Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 22



Chính phủ và NHNN cần xem xét và thực hiện nhằm nâng cao NLTC cho toàn hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 3

Toàn bộ nội dung chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống NHTM Việt Nam, đó là: các NHTM Việt Nam cần chú trọng ưu tiên hàng đầu giải quyết các vấn đề sau: Tăng cường vốn chủ sở hữu; Giải quyết nợ xấu gia tăng đột biến trong năm 2012; Cải thiện khả năng thanh khoản; Tăng hiệu quả hoạt động; Nâng cao chất lượng quản lý…, và các kiến nghị từ Chính phủ, NHNN về các chính sách nhằm nâng cao NLTC cho hệ thống các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích bao gồm:

(1) Đưa ra quan điểm khi tiến hành xây dựng các giải pháp cho các NHTM trong hệ thống, các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN.

(2) Trích dẫn và phân tích một số quan điểm, mục tiêu của Chính phủ, NHNN về phát triển và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

(3) Điểm lại các căn cứ để xây dựng giải pháp thông qua các bài học kinh nghiệm về nâng cao NLTC, bao gồm các mục tiêu phát triển của ngành, đề án phát triển của ngành, bài học kinh nghiệm rút ra từ chương 1 và mô hình Probit về đánh giá và xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố đến NLTC ở chương 2.

(4) Đưa ra 5 giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, 7 kiến nghị đối với Chính phủ và 8 kiến nghị đối với NHNN.

Khi thực hiện đồng bộ các giải pháp trên chắc chắn sẽ giúp năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam được nâng cao đạt khung an toàn CAMEL. Và từ đó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng liên doanh và các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, cụ thể nội dung của 5 giải pháp xoay quanh kết quả mô hình Probit đã xử lý trên số liệu thu thập được từ BCTC của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2003-2012, đồng thời căn cứu trên các tồn tại trong quá trình hoạt động thể hiện qua kết qủa đánh giá từng chỉ tiêu. Trong mỗi giải pháp tác giả cố gắng bố cục thành 4 phần, gồm: mục tiêu của giải pháp, biện pháp thực hiện, kết quả kỳ vọng và một số khuyến nghị đối với các ngân hàng khi triển khai các biện pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.



Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 22

Năm giải pháp và 15 kiến nghị được đề cập rất chi tiết trong chương 3 là nội dung mà các NHTM cần lưu ý để từ đó dựa vào điều kiện kinh doanh cụ thể của từng ngân hàng mà lựa chọn lần lượt các giải pháp hoặc kết hợp các giải pháp với nhau để vận dụng vào ngân hàng của mình một cách có hiệu quả nhất.



Kết luận


Luận án với đề tài: “Năng lực tài chính của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực tài chính về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại và áp dụng vào đánh giá cho 28 Ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn hoạt động từ 2003 đến 2012. Trên cơ sở phân tích định tính kết hợp với phân tích định lượng trong việc đánh giá năng lực tài chính và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để từ đó nghiên cứu có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại hiện nay ở Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì, sự sống còn của nền tài chính quốc gia hoàn toàn phụ thuộc sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng thương mại và hệ thống này hiện đang gặp khó khăn về nhiều mặt.

* Những kết quả đạt được của nghiên cứu:

1. Hệ thống các phương pháp sử dụng trong việc đánh giá năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại từ phương pháp đánh giá truyền thống đến những phương pháp định lượng hiện đại nhất mà hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trong phân tích không chỉ ở những nước có nền tài chính phát triển như Mỹ, Nhật Bản,.. mà còn được áp dụng đánh giá ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi. Qua đó chỉ ra được những ưu nhược điểm của từng phương pháp để xem xét đánh giá toàn diện về các phương pháp này và vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình đánh giá năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Đồng thời qua đây cũng là một kênh chuyển tải các phương pháp định lượng trong việc đánh giá năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại vào Việt Nam.

2. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nghiên cứu đánh giá năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng theo phương pháp phân tích định lượng (tham số và phi tham số) được thực hiện tại một số quốc gia, luận án đã rút ra được những bài học kinh nghiệm có tính lý luận và thực tiễn để có thể vận dụng vào việc lựa



chọn và xây dựng các mô hình đánh giá năng lực tài chính và mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại để từ đó đưa ra một mô hình phù hợp cho Việt Nam.

3. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ trước đến nay (giai đoạn 2003-2012), đặc biệt là trong thời gian hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế đang phát triển sâu rộng. Những đòi hỏi của quá trình tự do hóa tài chính buộc các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải tự hoàn thiện mình về mọi mặt có như thế mới đứng vững được trên sân nhà và từ đó cạnh tranh được với các Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, sau đó vươn cao vươn xa để trở thành tập đoàn tài chính tầm cỡ quốc tế.

4. Trong việc đánh giá thực trạng năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án không chỉ dừng lại ở phân tích định tính mà đã mạnh dạn sử dụng phương pháp phân tính định lượng vào nghiên cứu, đó là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu đo lường năng lực tài chính theo khung an toàn CAMEL để kiểm định các giả thuyết đó bằng cách hồi quy riêng, sau đó đo lường năng lực tài chính và sử dụng mô hình Probit vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 28 Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2003-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống Ngân hàng thương mại hiện nay cần phải cải thiện các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính có như vậy hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam mới trở nên lành mạnh hơn và tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

5. Luận án đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại trong thời gian tới từ 2013-2020 cụ thể là; (1) các giải pháp từ phía các Ngân hàng thương mại Việt Nam như tăng quy mô vốn chủ sở hữu, xử lý nợ xấu, tăng chất lượng sử dụng tài sản, tăng khả năng thanh khoản, tăng chất lượng quản lý. (2) các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước như tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình ngân hàng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật tạo hành lang pháp lý có hiệu lực, chuyển đổi ngân hàng nhà nước thực sự trở thành ngân hàng trung ương nhằm nâng cao năng lực quản lý trên thị trường tiền tệ, nghiên cứu thiết lập và áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế như về chế độ hạch toán, tỷ lệ an toán vốn…, và đặc biệt đưa hệ thống giám sát theo CAMEL vào áp dụng để đo lường sức



khỏe tài chính cho các NHTM Việt Nam định kỳ và đây thực sự là các kiến nghị mang tính chất tiền đề đảm bảo cho các ngân hàng thực hiện thành công nhóm giải pháp từ nội bộ của chính các Ngân hàng thương mại.

Luận án cũng đã đề xuất các khuyến nghị cho các NHTM thực hiện tốt những nhóm giải pháp đã đưa ra nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

* Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Hiện tại số lượng các NHTM tại Việt Nam bao gồm: 37 ngân hàng, trong nghiên cứu của tác giả chỉ mới nghiên cứu được 28 Ngân hàng thương mại, 5 Ngân hàng nước ngoài và 5 Ngân hàng liên doanh. Điều này cho thấy ở một khía cạnh nào đó mẫu nghiên cứu chưa thật sự đầy đủ chưa đại diện hết cho tất cả các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam; Mặt khác, trong nghiên cứu cũng chưa đo lường sự tác động của các nhân tố chủ quan như chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, sự phát triển của hệ thống tài chính, khảo sát chất lượng quản lý tại các ngân hàng mà chỉ đo lường hiệu quả của quản lý thông qua chỉ tiêu chỉ số chi phí dẫn đến kết quả đo lường là chưa thật sự đầy đủ. Do đó các nghiên cứu tiếp theo sẽ tiến hành lấy mẫu rộng hơn và đo lường chỉ tiêu khách quan ảnh hưởng đến NLTC của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


1/ Vấn đề kế toán và thuế trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.(TS. Phan Đức Dũng chủ nhiệm đề tài, Ths. Phan Thị Hằng Nga thành viên), 2009

2/ Xây dựng phòng thực hành cho sinh viên ngành Tài chính-Kế toán Trường Đại Học Lạc Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 2008 (Chủ nhiệm đề tài)

3/ Giải pháp nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Tài chính-Kế toán Trường Đại Học Lạc Hồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 2010 (Chủ nhiệm đề tài)

4/ Các giải pháp chống thất thu thuế TNDN các doanh nghiệp FDI cho Cục Thuế Tỉnh Đồng Nai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 2010(Chủ nhiệm đề tài)

5/ Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tiếp cận thực tế của HSSV Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 2012 (Chủ nhiệm đề tài)

6/ Vấn đề chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI Thực trạng-giải pháp, Kỷ yếu khoa học, số 2 năm 2009, trường ĐH Lạc Hồng

7/ Phan Thị Hằng Nga (2011), “ Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết giai đoạn 2005-2010”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 68, tháng 10/2011, trang 34,38

8/ Phan Thị Hằng Nga và Hoàng Thái Hưng (2013), “ Yếu tố ảnh hưởng đến việc vay vốn của các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2003-2010”, Tạp chí nghiên cứu tài chính marketing, số 15, tháng 5/2013, trang 40



9/ Phan Thị Hằng Nga và Hoàng Thái Hưng (2013), “ Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu tài chính marketing, số 16, tháng 07/2013, trang 39



TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Việt Anh (2004), Uớc lượng các nhân tố phi hiệu quả cho ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Phạm Thanh Bình (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, Đề tài trọng điểm cấp ngành, mã số: KNHTĐ 2003, 01

3. Lê Dân ( 2004), Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Nguyễn Văn Đông (năm 2011) “Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Thu Hiền (2011) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong tiến rình hội nhập kinh tế quốc tế” , Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

6. Nguyễn Việt Hùng (2008), “Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2005”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

7. Lê Thị Hương (2002), Nâng cao hiệu quả đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân.

8. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2008) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổphần sài gòn - hà nội sau khi chuyển đổi từngân hàng nông thôn lên đô thị”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế , Đại học kinh tế.

9. Nguyễn Thị Thu Thảo(2010), “Nâng cao năng lực tài chính tại ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Đăk Lăk”, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế TP HCM.

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí