Sự Cần Thiết Phải Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại


- Nếu y nhận các giá trị của biến định lượng thì việc phân tích sự tác động của x lên y trở nên dể dàng như sử dụng mô hình OLS (Ordinary Least Square)

- Nếu y nhận giá trị của biến định tính thì việc phân tích sự tác động của x lên y trở nên phức tạp hơn và phải sử dụng các hàm như: Propit; Topit; Logit để phân tích, cụ thể:

+ Khi y là biến bị giới hạn sẽ sử dụng hàm Topit

+ Khi y là biến định danh sẽ sử dụng hàm Logit

+ Khi y là biến định tính có 2 thuộc tính sẽ sử dụng hàm Probit; Logit

Trong trường hợp này việc phân tích biến x tác động lên y không phải là phân tích x làm cho y tăng hay giảm, mà thay vào đó là phân tích sự tác động của x lên y làm cho khả năng (xác suất) của y chuyển từ thuộc tính này sang thuộc tính khác

2

2

Mô hình có dạng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

y f (X 2 , X3...X k ) = β1+ β2.X2i + β3.X3i+…+ βk.Xki

2

Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

x

Trong đó: f(x) = P(X<x) 1



e1x2

dx,(x)

1e1x2

2

Để đánh giá sự tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, ta cần: Lấy vi phân của từng biến:

dpi

d(1 + 2 .X2i + 3.X3i +…+ k .Xki ) (

+ .X

+ .X

+…+ .X

).(*)

dX i

dX i

1 2 2i

3 3i

k ki i

Gọi xác suất ban đầu: p0 = (1 + 2 .X2i + 3.X3i +…+ k .Xki ) (z)

Trong đó (z=z0), vậy biểu thức (*) trở thành:

dpi dX i


(z

0 ).i (**)

Ý nghĩa của (**): Nếu các yếu tố khác không đổi, khi biến xi tăng lên 1 đơn vị thì

xác suất của biến y (biến phụ thuộc) sẽ chuyển từ p0 (cho trước) sang p1=

(z0 ).i

Căn cứ lý thuyết của các mô hình đã nêu, nghiên cứu đề xuất mô hình hồi quy ban đầu cho dữ liệu nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu tiến hành đánh giá năng lực tài chính của các NHTM theo khung an toàn CAMEL. Các chỉ tiêu đánh giá (quy mô vốn, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản) là các biến độc lập (xi) và năng lực tài chính của các NHTM là biến phụ thuộc (y). Khung an toàn CAMEL đưa ra các giới



hạn an toàn trong kinh doanh, nghiên cứu tiến hành đánh giá NLTC có đảm bảo khung an toàn hay không (y=1: đảm bảo khung an toàn; y=0: chưa đảm bảo khung an toàn).

Áp dụng mô hình Probit (nhị phân) để đánh giá NLTC của các ngân hàng thương mại, từ đó xác định nhân tố ảnh hưởng đến NLTC của các NHTM.

Năng lực tài chính (yi) = β0+ β1X1+ β2X2 + β3X3 +…+ βnXn Trong đó: yi: là biến phụ thuộc (Năng lực tài chính)

β0, β1 β2… βn: hằng số hồi quy

i 0 : tác động cùng chiều

i 0 : tác động ngược chiều

X1, X2,X3,..Xn: các biến độc lập

Căn cứ trên mô hình đã xác định, nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định sự phù hợp của hình xem có vi phạm các giả thuyết hay không, Cụ thể:

Các Xi cho trước và không ngẫu nhiên

Các sai số ui có giá trị trung bình bằng 0, hay E(ui) = 0 Không có sự tương quan giữa X và ui.

Các sai số có phương sai đồng đều trên toàn bộ dữ liệu Phương sai có phân phối chuẩn.

(2 ) .

Nếu các giả thuyết không bị vi phạm nghiên cứu sẽ tiến hành hồi quy và xác

định các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến NLTC của NHTM.

1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.

Dù ở cấp độ nào các nước đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO như: Tối huệ quốc (MFN), Đối xử quốc gia, Mở cửa thị trường, Áp dụng các hành động khẩn cấp. Riêng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, một số nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản để đánh giá một ngân hàng có hiệu quả, an toàn của Basel được các nước hội nhập áp dụng là: Tuân thủ thiết lập các chỉ tiêu và cung cấp hệ thống thông tin để giám sát ngân hàng



nhất là chuẩn mực về an toàn vốn, trích DPRR, chuẩn mực về kế toán, thống kê, báo cáo.

Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập đòi hỏi các NHTM phải nhận thức được đầy đủ sự cần thiết của việc nâng cao năng lực tài chính, cụ thể:

1.5.1. Đáp ứng yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận và đạt mục tiêu tăng trưởng

Các NHTM cần nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo đạt hiệu quả cao sử dụng vốn kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận và mục tiêu tăng trưởng. Cụ thể:

- Đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh với chi phí hợp lý

Các NHTM muốn tiến hành kinh doanh thì trước hết phải có đủ vốn hay tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động và phát triển. Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp NH có mức vốn đầy đủ. Qui mô vốn sẽ quyết định qui mô nguồn tiền gửi, qui mô cho vay tối đa đối với một hoặc một nhóm khách hàng, nắm giữ cổ phiếu của công ty khác, mở chi nhánh, mua sắm TSCĐ, thành lập công ty con…Như vậy, qui mô và cấu trúc hoạt động của ngân hàng được điều chỉnh theo qui mô vốn của ngân hàng. Với phương thức kinh doanh “đi vay để cho vay”, đòi hỏi ngân hàng phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động, lựa chọn được hình thức huy động vốn phong phú để có thể tập trung vốn kịp thời, thoả mãn nhu cầu kinh doanh có hiệu quả.

- Sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, hiệu quả

Sử dụng vốn hiệu quả tức là đồng vốn kinh doanh của ngân hàng phải tạo ra lợi nhuận cao. Sự cạnh tranh về lãi suất buộc các NHTM phải tiết kiệm để hạ thấp mức lãi suất. Nếu quản lý khéo léo lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, từ đó có thể làm thay đổi cả về qui mô lẫn chủng loại nguồn tiền mà ngân hàng có thể thu hút. Nâng cao năng lực tài chính là một biện pháp quan trọng để đối phó với những thay đổi trong lãi suất thị trường, nhằm kiểm soát và bảo vệ nguồn thu từ lãi, chi phí trả lãi, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, giá trị tài sản của ngân hàng.

- Đảm bảo an toàn trong sử dụng vốn

Vốn được coi là tấm đệm chống đỡ những rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh. Vốn lớn sẽ tạo được uy tín lớn cho ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng qui mô và phát triển. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng phải từ 9% trở lên. Nếu tỷ lệ này không đảm bảo, NHTM sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động, thậm chí còn đứng trước nguy cơ phá sản. Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp



ngân hàng thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với ngân hàng.

1.5.2. Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ ngày càng cao của khách hàng trong nền kinh tế thị trường

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các khách hàng có đầy đủ thông tin và đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn với mức giá cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, sự trung thành của khách hàng lại giảm đi, họ sẵn sàng thay đổi mối quan hệ ngân hàng hơn trước đây vì lợi ích kinh tế. Khi nhu cầu khách hàng thay đổi đòi hỏi ngân hàng phải có sự đầu tư, điều chỉnh để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu mới của khách hàng cả hiện tại và tương lai. Chính vì vậy chỉ có nâng cao năng lực tài chính thì ngân hàng mới có khả năng đáp ứng nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng cao của khách hàng.

1.5.3. Đáp ứng yêu cầu của hội nhập tài chính quốc tế

Hội nhập quốc tế nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng đều mang lại những cơ hội và không ít rủi ro. Cơ hội mang lại đó là nguồn lực tài chính để phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Những rủi ro có thể xảy ra đối với nền kinh tế là những rối loạn tài chính tiền tệ nếu thị trường tài chính kém phát triển, hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ dễ đổ vỡ. Mà bản chất của hội nhập quốc tế về tài chính tiền tệ là quá trình các quốc gia, các khu vực thực hiện việc mở cửa cho sự tham gia lẫn nhau vào lĩnh vực tài chính tiền tệ thể hiện bằng những cam kết đã được đặt ra trong Lộ trình mở cửa hệ thống ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng trong nước không còn cách nào khác là phải tự “cải tổ” mình nhằm nâng cao năng lực tài chính để có thể cạnh tranh trong bối cảnh mới. Áp lực cạnh tranh đóng một vai trò như một động lực thúc đẩy các ngân hàng ngày càng phải nâng cao năng lực của mình.

1.5.4. Do yêu cầu hiện đại hóa công nghệ trong môi trường cạnh tranh

Đổi mới công nghệ ngân hàng đã trở thành chủ đề được quan tâm hơn bao giờ hết trong những năm gần đây. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay có thể khẳng định hoạt động ngân hàng không thể tách rời sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Những thay đổi của công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ tới công nghệ ngân hàng, để đổi mới được công nghệ thì nhất thiết ngân hàng đó phải có tiềm lực tài chính.



Năng lực công nghệ ngân hàng được đánh giá thông qua mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng như chất lượng các sản phẩm ngân hàng, qua đó tiết kiệm được chi phí lao động và quản lý, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận cho ngân hàng.

Tuy nhiên việc đầu tư cho công nghệ, trang thiết bị hiện đại để cung cấp các dịch vụ chính xác, tiện ích lại rất tốn kém, thời gian thu hồi vốn lâu nên thường đòi hỏi những khoản đầu tư lớn từ nguồn vốn của chính bản thân ngân hàng. Một ngân hàng có mức vốn nhỏ bé sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư cho lĩnh vực hiện đại hóa công nghệ và như vậy sẽ làm giảm năng lực tài chính của ngân hàng, vì vậy tất yếu phải nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ.

1.6. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.6.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về nâng cao năng lực tài chính

Xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng đã trở thành áp lực buộc các nước đang phát triển phải có những biện pháp tích cực nhanh chóng nâng cao năng lực của các NHTM trong nước. Từ những năm 90 trở lại đây, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 ở Đông Nam Á thì các NHTM ở Đông Nam Á, Trung Quốc và kể cả Nhật Bản đã bộc lộ những yếu kém về năng lực tài chính của mình như: Nợ quá hạn cao, các tỷ lệ an toàn thấp, công nghệ lạc hậu…Chính vì thế việc nâng cao năng lực tài chính đã trở thành một trào lưu trong những năm qua và không chỉ diễn ra đối với các NHTM của các nước đang phát triển mà cả các nước phát triển với các NHTM mạnh. Đây là một vấn đề cần được đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động NHTM Việt Nam.

- Tự do hoá thị trường tài chính

Tự do hoá thị trường tài chính là một trong những điều kiện tiền đề cho quá trình hội nhập, hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như các nước khu vực Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình hội nhập. Các nước này đã thực hiện tự do hoá thị trường tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển



các luồng vốn từ nước này sang nước khác bằng việc thả nổi các giao dịch ngoại hối; thả nổi lãi suất, lãi suất được xác định trên cơ sở cung cầu trên thị trường, Nhà nước chỉ tham gia với vai trò điều tiết vĩ mô mà không can thiệp trực tiếp.

Kinh nghiệm rút ra từ một báo cáo của WB cho thấy “tự do hoá tài chính cần phải tiến hành song song với cải cách kinh tế vĩ mô, những cố gắng tự do hoá tài chính trước khi thực hiện những cải cách sẽ phải chịu tác động của các hiện tượng như: dòng vốn không ổn định, tỷ lệ lãi suất cao và công ty bị khốn đốn”.

- Đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính diễn ra mạnh mẽ tại từng ngân hàng, đặc biệt là những NHTMNN, các NHTMQD ở Trung Quốc, cụ thể tại Ngân hàng xây dựng; Ngân hàng công thương đã đặt mục tiêu trong chiến lược củng cố sức cạnh tranh của mình như:

+ Xây dựng cơ chế ngân hàng tự chịu trách nhiệm đầu tư, tự quản lý các khoản vay của mình, tăng cường tính minh bạch và giảm nợ xấu. Đồng thời, tăng cường khả năng quản lý giám sát nội bộ của các NHTM, thực hiện tinh giảm biên chế và nâng cao hiệu quả trong các ngân hàng.

+ Cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin để trở thành một ngân hàng toàn cầu có khả năng quản lý vốn tầm cỡ quốc tế. Nâng cao khả năng sử dụng ngân hàng điện tử của các tổ chức, phát triển phần mềm để giúp cho việc thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng.

- Cấp thêm vốn và cổ phần hoá các NHTM Nhà nước - cơ cấu lại ngân hàng - xử lý nợ xấu

+ Tại Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc quyết định bỏ ra 45 tỷ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để hiện đại hoá hai ngân hàng quốc doanh là Bank of China và Ngân hàng Xây dựng với mục đích chính là tăng cường các chỉ số phản ánh năng lực cân đối về vốn, cũng như chuyển đổi từ hình thức quốc doanh sang cổ phần.

Năm 1998, Trung Quốc thông báo bắt đầu áp dụng các quy tắc, quy định, định mức và tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tỷ lệ an toàn vốn (CAR) được nâng lên mức 8%; những quy định mới về phân loại khoản vay. Nhờ đó, bức tranh toàn cảnh về số nợ dưới chuẩn trở nên rõ ràng hơn và hình thành kế hoạch làm sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM nhà nước. Bốn công ty quản lý tài sản được thành lập để xử lý toàn bộ số nợ dưới chuẩn ước tính lên đến 670



tỷ nhân dân tệ (NDT), những công ty này được trao quyền ngoại lệ đặc biệt để xử lý, mua lại nợ xấu, thậm chí đầu tư và sinh lời từ đó. Số nợ xấu của các DNNN chiếm tới 70% tổng dư nợ trong hệ thống ngân hàng được đưa ra ngoài bảng cân đối kế toán để xử lý. Sau đó, Chính phủ dành ra 40 tỷ NDT dự trù ngân sách trong năm 1998 cho mục đích xóa nợ xấu của những DNNN này. Con số này là 30 tỷ NDT trong năm trước đó và tương tự các năm sau đều có khoản dự trù ngân sách dành để xóa nợ xấu. Đồng thời, những DNNN có nợ xấu được sắp xếp lại nhằm ngăn ngừa nguy cơ làm giảm chất lượng tài sản của những ngân hàng cho vay vốn. Đối với vấn đề thanh khoản, kế hoạch tái cấp vốn cho các NHTM nhà nước được triển khai song song. Số vốn yêu cầu được huy động theo cơ chế ngoài ngân sách, nghĩa là bằng công cụ trái phiếu chính phủ được phát hành với thời hạn 30 năm.

Bước tiếp theo, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các NHTM nhà nước xúc tiến kế hoạch niêm yết trên TTCK. Động thái này buộc các ngân hàng phải xây dựng cơ chế quản trị theo chuẩn quốc tế, kinh doanh theo định hướng thương mại nhiều hơn, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, kế hoạch đầu tư và trên sổ sách kế toán. Nhằm tạo ra môi trường lành mạnh để tránh cho các ngân hàng rơi vào vòng luẩn quẩn của làn sóng nợ dưới chuẩn mới phát sinh, PBC kiên quyết yêu cầu các ngân hàng cải thiện chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp, vì đó là bước đầu tiên trong việc quản trị rủi ro ngân hàng. Từng ngân hàng được yêu cầu lập kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể về chuyển đổi mô hình kinh doanh, giới thiệu dịch vụ khác biệt, kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực…

+ Tại Nhật Bản: Vào giữa những năm 1980, với cam kết của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là sẽ giữ ổn định tỷ giá đồng yên, các công ty chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất, phó thác việc tạo vốn cho các ngân hàng khiến nền kinh tế tăng trưởng nhanh, mức đầu tư lớn (khoảng 30% GDP). Giá bất động sản tăng nhanh liên tục, làm tăng giá trị tài sản thế chấp. Những khoản vay lại tiếp tục được đầu tư vào bất động sản và thị trường cổ phiếu, khiến ”bong bóng” bất động sản ngày một bị bơm căng. Các thống kê cho thấy, giá bất động sản và cổ phiếu tăng vọt từ năm 1987 - 1990 đã làm tăng sự giàu có của Nhật Bản lên gấp 4 lần.



Toàn bộ quốc đảo Nhật Bản chỉ chiếm 0,3% diện tích thế giới nhưng có thời điểm, giá trị đất đai của Nhật Bản quy đổi chiếm tới 60% giá trị đất đai của toàn thế giới. Sự bùng nổ của TTCK Nhật Bản cũng không giống bất cứ một nước công nghiệp nào khác. Năm 1988, chỉ tính riêng giá trị cổ phần của Công ty điện thoại NTT đã lớn hơn toàn bộ giá trị các hãng lớn của Đức (như Daimler, Siemen, Alianz, Krupp, Thyssen, BMW, Bayer, Hoechst, BASF) và ngân hàng Đức cộng lại. Chỉ số P/E của doanh nghiệp Nhật Bản lúc đó lên tới 90 - 100, trong khi đó, mức trung bình ở các nước phương Tây là 17 - 20.

Đến năm 1990, nền kinh tế bị tăng trưởng quá nóng và hậu quả là “bong bóng” bất động sản vỡ tung. Giá bất động sản và cổ phiếu tụt dốc nhanh chóng (giá bất động sản chỉ còn ¼ so với trước kia) mà “nhà tài trợ chính” cho tất thảy các hoạt động này lại chính là các ngân hàng Nhật Bản. Do vậy, khi giá tài sản giảm mạnh và kéo dài thì giá trị tài sản thế chấp cũng vì thế mà giảm theo, các doanh nghiệp con nợ bị thua lỗ hàng loạt, nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao đã gây ra cuộc khủng khoảng tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Chỉ tính đến tháng 3/1997, tổng số nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng đã lên tới trên 585 nghìn tỷ yên (khoảng 4 nghìn tỷ USD). Nhiều ngân hàng thương mại hầu như không thu hồi được vốn. Tỷ lệ nợ khó đòi ở một số ngân hàng chiếm tới 13% tổng dư nợ. Theo thống kê, đến tháng 7/1998, tổng số thua lỗ của các ngân hàng Nhật Bản là 100 nghìn tỷ yên, khoảng 556 tỷ USD. Tình trạng này đã buộc nhiều ngân hàng Nhật Bản phải đóng cửa chi nhánh ở nước ngoài để tập trung nguồn vốn giải quyết vấn đề nợ trong nước, trong đó, có các tên tuổi lớn như Nippon Credit, Sumitomo, Sakura, Sanwa và Fuji.

Làn sóng phá sản của các tổ chức tài chính lên tới cao trào vào cuối năm 1997 khi có tới 5 tổ chức tài chính lớn của Nhật bị phá sản, với những món nợ khổng lồ, trong đó, có Ngân hàng Tokyo và Ngân hàng Hokkaido, với món nợ không có khả năng thanh toán lần lượt là 59 tỷ yên và gần 200 tỷ yên. Thêm nữa, 20 ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản đã phải tuyên bố xóa nợ khó đòi với tổng số nợ lên tới 7.000 – 8.000 tỷ yên.

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí