Mức Độ Bù Đắp Nợ Xấu Bằng Dự Phòng Rủi Ro Của Các Nhtmcp Giai Đoạn 2009- 2014.‌


trả, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Nhưng tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng vào 17/12/2011, theo báo cáo của NHNN, có 5 trong số 37 NHTMCP vi phạm về tỷ lệ khả năng chi trả và 14 ngân hàng rơi vào tình trạng yếu kém thanh khoản [30].

Những cuộc “khủng hoảng thanh khoản”của các NHTMCP đã qua, nhưng đáng lo ngại nhất cho vấn đề thanh khoản của ngân hàng hiện nay là nợ xấu ngân hàng. Đó là nguyên nhân lý giải trong năm 2012- 2014, tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với tăng trưởng vốn huy động, nhưng hiện tượng tăng lãi suất vượt trần để huy động vốn vẫn diễn ra ở một số các NHTMCP. Nợ xấu tăng mạnh (đặc biệt là nợ xấu nhóm 5) trong khi mức bù đắp nợ xấu bằng dự phòng rủi ro tín dụng lại có xu hướng giảm (bảng 2.19) và thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới (hình 2.5)

Bảng 2.19: Mức độ bù đắp nợ xấu bằng dự phòng rủi ro của các NHTMCP Giai đoạn 2009- 2014.‌


Năm

Nhóm NHTMCP lớn

Nhóm NHTMCP vừa

Nhóm NHTMCP nhỏ

Tổng DPRR

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ DPRR/

Nợ xấu

Tổng DPRR

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ DPRR/

nợ xấu

Tổng DPRR

Tổng nợ xấu

Tỷ lệ DPRR/

nợ xấu

2009

2.652

3.938

67,34

1.162

1.314

88,37

452

790,1

57,21

2010

4.016,6

5.095

78,83

2.015

2.755

73,15

698,7

1.867,5

37,41

2011

4.086,2

7.536

54,22

2.821

4.567

61,78

1.061,6

2.357

45,04

2012

7.957,6

15.794

50,38

3.899

6.761

57,68

1.609,7

3.732,5

43,13

2013

8487,8

15.354

55,3

5.389

8.025

67,15

1.611,7

3.532

45,63

2014

8.920,6

14.121

63,17

5.659

10.701

52,89

1.282,56

3.046,7

42,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 18

Nguồn : [51].

Mức trích lập thấp dẫn đến tổn thất với ngân hàng càng gia tăng do không đủ bù đắp rủi ro phát sinh. Nợ xấu nếu cứ che đậy, được “gói kỹ”bởi những khoản trích lập dự phòng rủi ro không đầy đủ sẽ khiến cho ngân hàng tới một ngày bị đốt cháy bởi khoản nợ dồn cục và vượt quá sức chịu đựng thanh khoản.


Hình 2.6 : Mức trích lập dự phòng rủi ro so với nợ xấu của các nước

250.00%


200.00%


150.00%


100.00%

Tỷ lệ trích…

50.00%


0.00%

Nguồn 22 51 Mức trung bình tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của 3 nhóm 1

Nguồn: [22] [51]

* Mức trung bình tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của 3 nhóm NHTMCP giai đoạn 2009- 2014.

Bên cạnh tình trạng nợ xấu gia tăng và mức trích lập dự phòng rủi ro thấp làm suy giảm khả năng thanh khoản của các NHTMCP,trong cơ cấu nợ xấu, nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh trong các năm 2012- 2014. Hơn nữa, phần lớn các khoản tín dụng được đảm bảo bằng bất động sản nên với tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản như hiện nay sẽ gây nhiều khó khăn cho ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, ảnh hưởng đến cân bằng thanh khoản của ngân hàng.

Thứ 4: Mức sinh lời trong kinh doanh của các NHTMCP không cao và đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012 - 2014.

Do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, hiệu quả hoạt động của các NHTMCP đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Nếu căn cứ vào phương pháp đánh giá theo mô hình Camels, chỉ số sinh lời so với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu thông thường phải lớn hơn 1(đối với ROA) và từ 15%- 20% (đối với ROE) thì hiệu quả sinh lời trung bình của các NHTMCP đang ở mức thấp, thậm chí rất thấp trong năm 2012 - 2014. Trong các nhóm NHTMCP, mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các NHTMCP nhỏ hết sức thấp, dưới mức thông lệ suốt trong 6 năm, ở nhóm NHTMCP vừa chỉ ngoại trừ năm 2010, tỷ lệ này đạt trên ngưỡng yêu cầu, còn lại


cũng đều ở mức thấp. Năm 2012 - 2014, chỉ tiêu sinh lời của 3 nhóm ngân hàng đều không đạt ngưỡng trung bình theo thông lệ. Điều này cho thấy, sức mạnh tài chính của các NHTMCP đang bị suy yếu dần do giảm thấp khả năng sinh lời.

Mặt khác, trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, thu nhập lãi tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu, do vậy năng lực tài chính của các NHTMCP cũng thiếu tính ổn định do mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng tác động.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía các ngân hàng thương mại cổ phần

- Do theo đuổi mục tiêu lợi nhuận nên hoạt động của các NHTMCP có tính mạo hiểm, thiếu tính bền vững và dễ đổ vỡ.

Một trong những nguyên nhân được coi là là cốt lõi cho tình trạng tài chính yếu kém, thiếu tính bền vững của các NHTMCP vừa qua đó là chiến lược kinh doanh chạy theo lợi nhuận của các NHTMCP. Việc theo đuổi lợi nhuận trong kinh doanh của các NHTMCP hoàn toàn hợp lý cả về lý thuyết và thực tiễn. Nhưng vấn đề đối với các NHTMCP trong thời gian qua đó là áp lực lợi nhuận cao so với khả năng của ngân hàng, nên đã dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa lợi nhuận và phát triển bền vững, ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính của mỗi ngân hàng cũng như hệ thống.

Với quy định đảm bảo mức vốn pháp định đã khiến các NHTMCP đều tham gia vào cuộc đua không ngang sức về tăng vốn điều lệ. Những ngân hàng đã đủ mức vốn điều lệ theo quy định thì tăng vốn để mở rộng thị phần, nâng vị thế cạnh tranh. Ngân hàng nhỏ, mà đặc biệt là các ngân hàng “xuất thân”từ những NHTMCP nông thôn thì chạy đua tăng vốn để có được một “chỗ đứng đặt chân”tại các tỉnh, thành phố lớn, nơi được coi là “mảnh đất mầu mỡ”cho hoạt động của các ngân hàng. Những áp lực tăng vốn nhanh để đảm bảo quy định pháp lý trong khi biến động trên thị trường có nhiều bất lợi như sự lao dốc của thị trường chứng khoán, lạm phát cao, thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản biến động thất thường đã buộc nhiều NHTMCP phải có những “chiêu trò”để phù phép mức vốn chủ của mình. Đây có thể coi là căn nguyên của tình trạng sở hữu chéo tại các NHTMCP, cũng như những


hệ lụy mà cho đến nay dù rất nhiều những nỗ lực của cơ quan quản lý nhưng việc khắc phục tác động tiêu cực của nó mới chỉ bắt đầu vạch xuất phát.

Cho dù con đường tăng vốn với mức thuận lợi, khó khăn khác nhau nhưng tất cả các NHTMCP đều nằm trong một áp lực chung là gánh nặng lợi nhuận chi trả cổ tức cho các cổ đông. Với những ngân hàng mà lợi nhuận kiếm được chủ yếu từ hoạt động tín dụng thì việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tất yếu sẽ xảy ra.

Tăng trưởng tín dụng quá cao kéo theo nguy cơ gia tăng rủi ro do việc nới lỏng điều kiện cấp tín dụng. Cùng với bối cảnh kém thuận lợi của nền kinh tế và năng lực quản trị rủi ro chậm được cải thiện, đã đẩy các NHTMCP vào giai đoạn “suy thoái”nặng nề với những khó khăn phải đối mặt như tín dụng “đóng băng”, nợ xấu cao vượt ngưỡng an toàn theo quy định, mức sinh lời thấp (thậm chí lỗ ăn mòn vốn chủ sở hữu ở một số ngân hàng) trong giai đoạn 2012-2014.

Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, những NHTMCP “có máu mặt”hơn đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh thông qua việc thành lập các công ty con trực thuộc để kinh doanh trong các lĩnh vực như chứng khoán, vàng, bất động sản. Từ 2009, thị trường chứng khoán không còn là nơi hấp dẫn đối với các NHTM, nhưng những biến động của thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản lại trở thành “thỏi nam châm”hút mạnh với các NHTMCP khiến một lượng vốn không nhỏ của NHTMCP được đổ vào những thị trường nhạy cảm, và không ít ngân hàng đã phải gánh chịu những khoản lỗ từ các kênh đầu tư nhạy cảm này.

- Năng lực quản trị điều hành và quản trị rủi ro chưa theo kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng.

Sau khi liên tiếp trải qua những giai đoạn khó khăn do bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính các nước trong khu vực (1997- 1998 ) và suy giảm tăng trưởng kinh tế (1999- 2001). Các NHTMVN đã có nhiều chú trọng trong công tác quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro. Từ việc xây dựng mô hình quản trị ngân hàng hiện đại tiếp cận với chuẩn mực quốc tế cũng như hoàn thiện hệ thống pháp lý và bộ máy vận hành cho công tác quản trị. Tuy nhiên, so với chuẩn mực quốc tế cũng như tốc độ tăng trưởng của các NHTM thì năng lực quản trị của các NHTMVN nói chung cũng như các NHTMCP nói riêng vẫn còn một khoảng cách khá xa. Thể hiện:


Vị trí của quản trị rủi ro trong các ngân hàng chưa thực sự xứng tầm.

Các NHTMCP chú trọng nhiều vào việc mở rộng quy mô để tìm kiếm lợi nhuận mà chưa thực sự đặt công tác quản trị song song với chiến lược phát triển quy mô. Nhiều NHTMCP vẫn coi mảng quản trị rủi ro chỉ là hoạt động hỗ trợ, quan điểm sai lầm này đã dẫn đến những hệ quả bộc lộ những yếu kém và mức độ rủi ro gia tăng của một số các NHTMCP trong thời gian vừa qua. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, do thiếu cơ sở dữ liệu phân tích và dự báo môi trường kinh doanh nên các NHTMCP không lượng định được rủi ro cũng như khả năng quản trị tương xứng. Vì vậy, hàng năm khi xây dựng định hướng kinh doanh, các ngân hàng mới chỉ dựa trên kết quả đạt được trong năm trước và mục tiêu cho năm sau mà thiếu tính chiến lược phát triển có tính dài hạn.

Cơ cấu tổ chức quản trị điều hành trong một số NHTMCP còn nhiều bất cập.

Về lý thuyết cũng như thực tiễn, để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản trị, các ngân hàng phải xây dựng được một cơ cấu tổ chức quản trị đảm bảo tính độc lập giữa hội đồng quản trị, ban điều hành và ban kiểm soát.Tuy nhiên, ở một số các NHTMCP tính độc lập này chưa được đảm bảo một cách triệt để do mô hình “Công ty gia đình”, hiện tượng sở hữu chéo tại một số NHTMCP hay “Tham vọng” chạy theo lợi nhuận của các ông chủ ngân hàng.

Hoạt động bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc ban giám sát ở nhiều NHTMCP được đánh giá là kém hiệu quả. Tính độc lập khách quan trong hoạt động kiểm toán nội bộ chưa đảm bảo, kiểm toán nội bộ mới chỉ dừng lại lại ở việc tìm kiếm, phát hiện sai phạm mà chưa có những đánh giá có tính tổng quát và tìm ra nguyên nhân. Với hệ thống kiểm soát nội bộ, cơ chế kiểm soát hiện nay mới chỉ chú trọng đến công tác kiểm soát xử lý và kiểm soát bảo vệ tài sản mà chưa chú ý đến công tác kiểm soát tổng quát và kiểm soát quản lý. Nói một cách khác, kiểm soát nội bộ chưa làm tốt chức năng ngăn chặn và giám sát, mà mới chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh.

Mức độ áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán còn thấp.

Một trong những yếu tố thể hiện sự yếu kém về năng lực quản trị của các NHTMCP đó là việc vận dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán còn thấp. Mà đặc biệt là công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Hiện nay việc


phân loại nợ của các NHTMCP vẫn được thực hiện trên cơ sở quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 18/2007/QĐ- NHNN với cơ sở phân loại nợ dựa trên yếu tố định tính hay định lượng. Việc áp dụng quy chế phân loại nợ hiện nay tại các NHTMCP thiếu tính thống nhất về căn cứ, có ngân hàng thì phân loại dựa trên yếu tố định lượng, có ngân hàng lại phân theo yếu tố định tính. Mặt khác, việc phân loại nợ này lại phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chấm điểm nội bộ khách hàng của ngân hàng. Chính vì vậy, thông tin về chất lượng tín dụng cũng như nợ xấu của ngân hàng thiếu tính chuẩn xác, ảnh hưởng đến hiệu quả đối với công tác quản trị trong gân hàng.

- Thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin tại các ngân hàng thương mại cổ phần.

Không có công bố cụ thể về tình trạng thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin của các NHTM từ cơ quan quản lý. Tuy nhiên, thực tế những con số khác biệt trong số liệu nợ xấu công bố của NHTM và NHNN hay số liệu nợ xấu được công bố giữa NHNN với các tổ chức quốc tế cho thấy đang có một khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như tình trạng che dấu thông tin tại các NHTMVN.Theo đánh giá hiện chỉ có khoảng 1/3 báo cáo tài chính của các ngân hàng là tương đối tin cậy, còn lại đều đáng nghi ngờ [29].

Mặc dù các điều khoản quy định trong luật TCTD và thông tư của NHNN về quy định các tỷ lệ giới hạn nắm giữ cổ phần của các TCTD, nhưng trên báo cáo thường niên công bố công khai của các NHTM rất khó để tìm kiếm được các thông tin này. Thiếu minh bạch thông tin không những khiến cho việc giám sát hoạt động của cơ quan quản lý đối với hệ thống ngân hàng kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới tính đúng đắn của những quyết định quản trị ngân hàng.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng kém tính hiệu quả và mạo hiểm do sử dụng lãi suất là công cụ mũi nhọn trong cạnh tranh.

Trong nhiều năm trở lại đây, một tình trạng phổ biến diễn ra ở các NHTMCP là việc sử dụng lãi suất làm công cụ chủ đạo trong cạnh tranh. Giai đoạn 2005- 2010, do tăng trưởng tín dụng nóng đã tạo áp lực về vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay. Mức độ chênh lệch về lợi thế cạnh tranh khá cao giữa nhóm NHTMNN với các NHTMCP, giữa các NHTMCP nhỏ với các NHTMCP lớn hơn


đã khiến nhiều NHTMCP nhỏ phải tăng mạnh lãi suất để thu hút vốn. Việc tăng lãi suất huy động vốn ở một số NHTMCP khát vốn đã tạo nên hiệu ứng “Đô mi nô”lãi suất toàn hệ thống ngân hàng. Những NHTM lớn hơn cũng bị kéo vào vòng xoáy cạnh tranh lãi suất để giữ chân khách hàng. Tăng lãi suất huy động ở mức cao để huy động vốn đã tạo sức ép làm giảm lợi nhuận, gia tăng nguy cơ rủi ro cho các ngân hàng. Tình trạng này kéo dài sẽ đẩy những ngân hàng nhỏ có thể thua lỗ, thậm chí phá sản. Trong năm 2013 và 2014, khi huy động vốn đã trở nên dễ dàng hơn nhưng do cho vay lại khó khăn gây ứ đọng vốn, một số các NHTMCP lại giảm thấp lãi suất cho vay và nới lỏng điều kiện tín dụng để mở rộng cho vay. Nếu xét theo quan hệ cung cầu vốn thì xu hướng này là hợp lý, nhưng bất thường ở chỗ là lãi suất cho vay giảm xuống mức thấp hơn lãi suất huy động vốn. Sẽ là tích cực nếu đây là kết quả của ngân hàng khi có được nguồn vốn huy động giá rẻ và chính sách “đối xử”để giữ chân những khách hàng “VIP”. Nhưng sẽ là rủi ro, nếu ngân hàng chấp nhận cho vay để giải quyết vốn ế thừa mà không đánh giá kỹ lưỡng tính hiệu quả và khả thi của các phương án vay vốn.

- Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao tại các ngân hàng thương mại cổ

phần.

Việc phát triển nhanh chóng số lượng ngân hàng cũng như mở rộng quy mô

ở mỗi hệ thống ngân hàng đã kéo theo yêu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.Thực tế nguồn cung ứng nhân lực ngân hàng chủ yếu từ các trường Đại học kinh tế, tuy nhiên do đào tạo tại các trường hiện nay mới chỉ nặng về lý thuyết nên trình độ chuyên môn của các bộ ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo lại cũng như làm lâu quen tay. Hơn nữa, chuyên ngành ngân hàng hầu hết được coi là mới tại các trường đại học, ngay cả những trường trong tốp đầu nên kinh nghiệm đào tạo còn nhiều hạn chế.

Ra đời muộn hơn so với các NHTMNN và thực sự chỉ được coi là hấp dẫn trong giai đoạn phát triển bùng nổ của ngân hàng thời kỳ 2005-2007. Do vậy, việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong các NHTMCP gặp không ít khó khăn. Với tính chất hoạt động của một ngành mà những đòi hỏi về trình độ nhân lực ngày càng cao trước những áp lực cạnh tranh khốc liệt nên các NHTMCPđã và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ quản lý điều hành.


2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Những hạn chế về năng lực tài chính của các NHTMCP trong thời gian vừa qua không chỉ xuất phát nguyên nhân từ phía các Ngân hàng, mà còn bị ảnh hưởng bởi những tác động khách quan của nền kinh tế.

- Những biến động kinh tế vĩ mô bất lợi ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Giai đoạn vừa qua được coi là khoảng thời gian đầy khó khăn của các NHTM trước những tác động bất lợi liên tiếp của môi trường kinh tế xã hội trong nước cũng như thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ Mỹ đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam. Khủng hoảng toàn cầu đã khiến thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bị thu hẹp, tình trạng nhập khẩu lạm phát tạo sức ép giảm giá đối với VND. Mặt khác, do chủ trương theo đuổi chính sách tăng trưởng kinh tế cao của Nhà nước đã dẫn đến hệ lụy là lạm phát trong nước tăng cao trong năm 2008. Để chống lạm phát, hàng loạt các biện pháp mạnh được cấp tập đưa ra. Chính sách xiết chặt cung tiền của NHNN đã làm chặn đứng nguồn lực cho sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình trạng đó, những biện pháp “kích cầu”được sử dụng năm 2009 lại như một cú huých đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và đầu tư của nền kinh tế.Vốn được tiếp ứng mạnh nhưng lại không đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đã lại một lần nữa đẩy nền kinh tế vào tình trạng lạm phát hai con số năm 2011. Sử dụng chính sách thắt chặt đầu tư công và lãi suất cao để chống lạm phát, đã thực sự làm cho các doanh nghiệp không thể “gượng dậy”do gánh nặng chi phí tài chính quá lớn cũng như thị trường tiêu thụ hàng hóa bị đóng băng.

Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí