Hoàn Thiện Các Chính Sách Vĩ Mô Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Và Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần


3.3.2.4. Hoàn thiện các chính sách vĩ mô tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần

Chính sách thuế:Trước những khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn suy giảm kinh tế, những năm gần đây nhiều chính sách thuế được ban hành và sửa đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp như chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung Luật Thuế TNDN để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế và các cơ chế ưu đãi thuế TNDN theo hướng: Ưu đãi cho DN nhỏ và vừa; nghiên cứu để cùng với Luật đầu tư, luật thuế TNDN chỉ ra cụ thể các danh mục thuộc công nghiệp hỗ trợ cần khuyến khích và thu hút, các cơ chế ưu đãi cụ thể về thuế suất, miễn giảm thuế có thời hạn, bảo đạm tính cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, chính sách thuế cần có tính lâu dài, hạn chế thay đổi, có tính thống nhất giữa các chính sách và thời gian áp dụng để người nộp thuế dễ áp dụng, văn bản hướng dẫn phải cụ thể, đầy đủ. Chính sách quản lý thuế và quản lý nhà nước phải đồng nhất…

Chính sách thoái vốn: Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chủ trương thoái vốn DNNN của Chính Phủ hiện nay là rất cần thiết, đặc biệt là thoái vốn đầu tư ngoài ngành trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Tuy nhiên, với bối cảnh khả năng tài chính hạn hẹp và tình trạng trầm lắng của thị trường chứng khoán hiện nay thì việc thoái vốn ồ ạt có thể dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư liên kết thao túng Ngân hàng. Do vậy, một mặt thanh tra NHNN cần giám sát yêu cầu các DNNN tiến hành thoái vốn theo đúng quy định của Nghị định 71/2013/NĐ- CP và quyết định số 51/2014/QĐ/TTg, sau khi nhà đầu tư mua xong cổ phần, cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư, nguồn gốc dòng tiền đầu tư..Mặt khác, Chính phủ cần xác định lộ trình cho phép giảm tỉ lệ sở hữu vốn của nhà nước tại các ngân hàng xuống 51% để các NHTM chủ động kế hoạch phát “tín hiệu”ra thị trường [48].

Chính sách đất đai: Như thực tế đã đánh giá, một trong những điểm ách tắc lớn nhất hiện nay của ngân hàng cũng như công ty quản lý tài sản TCTD (VAMC) là vướng mắc pháp lý xử lý tài sản đảm bảo. Do vậy cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng phát triển thị trường nhà ở; sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Dân sự theo hướng bảo vệ quyền của chủ


nợ, tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho việc mua bán, phát mãi tài sản đảm bảo. Mặt khác,việc xử lý TSĐB là quyền sử dụng đất của các TCTD cũng đang gặp nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề tài sản gắn liền với đất. Bởi pháp luật không có quy định trong trường hợp chủ sở hữu tài sản không đồng ý chuyển nhượng tài sản gắn liền trên đất thì Ngân hàng cũng không xử lý được TSĐB là quyền sử dụng đất nếu chủ tài sản không đồng ý xử lý tài sản gắn liền trên đất. Do vậy, khung pháp lý nên tách quyền sử dụng đất ra khỏi vấn đề xử lý tài sản đảm bảo để thuận lợi cho các NHTM xử lý tài sản đảm bảo.



đây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với 52 trang trình bày, chương 3 của luận án đã làm rõ được các vấn đề sau

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 26


Một là: Chỉ rõ nhưng cơ hội và thách thức trong việc nâng cao năng lực tài

chính của các NHTMCP, bên cạnh những tín hiệu tích cực như dấu hiệu phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới và trong nước cùng với những biện pháp điều hành đúng hướng của Chính Phủ và NHNN, đặc biệt Việt Nam sẽ chính thức tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) được coi là những yếu tố thuận lợi trong việc nâng cao năng lực tài chính với các NHTMCP. Bên cạnh đó, luận án cũng cho rằng tốc độ phục hồi tăng trưởng kinh tế chậm, hiện trạng năng lực tài chính thấp là những thách thức đòi hỏi những nỗ lực hết sức của các NHTMCP khi bước vào sân chơi bình đẳng trên cơ sở hiệp định TTP.

Hai là: Nêu lên những định hướng nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Ba là: Trình bày các quan điểm trong việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP

Bốn là: Trên cơ sở thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP đã đánh giá ở chương 2 và định hướng hoạt động, luận án đã đưa ra một số các giải pháp đối với các NHTMCP trong việc nâng cao năng lực tài chính.Xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh ngân hàng đảm bảo sự phát triển bền vững như: Tăng quy mô vốn chủ sở hữu và nâng cao hệ số an toàn vốn; Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng đặc biệt là quản trị rủi ro và quản trị điều hành;Nâng cao chất lượng tín dụng;Tăng cường khả năng thanh khoản cho các NHTMCP;Nâng cao chất lượng nhân lực ngân hàng.

Năm là: Bên cạnh những giải pháp từ phía các NHTMCP, luận án còn trình bầy một số giải pháp vĩ mô được thực thi tại NHNN, Chính Phủ cũng như các Cơ quan Bộ ngành liên quan nhằm hỗ trợ các NHTMCP trong việc nâng cao năng lực tài chính.Những giải pháp này trọng tâm vào việc tháo gỡ những vướng mắc và tăng cường vai trò quản lý giám sát nhà nước đối với các NHTMCP. Cùng với những nỗ lực từ phía các NHTMCP, những giải pháp trên tầm vĩ mô được coi là điều kiện cần và đủ đối với NHTMCP trong việc nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.


KẾT LUẬN LUẬN ÁN

Năng lực tài chính của một NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự lớn mạnh của một ngân hàng. Năng lực tài chính của một NHTM càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường được nâng lên. Do vậy, Năng lực tài chính của NHTM phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện và là điều kiện không thể thiếu được với bất cứ một NHTM nào. Hệ thống NHTMVN nói chung và NHTMCP nói riêng đã và đang từng bước nâng cao năng lực tài chính.Tuy nhiên, với “xuất phát điểm”thấp, kinh nghiệm thương trường hạn chế, điều này đã khiến các NHTMCP bộc lộ nhiều hạn chế về năng lực tài chính. Sau những tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính của Mỹ và các nước Châu âu đến môi trường kinh tế vĩ mô trong nước, đẩy nhiều NHTMCP rơi vào tình trạng khó khăn. Thậm chí không ít các NHTMCP phải đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt”của NHNN. Vì vậy, việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bám sát với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của, với 174 trang trình bầy luận án đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau

Một là: Hệ thống hóa những lý luận về năng lực tài chính của của các NHTM.

Luận án đã đưa ra quan điểm riêng về tài chính, năng lực tài chính của các NHTM. Với những phân tích và lập luận có tính thuyết phục, luận án đã chỉ ra những điểm đặc thù về năng lực tài chính của các NHTM. Khảng định sự cần thiết của việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, qua đó luận án trình bày các chỉ số đánh giá về năng lực tài chính NHTM. Đặc biệt, luận án đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính NHTM, những nội dung này sẽ tạo cơ sở luận cho những phân tích đánh giá ở chương 2 cũng như các giải pháp đề cập trong chương 3.

Hai là: Nghiên cứu kinh nghiệm của ngân hàng một số nước trong khu vực và trên thế giới trong việc nâng cao năng lực tài chính như những hỗ trợ thanh khoản và tái cấu trúc ngân hàng của Chính phủ và ngân hàng trung ương. Thực hiện


các giải pháp xử lý nợ xấu hay tăng quy mô vốn tự có của các NHTM dưới những định hướng của ngân hàng trung ương.

Ba là: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các NHTM cổ phần của Việt Nam giai đoạn 2009- 2014. Từ những đánh giá này, luận án giúp cho các nhà nghiên cứu và quản lý có cái nhìn tổng quan về năng lực tài chính của các NHTMCP hiện nay. Dựa trên yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cũng như khuyến cáo, chuẩn mực quốc tế theo mô hình CAMELS về yêu cầu năng lực tài chính đối với các NHTM.Luận án chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế về năng lực tài chính của các NHTMCP. Hơn nữa,luận án đã phân tích nguyên nhân gây nên những ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTMCP trong giai đoạn khảo sát nghiên cứu.

Bốn là: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTM cổ phần hiện nay, định hướng đến năm 2020. Các giải pháp này được xây dựng dựa trên nền tảng lý luận cũng như thực tiễn hoạt động của các NHTMCP.



DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Lã Thị Lâm (2013),Hoạt động phi tín dụng của NHTM trong bối cảnh suy giảm kinh tế,Kỷ yếu Hội thảo Khoa học- Học viện Tài chính

2. Lã Thị Lâm (2013), Kiểm soát nội bộ nhằm tăng cường an toàn tại các ngân hàng thương mại ,Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 02(115).

3. Lã Thị Lâm (2013), Phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam, thành viên tham gia đề tài cấp học viện, Học Viện Tài Chính.

4. Lã Thị Lâm (2013), Năng lực tài chính các NHTM cổ phần nhìn từ góc độ đa năng hóa hoạt động,Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, 10(123)2013.

5. Lã Thị Lâm (2014), Để thông tư 09/2014/TT-NHNN trở thành giải pháp “bồi bổ sức khỏe” đối với các ngân hàng thương mại, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 05(130)2014.

6. Lã Thị Lâm (2015), Năng lực tài chính của các NHTMCP- Nhìn từ góc độ chiến lược kinh doanh,Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 07(144)2015

7. Lã Thị Lâm (2015),Tăng trưởng tín dụng năm 2015 nhìn từ góc độ phát triển bền vững ngân hàng, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 10(147)2015.

8. Lã Thị Lâm (2015),Để tăng trưởng tín dụng không trở thành gánh nặng với các NHTMCP Việt nam, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 12(149)2015.

9. Lã Thị Lâm (2015),Chính sách lãi suất thấp có phải là liều thuốc bổ với các DNVN trong giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế,Kỷ yếu Hội thảo Khoa học- Học viện Tài chính

10. Lã Thị Lâm (2015), Tăng trưởng tín dụng đối với phát triển bền vững của NHTMCP Việt Nam,Chủ nhiệm đề tài cấp Học viện, Học Viện Tài chính.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

[1] Phạm Thị Vân Anh (2012), Các giải pháp nâng cao năng lực Tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính,Hà Nội.

[2] Minh Đức, "Ngân hàng quốc doanh tỉnh giấc", VnEconomy

[3] Nguyễn Đức, "Ba xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng",

VnEconomy

[4] PGS. TS. Phạm Ngọc Dũng, PGS.TS. Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nxb Tài chính, tr.202..

[5] An Hạ, "Ngân hàng Nhà nước sửa sai thông tin về vốn chủ sở hữu Ngân hàng", Báo Dân trí

[6] PGS. TS Đinh Xuân Hạng (2013), Quản lý danh mục cho vay tại các NHTMVN trong điều kiện suy thoái kinh tế- lấy dẫn chứng từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam để minh họa, Công trình nghiên cứu khoa học cấp Học viện, tr.33.

[7] Nguyễn Thu Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

[8] GS. TS Vũ Văn Hóa, PGS. TS Đinh Xuân Hạng (2006), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính, tr.169.

[9] Nhật Trung, Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động- những thông lệ quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 17/2000.

[9] Nguyễn Hoài, "Ngân hàng tăng vốn: sau cái thở phào của ông chủ nhà băng", Thời báo kinh tế 14/11/2013.

[10] Th.s Đỗ Khắc Hướng, "Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam", Tạp chí Tài chính số 5/2013.

[11]. Th.s Đỗ Khắc Hướng, Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí tài chính số 5/2013.


[11] Fredric S.Mishkin (1994), The Economic of Money, Banking and Finacial Markets, bản dịch tiếng Việt, tr.8, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật hà nội.

[12] Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2012-2015), Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản.

[13] TS Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ- ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, tr.107.

[14] Quốc hội (2010), Luật các TCTD số 47/2010/ QH12, điều 4.

[15] Peter S Rose (2000), Commercial Bank Management, bản dịch tiếng Việt,tr.4,Nhà xuất bản Tài chính.

[16] Peter S Rose (2004), Commercial bank management, bản dịch tiếng Việt,tr.193, Nhà xuất bản Tài chính.

[17] Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh, "Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam", Tạp chí khoa học 2012, tr.158-168.

[18] Nhật Trung, "Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động - những thông lệ quốc tế", Tạp chí ngân hàng số 17/2000.

[19] Hoàng Tuấn, "Hợp tác với ngân hàng ngoại, cần người hay cần tiền",

vietnamnet.vn

[20] Báo cáo thường niên của các ngân hàng ACB, Techcombank, Sacombank, SHB,MB, Eximbank, VCB, Vietinbank vào 31/12/ 2014.

[21] Thanh Phong, "Ngân hàng - sự an toàn bí ẩn", Báo Nhịp cầu đầu tư,

14/10/2013.

[22] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Dự thảo Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam 2011- 2015.

[23] Harry Hoàn Trần và Thân Nguyễn, "Ngân hàng Việt đối mặt 3 mối nguy cơ", Vietnam Economic Forum, 26/10/2011.

[24] Trần Thủy, "Nợ xấu tăng cao nhưng vẫn chưa lộ hết", Vef.vn, 25/11/2013

[25] "Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động giảm mạnh",

VnEconomy, 19/9/2012.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí