Bước 1. Chẩn đoán nhu cầu: Khoa phối hợp với phòng Quản lí đào tạo, phòng Quản lí khoa học thành lập nhóm phát triển CTĐT rà soát CTĐT hiện hành, bắt đầu bằng việc xác định nhu cầu xã hội, nhà trường, SV và nội dung lĩnh vực môn học mà CTĐT dự kiến sẽ đáp ứng được trên cơ sở kết quả đánh giá CTĐT và chất lượng SV ngành Tài chính - Ngân hàng được ĐT tại trường đã và đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp với chủ thể tham gia đánh giá là CBQL, GV, SV và nhà tuyển dụng lao động.
Bước 2. Xác định mục tiêu ĐT: Sau khi nhu cầu đã được chẩn đoán và được xác định, nhóm phát triển CTĐT sẽ xác định những mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra của CTĐT. Kết quả cần đạt ở bước này là xác định được mục tiêu ĐT, chuẩn đầu ra và xây dựng hồ sơ năng lực của SV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội về sản phẩm ĐT (bao gồm các nhóm năng lực chung, gần gũi với mục tiêu đào tạo của một số ngành đào tạo khác trong trường (gồm các năng lực: giao tiếp, lắng nghe, giải quyết công việc và khắc phục khó khăn, nói trước đám đông) và các nhóm năng lực đặc thù của riêng ngành Tài chính - Ngân hàng (gồm các năng lực: Soạn thảo và kiểm tra tính pháp lí của các loại hợp đồng thông dụng trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, soạn thảo và kiểm tra tính pháp lí các văn bản của ngành, tham mưu và giải quyết các công việc trong công tác tín dụng - ngân hàng)
Bước 3. Xây dựng nội dung ĐT: Nhóm phát triển CTĐT và người sử dụng CT căn cứ vào mục tiêu ĐT, hồ sơ năng lực của SV tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng để xác định hệ thống modul kiến thức thuộc các lĩnh vực kiến thức đáp ứng được yêu cầu hình thành các năng lực chung và năng lực đặc thù của SV tốt nghiệp. Trên cơ sở đó, xác định tổ hợp tên các môn học/học phần có thể đưa vào CTĐT; xác định các môn học/học phần trong các khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục cơ sở ngành và khối kiến thức giáo dục chuyên ngành (các môn học/học phần bắt buộc và tự chọn; các môn học/học phần học trước, học sau; các môn học/học phần là môn học/học phần tiên quyết của học phần/môn học khác; các môn học tương đương thay thế; thời lượng giảng dạy của CTĐT nói chung và từng môn học/học phần tính ra đơn vị TC; phân bố tỉ lệ nội dung dạy học lý thuyết, bài tập, thực hành, thảo luận, seminar, kiểm tra đánh giá của từng môn học/học phần trong CTĐT).
Kết quả cuối cùng của bước này là xây dựng được khung CTĐT theo mẫu sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày tháng .. năm .. |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Của Cbql Và Gv Về Nội Dung Phát Triển Ctđt Ngành Tài Chính - Ngân Hàng Theo Hctc
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Chương Trình Đào Tạo
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Phát Triển Ctđt
- Biện Pháp 4: Đổi Mới Phương Pháp, Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Đt Và Quản Lí Ctđt
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Phát Triển Chương Trình Đào Tạo
- Trần Khánh Đức (2007), Tạp Chí Khoa Học Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO TỪ NĂM HỌC ...............................
Tên chương trình: Tài chính - Ngân hàng Trình độ đào tạo: Cao đẳng Ngành đào tạo: Tài chính - Ngân hàng Loại hình đào tạo: Chính quy
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ - ĐT ngày tháng năm
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên )
Mã số | Môn học | Số TC | Loại giờ tín chỉ | HP tiên quyết | HP học trước | Học kì dự kiến | |||||
Lên lớp | |||||||||||
Lý thuyết | Bài tập | Thực hành | Thảo luận, Seminar | Thực tế CM | |||||||
1. Kiến thức giáo dục đại cương | 32 | ||||||||||
Lí luận chính trị | 10 | ||||||||||
1. | ML…. | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin HP1 | 2 | 30 | 1 | ||||||
2. | ML… | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin HP2 | 3 | 45 | 1 | ||||||
3. | HCM… | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | 30 | ML…. | 5 | |||||
4. | ĐL… | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | 3 | 45 | HCM…. | 6 | |||||
Khoa học tự nhiên, xã hội | 10 | ||||||||||
5. | PDC… | Pháp luật đại cương | 2 | 25 | 10 | ML | 2 | ||||
6. | TC… | Toán cao cấp | 3 | 30 | 30 | 1 | |||||
7. | PKT… | Pháp luật kinh tế | 3 | 30 | 30 | PDC | 3 | ||||
8. | QLH.. | Quản lí hành chính công | 2 | 30 | 1 | ||||||
Ngoại ngữ, tin học không chuyên | 10 | ||||||||||
9. | ENG1… | Tiếng Anh 1 | 3 | 45 | 2 | ||||||
10. | ENG2.. | Tiếng Anh 2 | 3 | 45 | ENG1.. | 3 | |||||
11. | ENG…. | Tiếng Anh chuyên ngành | 4 | 60 | ENG2.. | 5 | |||||
12. | IDC… | Tin đại cương | 2 | 15 | 30 | IDC.. | 1 | ||||
13. | IVP… | Tin văn phòng | 2 | 15 | 30 | 2 | |||||
Giáo dục thể chất và quốc phòng | |||||||||||
14. | GDTC1… | Giáo dục thể chất 1 | 30 | 1 | |||||||
15. | GDTC2.. | Giáo dục thể chất 2 | 30 | GDTC1.. | 2 | ||||||
16. | GDTC3.. | Giáo dục thể chất 3 | 30 | GDTC2.. | 3 | ||||||
17. | GDQP.. | Giáo dục quốc phòng | 90 | 45 | 4 | ||||||
Các học phần tự chọn | 2 | ||||||||||
18. | KT.. | Kinh tế quốc tế | 2 | 15 | 30 | 1 | |||||
19. | KT… | Kinh tế đầu tư | 2 | 15 | 30 | 1 | |||||
20. | KT.. | Kinh tế phát triển | 2 | 15 | 30 | 1 |
72 | |||||||||||
Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành | 18 | ||||||||||
21. | KT1.. | Kinh tế học vi mô | 3 | 15 | 30 | KT1.. | 2 | ||||
22. | KT2.. | Kinh tế học vĩ mô | 3 | 15 | 30 | 3 | |||||
23. | NLTK.. | Nguyên lí thống kê | 2 | 15 | 30 | 2 | |||||
24. | NLKT.. | Nguyên lí kế toán | 3 | 30 | 30 | 2 | |||||
25. | M… | Marketing căn bản | 2 | 30 | 1 | ||||||
26. | LTT.. | Lý thuyết tài chính-tiền tệ | 3 | 45 | 1 | ||||||
Kiếnthức ngành vàchuyên ngành | 31 | ||||||||||
27. | TCQT.. | Tài chính quốc tế | 2 | 15 | 30 | LTT.. | KT1..,KT2 | 4 | |||
28. | TTQT. | Thanh toán quốc tế | 2 | 15 | 30 | LTT.. | TCQT.. | 5 | |||
29. | NHTW.. | Nghiệp vụ ngân hàng TW | 2 | 15 | 30 | 5 | |||||
30. | TCDN.. | Tài chính doanh nghiệp | 3 | 30 | 30 | LTT.. | 5 | ||||
31. | TĐDA.. | Thẩm định tài chính DA | 2 | 15 | 30 | 3 | |||||
32. | TTTC.. | Thị trường tài chính | 2 | 30 | 4 | ||||||
33. | NHTM1. | Nghiệp vụ NHTM HP1 | 4 | 30 | 30 | 30 | 4 | ||||
34. | NHTM2 | Nghiệp vụ NHTM HP2 | 4 | 30 | 30 | 30 | NHTM1 | 5 | |||
35. | KTTC | Kế toán tài chính | 4 | 30 | 30 | 30 | NLKT.. | 4 | |||
36. | KTNH | Kế toán ngân hàng TM | 2 | 15 | 30 | NHTM1,2 | 6 | ||||
37. | QTNH | Quản trị ngân hàng TM | 2 | 15 | 30 | NHTM1,2 | 6 | ||||
38. | PTTCDN | Phân tích tài chính DN | 2 | 30 | TCDN | 6 | |||||
Kiến thức bổ trợ | 14 | ||||||||||
39. | IUD | Tin ứng dụng | 2 | 15 | 30 | IDC,IVP | 5 | ||||
40. | TTC | Toán tài chính | 3 | 15 | 30 | 30 | 4 | ||||
41. | TNN | Thuế nhà nước | 2 | 15 | 30 | 5 | |||||
42. | ĐG | Định giá tài sản | 2 | 15 | 30 | 3 | |||||
43. | LTKT | Kiểm toán BCTC | 2 | 15 | 30 | 6 | |||||
44. | ENG3 | Tiếng anh chuyên ngành | 3 | 15 | 30 | 30 | ENG1,ENG2 | 5 | |||
Các môn học tự chọn | 4 | ||||||||||
45. | KNGD | Kĩ năng giao tiếp & ĐP | 2 | 15 | 30 | 4 | |||||
46. | LTVB | Lập trình Visual Basic | 2 | 15 | 30 | IDC | 5 | ||||
47. | QLCP | Quản lí chi phí DA bằng nguồn NSNN | 2 | 15 | 30 | 4 | |||||
48. | KDCK | Kinh doanh chứng khoán | 2 | 15 | 30 | TTTC | 4 | ||||
49. | THCN | Thực hành chuyên ngành | 2 | 60 | NHTM1,2 | 6 | |||||
Thực tập nghề nghiệp và khóa luận | 5 | ||||||||||
Tổng cộng | 104 |
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Bước 4. Xác định phương pháp và hình thức tổ chức ĐT: Chiến lược dạy học, phương pháp và hình thức dạy học cần được xác định ngay trong khâu xây dựng CTĐT. Chiến lược dạy học mà người dạy, người học cần thực hiện phải đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực thực hiện cho SV mà sản phẩm là SV phải thực hiện tốt những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp trong lĩnh vực ngành Tài chính - Ngân hàng theo chuẩn trình độ ĐT đại học hệ cao đẳng. Muốn vậy, CTĐT và việc thực hiện CT phải coi trọng dạy học thực hành, thực tập nghề nghiệp, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; phát huy năng lực tự học, tự ĐT của SV. Mỗi môn học/học phần trong CTĐT cần xác định rò các phương pháp và hình thức chung để thực hiện CT môn học/học phần và xác định cụ thể các phương pháp và hình thức thực hiện từng đơn vị kiến thức như từng modul, chương, mục của môn học/học
phần. Điều này rất cần thiết vì nếu xác định rò về phương pháp, hình thức tổ chức sẽ định hướng cho việc thực hiện hiệu quả CTĐT thông qua các hoạt động quản lí của phòng Quản lí đào tạo, Khoa chuyên môn, bộ môn và hoạt động của từng GV, SV trong thực hiện quá trình dạy học.
Bước 5. Xác định tiêu chí đánh giá, phương thức và phương tiện đánh giá: Nhóm phát triển CTĐT sẽ xác định quan điểm đánh giá, nguyên tắc, các kỹ thuật, phương tiện thích hợp để đánh giá thành tích của SV và đánh giá mức độ thực hiện và đạt được mục tiêu của CTĐT theo định hướng phát hiện và phát triển năng lực thực hiện. Trong đó, cần xây dựng những nội dung cơ bản có tính nguyên tắc về công tác đánh giá SV trong thực hiện CTĐT nói chung và những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, thang điểm, điều kiện tham gia đánh giá của SV, các nội dung đánh giá (gắn với những yêu cầu cần đạt của môn học), công cụ và cách thức đánh giá đối với từng môn học/học phần (thông qua bài viết tự luận, thực hành, thảo luận, bài tập lớn); xử lý kết quả đánh giá môn học/học phần.
Bước 6. Hoàn chỉnh CTĐT mới: Nội dung cơ bản của bước này là nhóm phát triển CTĐT hoàn thành việc xây dựng CT khung và CT chi tiết của ngành ĐT. Để đảm bảo tính khoa học của CT, việc tổ chức thẩm định CT bằng cách xin ý kiến của chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các nhà tuyển dụng, chuyên gia thuộc các cơ sở đào tạo về lĩnh vực tài chính - ngân hàng có chất lượng và thương hiệu ở bậc cao đẳng hoặc đại học là cần thiết. Những góp ý của các chuyên gia trong Hội đồng thẩm định sẽ giúp nhóm phát triển CTĐT có thông tin để hoàn chỉnh CTĐT.
Bước 7. Tổ chức thí điểm CTĐT: Thí điểm được tiến hành theo các nhóm đối tượng khác nhau.
Bước 8. Hiệu chỉnh và thống nhất: Điều chỉnh trên cơ sở của số liệu thí điểm nhằm xác định sự biến động về nhu cầu và khả năng, nguồn lực và thực tế sao cho CTĐT có thể thích ứng tối đa với các lớp học.
Bước 9. Thông qua CTĐT chính thức: Được thực hiện bởi GV, Hội đồng khoa học - ĐT của Nhà trường dựa trên cơ sở đánh giá mức độ thích hợp của CTĐT gắn với các hướng dẫn có thể áp dụng được trong các trường đại học, cao đẳng.
Bước 10. Sử dụng CTĐT: Sử dụng CTĐT đã được thông qua Hội đồng khoa học - ĐT và Hiệu trưởng Nhà trường kí duyệt ban hành
Bước 11. Thẩm định thường kì: Khoa học và thực tiễn hoạt động tài chính - ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều phát triển nên để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nhân lực có chất lượng, thích ứng ngay với đòi hỏi của thị trường lao động thì công tác ĐT và phát triển CTĐT cần đổi mới thường xuyên, liên tục. CTĐT phải
được xem xét và đánh giá thẩm định thường kì để điều chỉnh thường xuyên theo yêu cầu của thực tiễn. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng trong quản lí, phát triển nhà trường, khoa chuyên môn ở trường cao đẳng, đại học.
Theo chúng tôi, mỗi bước trong quy trình phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng chúng tôi xây dựng như trên thực hiện một chức năng riêng, có vai trò riêng trong công tác phát triển CTĐT nói chung. Thực tế, giữa chúng có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ, thực hiện tốt bước thứ nhất có cơ sở tốt để thực hiện bước thứ hai.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng ban hành văn bản chỉ đạo thành lập nhóm phát triển CTĐT gồm các nhà khoa học, GV có khả năng là các thành viên của nhà trường; xây dựng quy chế và nguyên tắc hoạt động, nội dung, kế hoạch, phương pháp, hình thức và thời gian, kinh phí hoạt động; giao nhiệm vụ thực hiện cho Khoa chuyên môn, nhóm phát triển CTĐT;
Phối hợp với các cơ sở ĐT, cơ sở nghiên cứu, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để xin ý kiến về các nội dung thực hiện ở các bước có liên quan;
Nhóm phát triển CTĐT thực hiện tuần tự và đầy đủ các bước trong quy trình phát triển CTĐT đã xây dựng;
Quá trình thực hiện các bước trong quy trình phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ cần đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính linh hoạt, đảm bảo huy động sự tham gia của nhiều chủ thể trong phát triển chương trình, từ hiệu trưởng nhà trường - Ban Giám hiệu đến phòng Quản lí đào tạo, Khoa chuyên môn, chuyên gia về phát triển chương trình, đại diện doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia phát triển chương trình và đội ngũ giảng viên để đạt được kết quả tối ưu.
Tổ chức đánh giá, nghiệm thu nghiêm túc CTĐT, ban hành và chỉ đạo thực hiện.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm và có những phương pháp phù hợp nhằm chỉ đạo các bộ phận có liên quan thực hiện quy trình phát triển CTĐT có hiệu quả;
Ban hành các văn bản hướng dẫn xây dựng CTĐT, ra quyết định ban hành quy trình phát triển CTĐT;
CBQL, GV trong nhóm phát triển CTĐT nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện quy trình phát triển CTĐT trong công tác phát triển CTĐT;
Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phát triển CTĐT.
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực thực hiện, quản lí và phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế TC cho GV và CBQL ĐT
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Đảm bảo các CBQL, GV có năng lực về chuyên môn, có kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm cao đáp ứng điều kiện giảng dạy CTĐT mới, nắm rò được nội dung, PPGD, sử dụng công nghệ phù hợp để CT đạt được mục đích, mục tiêu xác định, xây dựng đội ngũ CBQL, GV có năng lực thực hiện CTĐT và quản lý hiệu quả CTĐT.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng xây dựng, thực hiện và phát triển CTĐT ngành TCNH cho giảng viên và CBQL cấp Phòng, Khoa chuyên môn. Nội dung chủ yếu bao gồm cập nhật những kiến thức mới, thảo luận và tiếp cận với các khái niệm CTĐT, phát triển CTĐT, CT cốt lòi, môn học bắt buộc, tự chọn, CTĐT tích hợp nhằm xây dựng và phát triển CTĐT phù hợp với nhu cầu xã hội. Trong thời gian tham gia các lớp bồi dưỡng, các buổi hội thảo CBQL, GV sẽ được tiếp cận và học tập các nội dung: Kĩ năng phát triển mục tiêu ĐT; phát triển nội dung ĐT; kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch ĐT…. Thông qua lớp bồi dưỡng, các buổi hội thảo, CBQL, GV cũng sẽ được cung cấp các kiến thức mới về lí luận, giải đáp một số vấn đề mới đặt ra, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, nghiệp vụ trong quản lí, phát triển CTĐT.
Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng quản lí phát triển CTĐT ngành TCNH cho CBQL cấp Phòng, Khoa chuyên môn.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
Ban Giám hiệu Nhà trường ra quyết định cử CBQL, GV tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng, tập huấn, tham quan khảo sát và thực tế ở trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao trình độ nhận thức và năng lực quản lí phát triển CTĐT; Cử CBQL, GV Khoa chuyên môn thường xuyên đi thực tế tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để cập nhật các kiến thức mới, hoạt động thực tế nhằm có các ý kiến đóng góp thiết thực trong công tác xây dựng và phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động luôn biến đổi.
Từng bước cung cấp các hiểu biết về các yêu cầu của quy trình phát triển CTĐT theo HCTC cho đội ngũ GV và CBQL ĐT;
Xây dựng thực hiện Đề án đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh cho CBQL, GV để có thể nghiên cứu các tài liệu nước ngoài. Mở các lớp ĐT về internet và thư viện điện tử cho CBQL, GV khai thác tối đa kho tàng tri thức trên mạng.
Mời các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các nhà hoạt động thực tiễn, các nhà doanh nghiệp thành công tham gia giảng dạy và phối hợp nghiên cứu, hội thảo về xây dựng, phát triển và quản lí phát triển CTĐT.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Quán triệt đầy đủ tới CBQL, GV nhận thức rò về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực phát triển và quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng đối với hoạt động ĐT của Nhà trường, tham gia các lớp tập huấn nghiêm túc.
Đầu tư kinh phí, tài liệu cần thiết cho CBQL, GV khi tham gia các lớp tập huấn. Giảm trừ định mức giảng dạy và công tác chuyên môn khác cho đội ngũ CBQL, GV tham gia trong công tác xây dựng, phát triển và quản lí phát triển CTĐT.
3.2.3. Biện pháp 3: Đánh giá và điều chỉnh thường xuyên CTĐT theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Một trong những bước đầu tiên trong quá trình phát triển CTĐT là đánh giá nhu cầu của nhóm đối tượng những người sử dụng CTĐT. Nhu cầu xã hội cũng thay đổi hàng ngày hàng giờ nên để làm phù hợp giữa môi trường và con người tốt hơn nữa cần đánh giá nhu cầu hiện tại của SV và xem như đó là bước khởi đầu của việc xây dựng CTĐT. Chính vì vậy, Nhà trường cần phải thường xuyên đánh giá và điều chỉnh CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC đảm bảo CTĐT được thiết kế phù hợp với nhu cầu người học và thị trường lao động.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Khảo sát và dự báo nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và xác định cơ cấu ngành nghề ĐT phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Căn cứ vào nội dung CTĐT đã và đang tổ chức thực hiện, đánh giá, rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện nội dung CTĐT hiện hành, thiết kế các khối kiến thức thành các modul và tăng cường các môn học lựa chọn tạo điều kiện thuận lợi cho SV dễ dàng đăng kí học theo trình độ, khả năng, tốc độ và nguyện vọng lựa chọn khác nhau.
Thực tế CTĐT của Trường CĐKTTCTN hiện nay, một số môn học thuộc các khối kiến thức đại cương thì CTĐT dành cho các ngành khác nhau thì nội dung khác nhau như môn Pháp luật đại cương dành cho ngành Luật khác với ngành Tài chính - Ngân hàng. Do đó, việc hoàn chỉnh CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC theo các modul kiến thức là cần thiết, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả ĐT của Nhà trường.
Để đánh giá và điều chỉnh CTĐT, trước tiên khoa chuyên môn cần đánh giá nội dung CT môn học và điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá từ phía GV và SV, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Cung cấp thông tin cơ bản: tên và mã số môn học; thời gian và địa điểm; tên giáo viên; địa chỉ văn phòng khoa, phòng làm việc, điện thoại văn phòng, địa chỉ e- mail, giờ làm việc, quy định giờ tiếp SV.
Mô tả điều kiện tiên quyết đối với môn học: Nhằm giúp SV nắm được điều kiện để tham dự lớp học bằng cách liệt kê ra những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm cần có.
Giới thiệu một cách tổng quan về môn học: Giới thiệu nội dung môn học và vị trí của môn học trong CTĐT của Nhà trường. Mô tả sơ lược môn học và tầm quan trọng của môn học.
Khẳng định mục tiêu học tập: Chỉ ra những mục tiêu, kĩ năng mà SV cần đạt được.
Mô tả các hoạt động: Cho SV biết những hoạt động học tập như nghiên cứu bài giảng, thảo luận với sự tham gia chủ động, đi thực tế, những yêu cầu khác.
Xác định tài liệu học tập, tham khảo: Giới thiệu những tài liệu tham khảo và học tập, quan hệ giữa tài liệu đọc thêm và mục tiêu môn học, giới thiệu trang Web có nội dung môn học cho SV.
Xác định những đồ dùng và thiết bị học tập của SV: như máy tính tay, máy vi tính,….
Liệt kê những bài tập lớn, số bài kiểm tra thường xuyên và cuối khóa: Đối với bài tập lớn cần quy định về hình thức, kết cấu, nội dung, khối lượng và thời hạn nộp bài tập cũng như những quy định xử lí nếu nộp bài tập muộn hoặc không hoàn thành. Chỉ ra ngày kiểm tra và mô tả ngắn gọn hình thức thi kiểm tra đánh giá.
Thảo luận những quy định đối với môn học, khẳng định về việc đánh giá và thủ tục chấm điểm: Khẳng định rò ràng những quy định như: vắng mặt, nộp bài muộn, không làm bài tập, thi kiểm tra, gian lận, trách nhiệm học tập của SV và những quy định liên quan đến ứng xử trong lớp học. Cho phép SV có nhu cầu đặc biệt cần được giúp đỡ trong giờ làm việc (nếu có lí do chính đáng).
Cho SV biết kế hoạch học tập và thời khoá biểu: Thời khoá biểu phải thể hiện trình tự của các nội dung, tài liệu tham khảo đọc thêm, bài tập lớn, thời hạn nộp. Đối với phần tài liệu yêu cầu SV đọc cần cho số trang trong chương mục tương ứng. Ngày kiểm tra cần được xác định chắc chắn. Nếu có sự sửa đổi về thời khoá biểu cần có sự hiệu chỉnh ngay.