Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Theo Khung An Toàn Camel



Mức vốn chủ sở hữu khoảng: 1 tỷ USD (tương đương 21.000 tỷ đồng VNĐ)[21]

Thứ 2: Khả năng thanh khoản

Chỉ tiêu thanh khoản (đo bằng tỷ trọng tài sản thanh khoản (dưới 1 năm) trên tổng tài sản) phải đạt 30%. Có chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả.

Thứ 3: Qui mô và chất lượng tài sản- nguồn vốn

Tốc độ tăng trưởng bình quân: Tổng tài sản: 25%/năm; Nguồn vốn: 23%/năm;

Tín dụng: 15%/năm; Đầu tư: 31%/năm ; Hệ số CAR =12% ; Nợ xấu < 2% tổng dư nợ; Khả năng sinh lời: ROA ≥1%; ROE ≥12-15% ;Cơ cấu dư nợ/Tài sản có ≤ 60%[21]

1.3.2. Đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại theo khung an toàn CAMEL

Hệ thống CAMEL phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hoạt động của một trung gian tài chính. Năm lĩnh vực phản ánh các điều kiện tài chính và khả năng hoạt động nói chung của một NHTM, được miêu tả như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

(1) C (capital)- Khả năng tự cân đối vốn: Đây là phần vốn chủ sở hữu của NHTM và khả năng của NHTM đáp ứng các món vay ngày càng mở rộng cũng như các định hướng phát triển tài sản tiềm năng mà NHTM cần đạt được. Hệ thống phân tích CAMEL xem xét khả năng của NHTM trong việc huy động thêm vốn chủ sở hữu trong trường hợp thua lỗ và khả năng cũng như chính sách để thiết lập dự trữ trong trường hợp có rủi ro hoạt động.

Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn

Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

- Tốc độ tăng quy mô vốn chủ sở hữu

- Tuân thủ quy định về mức vốn tối thiểu cần thiết (CAR) – (8%)

- Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (avg 12.5)

- Chỉ số vốn dự trữ = Dự trữ mất vốn thực tế/Dự phòng mất vốn điều chỉnh theo CAMEL

(2) A (assets) - Chất lượng tài sản. Chất lượng nói chung của các món vay và các tài sản khác, bao gồm các khoản cho vay cơ sở hạ tầng. Điều này đòi hỏi việc xem xét phải xem xét sự phù hợp của hệ thống phân loại các món vay, quá trình thu thập thông tin và các chính sách xoá nợ.



- Danh mục cho vay/tổng tài sản = Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản có

- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (1,5% theo chuẩn quốc tế, 3,5% theo chuẩn Úc [19,21])

- Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (Việt Nam: 3%, Quốc tế: 5% [19,21])

(3) M (management) – Quản lý: Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức, các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán nội bộ, các kế hoạch chiến lược và ngân sách đều được xem xét một cách riêng rẽ để phản ảnh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý, phân tích nhân sự và phong cách làm việc của: Hội đồng quản trị; Ban quản lý; Mối quan hệ giữa hai bên…

Kết quả của chất lượng quản lý: Chi phí hoạt động/tổng tài sản

(4) E (earnings) – Lợi nhuận: Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả mức độ hiệu quả của hoạt động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động tổng quát được đo lường bằng các chỉ số. Phân tích khả năng tạo đủ thu nhập để bù đắp chi phí và tăng vốn bền vững Các chỉ tiêu sử dụng: ROA phải đạt lớn hơn 1%; ROE phải đạt từ 15% trở lên.

- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) = (Thu lãi cho vay và đầu tư chứng khoán – Chi trả lãi tiền gửi và nợ khác)/Tổng tài sản sinh lời bình quân

- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) = (Thu ngoài lãi – Chi trả ngoài lãi)/Tổng tài sản sinh lời bình quân

(5) L (liquidity) – Khả năng thanh khoản: Đây là nhân tố được sử dụng khi phân tích khả năng của tổ chức trong việc xác định nhu cầu tài trợ cho dự án nói chung cũng như nhu cầu vốn cho vay nói riêng. Cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu của tổ chức, khả năng thanh toán của các tài sản ngắn hạn cũng là một nhân tố rất quan trọng trong việc đánh giá tổng quan khả năng quản lý tính lỏng của tổ chức.

Khả năng thanh khoản:

- Tỷ lệ thanh khoản của tài sản = tài sản thanh khoản/tổng tài sản (20-30%)

- Hệ số đảm bảo tiền gửi = tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi (30-45%)

- Hệ số thanh khoản ngắn hạn = tài sản thanh khoản/tổng nợ ngắn hạn (30%)

- Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi = tổng dư nợ cho vay/tổng tiền gửi (80-100%)



1.3.3. Đánh giá năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn QĐ06/2008/NHNN

Các chỉ tiêu đánh giá xếp loại theo quyết định trên của Ngân hàng Nhà nước bao

gồm:


(1)Vốn tự có: điểm tối đa là 15 điểm, tối thiểu là -3 điểm

Các tổ chức tín dụng đạt 10 điểm về vốn tự có phải có đủ các điều kiện sau:

- Vốn điều lệ đủ mức vốn pháp định

- Đảm bảo an toàn vốn mà cụ thể là

+ Duy trì vốn điều lệ thực có không thấp hơn vốn điều lệ đã đăng ký tại Sở Kế

hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt mức quy định của ngân hàng nhà nước

+ Đảm bảo các quy định của ngân hàng nhà nước về cổ đông cổ phần cổ phiếu Điểm thưởng tối đa là 5 điểm: Các tổ chức tín dụng được cộng thêm 5 điểm

phải có vốn điều lệ trên 300% vốn pháp định.

(2) Chất lượng hoạt động: Mức điểm tối đa 35 điểm, tối thiểu 0 điểm

- Chất lượng tín dụng: Mức điểm tối đa 25, tối thiểu 0 điểm.

Tổ chức tín dụng đạt tối đa 25 điểm về chỉ tiêu chất lượng tín dụng phải đảm

bảo:


+ Tỷ lệ giữa tổng các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ nhỏ hơn hoặc bằng 2

+ Không có nợ khó đòi và nợ khó đòi ròng nhỏ hơn hoặc bằng 0.

- Chất lượng bảo lãnh: Mức điểm tối đa 5 điểm, tối thiểu 0 điểm

Tổ chức tín dụng đạt điểm tối đa 5 điểm về chỉ tiêu chất lượng bảo lãnh phải

không có nợ bảo lãnh quá hạn.

(3) Quản trị, kiểm soát, điều hành: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm Tổ chức tín dụng đạt điểm tối đa 15 điểm phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên phải có đủ số lượng theo quy

định

- Ban hành và thực hiện tốt các quy chế nội bộ



- Hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ tương xứng với quy mô ngân hàng và hoạt động hiệu quả, đảm bảo các rủi ro quan trọng luôn được nhận dạng, đo lường kiểm tra, kiểm soát một cách liên tục.

- Các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành có năng lực, đoàn kết, có ý thức chấp hành Pháp luật, có trách nhiệm, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản trị kiểm soát điều hành tổ chức tín dụng.

(4) Kết quả kinh doanh: Tổng số 20 điểm tối thiểu 0 điểm

Kết quả kinh doanh: tối đa 15 điểm với điều kiện có lãi trước thuế so với vốn chủ sở hữu từ 20% trở lên.

Tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập đạt 40% trở lên được thưởng 5 điểm

(5) Khả năng thanh khoản: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu - 6 điểm

Khả năng thanh toán ngay = tài sản có có thẻ thanh toán ngay /tài sản nợ phải thanh toán ngay. Tổ chức tín dụng đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của ngân hàng nhà nước đạt điểm tối đa là 9 điểm.

Tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn: Tổng dư nợ cho vay trung dài hạn/ Nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn, nếu đạt 100% hoặc nhỏ hơn 6 điểm.

Trên đây là mức điểm tối đa các tổ chức tín dụng đạt được còn nếu không đạt được các điều kiện trên sẽ bị trừ điểm tùy theo mức ở điều kiện nào.

Phương pháp đánh giá xếp loại:

- Việc đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng được căn cứ vào số điểm của từng chỉ tiêu đã quy định.

- Nguyên tắc tính điểm là lấy điểm tối đa trừ đi số điểm bị trừ của từng chỉ tiêu. Những tổ chức tín dụng không có hoạt động nghiệp vụ theo các quy định tại quy định này thì không cho điểm đối với các chỉ tiêu quy định tại nghiệp vụ đó.

- Số liệu để xem xét cho điểm được căn cứ: Số liệu trên bảng cân đối tài khoản (cấp III, IV, V), số liệu báo cáo thống kê của tổ chức tín dụng tại thời điển 31/12 hàng năm, số liệu qua công tác thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước, các số liệu khác có liên quan như kết quả kiểm toán, báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng.

- Tổ chức tín dụng xếp loại A có tổng số điểm đạt từ 80 trở lên và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 65% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó



- Tổ chức tín dụng xếp loại B có tổng số điểm đạt từ 60 điểm đến 79 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 50% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tổng số điểm cao hơn 79 nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu từ 50% đến 65% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

- Tổ chức tín dụng xếp loại C có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến 59 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 45% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó. Hoặc có tổng số điểm cao hơn 59 điểm nhưng điểm số của từng chỉ tiêu từ 45% đến dưới 50% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

- Tổ chức tín dụng xếp loại D có tổng số điểm duới 50 điểm hoặc có tổng số điểm cao hơn 50 điểm nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu thấp hơn 45% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó.

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHTM

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của NHTM có vai trò quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực tài chính.

1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan

1.4.1.1. Chính sách về tài chính của Chính phủ

Vai trò của Chính phủ là một yếu tố mang tính xúc tác rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ ngành nào ở một nước, nhất là lĩnh vực ngân hàng.

Chính phủ tác động đến ngành ngân hàng với vai trò là người quản lý và giám sát của toàn hệ thống thông qua vai trò của NHTW, với tư cách là chủ sở hữu, là con nợ và chủ nợ lớn nhất của các NHTM. Chính phủ cũng đồng thời là người hoạch định đường lối phát triển chung của toàn ngành và điều phối nỗ lực chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Chính phủ có thể có những chính sách tác động đến cung, cầu, đến ổn định kinh tế vĩ mô, đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, đến các điều kiện nhân tố sản xuất, các ngành liên quan và phụ trợ của ngành ngân hàng để tạo thuận lợi hay kìm hãm sự phát triển của ngành ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, sự nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các NHTM sẽ góp phần thay đổi hay kìm hãm kế hoạch nâng cao năng lực tài chính, cũng như chiến lược kinh doanh của các NHTM.

Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh các NHTM phải xem xét đến sự tác động của qui định pháp luật, đường lối chiến lược và mức độ ảnh hưởng của các chính



sách kinh tế vĩ mô đến xu hướng hoạt động của hệ thống NHTM trong nền kinh tế.

1.4.1.2. Sự phát triển của hệ thống tài chính

Sự phát triển của hệ thống tài chính được thể hiện qua một số mặt cơ bản như: Sự phát triển các công cụ thị trường tài chính và sự hoàn thiện cơ chế hoạt động của thị trường tài chính.

- Sự phát triển các công cụ thị trường tài chính

Với sự phát triển của các công cụ tài chính sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế khi cần vốn có thể huy động từ các nguồn như: Phát hành cổ phiếu (Công ty, NHTM), trái phiếu (Kho bạc, Ngân hàng, Công ty). Tạo điều kiện cho NHTM tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Mặt khác, người có tiền có cơ hội lựa chọn đầu tư ngoài gửi vào NHTM, từ đó làm thu hẹp thị phần huy động và cho vay của các NHTM dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và việc nâng cao năng lực tài chính của NHTMVN.

- Cơ chế hoạt động của thị trường tài chính

+ Chính sách tiền tệ

Việc NHNN sử dụng chính sách tiền tệ mang tính thị trường - gián tiếp hay sử dụng các công cụ kiểm soát và điều hành trực tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng và điều hoà vốn khả dụng của các NHTM, đến sự ổn định tiền tệ, môi trường cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các NHTM.

+ Hoạt động thị trường tiền tệ liên Ngân hàng

Hoạt động của thị trường tiền tệ liên Ngân hàng cho phép các NHTM vay mượn lẫn nhau, cạnh tranh với nhau thông qua việc mời chào lãi suất, thời hạn vay, mượn và các điều kiện vay. Hoạt động thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển sẽ hỗ trợ rất tốt cho các NHTM trong việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn cũng như khả năng thanh khoản.

+ Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối

Với chính sách tỷ giá theo hướng tự do hoá sẽ tạo quyền chủ động cho các NHTM, giúp các NHTM có thể cạnh tranh trong việc thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

+ Quản lý lãi suất

Việc quản lý lãi suất theo cơ chế lãi suất thoả thuận, NHNN chỉ thông báo lãi suất



cơ bản còn các NHTM sẽ tham khảo và tự nghiên cứu chủ động quyết định lãi suất huy động, lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường để đảm bảo bù đắp chi phí và sức cạnh tranh với các NHTM cũng như các chủ thể khác trên thị trường tài chính.

+ Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ tạo sân chơi cho đối thủ cạnh tranh với các NHTM, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn chủ sở hữu và nâng cao năng lực tài chính của mình.

+ Cơ chế hoạt động của các NHTM

Với cơ chế hoạt động thông thoáng cho các NHTM được phép: Đa dạng hoá các dịch vụ; Tăng quyền chủ động trong kinh doanh; Không còn bị giới hạn về phạm vi kinh doanh; Chủ động tuyển dụng lao động; Chủ động tìm kiếm dự án có hiệu quả; Tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các khoản vay; Tự xác định giá trị tài sản đảm bảo theo giá thị trường, sẽ tạo động lực cho các ngân hàng chủ động cạnh tranh, nâng cao năng lực tài chính.

+ Sự hội nhập thị trường tài chính của Việt Nam

Thông qua hội nhập đã tạo tiền đề cho các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài vào kinh doanh tại Việt Nam, tác động đến việc gia tăng đối tác cạnh tranh với các NHTMVN đến từ bên ngoài nền kinh tế, ngược lại thông qua hội nhập cũng tạo tiền đề cho các NHTMVN phát triển thị trường, hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu.

Như vậy, khả năng nâng cao năng lực tài chính của các NHTM phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của thị trường tài chính.

1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong môi trường hoạt động tương lai.

Như vậy, chiến lược kinh doanh của ngân hàng được xây dựng phải dựa trên cơ sở Chính sách về tài chính của Chính phủ, sự phát triển của hệ thống tài chính và thực tế hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo tính kế thừa, phải dễ dàng thay đổi để thích



ứng với những thay đổi của thị trường theo từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể. Nội dung của chiến lược phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục và khả thi cao.

Khi một mục tiêu được đưa vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng điều này có ý nghĩa: Thể hiện mục tiêu này đã được Ban lãnh đạo ngân hàng định hướng trong dài hạn; ngân hàng sẽ phải chuẩn bị yếu tố nguồn lực phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh để đảm bảo mục tiêu được thực hiện; Chiến lược kinh doanh không phải những đường hướng vô định mà luôn hướng đến mục đích, mục tiêu nhất định với ý nghĩa là kết quả chung, khái quát nhất của quá trình kinh doanh mà ngân hàng cần đạt được trong tương lai. Vì vậy khi mục tiêu nâng cao năng lực tài chính được thể hiện trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng là một đảm bảo chắc chắn cho sự thành công.

Như vậy, kết hợp cả nhóm nhân tố chủ quan và khách quan có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính như sau:

Yếu tố thứ 1: Chính sách về tài chính của Chính phủ Yếu tố thứ 2: Sự phát triển của hệ thống tài chính Yếu tố thứ 3: Khả năng tự cân đối vốn

Yếu tố thứ 4: Chất lượng tài sản Yếu tố thứ 5: Chất lượng quản lý Yếu tố thứ 6: Lợi nhuận

Yếu tố thứ 7: Khả năng thanh khoản

Đây là 7 yếu tố đã được các tác giả như Mark Johnston [24], R. Alton Gilbert, Andrew P. Meyer và Mark D. Vaughan [37], John Tatom [25], Asli Demirguc và Harr Huizinga; Wirnkar And Tanko [28] và Godfrey Cadogan [30] đã nghiên cứu ở ngân hàng của các quốc gia trên thế giới. Trong nghiên cứu này sẽ thừa kế kết quả này để kiểm định tại các NHTM Việt Nam.

1.4.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại

Trong phân tích hồi quy, phương trình hồi quy tổng thể luôn có dạng y= f(x) + u, trong đó tập các biến x (biến độc lập), biến này nhận giá trị của các biến định lượng (liên tục hoặc rời rạc) và cũng có thể biến định tính. Biến y (biến phụ thuộc) nhận các giá trị của biến định lượng và cũng có thể là biến định tính.

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí