Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược Hoạt Động Kinh Doanh.


động của thị trường, các ngân hàng phải khai thác triệt để những lợi thế của mình, đồng thời luôn biết khai thác để giữ vững lợi thế, tránh để lợi thế kinh doanh rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh khác.

Sử dụng cân đối các nguồn lực trong ngân hàng: Xu hướng ở hầu hết các ngân hàng hiện nay là đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cũng như đa năng hóa lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ đòi hòi chí phí, năng lực quản trị ,hiệu quả đem lại cũng như triển vọng phát triển của mỗi sản phẩm dịch vụ hay mảng hoạt động kinh doanh lại không hoàn toàn giống nhau. Vì vây, khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các ngân hàng cần có sự tính toán, cân nhắc để phân bổ các nguồn lực trong kinh doanh một cách phù hợp. Tránh tình trạng kinh doanh chạy theo “phong trào”như ồ ạt đổ vốn vào các lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm như chứng khoán, vàng, bất động sản ở nhiều ngân hàng cổ phần trong giai đoạn vừa qua.

Giữ vững nhịp độ tăng trưởng: Về lý thuyết cũng như thực tiễn, để đảm bảo tính bền vững trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng nên giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Việc phát triển với tốc độ quá cao khiến các NHTM khó có thể đảm bảo những yêu cầu về khả năng quản trị và nguồn lực hoạt động. Điều này dễ đẩy ngân hàng vào tình trạng rủi ro cao, đe dọa an toàn hoạt động của ngân hàng. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị cần có sự cân nhắc để có sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh và an toàn hoạt động ngân hàng. Tăng trưởng cao để tìm kiếm lợi nhuận dễ khiến cho ngân hàng bị trả giá đắt khi phải đối mặt với rủi ro cao, đó là chưa kể đến đôi khi tăng trưởng cao chưa chắc lợi nhuận đã gia tăng.Giữ nhịp độ tăng trưởng ổn định sẽ giúp các ngân hàng tránh được tình trạng kinh doanh mạo hiểm hay chớp nhoáng thời cơ thị trường. Khi thị trường thuận lợi, các ngân hàng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, điều này có thể giúp ngân hàng nhanh chóng nắm bắt cơ hội thuận lợi của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận.Nhưng khi thị trường “đảo chiều”khiến các ngân hàng không kịp trở tay để điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng, tăng trưởng cao lúc này lại trở thành gánh nặng với các ngân hàng khi thị trường trở nên kém thuận lợi.

Sử dụng có hiệu quả nguồn lực của ngân hàng và giảm thiểu rủi ro:Chiến lược kinh doanh của ngân hàng phải đảm bảo sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực mà ngân hàng có được như cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ cũng như


nguồn vốn của NHTM. Mặt khác, chiến lược kinh doanh phải đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ hay không tập trung đầu tư vào các danh mục tài sản có có mức độ rủi ro cao là chiến lược cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

3.2.1.2. Quy trình xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh.

Trước hết phải khảng định chiến lược hoạt động kinh doanh mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng, vì vậy không có một quy trình chung cho tất cả các ngân hàng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Để xây dựng chiến lược kinh doanh, các bước mà ngân hàng cần tiến hành bao gồm:

- Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài của ngân hàng để xác định cơ hội cũng như những nguy cơ mà ngân hàng phải đối mặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

- Phân tích yếu tố nội tại của ngân hàng để xác định điểm mạnh cũng như điểm yếu của ngân hàng.

- Xác định sứ mệnh và mục tiêu chiến lược.

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 21

- Xây dựng các phương án chiến lược.

- Phân tích, đánh giá và lựa chọn chiến lược.

- Xác định các nhiệm vụ để thực hiện chiến lược

3.2.1.3. Công tác tổ chức bổ phận xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược hoạt động, một số các NHTMCP hiện nay đã xây dựng bộ phận chuyên trách để thực hiện công việc này. Bộ phận này được hình thành với quy mô, cơ cấu tổ chức và tên gọi khác nhau.Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của bộ phận này chưa thực sự xứng tầm của một bộ phận có sứ mệnh “dẫn đường”này. Để việc xây dựng và triển khai chiến lược một cách có hiệu quả, các NHTMCP nên lưu ý một số vấn đề:

- Cần thành lập bộ phận chuyên biệt thực hiện việc xây dựng chiến lược hoạt

động.

Trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng, các ngân hàng phải coi việc xây dựng

bộ phận chuyên trách để thực hiện việc xây dựng và triển khai chiến lược là một tất yếu. Bởi nếu công việc này được thực hiện bởi bộ phận kế hoạch hay tài chính thì khó được sự quan tâm thích đáng của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc điều


hành, và vì vậy sẽ làm giảm hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện chiến lược trong kinh doanh Ngân hàng.

- Cần xác định rõ vị trí, vai trò của bộ phận xây dựng chiến lược.

Xác định rõ nhiệm vụ chính của các bộ phận chuyên trách về chiến lược là xây dựng hệ thống quản lý chiến lược và giám sát đánh giá đảm bảo các chiến lược bộ phận ăn nhập với chiến lược ngân hàng; đảm bảo tính gắn kết giữa các chiến lược bộ phận; đảm bảo hiệu quả về chi phí; tiến độ triển khai và tạo dựng nền tảng để thúc đẩy các ý tưởng đổi mới trong ngân hàng. Tránh tình trạng các ngân hàng khi xây dựng bộ phận này chỉ nặng về việc triển khai dự án, mà đáng ra công việc này phải thuộc về các đơn vị chức năng khác của ngân hàng thực hiện.

-Về cơ cấu và nhân sự của tổ chức xây dựng chiến lược.

Để khảng định vai trò của bộ phận “dẫn đường”, bộ phận xây dựng và quản lý chiến lược cần phải được đặt ngang hàng với các khối kinh doanh để hỗ trợ đắc lực cho tổng giám đốc trong việc xây dựng chiến lược hoạt động có tính dài hạn, phối kết hợp triển khai giữa các bộ phận về chiến lược đề ra. Đối với người đứng đầu bộ phận này phải có tư duy, tầm nhìn và chuyên trách thực hiện chứ không nên thực hiện kiêm nhiệm của giám đốc tài chính hay giám đốc kế hoạch.Để có được những nhân lực “xứng tầm”trong việc hoạch định chiến lược, các NHTMCP nên cân nhắc việc tham gia quản trị của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để khai thác lợi thế kinh nghiệm của họ.

3.2.2. Tăng quy mô vốn chủ và nâng cao hệ số an toàn vốn

Giải pháp này xuất phát từ lý luận cũng như thực tiễn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Về lý thuyết, vốn chủ sở hữu được coi là tấm nệm chống đỡ rủi ro của NHTM. Việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp các NHTM mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng khả năng kiếm tìm lợi nhuận. Trước những áp lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tiến trình tự do hóa tài chính trong hoạt động ngân hàng, việc tăng qui mô vốn chủ sở hữu và đảm bảo hệ số an toàn vốn luôn là yếu tố cần thiết để mỗi NHTMCP củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường. Trong bối cảnh tới đây, để tăng vốn chủ sở hữu, các NHTMCP cần xem xét một số những nội dung sau đây:

Một là : Cần có nhận thức đúng đắn trong quan điểm tăng vốn


Thực tế phân tích cho thấy không thể phủ nhận sự cần thiết của việc tăng quy mô vốn chủ trong quá trình phát triển của các NHTM.Tuy nhiên, mỗi một ngân hàng có phân khúc thị trường khác nhau nên yêu cầu về quy mô vốn chủ cũng sẽ khác nhau. Không phải các NHTM có quy mô vốn lớn đều hoạt động tốt và những ngân hàng quy mô nhỏ là kém an toàn. Có những ngân hàng quy mô nhỏ nhưng vẫn được đánh giá là ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn so với những ngân hàng quy mô vốn lớn. Bởi yếu tố hàng đầu có tính quyết định đối với kết quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam hiện nay là năng lực quản trị của ngân hàng chứ không phải chỉ phụ thuộc vào quy mô vốn chủ sở hữu.Mặt khác, việc đảm bảo hệ số an toàn vốn không chỉ là tăng quy mô vốn mà còn tùy thuộc vào việc điều chỉnh quy mô tài sản có rủi ro của ngân hàng. Vì vậy, tăng vốn và điều chỉnh quy mô, mức độ rủi ro của tài sản có luôn là hai vấn đề cánh kéo được cân nhắc với các nhà điều hành Ngân hàng trong mỗi thời kỳ.

Hai là: Việc tăng vốn chủ sở hữu ngân hàng cần phải thực hiện theo lộ trình, tránh tình trạng tăng vốn một cách đột biến như thực tế tại nhiều ngân hàng trong thời gian trước đây.Nếu tăng vốn một cách đột biến khiến các ngân hàng chịu nhiều áp lực trong việc tăng quy mô tài sản có cũng như đòi hỏi về năng lực quản trị rủi ro. Mỗi ngân hàng có lộ trình tăng vốn riêng của mình, khi xây dựng lộ trình tăng vốn hợp lý cần được xem xét trên các căn cứ sau.

Thứ nhất: Việc tăng vốn phài phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng. Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, chiến lược hoạt động được coi là nền tảng cho việc ngân hàng lên kế họach tăng vốn.

Thứ hai: Việc tăng vốn của ngân hàng phải phù hợp với phân khúc thị trường mục tiêu và năng lực quản trị của ngân hàng.

Đây là yếu căn cứ quan trọng trong chiến lược tăng vốn của các NHTMCP.Xu hướng tăng vốn ồ ạt để mở rộng thị trường của nhiều NHTMCP trong giai đoạn trước đây trong khi năng lực quản trị yếu kém đã khiến không ít ngân hàng hiện nay phải trả giá. Do vậy, triết lý kinh doanh “Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ”cần được các ngân hàng cân nhắc trong chiến lược tăng vốn của mình.

Thứ ba: Lộ trình tăng vốn phải phù hợp yêu cầu tuân thủ quy định pháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng. Do tính chất kinh doanh rủi ro nên các NHTM luôn


phải chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của quy định pháp luật. Vì vậy, việc đảm bảo mức vốn pháp định và hệ số an toàn vốn tối thiểu là những yêu cầu bắt buộc mà các NHTM phải tuân thủ.

Thứ 4: Việc tăng vốn phải cân xứng giữa chi phí tăng vốn và hiệu quả sử dụng vốn sau khi tăng. Bởi việc tăng vốn luôn đi đôi với chính sách chi trả cổ tức cho cổ đông, nên nếu hiệu quả sử dụng vốn thấp thì chính sách tăng vốn không đem lại sự gia tăng sức mạnh tài chính cho ngân hàng mà nó chỉ tăng gánh nặng rủi ro cho ngân hàng mà thôi.

Ba là: Lựa chọn phương án tăng vốn phù hợp.

Trong 3 nhóm ngân hàng được lấy số liệu để nghiên cứu, mỗi nhóm ngân hàng có tình hình sức khỏe khác nhau. Vì vậy, tùy theo thực lực mà mỗi ngân hàng nên cân nhắc phương án tăng vốn phù hợp.Lựa chọn tăng vốn của ngân hàng được dựa trên những căn cứ như chi phí tăng vốn hay tính khả thi của mỗi phương án tăng vốn với ngân hàng.

Với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn

Đây là những ngân hàng được đánh giá là có “tiềm lực”, những ngân hàng này đã hoàn toàn đảm bảo mức an toàn vốn theo quy định. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thì việc tăng vốn của ngân hàng vẫn hết sức cần thiết. Khác với các ngân hàng nhỏ, việc tăng vốn của các ngân hàng lớn tới đây không quá gấp gáp và có nhiều thuận lợi hơn. Điều quan trọng sao cho các ngân hàng lựa chọn được phương án tăng vốn tối ưu nhất. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì khi không quá bị áp lực tăng vốn, các NHTMCP lớn cần có sự cân nhắc thận trọng để tránh áp lực mở rộng hoạt động kinh doanh để đảm bảo cổ tức cho cổ đông. Phương án tăng vốn cho những ngân hàng này có thể lựa chọn là:

Tăng vốn dựa vào nguồn lợi nhuận tích lũy: Mặc dù ở thời điểm hiện tại, việc tăng vốn của các ngân hàng từ việc trích lập lợi nhuận sẽ có những hạn chế nhất định do lợi nhuận của các NHTMCP giảm sút. Tuy nhiên, với khả năng cạnh tranh vượt trội hơn so với các NHTMCP khác, tình hình tài chính của các NHTMCP lớn sẽ có sự hồi phục nhanh khi kinh tế Việt Nam được khởi sắc. Do


vậy, các NHTMCP cần cân nhắc phân chia tỷ lệ hợp lý giữa lợi nhuận để lại và chính sách cổ tức cho cổ đông.

Tăng vốn từ các cổ đông hiện hữu. Với các ngân hàng lớn, những cổ đông hiện hữu thường có xu hướng muốn nắm giữ cổ phiếu ngân hàng để giữ tỷ lệ sở hữu cổ phiếu hay không bị loãng quyền sở hữu cổ phiếu của mình cũng như chiến lược đầu tư dài hạn. Do vậy, việc thu hút vốn của các cổ đông hiện hữu sẽ dễ được các cổ đông đón nhận.Trong bối cảnh hiện nay, phương thức tăng vốn này được coi là có tính khả thi nhất. Cho dù, tại thời điểm hiện tại việc tăng vốn này sẽ bị hạn chế bởi tiềm lực tài chính của các cổ đông hiện hữu trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều yếu tố bất lợi, nhất là với những cổ đông pháp nhân trong xu hướng thoái vốn ở những lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành. Theo lộ trình tài cấu trúc nền kinh tế, sau năm 2015 nếu quá trình tái cấu trúc thành công theo dự kiến, tình hình tài chính của các doanh nghiệp hay tập đoàn kinh tế được cải thiện thì việc tăng vốn của các NHTMCP lớn bằng con đường này sẽ có tính khả thi cao hơn.

Tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng: Để tăng mạnh quy mô vốn chủ thì phương án tăng vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu ra công chúng là một lựa chọn cho các NHTMCP. Với các NHTMCP lớn, việc gọi vốn bằng cách thức này sẽ có nhiều điểm thuận lợi. Bởi trước hết họ là những ngân hàng vị thế trên thị trường, nên với những nhà đầu tư có tính chiến lược dài hạn thì cổ phiếu của những ngân hàng này vẫn được họ sẵn sàng đón nhận. Thứ đến, với những diễn biến trên thị trường chứng chứng khoán từ 2013 đến nay thì thị trường chứng khoán đang có nhiều khởi sắc, kênh đầu tư chứng khoán có sự hấp dẫn hơn so với việc gửi tiền tiết kiệm hay đầu tư vào vàng, bất động sản do lãi suất tiền gửi giảm thấp, tính kém thanh khoản của thị trường bất động sản và xu hướng giảm của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 2014 và 2015, phương án tăng vốn này có thể chưa được coi là tối ưu đối với các NHTMCP lớn với hai lý do:

Một là: Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng hiện tại khó có thể đem lại mức thặng dư vốn cho các NHTM. Bởi mặc dù thị trường chứng khoán đã có nhiều khởi sắc, nhưng nhìn chung với tâm lý dè dặt cũng như những hạn chế về khả năng tài chính của các nhà đầu tư thì giá cổ phiếu ngân hàng không tăng một


cách đột biến. Hơn nữa, với tình trạng thoái vốn ngân hàng hàng loạt của các cổ đông chiến lược sẽ đẩy nguồn cung cổ phiếu ngân hàng tăng, do vậy giá cổ phiếu ngân hàng vẫn khó có thể được đẩy mạnh.

Hai là: Cũng như đã phân tích ở trên, tăng vốn ở thời điểm này sẽ đi đôi với với áp lực tăng quy mô tài sản có. Trong khi hiệu quả đầu tư của nền kinh tế thấp như hiện nay thì việc việc tăng vốn là không cần thiết, nhất là những áp lực về tăng vốn để đảm bảo hệ số an toàn vốn không quá cấp bách đối với các NHTMCP lớn. Sau giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế, thì tùy vào chiến lược “tăng tốc”để các ngân hàng sẽ sử dụng phương án phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng để tăng vốn cho mình.

Thu hút vốn của các nhà đầu tư ngoại: Là những ngân hàng có quy mô lớn và nhiều triển vọng phát triển, các NHTMCP lớn sẽ là tâm điểm thu hút vốn của các nhà đầu tư ngoại. Theo tinh thần Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được nâng lên 20% (quy định cũ là 15%); tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, trong số các NHTMCP lớn thì đã có ngân hàng sử dụng hết “room”của mình, như NHTMCP ACB, tổng vốn cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đã ở mức 29,94% vào thời điểm 31/12/ 2012, hay mức vốn đầu tư của một cổ đông ngoại đã kịch trần như NH Techcombank (Tỷ lệ năm giữ 19,5%) , ngân hàng Eximbank (Tỷ lệ 20%). Có những ngân hàng còn mức room lớn như NHTMCP quân đội(MB), mức vốn đầu tư của cổ đông ngoại hiện tại là 8,64%, NHTMCP hàng hải (Mức vốn cổ phần ngoại hiện tại là 0%), NH Sacombank (Tổng mức vốn đầu tư ngoại là 5,43%), NH SHB (Tổng mức vốn đầu tư ngoại là 1,76%). Với những ngân hàng này muốn tăng vốn ngoại phải tìm kiếm các nhà đầu tư mới, mà điều này không phải dễ dàng khi tìm một đối tác có sự phù hợp về quan điểm và chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, xét về lợi ích thì nhóm NHTMCP lớn cũng không mặn mà việc hợp tác với nhà đầu tư ngoại ở thời điểm này, bởi tình trạng nợ xấu cũng như điều kiện kinh doanh khó khăn hiện nay nên các NHTM trong nước khó đạt được giá bán như mong muốn. Do vậy, phương án tăng vốn này không được các NHTMCP lớn đặt lên hàng đầu trong bối cảnh hiện


tại. Sau quá trình tái cấu trúc, khi tình hình tài chính của các ngân hàng đã được minh bạch và cải thiện hơn thì đây là phương án sẽ được ngân hàng cân nhắc.

Mua lại hoặc sát nhập với các NHTMCP khác. Đây cũng là một phương án đặt ra cho các NHTMCP trong giai đoạn tái cấu trúc hiện nay. Với những ngân hàng có “sức khỏe tốt”, giải pháp này có thể tạo “cú bật”trong việc mở rộng thị trường để chiếm giữ thị phần. Tuy nhiên, một số NHTMCP lớn hiện nay cũng đang gặp những vấn đề về quản trị, nợ xấu, lợi nhuận giảm sút. Vì vậy, nếu “cõng thêm”một ngân hàng yếu thì e rằng sẽ làm cho tình hình tài chính của các ngân hàng khó có thể được cải thiện. Do vậy, những NHTMCP trong tốp lớn có thể nhắm đến việc sát nhập với một ngân hàng trong tốp hoặc ở tốp 2, vì đây là những ngân hàng có nhiều điểm tương đồng và sức khỏe tài chính tương đối ổn. Mặt khác, việc tăng vốn bằng biện pháp này còn nhằm mục đích đón đầu trước việc thực hiện minh bạch hóa sở hữu vốn cổ phần trong các ngân hàng cũng như yêu cầu tăng quy mô vốn trong tương lai do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Khả năng thực hiện giải pháp này phụ thuộc vào những đàm phán, thỏa thuận để đảm bảo lợi ích giữa các ngân hàng hay yêu cầu của NHNN.

Thứ hai: Với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần vừa.

Mặc dù không vị thế bằng các NHTMCP lớn, nhưng lại là những ngân hàng có nhiều triển vọng và đang rất tích cực trong việc thực hiện tái cơ cấu. Với quy mô vốn chủ sở hữu trên 5000 tỷ, mặc dù đã tuân thủ được mức vốn pháp định và hệ số an toàn vốn theo quy định, nhưng so với các NHTMCP tốp đầu và các NHTM có vốn nhà nước chi phối thì còn một khoảng cách rất xa. Điều này cho thấy, nhu cầu tăng vốn của các ngân hàng là rất lớn để theo đuổi “cuộc chiến cạnh tranh”giữa các ngân hàng. Về phương án tăng vốn, ngoài phương án tăng vốn từ nội bộ trên cơ sở sử dụng nguồn lợi nhuận tích lũy, các ngân hàng có thể lựa chọn các phương án như sau:

- Phương án trước tiên mà các NHTMCP vừa lựa chọn được coi là thích hợp nhất ở thời điểm này là tăng vốn trên cơ sở phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu. Ngân hàng có thể phát hành cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ nhất định hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022