Lũy kế từ 2013 đến 20/10/2015, VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu đạt 218.901 tỷ đồng tổng giá trị dư nợ gốc nội bảng, 191.381 tỷ đồng giá mua nợ của các TCTD.
Cùng với việc mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC đã triển khai các công tác xử lý nợ xấu theo các biện pháp phù hợp với quy định pháp luật. Tính đến 20/10/2015, VAMC đã thực hiện thu hồi nợ, bán nợ, bán TSĐB đạt 15.669 tỷ đồng. VAMC đã điều chỉnh lãi suất cho 28 khoản nợ của 9 khách hàng với dư nợ gốc được điều chỉnh là 367 tỷ đồng; miễn giảm lãi/phí cho 17 khách hàng với số tiền miễn giảm là 66 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 11 khách hàng với dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là 446 tỷ đồng. Cùng với việc cơ cấu lại nợ, VAMC đã trao đổi với TCTD tiếp tục cấp hạn mức 950 tỷ đồng cho 2 khách hàng để hoàn thiện 2 dự án, đến nay đã giải ngân được 425 tỷ đồng [45].
Sẽ là quá sớm nếu cho rằng quá trình tái cấu trúc đạt được kết quả như mong muốn, nhưng một điều không thể phủ nhận là đã đem lại những cải thiện ban đầu trong việc củng cố sức mạnh tài chính của các NHTMCP. Các ngân hàng đã chú trọng đến chất lượng hoạt động thay vì chạy theo xu hướng tăng trưởng nóng. Nợ xấu đang dần được xử lý, tình trạng phát sinh nợ xấu đã chậm lại. Chiều hướng này nếu tiếp tục được phát huy thì sẽ là một tín hiệu vui cho việc xây dựng một hệ thống ngân hàng an toàn và lành mạnh.
Có được kết quả đạt được như trên trong việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP là xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Sự năng động của các NHTMCP đã giúp các ngân hàng nắm bắt được cơ hội thị trường nhằm hướng tới mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận.
Ra đời trong bối cảnh khi nền kinh tế Việt nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên mục tiêu trong kinh doanh của các NHTMCP được định hướng khá rõ ràng. Chiến lược mở rộng thị trường trên cơ sở khai thác thị trường khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn bỏ ngỏ đã được các NHTMCP khai thác triệt để. Mặt khác, với đặc điểm của mô hình hoạt động đã giúp các NHTMCP tăng nhanh quy mô vốn chủ sở hữu, kéo theo những thuận lợi cho các ngân hàng trong việc đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại, mở rộng khả năng huy động vốn cũng như cho vay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tăng cường đầu tư, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
Hiện nay, các NHTMCP đều đã đầu tư công nghệ phần mềm tiên tiến xử lý các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Đây là các phần mềm hệ thống và cơ sở dữ liệu cho phép phát triển và ứng dụng ngân hàng có tốc độ xử lý nhanh, liên kết tự động hóa, truy cập nhanh, hệ thống bảo mật cao, đồng thời được thiết kể mở để có thể kết nối với các hệ thống khác, trên cơ sở các phần mềm hệ thống tiên tiến, các NHTMCP đã thiết lập được một hệ thống ngân hàng cốt lõi và một số phần mềm ứng dụng chính của ngân hàng với các module như thông tin khách hàng, tiền gửi, tiền vay, kế toán tổng hợp, kho dữ liệu, hệ thống giao dịch chi nhanh, chuyển tiền, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại, giao diện với các kênh thanh toán, ATM...đem lại cho các NHTMCP sự đồng bộ về công nghệ cũng như cách thức quản lý, khai thác thông tin, đưa hoạt động ngân hàng theo định hướng khách hàng và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Nợ Xấu Nhóm 5/tổng Dư Nợ Của Các Nhtmcp (2009-2014) (Đv%)
- Thực Trạng Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Giai Đoạn 2009- 2014.
- Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
- Mức Độ Bù Đắp Nợ Xấu Bằng Dự Phòng Rủi Ro Của Các Nhtmcp Giai Đoạn 2009- 2014.
- Định Hướng Và Quan Điểm Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến 2030.
- Định Hướng Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Đến 2020.
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Việc đầu tư vào công nghệ hiện đại với hệ thống dữ liệu được quản lý tập trung, định hướng theo khách hàng, xử lý trực tuyến cho phép các NHTMCP có khả năng thiết kế, đưa ra nhanh chóng các sản phẩm mới phục vụ khách hàng trên diện rộng như các kênh phân phối mới như Homebanking, mobile banking, internet banking, ATM, POS...giúp các NHTMCP nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ và có tính cạnh tranh cao hơn trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay
- Các NHTMCP đã có nhiều nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tình hình hình tài chính.
Các NHTMCP đều đã và đang nỗ lực để cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn vay cho các khách hàng để phục hồi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà hoạt động của các doanh nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế đã có dấu hiệu khả quan.Bên cạnh đó, các ngân hàng đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro nhằm xử lý nợ xấu, phối kết hợp với các tổ chức liên quan để xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ. Nghiêm túc chấp hành các quy định của NHNN, minh bạch hóa nợ xấu và bán nợ cho VAMC
- Vai trò dẫn dắt của NHNN đã giúp các NHTMCP vượt qua những khó khăn nhằm khảng định năng lực tài chính..
Trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm, cho đến thời điểm này không có một NHTMCP nào bị đổ vỡ, năng lực tài chính của hầu hết các NHTMCP được cải thiện thì ngoài những nỗ lực của các NHTMCP còn phải kể đến vai trò dẫn dắt của NHNN. Sự kết hợp linh hoạt giữa các công cụ điều hành thị trường và những can thiệp trực tiếp, hay xử lý các NHTMCP trên cơ sở khuyến khích tự nguyện hợp nhất hoặc áp dụng các biện pháp áp đặt bắt buộc đối với những ngân hàng rơi vào tình trạng “kiểm soát đặc biệt” được coi là những giải pháp đúng hướng của NHNN trong thời gian qua để hướng tới mục tiêu lành mạnh hóa các NHTMCP. Việc áp dụng các biện pháp vừa mang tính cứng rắn, vừa mang tính mềm dẻo đã tạo nên những thành công bước đầu trong tái cơ cấu các NHTMCP.
Mặt khác, NHNN đã gắn đề án cơ cấu lại theo Quyết định số 254/2012/QĐ- TTg với đề án xử lý nợ xấu và đề án thành lập Công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC). Theo đó, xử lý nợ xấu vừa là yêu cầu buộc các NHTM phải cơ cấu lại, vừa giúp các NHTM lành mạnh hóa trong và sau khi thực hiện cơ cấu lại,nhờ đó mà tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP đã có dấu hiệu giảm nhiệt trong năm 2014 và 2015.
Chính sách điều chỉnh và quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và các NHTMCP nói riêng đang dần tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.
Việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTM không thể thiếu được vai trò dẫn dắt của các nhà quản lý dựa trên nền tảng các chính sách ban hành. Nếu xét về quy định hệ số an toàn vốn trong việc đánh giá năng lực tài chính Ngân hàng, quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 đầu tiên được ban hành với cách tính toán đơn giản và chưa đi theo tinh thần của Basel1, thì khi quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ra đời đã khắc phục được hạn chế này. Đặc biệt năm 2010, NHNN đã ban hành thông tư 13/2010/TT- NHNN và chính thức thông qua luật các tổ chức tín dụng đã thể hiện quan điểm rõ nét trong diều hành của NHNN đối với các NHTM theo hướng tuân thủ một phần tinh thần của Basel 2.Và từ ngày 1/2/2015 thông tư 36/2014/QĐ-NHNN chính thức được thực hiện thay thế cho nội dung của thông tư 13/2010/QĐ-NHNN. So với thông tư 13, thông tư 36 tạo lập nên chuẩn mực mới cao hơn về an toàn hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD, bảo đảm phát triển bền vững hậu tái cơ
cấu và hội nhập quốc tế. Cho dù về lý thuyết cũng như thực tiễn, việc tuân thủ này sẽ đi theo lộ trình thích hợp chứ không không thể nóng vội, nhưng với những cơ sở pháp lý này thể hiện định hướng cho các NHTMCP trong việc nâng cao năng lực tài chính của mình. Chủ trương tái cấu trúc các tổ chức tín dụng trong thời gian gần đây mới đang trong giai đoạn đầu thực hiện, không ít khó khăn phải đối mặt trong giai đoạn cải tổ để nâng cao sức mạnh tài chính cho các ngân hàng. Nhưng cái đích cuối cùng là xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, đảm bảo an toàn hoạt động theo chuẩn mực quốc tế là con đường đã khá rõ ràng trong hoàn thiện chính sách cũng như biện pháp điều hành - Một tín hiệu tốt trong việc nâng cao năng lực tài chính ngân hàng.
2.3.2. Những tồn tại trong việc nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Nếu so với điểm khởi đầu ban đầu thì những thành công của các NHTMCP trong việc nâng cao năng lực tài chính là bước tiến dài. Nhưng so với khuyến cáo theo khung CAMELS về an toàn ngân hàng và yêu cầu trong quá trình cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường dịch vụ tài chính mở cửa thì năng lực tài chính của các NHTPCP hiện nay được đánh giá là thấp.Thể hiện
Thứ nhất: Quy mô vốn chủ sở hữu còn nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực cũng như so với yêu cầu chống đỡ rủi ro.Hơn nữa tình trạng “vốn ảo”của các NHTMCP đang là vấn đề đáng lo ngại nhất cho việc đảm bảo hệ số an toàn vốn của ngân hàng.
Như đã phân tích ở mục 2.2, trong giai đoạn 2009- 2014, quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTMCP tăng lên nhanh chóng từ năm 2009 - với 2014. Nhưng nếu làm con tính so sánh với các NHTMNN và ngân hàng các nước trong khu vực thì mức vốn này quá nhỏ bé. Với mức vốn chủ sở hữu trung bình chỉ bằng trên 1/6 so với mức trung bình của nhóm NHTMNN, và chỉ là một phần nhỏ của các ngân hàng trong khu vực ( phụ lục số 2 và bảng 2.4). Điều này cho thấy, trong bối cảnh mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo những điều khoản mà Việt Nam đã cam kết thì các NHTMCP đã bộc lộ ngay sức cạnh tranh yếu của mình. Hơn nữa, khi quy mô vốn chủ nhỏ bé sẽ làm cho khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTMCP bị hạn chế. Năm 2013 đã minh chứng rất rõ cho vấn đề này khi mức vốn chủ sở hữu của một số
NHTMCP xuống dưới mức vốn điều lệ. Đây là hệ quả việc giảm sút chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu của các NHTMCP trong năm 2012 nên các NHTMCP phải tăng mức trích lập dự phòng rủi ro, làm cho lợi nhuận xuống mức âm và ăn mòn vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Mặt khác, không chỉ đảm bảo việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu mà các ngân hàng còn phải đảm bảo hệ số an toàn vốn. Nếu xét những yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn trong thời gian tới, thì những vấn đề đáng lo ngại cho các ngân hàng cổ phần trong việc duy trì hệ số an toàn vốn là:
- Trong nhưng năm vừa qua, cho dù quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng có tăng với tốc độ cao nhưng mức tăng vốn chủ sở hữu bình quân vẫn thấp hơn mức tăng bình quân của dư nợ và tài sản. Xu hướng này có thể làm suy giảm hệ số an toàn vốn của ngân hàng.
- Nếu hiện tại, các NHTMCP đều đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN trên cơ sở quy định của thông tư 13/2010/TT-NHNN. Cho dù thông tư này đã có nhiều nội dung được đưa ra để tiến gần đến các chuẩn mực quốc tế nhưng vẫn chưa đảm bảo yêu cầu tiệm cận, rủi ro khi tính hệ số an toàn vốn theo thông tư 13 mới chỉ bao gồm rủi ro tín dụng và một phần của rủi ro thị trường. Theo Basel 2, khi tính hệ số an toàn vốn thì phần rủi ro phải bao gồm cả rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Vì vậy, nếu theo thông báo của NHNN, năm 2018 là năm sẽ áp dụng chính thức những khuyến cáo của Basel 2, thì nếu cứ giữ nhịp độ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu, dư nợ và tài sản của các Ngân hàng như trong thời gian vừa qua sẽ dẫn đến tình trạng nhiều NHTMCP không thể đảm bảo hệ số an toàn vốn cần thiết. Hiện tại, theo lộ trình thực hiện Basel 2, kể từ 1/2/2015 thông tư 36/2014/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực đối với các NHTM. Thông tư 36 tạo lập nên chuẩn mực mới cao hơn về an toàn hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD, bảo đảm phát triển bền vững hậu tái cơ cấu và hội nhập quốc tế. Điều này cũng có nghĩa là với hiện trạng quy mô vốn chủ sở hữu hiện nay, nhiều NHTMCP chưa đảm bảo hoặc chưa thật an toàn với hệ số vốn của mình.
- Thời điểm tháng 1/2015, các NHTMCP phải chính thức áp dụng việc phân loại nợ theo thông tư 02/2013/TT- NHNN. Điểm nổi của thông tư này là các TCTD
phải căn cứ vào thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để phân loại nợ. Nếu khách hàng có nhiều khoản vay tại các TCTD khác nhau thì các khoản dư nợ này sẽ phải được xếp vào cùng một nhóm nợ có mức độ cao nhất. Điều này sẽ khắc phục tình trạng phổ biến hiện nay là có nhiều khách hàng vay, khi các khoản dư nợ cũ có vấn đề đã tìm cách đi vay mới ở các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu vốn, thậm chí vay mới để trả nợ cũ dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Do vậy nếu thông tư 02 được áp dụng, nợ xấu chắc chắn gia tăng, theo các chuyên gia ngân hàng nợ xấu thậm chí có thể tăng gấp đôi. Và như vậy, hệ số an toàn vốn của ngân hàng sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của ngân hàng.
- Không chỉ hạn chế ở tình trạng nhỏ bé của quy mô vốn chủ sở hữu, điều đáng lo ngại nhất hiện nay đối với hệ thống các NHTMCP là tình trạng “ảo thuật”để tăng vốn điều lệ của các Ông chủ ngân hàng cổ phần. Dù Luật các TCTD năm 2010 đã quy định: Các TCTD không được phép sở hữu cổ phần lẫn nhau; các công ty con, công ty liên kết của một TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của chính TCTD đó, nhưng do yếu tố lịch sử, trên thực tế, hiện vẫn còn một số TCTD góp vốn tại nhiều TCTD khác hoặc có sở hữu cổ phần lẫn nhau (xảy ra từ trước khi Luật Các TCTD năm 2010 có hiệu lực) hoặc có một số trường hợp TCTD thông qua các công ty con của mình sở hữu cổ phần của TCTD khác[30].Bao nhiêu NHTMCP có vốn ảo và quy mô vốn ảo thực tế hiện nay như thế nào là câu hỏi mà cơ quan quản lý nhà nước- NHNN Việt Nam đang tiến hành các giải pháp để có câu trả lời. Vừa qua, NHNN đã công khai công bố danh tính chủ sở hữu ngân hàng. Trong đó một số NHTMCP là cổ đông của các NHTMCP khác như NHTM Eximbank sở hữu 10,3% tại Sacombank; Sở hữu 8,5% tại NHTMCP Việt á. NHTMCP ACB sở hữu 20% tại Eximbank; Sở hữu 6,1% tại NHTMCP Kiên long; Sở hữu 10,8% tại NHTMCP Đại á; Sở hữu 10% tại NHTMCP Sài sòn thương tín. Maritime Bank hiện nắm 9,95% cổ phần của NHTMCP quân đội (MB); 10,20% cổ phần Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB). Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân sở hữu các NHTMCP như: Tập đoàn viễn thông quân đội (sở hữu 10%), tổng công ty trực thăng Viêt nam(sở hữu 7,2%), tổng công ty tân cảng Sài gòn (sở hữu 5,7%) sở hữu NHTMCP quân đội; Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (sở hữu 9,3%); Tập đoàn cao su Việt Nam(sở hữu 9,3%) NHTMCP Sài gòn- Hà nôi (SHB); Tập đoàn
bưu chính viễn thông sở hữu 6,1% NHTMCP Đông nam á; Công ty hàng hảiVinalines (sở hữu 5,3%),tập đoàn bưu chính viễn thông (sở hữu 12,5%) NHTMCP hàng hải; Tập đoàn bưu chính viễn thông sở hữu 6% NHTMCP bưu điện Liên việt; Tập đoàn dầu khí quốc gia sở hữu 20% NHTMCP Đại dương; Tập đoàn điện lực sở hữu 25,4% NHTMCP An Bình; Tập đoàn Bảo Việt sở hữu 52% NHTMCP Bảo Việt.
Qua kết quả thanh tra của NHNN, không ít các NHTMCP lớn và người có liên quan vi phạm quy định về sở hữu vốn cổ phần. Có 5 trong số 33 NHTMCP có cá nhân sở hữu cổ phần vượt quá tỷ lệ 5% vốn điều lệ và 5/33 NHTMCP có tổ chức sở hữu vốn cổ phần vượt quá tỷ lệ 15% vốn điều lệ, có 8/33 NHTM cổ phần có nhóm cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 20% vốn điều lệ. Ngoài ra, nhiều ngân hàng có cổ đông lớn và người có liên quan vi phạm quy định về sở hữu cổ phần dẫn đến thao túng, chi phối ngân hàng, phục vụ lợi ích của cổ đông lớn, đẩy ngân hàng đến tình trạng hoạt động thiếu minh bạch hoặc quản trị, điều hành không tuân thủ nguyên tắc thận trọng và các quy định của pháp luật [29]
Đó là còn chưa kể đến tình trạng sở hữu gián tiếp thiếu minh bạch chưa được lộ diện do tính phức tạp và lòng vòng của nó. Với mỗi ngân hàng, việc tăng trưởng quy mô tổng tài sản và đưa ra các quyết định quản trị dựa trên vốn ảo sẽ khiến chiến lược kinh doanh ngân hàng trở nên sai lệch, mạo hiểm vì thiếu tính thực tế. Đứng trên góc độ quản lý, vốn ảo do sở hữu chéo sẽ làm vô hiệu hóa các quy định nhằm đảm bảo giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bởi hầu hết những quy định về giới hạn an toàn hoạt động đều được xây dựng dựa trên chuẩn mực về vốn tự có. Việc tuân thủ các giới hạn an toàn hoạt động được coi như hệ thống phanh của ngân hàng nhằm kiểm soát mức độ rủi ro khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, tình trạng ảo vốn khiến các NHTM cỗ máy lao dốc không phanh để chạy đuổi lợi nhuận, điều này không chỉ đe dọa an toàn hoạt động của mỗi ngân hàng mà còn đe dọa an toàn hệ thống cũng như an ninh tài chính quốc gia.
Việc cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng có sở hữu chéo hay cho vay các doanh nghiệp sân sau hiện nay là vấn đề đáng lo ngại đe dọa đến an toàn tài sản cũng như an toàn hệ thống và an ninh tài chính quốc gia. Nó khiến cho tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Chính Phủ hiện nay sẽ hết sức khó khăn và chậm chạp.
Mặt khác, vấn đề thoái vốn của các tập đoàn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ tại thông báo số 85/TT-VPCP ngày 11/3/2015 về việc thoái vốn của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng dựa trên quyết định số 51/2014/ QĐ-TTg ngày 15/9/2014, sẽ khiến nhiều NHTMCP gặp khó khăn trong việc gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu cũng như đảm bảo hệ số an toàn vốn trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: Việc tăng quy mô dư nợ tín dụng và tổng tài sản thiếu tính bền vững và không đi đôi với việc gia tăng chất lượng tín dụng.
Một đặc điểm nổi bật khi phân tích thực trạng tăng trưởng tín dụng cũng như tăng trưởng tài sản của các NHTMCP cho thấy tốc độ tăng trưởng là khá thất thường. Tăng nóng trong các năm 2006- 2010, nhưng lại sụt giảm trong 4 năm liên tiếp từ 2011-2014. Tình trạng thất thường về tốc độ tăng trưởng cho thấy năng lực tài chính của các NHTM bị phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường cũng như thiếu tính bền vững dài hạn. Những biến động bất lợi của thị trường khiến năng lực tài chính của các NHTMCP sụt giảm mạnh, đây là điều đáng lo ngại cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn, khoản mục tiền gửi và cho vay, đi vay các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng khá cao và cân bằng. Điều này tạo nên những nghi ngờ về độ ảo về tài sản của các NHTMCP. Hơn nữa, điều đáng nói ở đây là sau giai đoạn tăng trưởng cao về tín dụng và tài sản, thì chất lượng tín dụng và chất lượng tài sản lại liên tục giảm. Nợ xấu liên tục tăng qua các năm, cao hơn so với giới hạn cho phép của NHNN đã làm xấu đi tình trạng tài chính của các NHTMCP trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba: Tình trạng thanh khoản yếu ở nhiều NHTMCP.
Một trong những vấn đề đáng lo ngại với các NHTMCP trong thời gian qua đó là tình trạng thanh khoản yếu ở nhiều ngân hàng. Mặc dù chưa ngân hàng nào rơi vào tình trạng “đổ vỡ”, hay nói một cách chính xác hơn là NHNN chưa để ngân hàng nào rơi vào tình trạng đổ vỡ, nhưng những cuộc khủng hoảng thanh khoản trong năm 2008 và 2011 đã cho thấy tình trạng nguy hiểm của các NHTMCP hiện nay. Cho dù trên báo cáo thường niên của các NHTMCP năm 2011 đều khảng định thanh khoản của ngân hàng hoàn toàn bình thường như chấp hành tỷ lệ khả năng chi