Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần


được đánh giá tốt, bởi những nguy cơ rủi ro thanh khoản tiềm ẩn từ chất lượng tín dụng thấp của các NHTMCP trong thời gian vừa qua.

2.2.6. Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần

Với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào, lợi nhuận cũng là mục đích tối cao cần đạt được. Mặc dù là loại hình tổ chức kinh doanh có tính đặc biệt, nhưng cũng như các tổ chức kinh doanh khác, lợi nhuận là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ một NHTM nào. Giai đoạn 2009- 2014 có thể nói là giai đoạn không mấy thuận lợi cho hoạt động của các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng.Nếu căn cứ vào số liệu công bố của các ngân hàng thì những kết quả mà các NHTMCP đạt được cũng đáng ghi nhận, tỷ số sinh lời vốn chủ sở hữu và tài sản của các NHTMCP cao hơn so với mặt bằng chung toàn hệ thống và với nhóm NHTMNN. Tuy nhiên, theo số liệu công bố của NHNN thì mức sinh lời của các NHTMCP lại thấp hơn so với khối NHTMNN và toàn hệ thống trong giai đoạn 2012-2014. Điều này cho thấy tình trạng thiếu chính xác về con số nợ xấu do các NHTMCP đánh giá. (Bảng 2.17).

111


Bảng 2.17: Tỷ lệ ROE, ROA của các NHTMCP giai đoạn 2009- 2014.



NHTM

Tỷ lệ ROE (%)

Tỷ lệ ROA (%)

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1.NHTMCP lớn

20,67

20,39

20,76

8,28

8,33

7,34

1,88

1,62

1,48

0,65

0,71

0,6

2.NHTMCP vừa

13,97

16,27

12,3

7,02

5,1

4,42

1,76

1,47

1,01

0,62

0,39

0,32

3.NHTM nhỏ

9,48

11,35

9,81

5,93

3,93

3,74

1,36

1,50

1,46

0,94

0,6

0,43

Trung bình 3 nhóm

17,23

17,79

16,66

7,58

6,76

5,99

1,79

1,57

1,34

0,67

0,59

0,49

NHTMCP*

-

-

-

5,1

3,6

4,64

-

-

-

0,49

0,31

0,4

NHTMNN*

11,4

11,63

13,42

10,34

7,93

6,92

0,82

0,83

1,36

0,79

0,67

0,53

Toàn HTTCTD

10,4

10,27

11,89

6,31

5,18

5,49

0,97

0,92

1,09

0,62

0,49

0,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 16

Nguồn: [51] [12]

* Số liệu báo cáo của NHNN từ 2012-2014


Nếu xét mức trung bình về tỷ lệ sinh lợi ROE của 3 nhóm NHTMCP trong giai đoạn 2009-2014 thì năm 2010 có tỷ lệ cao nhất, sau đó có xu hướng giảm và đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012 - 2014. Đối với chỉ tiêu ROA lại có xu hướng giảm dần đều, mức cao nhất đạt được vào năm 2009, sau đó cũng giảm mạnh trong năm 2012- 2014.

Sở dĩ mức ROE cao nhất trong năm 2010 nhưng năm 2010 tỷ lệ ROA lại giảm so với 2009 là vì tốc độ tăng của tổng tài sản trong năm này cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (Như đã phân tích ở nội dung quy mô tổng tài sản) đã khiến có sự trái chiều của hai chỉ tiêu.Mặt khác, do lợi thế về chênh lệch lãi suất cho vay và huy động cao hơn so với năm 2009, nên mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP trong năm 2010 thấp hơn so với năm 2009, đồng thời tỷ lệ nợ xấu lại cao hơn nhưng mức sinh lời so với vốn chủ sở hữu vẫn tăng.

Năm 2011- 2014 là khoảng thời gian không mấy thuận lợi cho việc tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động tín dụng cũng như thu nhập lãi vẫn được coi là nguồn chủ yếu của NHTM, nhưng trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng tín dụng đi đôi với tình trạng nợ xấu gia tăng nên đã làm sụt giảm lợi nhuận ở các NHTMCP. Năm 2013, cho dù ở nhóm NHTMCP lớn, tỷ lệ sinh lời có nhích lên so với năm 2012, nhưng do khả năng sinh lời sụt giảm mạnh ở nhóm NHTMCP vừa và nhỏ nên mức trung bình chung vẫn theo xu hướng giảm. Năm 2014, hiệu quả sinh lợi tại tất cả các nhóm NHTMCP vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khi tỷ lệ ROA và ROE vẫn tiếp tục giảm, mặc dù tốc độ giảm đã chậm lại so với năm 2013.

Trong các nhóm NHTMCP, nhóm NHTMCP lớn có mức sinh lời so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản là cao nhất và khá ổn định. Với quy mô lớn hơn nên những NHTMCP lớn có lợi thế về huy động vốn cũng như cho vay và các hoạt động kinh doanh khác. Mặt khác, với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và tài sản thấp hơn nên mức sinh lời vốn chủ sở hữu và tài sản của nhóm ngân hàng này luôn cao hơn rất nhiều so với nhóm các NHTM vừa và nhỏ.

Nhìn chung, tỷ suất sinh lời vốn chủ ở hữu và tài sản của nhóm NHTMCP nhỏ luôn thấp nhất trong 3 nhóm NHTMCP. Điều này cũng không có gì nghịch lý với thực tế của các ngân hàng. Với quy mô nhỏ, trong khi tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu cũng như tăng trưởng tín dụng hết sức nóng trong thời kỳ “chạy đuổi”để


đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định đã làm cho chất lượng tín dụng giảm thấp. Hơn nữa, những ngân hàng này luôn bất lợi trong việc huy động vốn cũng như phát triển các dịch vụ phi tín dụng nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, mức sịnh lời của tài sản trong hai năm 2011, 2012 lại khá ấn tượng với mức cao hơn nhóm NHTMCP vừa kể cả với NHTMCP lớn (Năm 2012).Xét chi tiết để lý giải cho hiện tượng này là vì ở nhóm các NHTMCP lớn và vừa có một vài ngân hàng bị sụt giảm lợi nhuận do kinh doanh ở một số các lĩnh vực như kinh doanh vàng, ngoại tệ, chứng khoán (Phụ lục 5), trong khi ở các NHTM nhỏ lại khá ổn định, ngân hàng nào trong nhóm này được coi là “có vấn đề”đều đã được kiểm soát chặt bởi cơ quan quản lý nên không gây hiện tượng sụt giảm mạnh (Ngoại trừ NHTMCP Nam Việt).

Nếu trước đây hoạt động đa năng được coi là thế mạnh của nhiều NHTMCP có quy mô lớn và vừa để kiếm tìm lợi nhuận, thì trong khoảng thời gian 2011-2012 lại trở thành”gánh nặng”cho các ngân hàng. Trong báo cáo thu nhập của các NHTMCP, nhiều ngân hàng đang phải cõng lỗ không hề nhỏ cho các hoạt động nhạy cảm như kinh doanh chứng khoán, vàng, ngoại tệ.

Việc ồ ạt chạy theo các lĩnh vực kinh doanh nóng của các NHTMCP trong khi thiếu những điều kiện cần thiết như năng lực quản trị, tính chiến lược dài hạn trong kinh doanh. Bởi vậy, khi biến động của thị trường không còn thuận lợi đã khiến các NHTMCP phải gánh chịu tình hình thua lỗ.

Nếu so sánh về khả năng sinh lời của các NHTMCP qua chỉ tiêu ROA, ROE với các NHTM trong khu vực thì các NHTMCPVN ở mức thấp hơn nhiều (Phụ lục 6). Mức trung bình chung trong năm 2012 - 2014 chưa đảm bảo độ ổn định và an toàn theo khung CAMELS, trong đó ở nhóm các NHTMCP nhỏ, hầu hết các ngân hàng được khảo sát thì chỉ số ROE trong suốt giai đoạn 2009-2014 và ROA từ 2012-2014 đều dưới mức ngưỡng an toàn theo khung CAMELS. Nếu xét chi tiết mức sinh lời của các NHTMCP trong nhóm nhỏ thì NHTMCP Nam Việt và NHTMCP Bảo Việt là 2 ngân hàng có mức sinh lời luôn thấp nhất và dưới mức an toàn theo khung CAMELS.

Nếu đánh giá khả năng sinh lời của các NHTM qua tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) thì tỷ lệ này của các NHTMCP biến động theo chiều hướng của lãi suất vay, nếu năm 2011-2012 là năm mà mặt bằng lãi suất vay cao nhất thì tỷ lệ thu nhập lãi


thuần của các NHTMCP cũng ở mức cao nhất(bảng 2.23).Trong các nhóm NHTMCP, tỷ lệ lãi thuần của nhóm NHTMCP nhỏ đạt mức cao nhất. Điều này cho thấy, nhóm các NHTMCP lớn có sự khắt khe hơn khi lựa chọn khách hàng vay, trong khi các NHTMCP nhỏ thường hướng tới những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay khách hàng cá nhân mà có sự chấp nhận rủi ro cao.

Quan sát số liệu cho thấy, tỷ lệ thu nhập lãi thuần của nhóm NHTMCP vừa có mức độ biến động thấp hơn so với hai nhóm ngân hàng còn lại, đặc biệt mức dao động của nhóm NHTMCP nhỏ là lớn nhất. Nguyên do là các NHTMCP vừa khá thận trọng trong cho vay, nên năm 2012 khi nhiều yếu tố biến động của nền kinh tế kém thuận lợi, tốc độ tăng trưởng cho vay của nhóm ngân hàng này giảm thấp so với các nhóm ngân hàng còn lại, chính vì vậy tỷ lệ thu nhập lãi thuần của nhóm là thấp nhất (bảng 2.18)

Bảng 2.18: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/ tổng tài sản có sinh lời (NIM). ĐV %


NHTM

2009

2010

2011

2012

2013

2014

NHTMCP lớn

2,32

2,38

3,15

3,05

2.69

2,46

NHTMCP vừa

2,38

2,2

2,66

2.83

2,25

1,72

NHTMCP nhỏ

2,67

2,95

4,09

4,10

2,91

2,59

Trung bình

2,37

2,46

3,28

3,35

2,45

2,37

Nguồn: Tác giả tính toán từ cáo tài chính của 21 NHTMCP.

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.

2.3.1. Những kết quả đạt được trong việc nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Qua những nội dung phân tích ở nội dung 2.2 cho thấy, giai đoạn 2009- 2014 các NHTMCP đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao năng lực tài chính:

Thứ nhất: Nâng cao sức mạnh tài chính cũng như khả năng chống đỡ rủi ro trên cơ sở tăng quy mô vốn chủ sở hữu và đảm bảo hệ số an toàn vốn.

Từ những ngân hàng ra đời với vốn điều lệ ban đầu hết sức nhỏ bé với con số vài chục tỷ, thậm chí một vài tỷ đồng, các NHTMCP đã đạt được con số vốn điều lệ lên tới vài nghìn tỷ đồng là một thành công đáng kể. Cho dù trải qua nhiều “cung


bậc thăng trầm”trong con đường phát triển nhưng cho đến nay tất cả các NHTMCP đã đạt được mức vốn pháp định và hệ số an toàn vốn theo quy định. Hệ số an toàn vốn của các NHTMCP còn cao hơn mức chung của toàn hệ thống cũng như so với nhóm NHTMNN, cho thấy những nỗ lực vượt bậc của các NHTMCP. Trước sức ép cạnh tranh với các nhóm ngân hàng có nhiều lợi thế hơn như NHTMNN, NHTM liên doanh và NHTM nước ngoài, các NHTMCP đã tìm ra những bước đi cho mình trong việc tăng quy mô vốn chủ hữu. Tận dụng những thuận lợi của thị trường chứng khoán trong thời kỳ hưng thịnh, cũng như nỗ lực đàm phán để thu hút vốn đầu tư của các cổ đông chiến lược nước ngoài đã giúp các NHTMCP nhanh chóng tăng quy mô vốn tự có.

Nhờ gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu, các NHTMCP đã nâng giá trị thị trường của mình, tạo điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp. Nhiều NHTMCP đã trở thành những ngân hàng tiên phong trong việc đổi mới công nghệ và cung cấp dịch vụ mới trên thị trường. Những ấn tượng với các hình ảnh của NHTMCP như Ngân hàng cổ phần Á châu với danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009- 2012 do các tạp chí quốc tế uy tín như Euromoney, Global Finance , Asiamoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn. Hay Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng với giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam năm 2013”do tổ chức Global banking và Finance Review (GBAF) tặng.

Thứ hai: Quy mô, tốc độ tăng trưởng bình quân về huy động vốn, cho vay cũng như tài sản tăng mạnh thể hiện sự gia tăng năng lực tài chính của các NHTMCP.

Nếu nhìn vào khoảng thời gian hơn hai thập niên phát triển, hệ thống các NHTMCP đã có một sự phát triển mạnh mẽ về quy mô vốn huy động, dư nợ cho vay cũng như tổng tài sản. Nhờ đó, vị thế của các NHTMCP tăng lên, củng cố sức mạnh tài chính của các ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

Với số lượng ngân hàng cũng như quy mô và mạng lưới hoạt động của ngân hàng mở rộng, nên thị phần huy động vốn và cho vay của ngân hàng tăng lên không ngừng. Thậm chí thị phần huy động vốn đã đạt mức cao hơn so với nhóm NHTMNN.


Trong giai đoạn 2009- 2014, dù bối cảnh phát triển kinh tế trong nước cũng như thế giới gây nhiều khó khăn cho các NHTM nói chung và các NHTMCP nói riêng. Nhưng tốc độ tăng trưởng tài sản, cho vay và huy động vốn bình quân của các NHTMCP vẫn dẫn đầu trong hệ thống TCTD.

Với lợi thế là những ngân hàng quy mô không quá “cồng kềnh”, năng động trong việc đa dạng hóa sản phẩm huy động, cho vay cũng như khai thác thị trường khách hàng. Đó chính là những lý do cơ bản giúp cho các NHTMCP có được những thành công trong việc mở rộng quy mô huy động vốn, cho vay cũng như tài sản của mình.

Những đóng góp của các NHTMCP về thu hút nguồn vốn huy động để cho vay, đã góp phần quan trọng cho những thành công nhất định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, nguồn vốn tín dụng từ hệ thống các NHTMCP còn tạo nên những dịch chuyển cơ cấu của nền kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nếu như dư nợ cho vay của nhóm các NHTMNN thường tập trung nhiều cho các các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, thì các NHTMCP lại chú trọng với thị trường khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng, thì lượng vốn cho vay của các NHTMCP đã góp phần giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để đem lại những đóng góp đáng kể trong GDP của nền kinh tế.

Thứ ba: Năng lực cạnh tranh của các NHTM cổ phần ngày càng gia tăng trên cơ sở càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế.

Mặc dù là những ngân hàng ra đời sau so với hệ thống NHTMNN, nhưng các NHTMCP đã không ngừng nỗ lực trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng nhằm khảng định vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Nhờ có những lợi thế về mô hình hoạt động cũng như sự nhanh nhậy trong nắm bắt nhu cầu thị trường, hoạt động dịch vụ ngân hàng không chỉ dừng lại ở các dịch vụ truyền thống, nhiều NHTMCP là những ngân hàng tiên phong trong việc phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, bao thanh toán…


Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại được coi là một yếu tố mũi nhọn tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các NHTMCP.

Thứ tư: Thực hiện chủ trương tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, bước đầu đã đem lại những dấu hiệu khả quan trong việc củng cố sức mạnh tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần.

Những giải pháp trong quá trình tái cấu trúc như mua, bán và sát nhập Ngân hàng; Xử lý nợ xấu; Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tài sản đã và đang được thực hiện. Kết thúc năm 2014, 8 trong 9 NHTMCP yếu kém đã hợp nhấtvà sát nhập hoặc tự tái cấu trúc như: SCB, Ficombank, và Ngân hàng Tín Nghĩa đã sáp nhập thành Ngân hàng SCB với tổng tài sản hơn 150.000 tỷ đồng; Ngày 28/8/2012, Habubank đã được sáp nhập với SHB; Ngân hàng TMCP Phương Tây sáp nhập với Công ty Tài chính Dầu Khí thành Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcom Bank); Ngân hàng Tiên Phong và Ngân hàng NAVIBANK được NHNN chấp thuận kế hoạch tự tái cấu trúc, chủ yếu là bố trí lại nguồn nhân lực và điều chỉnh chiến lược kinh doanh; NHTMCP Đại Tín được chấp thuận cho dùng nguồn lực từ Tập đoàn Thiên Thanh để tái cấu trúc và đã chính thức đổi tên thành ngân hàng Xây dựng Việt Nam ngày 23/05/2013. Năm 2015, 3 ngân hàng đã được NHNN mua lại với giá 0 đồng và giao lại cho các NHTMNN cổ phần hóa tham gia quản trị và điều hành như NHTMCP Xây dựng, NHTMCP Oceanbank, NHTMCP GPbank.

Ngoài những ngân hàng ở diện bắt buộc phải tái cấu trúc theo yêu cầu của NHNN, nhiều thương vụ mua bán, sát nhập ngân hàng đã và đang được hoàn tất trong năm 2014-2015 xuất phát từ chủ trương tự nguyện của các ngân hàng và dẫn dắt của NHNN trước những yêu cầu nâng cao năng lực tài chính nhằm đáp ứng khả năng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng.

Song song với các thương vụ mua bán, sát nhập ngân hàng, việc xử lý nợ xấu của các NHTMCP cũng được đẩy mạnh thông qua các giải pháp hiệu quả như tăng trích lập dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản của các TCTD (VAMC).

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí