Định Hướng Và Quan Điểm Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến 2030.


lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...Theo báo cáo của tổng cục thống kê, trong năm 2013 có 60.737 các doanh nghiệp phải đóng cửa hoạt động, chỉ số hàng tồn kho vào 1/12/2013 tuy có giảm nhưng vẫn tăng 10,2% so với cùng kỳ.Tình trạng này cũng không mấy được cải thiện trong năm 2014, với 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, trong đó, 11.723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn; 46.599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký [30]. Tất cả những khó khăn của nền kinh tế đã và đang dồn sức ép lên hệ thống ngân hàng cũng như các NHTMCP, đó là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức mạnh tài chính của các NHTMCP hiện nay.

- Tình trạng hạn chế về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt

Nam.

Theo thống kê của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, trong số các

doanh nghiệp, khoảng 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, nguồn vốn hoạt động phần lớn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Hơn nữa do yếu tố đặc thù, khách hàng của các NHTMCP phần lớn là những doanh nghiệp loại này. Những gì khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong thời gian qua xuất phát từ tình trạng làm ăn nóng vội, chạy theo lợi nhuận mà thể hiện rõ nét là mở rộng quy mô, hoạt động lấn sân sang nhiều lĩnh vực trong khi năng lực quản trị và quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé. Tăng trưởng mạnh so với nguồn lực tự thân khiến cho sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thiếu tính ổn định. Môi trường kinh tế kém thuận lợi trong thời gian vừa qua đã làm bộc lộ những yếu kém của các doanh nghiệp như khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ thấp, kinh doanh thua lỗ vì gánh nặng chi phí tài chính quá cao, hàng hóa ế thừa không tiêu thụ được.

Trong mối quan hệ đồng hành giữa ngân hàng và doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp gặp khó khăn đã làm hệ lụy đến khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng, đẩy nợ xấu ngân hàng tăng cao.

- Những lỗ hổng về pháp lý và hạn chế trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Những quyết liệt trong việc tái cấu trúc ngân hàng hiện nay đã làm lộ diện nhiều vấn đề đe dọa đến năng lực tài chính của các ngân hàng cũng như an toàn hệ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

thống. Vấn đề sở hữu chéo hay những bất thường trên thị trường liên ngân hàng cho thấy những lỗ hổng về pháp lý và yếu kém của hệ thống thanh tra giám sát. Không thể phủ nhận về một hệ thống pháp lý quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng được hoàn thiện theo hướng chặt chẽ và tiệm cận hơn với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, những gì tồn tại trong thời gian qua cho thấy việc ban hành các quy định pháp lý còn chậm, và chưa có cơ chế giám sát thực thi nghiêm ngặt.Điển hình cho tình trạng này là việc sử dụng thị trường liên ngân hàng để làm “ảo thuật tài sản”của các NHTMCP, hay tình trạng sử dụng vốn vay liên ngân hàng để cho vay khách hàng làm tiềm ẩn rủi ro và đe dọa an toàn hệ thống. Việc ban hành thông tư 21/2012/TT- NHNN NHNN đã góp phần ngăn chặn những bất ổn trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, nếu thông tư này được ra đời sớm hơn thì những hệ lụy đem lại của nó sẽ được giảm đi rất nhiều. Hay như tại tinh thần của luật TCTD 2010 quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cá nhân và các tổ chức tại các TCTD đáp ứng yêu cầu loại trừ tình trạng lũng đoạn trong các ngân hàng, nhưng do tình trạng thiếu minh bạch trong công bố thông tin và thiếu cơ chế giám sát nên các cổ đông có thể nắm giữ quá tỷ lệ vốn cổ phân thông qua người thứ ba.

Việc cho phép hàng loạt các NHTCP nông thôn chuyển đổi thành các NHTMCP thành thị trong giai đoạn phát triển nóng của thị trường chứng khoán cũng được coi là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng phát triển ảo của khối NHTMCP vừa qua.

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 19

Điều 118 của luật doanh nghiệp quy định, các đối tượng là thành viên của hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban tổng giám đốc và những người có liên quan phải công bố về tỷ lệ sở hữu của mình và những người có liên quan ở các tổ chức khác cũng như lợi ích có liên quan.Ngoài ra để chống chuyển giá, luật thuế quy định các doanh nghiệp phải tự công bố tất cả các lợi ích thuế có liên quan đến ban tổng giám đốc. Tất cả những quy định pháp lý này nhằm mục đích để các cổ đống nhà đầu tư và thị trường có thể giám sát được vấn đề sở hữu chéo và lợi ích liên quan đến sở hữu chéo. Tuy nhiên,thực tế trong thời gian qua không có doanh nghiệp hay cá nhân nào công bố thông tin này, đồng thời cũng không có sự giám sát để xử phạt vi phạm. Sự lỏng lẻo trong hành pháp cùng với những áp lực tăng vốn điều lệ theo quy định là căn nguyên của tình trạng vốn ảo của các NHTMCP hiện nay.


Hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước chưa đảm bảo theo yêu cầu chuẩn mực quốc tế như nguyên tắc giám sát của Basel 2 và theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của các TCTD. Hiện nay, phương pháp thanh tra, giám sát chủ yếu là thanh tra và kiểm tra tính tuân thủ của các TCTD đối với các qui định pháp lý về hoạt động ngân hàng, chưa tập trung vào mô hình thanh tra hướng đến mục tiêu, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng như thanh tra đánh giá rủi ro thị trường, cảnh báo sớm các rủi ro có thể xảy ra do cơ chế điều hành có vấn đề hay do đầu tư cho vay vào những ngành và lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Những hạn chế trong công tác thanh tra giám sát đã khiến cho việc ban hành các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các TCTD bị chậm trễ.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cùng với số liệu được hệ thống hóa một cách đầy đủ và toàn diện, Với 77 trang trình bầy, nội dung chương 2 “Thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam”đã làm sáng tỏ những vấn đề sau.

Khái quát hóa được lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Với nội dung này, tác giả giúp người đọc có cái nhìn tổng quan có tính hệ thống về các NHTMCP. Đặc biệt, với số liệu thu thập và tổng hợp có tính tin cậy cao, chương 2 đã trình bày đặc điểm hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Nội dung này sẽ tạo nền tảng cho những phân tích, đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP giai đoạn 2009 - 2014.

Với những số liệu thu thập có tính tin cậy, tác giả đã phân tích để làm rõ thực trạng, nguyên nhân cũng như những yếu tố tác động đến năng lực tài chính của các NHTMCP giai đoạn 2009- 2014. Trong 21 NHTMCP được khảo sát số liệu trong 6 năm cho thấy các NHTMCP đã có nhiều nỗ lực trong việc củng cố sức mạnh tài chính của mình. Tuy nhiên, do khởi điểm thấp trong khi lại theo đuổi chiến lược tăng trưởng nóng đã khiến năng lực tài chính của nhiều NHTMCP thiếu bền vững. Những khó khăn của môi trường kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây đã làm năng lực tài chính của NHTMCP suy giảm mạnh, thậm chí xuống dưới mức an toàn tối thiểu cần thiết.

Với những phân tích có tính hệ thống về thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP ở chương 2. Nội dung 2.3 chuyển tải những kết luận của luận án về kết quả đạt được, những hạn chế về năng lưc tài chính của ngân hàng trước yêu cầu an toàn hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế cũng như yêu cầu về sức mạnh tài chính trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, luận án đã phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những kết quả đạt được và hạn chế về năng lực tài chính các NHTMCP hiện nay.

Những kết quả nghiên cứu đạt được của chuyên đề sẽ góp phần tạo nền tảng cho những giải pháp, kiến nghị nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.


Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030.

3.1.1. Cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tài chính đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

3.1.1.1 Cơ hội và thuận lợi

- Bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam xuất hiện những dấu hiệu khả quan

Năm 2014 kết thúc với dấu hiệu lạc quan của nền kinh tế đầu tàu thế giới là Mỹ cùng một số các nước Mỹ la tinh, Châu phi và Châu á như Panama, Bolivia, Colômbia, Mexico,Lào, Mông cổ, Campuchia…Thực tế này, IMF cũng như các nhóm nghiên cứu kinh tế thế giới cũng đều đưa ra những nhận định về một sự khởi sắc của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2015- 2020. Với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ vào khoảng 17%- 18% (tới đây nếu Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết thì tỷ lệ này có thể lên tới trên 20%), Mỹ la tinh trên 3% toàn bộ kim ngạch xuất khấu của Việt Nam. Vì vậy, đây có thể được coi là tín hiệu vui đối với sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế.

Năm 2014 là năm đầu tiên kể từ 2011, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt vượt mức theo kế hoach đặt ra. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga- Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2015 và các năm tiếp theo.

Tăng trưởng kinh tế phục hồi cùng với môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi như lạm phát duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, tình hình


doanh nghiệp cải thiện, tái cơ cấu kinh tế đạt những kết quả bước đầu, môi trường kinh doanh có sự cải thiện, hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh. Điều này sẽ kéo theo nhu cầu vốn tín dụng cũng như dịch vụ ngân hàng gia tăng, các NHTMCP Việt nam sẽ có những thuận lợi mở rộng quy mô tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Mặt khác, sự phục hồi kinh tế là yếu tố nền tảng cho việc nâng cao năng lực tài chính trên cơ sở mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hệ thống NHTM nói chung và hệ thống NHTMCP nói riêng.

- Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những cơ hội đối với các NHTMCP Việt Nam

Ngày 5/10/2015, 12 nước (trong đó có Việt Nam) tham gia đã đạt được được những thỏa thuận cuối cùng về hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo dự kiến việc ký kết chính thức sẽ được diễn ra vào cuối năm 2015 hoặc đầu 2016. Với điều kiện là một quốc gia mà tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu thì có thể coi đây là một tin vui mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.Bởi những cam kết về hàng rào thuế quan sẽ tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong nước, đặc biệt là sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp. Hơn nữa, khía cạnh nhấn mạnh của TTP là tạo sức ép nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN, các doanh nghiệp tư nhân có cơ hội phát triển và cạnh tranh bình đẳng. Với đối tượng khách hàng phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân, nên các NHTMCPVN có thêm những hỗ trợ tích cực để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Mặt khác, trong bối cảnh nguồn lực khai thác trong nước nhằm gia tăng vốn cho các NHTMCP hạn hẹp, vì vậy việc thu hút đầu tư nước ngoài, công nghệ và kinh nghiệm của các nước để tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực tài chính các NHTMCP có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì vậy, với mức độ tự do hóa tài chính trong ngân hàng ngày sâu rộng dựa trên hiệp định TTP sẽ đem lại những cơ hội và thuận lợi cho các NHTMCP thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.

- Nhiều biện pháp quyết liệt của Chính Phủ và NHNN đã và đang triển khai và đem lại những kết quả tích cực cho việc củng cố sức mạnh tài chính đối với hệ thống ngân hàng.


Nhờ các biện pháp cơ cấu lại hệ thống các NHTM cùng với điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tăng cường quản lý thị trường tiền tệ, an toàn của hệ thống tín dụng được bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi.Có thể nói, đến thời điểm này các NHTMCP đều đã có những kế hoạch và bước đi cụ thể nhằm đạt ngưỡng yêu cầu cần thiết về năng lực tài chính trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2015 tiếp tục với những giải pháp sẽ được triển khai được coi là đúng hướng như thực hiện chỉ thị 02 của NHNN về quyết tâm xử lý nợ xấu, cải tiến hoạt động của VAMC, mạnh mẽ tiến hành sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng , lãi suất cho vay tiếp tục giảm là những yếu tố được coi là thuận lợi cho việc nâng cao năng lực tài chính đối với hệ thống NHTM.

3.1.1.2 Thách thức và khó khăn

- Tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam tuy có phục hồi nhưng chậm và chưa thật sự vững chắc.

Các nền kinh tế lớn trên thế giới như Nhật bản, Trung quốc và các nước EU vẫn đang nằm trong tình trạng loay hoay để tìm lối thoát trong phục hồi tăng trưởng kinh tế. Theo các chuyên gia dự báo, kinh tế toàn cầu năm 2015 và có thể cả đến năm 2020 vẫn còn nhiều diễn biến không mấy khả quan. Những rủi ro đang tiềm ẩn, nhất là những căng thẳng địa - chính trị tại một số quốc gia, khu vực kinh tế, có xu hướng gia tăng; những rủi ro trên thị trường tài chính vẫn tồn tại, tình trạng nợ công chưa được giải quyết triệt để ở các nước Châu âu [49].

Mặc dù kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, nhưng khi xem xét cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thì thấy doanh nghiệp tư nhân đóng góp chỉ khoảng trên dưới 10% và không thay đổi trong suốt từ năm 2005 - 2013. Trong khi đó, thành phần kinh tế cá thể đóng góp nhiều nhất vào GDP, chiếm khoảng 32% từ 2007 - 2013. Điều này phần nào cho thấy nền kinh tế hiện nay khá manh mún và phát triển nhỏ lẻ. Năng suất lao động tuy có tăng trong những năm gần đây nhưng chủ yếu là do chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp hơn sang các ngành công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động. của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc


[50]Với đặc thù này của nền kinh tế, những triển vọng cho một nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững là không mấy dễ dàng cho giai đoạn 2015- 2020.

Ngoài ra, cấu trúc đầu vào của tăng trưởng vẫn mang nặng tính chất tăng trưởng theo chiều rộng, hơn nữa, lại là tăng trưởng nhờ vào đầu tư. Điều này có thể khiến tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thiếu đi nền tảng vững chắc cho việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Hơn nữa, những phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế hiện nay dựa nhiều vào những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, tuy nhiên những giới hạn của nguồn ngân sách sẽ khiến những hỗ trợ này không còn nhiều, nhất là khi giá dầu thô giảm xuống quá thấp đã ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách.

Tăng trưởng kinh tế chưa thật sự vững chắc đã khiến thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi nhưng với mức độ chậm. Do vậy, cùng với những khó khăn hiện tại, các NHTMCP gặp nhiều khó khăn trong việc phát hành cổ phiếu để tăng quy mô vốn. Thực tế cho thấy, nhiều NHTMCP đã không hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ trong thời gian gần đây.

Mặt khác, mức vốn hóa của thị trường chứng khoán nhỏ bé nên nhu cầu vốn trung dài hạn dồn toàn bộ lên các NHTM. Nắm giữ 75% tổng tài sản của hệ thống tài chính nên hệ thống NHTMVN nói chung và các NHTMCP nói riêng gần như hứng chịu toàn bộ rủi ro từ những biến động bất lợi của nền kinh tế.

Việc tăng lãi suất đồng USD của hệ thống dự trữ liên bang Mỹ và điều chỉnh sức mua của NDT cũng là một trong những thách thức đối với NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay. Lãi suất cho vay có xu hướng tăng do ảnh hưởng tăng của cầu tín dụng cùng với những biến động của tỷ giá cũng là những yếu tố không mấy thuận lợi cho các NHTMCP trong việc hồi phục sức khỏe sau giai đoạn khủng hoảng.

- Những thách thức từ hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với các NHTMCP Việt Nam

Bên cạnh những cơ hội đem lại, TTP cũng đặt ra nhiều thách thức với các NHTMCPVN. Theo TTP, không một nước thành viên nào được áp dụng các hạn chế định lượng đối với các dịch vụ cung cấp (ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ). Trong số 12 nước tham gia, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí