giảm chi phí quản lý vốn.

Thứ 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng:

Qua phân tích ở chương 2 cho thấy hiện nay các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam vẫn chưa phát huy tối đa được các tiện ích từ tiến bộ của công nghệ đem lại, do đó khá nhiều ngân hàng vẫn có thiên hướng sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên kết quả phân tích từ năm 2003 đến 2012 cho thấy, hiệu quả mở rộng quy mô theo cách thức này đang có xu hướng giảm (chi phí bỏ ra nhiều hơn nhưng hiệu quả thu được giảm). Như vậy, để cải thiện được hiệu quả hoạt động của mình các ngân hàng cần:

- Rà soát và đánh giá lại thực lực nguồn nhân lực một cách đúng đắn chi tiết từ cán bộ quản lý đến nhân viên nghiệp vụ, cơ cấu tuổi và trình độ trên cơ sở đó phân loại để có cách thức đào tạo phù hợp, có vậy mới có thể giải quyết được “bài toán” đang đặt ra đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, đó là nguồn nhân lực “thiếu” nhưng vẫn “thừa”, đặc biệt là ở các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Cụ thể, đòi hỏi các NHTM phải sắp xếp, tinh giảm lao động dôi dư, bổ sung lao động chuyên môn nghiệp vụ mới, lao động kỹ thuật, các chuyên viên giỏi; chuyển đổi cơ cấu lao động nghiệp vụ theo hướng giảm lao động gián tiếp, trẻ hóa đội ngũ nhân viên.

- Coi đào tạo là một bộ phận trong chiến lược phát triển ngân hàng, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới được tuyển dụng, chú trọng đào tạo cả chuyên môn lẫn đạo đức để xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, tinh thông nghề nghiệp. Việc đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng phải kết hợp nhiểu hình thức đặc biệt là đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao nguồn lực hiện có để đáp ứng yêu cầu mới.

Trước mắt để chủ động nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động của mình các ngân hàng cũng nên xây dựng cho mình một trung tâm đào tạo riêng và có kế hoạch hợp tác đào tạo, trao đổi, nghiên cứu với các ngân hàng , tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được tiếp cận với những công nghệ ngân hàng mới, học hỏi những kinh nghiệm quản trị, điều hành của các tổ chức này. Về dài hạn có thể tiến tới thành lập trường đại học hoặc ký hợp đồng đào tạo với Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh để được đào tạo đúng theo yêu cầu công việc mà ngân hàng cần nhằm giảm chi phí đào tạo lại, và như thế sẽ đáp ứng nhân lực trình độ cao



cho ngân hàng mình, sau đó là đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thực hiện theo mô hình tập đoàn kinh doanh đa năng.

Chương trình đào tạo ở các NHTM phải nhằm trau dồi, nâng cao kĩ năng nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại. Hơn nữa, cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và cán bộ chuyên trách làm công tác luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. Thường xuyên tổ chức thi sát hạch chuyên môn nhằm nâng bậc, nâng lương cho đội ngũ cán bộ có như vậy mới bắt buộc người lao động không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Đồng thời cũng phải xây dựng một chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút, khuyến khích người lao động theo hướng tạo ra động lực thúc đẩy.

3.4.5.3. Kết quả kỳ vọng

Khi thực hiện các biện pháp trên chắc chắn sẽ làm cho chất lượng quản lý của các ngân hàng được nâng cao điều này sẽ nâng cao đáng kể NLTC của các NHTM Việt Nam.

3.4.5.4. Một số khuyến nghị khi các ngân hàng triển khai giải pháp

Để thực tốt các biện pháp này, các ngân hàng cần đánh giá lại các vấn đề sau:

Thứ nhất: hệ thống công nghệ hiện tại, mức khai thác các công nghệ này đã mang lại hiệu quả đến đâu, từ đó có kế hoạch đầu tư mới và khai thác hiệu quả hơn.

Thứ hai: Về đội ngũ nhân viên cần thanh lọc những cá nhân không có năng lực đảm bảo các yêu cầu công việc và có chế độ bồi dưỡng và đào tạo con người phù hợp với yêu cầu công việc trong thời kỳ đổi mới.

3.5. KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu cho thấy ngoài các tác nhân chính (về nội lực) ảnh hưởng đến NLTC của các NHTM Việt Nam, thì nhân tố về ngoại lực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến NLTC của các ngân hàng. Do đó để NLTC của các ngân hàng được nâng cao thì rất cần sự quan tâm và điều hành đúng mức của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước. Nguyên nhân là do chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng đến việc các ngân hàng liên kết hợp nhất hay không liên kết hợp nhất với nhau nhằm tăng sức mạnh về tài chính từ đó tăng tính cạnh tranh cho hệ thống NHTM Việt Nam với các ngân hàng liên



doanh và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Song song đó thì chính sách điều hành của NHNN cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM như chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách lãi suất, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Do vậy Chính phủ, NHNN cần phải có những chính sách phù hợp để ngành ngân hàng phát triển đúng ngang tầm các ngân hàng quốc tế. Sau đây nghiên cứu, xin đề xuất các kiến nghị bao gồm các nội dung sau:

3.5.1. Chính phủ

Thứ nhất: Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng một cách hiệu quả.

Thứ hai: Kiểm tra tiến độ thực hiện Đề án cơ cấu lại các NHTM giai đoạn 2011- 2015. Ban hành theo quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm giám sát quá trình thực hiện để có chỉ đạo kịp thời nếu cần thiết.

Thứ ba: tiếp tục cổ phần hóa cá DNNN, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ khu vực DNNN là nguyên nhân chính khiến mức nợ khó đòi, nợ quá hạn tại các NHTM là rất cao đặc biệt là năm 2012 gấp 2,5 so với mức chuẩn cho phép (điển hình Vinashin, Vinalines). Vì vậy nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa và cải cách một cách căn bản thì việc cải thiện năng lực tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các NHTM nói riêng là rất khó thực hiện.

Thứ tư: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo bình đẳng an toàn cho mọi tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tài chính theo hướng đảm bảo sự công bằng, minh bạch giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, bảo đảm sự an toàn hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Qua đó thông qua Luật sẽ trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát cạnh tranh. Đồng thời xem xét rà soát đối chiếu các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam để điều chỉnh cho phù hợp với các thông lệ quốc tế.



Thứ năm: Phải xác định một cách căn bản vai trò của NHNN. Ngân hàng nhà nước phải trở thành ngân hàng trung ương thật sự, hiện nay NHNN vừa là người chủ (NHTMNN) vừa là người cầm còi giám sát các NHTMNN.

Thứ sáu: Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xóa bỏ cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM Việt Nam, cũng như xóa bỏ các giới hạn về số lượng, loại hình, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của nước ngoài, đảm bảo quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo cam kết đa phương, song phương nhằm giúp lộ trình hội nhập tài chính thích hợp và đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả tăng NLTC và lành mạnh hóa các NHTM Việt Nam và tránh không bị rơi vào khủng hoảng tài chính - ngân hàng.

Thứ bảy: Chính phủ nên xem xét việc mua lại các tài sản thế chấp là các công trình, các Bất động sản ở các NHTM hiện nay để phục vụ cho hoạt động an sinh phúc lợi hoặc các hoạt động khác phù hợp với công trình, vì các doanh nghiệp vay vốn có tài sản đảm bảo đang gặp rất nhiều khó khăn do đó không còn khả năng thanh toán nợ, các ngân hàng đã tiến hành bán nợ nhưng vẫn không bán được nhằm giải quyết khó khăn lớn hiện nay của các NHTM Việt Nam và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống NHTM Việt Nam.

3.5.2. Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất: - Đổi mới, củng cố hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Phát triển hệ thống giám sát theo khung an toàn CAMEL, hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Hoàn thiện khung pháp lý về các quy định về an toàn vốn theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II. Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Cụ thể nghiên cứu kiến nghị bộ chỉ số đánh giá NLTC cho các NHTM Việt Nam như sau:



Bảng 3.6: Bộ chỉ số đánh giá NLTC theo CAMEL



STT

Các chỉ số

Lượng hóa các biến


C.

20®

1.

Vốn tự có / Tài sản có rủi ro

>=9%

< 9%

=7đ

=0 đ

2.

Tăng - giảm tỉ lệ vốn (xu thế)

Tăng (trong 3 kỳ)

=2®

3.

Tăng-giảm lợi nhuận không chia

Tăng (trong 3 kỳ)

=3®

4.

Quy mô vốn phải đủ lớn theo quy

định

Đúng cam kết

Không đúng cam kết

=5đ

=0đ

5.

Hệ số đòn bẩy tài chính

<=12.5 lần

>12.5 lần

=3đ

=0đ


A.

30®

6.

Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ CV bq

0%

10%

10®

=0®

7.

Nợ không còn khả năng thu hồi


0%

5%

=10®

=0®

Tổng dư nợ cho vay bình quân


8.

Nợ không còn khả năng thu hồi


Dự phòng tổn thất

50%

100%

=10®

=0®


M.

20®

9.

Vi phạm quy chế an toàn

Kiểm tra

=6®


10.


- Các chính sách về quản lý con người tốt


- Hệ thống thông tin đầy đủ

Đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý


Không đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý


Công bố đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý


Không đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý

=2đ


=0đ


=2đ


=0đ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 21




11.


- Chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ tốt


- Các kế hoạch chiến lược và ngân sách hợp lý

Có và thực hiện đúng chức năng


Không có, hoặc có mà không thực hiện đúng chức năng.


Có, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ


Không có, có nhưng không phù hợp

=


=0đ


=2đ


= 0đ

12.

Xu thế tăng – giảm nợ khó đòi

Giảm Tăng

=2®

=0®

13.

Xu thế tăng – giảm tỷ suất lợi nhuận

Tăng Giảm

=2®

=0®

14.

Sự ổn định khả năng thanh toán

ổn định

không ổn định

=2®

=0®


E.

20®

15.

Tổng chi phí / Tổng thu nhập

70% đến 85%

100% hoặc hơn

=4®

=0®

16.

Lợi nhuận sau thuế/Vốn tự có

>= lãi suất tiền gửi

< lãi suất tiền gửi

=5®

=0đ

17.

- ROA

đạt lớn hơn 1%

không đạt

=3®

=0®

18.

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên càng

lớn càng tốt

Tăng Giảm

=3®

=0®

19.

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

càng lớn càng tốt

Tăng Giảm

=5®

=0®


L.

10®

20.

Thanh toán ngay

30 %

<5 %

=3®

=0®

21.

Thanh toán ngắn hạn

40%

<15%

=2®

=0®

22.

Dư nợ cho vay/ tổng tiền gửi

<=80%

>100%

=3đ

=0đ

23.

Hệ số đảm bảo tiền gửi

>=30%

<30%

=2đ

=0đ

Nguồn: Tác giả đề xuất



Sử dụng bộ chỉ số này để đánh giá NLTC của các NHTM Việt Nam hằng quý, kèm theo NHNN phải có quy định về vấn đề xử lý các ngân hàng nếu các Ngân hàng vi phạm về các quy định cụ thể trong bộ chỉ số này.

Thứ hai: Ngân hàng Nhà nước phải chủ động hơn nữa việc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để triển khai một số giải pháp hỗ trợ các tổ chức vay vốn, bao gồm: (i) Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực để xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng phù hợp, đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng giảm nợ xấu; (ii) Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ, giảm nợ xấu và có cơ sở để mở rộng tín dụng cho nền kinh tế; (iii) Tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp này; (iv) Phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh.

Thứ ba: NHNN tập trung triển khai thực hiện Đề án, ngày 18/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 734/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. Nhằm thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được tiến hành khẩn trương, quyết liệt, nhưng thận trọng để nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng được đẩy lùi, thanh khoản của hệ thống được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tâm lý, niềm tin của nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được củng cố.

Thứ tư: NHNN phải chủ động, linh hoạt hơn nữa về việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường: Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo hướng bảo đảm thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định tỷ giá, giảm dần lãi suất phù hợp điều kiện kinh tế vĩ mô,



giảm bớt rủi ro thị trường cho tổ chức tín dụng và nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém để bảo đảm tổ chức tín dụng tăng trưởng phù hợp với khả năng thực tế, tập trung củng cố khả năng chi trả.

Thứ năm: Nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNN, chất lượng cán bộ NHNN và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của hệ thống NHNN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng NHTW hiện đại phù hợp với thông lệ chung của Thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với các hoạt động của NHNN.

Thứ sáu: Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ cho công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý vốn tài sản, quản trị rủi ro, quản lý công nợ, công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.

Thứ bảy: Ngân hàng Nhà nước phải tích cực hơn nữa việc phối hợp với tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trên địa bàn; chủ động phối hợp, làm việc trực tiếp với từng Bộ, ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng...) nhằm nắm bắt khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, đặc biệt là xử lý vấn đề hàng tồn kho để có cơ sở mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp.

Thứ tám: NHNN phải giám sát chặt chẽ các cổ động lớn của các ngân hàng, nhằm hạn chế sự chi phối, thao túng của các cổ đông đó đối với các NHTM ( như trường hợp của ông Kiên), kiên quyết xử lý đối với người liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTM và các NHTM sở hữu vốn chéo lẫn nhau.

Tóm lại: NLTC của các NHTM Việt Nam muốn được nâng cao nhất thiết phải có sự can thiệp đúng mức của Chính phủ và NHNN, với các kiến nghị trên thiết nghĩ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022