tình trạng này là do việc quy định áp trần lãi suất huy động vốn ngắn hạn của NHNN, khiến cho những NHTMCP mà đặc biệt là những ngân hàng nhỏ khó có điều kiện cạnh tranh ngang ngửa với những ngân hàng lớn hơn nên buộc họ vẫn phải sử dụng công cụ tăng lãi suất để hút vốn. Mặt khác, tình trạng nợ xấu cũng như nợ xấu có nguy cơ mất vốn gia tăng buộc NHTMCP nhỏ vẫn phải tăng cường huy động để đảm bảo yêu cầu thanh khoản của mình.
Bên cạnh chiến lược tăng trưởng quy mô vốn huy động của các NHTM, thì một trong những vấn đề cần thiết hiện nay là cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mặc dù không có con số công bố chính xác về cơ cấu nguồn vốn theo từng kỳ hạn trên các thuyết minh báo cáo tài chính của từng NHTMCP, nhưng theo đánh giá nhận định của NHNN thì cơ cấu nguồn vốn huy động vẫn chủ yếu nghiêng về nguồn vốn huy động ngắn hạn tại các NHTMCP. Khi nhu cầu vốn vay trung và dài hạn gia tăng, đồng thời vẫn phải chấp hành quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì đòi hỏi các NHTM phải có những giải pháp để điều chỉnh thích hợp nguồn vốn của mình. Trong năm 2013, khi lãi suất thị trường giảm mạnh nên để tăng được nguồn vốn huy động dài hạn nhiều NHTMCP đã tăng mặt bằng lãi suất cho các khoản tiền gửi kỳ hạn dài nhằm tăng nguồn vốn trung, dài hạn.
Năm 2014, ngoại trừ ở nhóm các NHTMCP lớn có sự tăng nhẹ về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, còn ở hai nhóm ngân hàng còn lại thì tốc độ tăng trưởng vốn huy động đều giảm, đặc biệt giảm mạnh ở nhóm các NHTMCP nhỏ. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tăng trưởng tín dụng thấp ở các nhóm NHTMCP. Hơn nữa, do một số ngân hàng ở nhóm vừa và nhỏ bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt nên nguồn vốn huy động vốn vào những ngân hàng này tăng trưởng chậm hoặc giảm.
Năm 2015, mặc dù lãi suất huy động vốn ngân hàng tiếp tục giảm nhưng tăng trưởng huy động vốn vẫn hết sức khả quan về tốc độ tăng trưởng cũng như sự dịch chuyển cơ cấu vốn huy động theo hướng tăng nguồn vốn huy động kỳ hạn dài.Với sự phục hồi mạnh tăng trưởng tín dụng cùng với xu hướng biến động của tỷ giá, tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong năm 2015 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng.
2.2.5 Thực trạng khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2009- 2014.
Với tính chất kinh doanh dựa trên chữ “tín”, thanh khoản là yếu tố trực tiếp quyết định đến sự sống còn của các NHTM. Không có bất kỳ một nhà quản trị ngân hàng nào không nhận thức được tầm quan trọng này. Tuy nhiên, trên thực tế giữa lợi nhuận và thanh khoản ngân hàng đôi khi là sự đánh đổi. Tham vọng lợi nhuận cao có thể phải đánh đổi với tình trạng mất khả năng thanh khoản. Một trong những lý do mà thời gian vừa qua một số NHTMCP bị đưa vào diện tái cơ cấu đó chính là những yếu kém về thanh khoản. Những yếu kém về thanh khoản thường mang tính tiềm ẩn, một khi đã bộc lộ thì hoặc là ngân hàng đó đang đứng trước bờ vực phá sản, hoặc là buộc bị đưa ra ánh sáng bởi các cơ quan giám sát ngân hàng. Trong nhiều năm trở lại đây, thanh khoản ngân hàng luôn là vấn đề “nóng”được quan tâm của NHNN. Để hoàn thiện tính pháp lý trong việc quản lý thanh khoản đối với hệ thống ngân hàng, trong khoản 1 và 2 điều 12, khoản 1 điều 18 của thông tư 13/2010/TT- NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của TCTD có quy định.
Điều 12. Tỷ lệ về khả năng chi trả
Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:
1. Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có”thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả.
2. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có”đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ”đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên Ngân hàng cuối mỗi ngày).
Trên các báo cáo thường niên của NHTMCP trong khoảng thời gian từ 2009- 2014, tất cả các ngân hàng đều khảng định việc chấp hành nghiêm túc tỷ lệ về khả năng chi trả theo yêu cầu của thông tư 13.
Theo thông tư 36/2014/TT- NHNN, các NHTM phải đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả trong vòng 30 ngày (Tài sản có có tính thanh khoản cao/ Dòng tiền ra ròng trong vòng 30 ngày tiếp theo) của các NHTM (Bao gồm cả các NHTMCP) là 50%
Điều 18. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
1. Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ dưới đây:
1.1. Đối với Ngân hàng: 80%
1.2. Đối với tổ chức tín dụng phi Ngân hàng: 85%
Thực hiện theo tinh thần của thông tư 13, tất cả các NHTMCP đều chấp hành tỷ lệ về khả năng chi trả (thể hiện trên báo cáo thường niên của các NHTMCP được tác giả khảo sát). Việc chấp hành tỷ lệ cấp tín dụng với nguồn vốn huy động được coi như bãi bỏ theo tinh thần của thông tư 22 (có hiệu lực từ 1/9/2011) sửa đổi điều 18 của thông tư 13. Trong đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011- 2015 cũng xác định lộ trình cần thiết; kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.
Ngày 20/11/2014, thông tư 36/2014/TT- NHNN thay thế cho thông tư 13 quy định: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi được xác định cho từng loại hình NHTM. Cụ thể, với các NHTMNN thì tỷ lệ này phải duy trì là 90%, 80% là tỷ lệ được áp dụng với các NHTMCP, NHTM liên doanh và NHTM 100% vốn nước ngoài.
Bảng 2.14: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với vốn huy động* (ĐV %).
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
NHTMCP lớn | 71,10 | 71,28 | 69,70 | 69,84 | 70,00 | 75,00 |
NHTMCP vừa | 81,93 | 72,64 | 69,61 | 67,87 | 62,04 | 65.57 |
NHTMCP nhỏ | 92,28 | 87,41 | 88,44 | 84,00 | 77,84 | 78,59 |
Trung bình 3 nhóm | 73,56 | 72,47 | 70,76 | 70,75 | 68,28 | 68,35 |
Toàn hệ thống TCTD | 104,5 | 101,3 | 116 | 86,22 | 84,71 | 78 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Nợ Phải Trả/vốn Chủ Sở Hữu Của Các Nhtmcp Giai Đoạn 2009-2014( Đv: Lần)
- Qui Mô Và Tăng Trưởng Dư Nợ Cho Vay Tổ Chức Kinh Tế Và Cá Nhân Các Nhtmcp Giai Đoạn 2009- 2014.
- Tỷ Lệ Nợ Xấu Nhóm 5/tổng Dư Nợ Của Các Nhtmcp (2009-2014) (Đv%)
- Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
- Những Tồn Tại Trong Việc Nâng Cao Năng Lực Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
- Mức Độ Bù Đắp Nợ Xấu Bằng Dự Phòng Rủi Ro Của Các Nhtmcp Giai Đoạn 2009- 2014.
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Nguồn: [51] [12]
* Số liệu vốn huy động chỉ bao gồm huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư.
Căn cứ vào số liệu trên bảng 2.14 cho thấy tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động trung bình của cả 3 nhóm dao động từ trên dưới 70%, thấp hơn so với mặt
bằng chung của toàn hệ thống.Mức chung của toàn hệ thống năm 2009 - 2011 thường duy trì ở mức cao trên 100% cho tới gần 120%[2]. Năm 2012 – 2013 tỷ lệ dư nợ so với vốn huy động theo công bố của NHNN có giảm nhiệt hơn so với giai đoạn trước, nhưng vẫn duy trì ở mức cao trên 80% . Mức chung cao do việc duy trì tỷ lệ cao tại các NHTMNN, như năm 2012- 2013, tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động của khối NHTMNN là 94,58%và 94,62% (so với tỷ lệ của toàn bộ hệ thống NHTMCP là 70,75% và 68,28% ).
Diễn biến qua các năm cho thấy, năm 2009 là năm có tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động là cao nhất. Bởi trong năm 2009, khi tăng trưởng tín dụng tăng mạnh theo chủ trương kích cầu của nhà nước cũng như sức ép tăng lợi nhuận của các NHTMCP do tăng mức chủ sở hữu. Trong các năm 2010 – 2014, tỷ lệ này có xu hướng giảm với mức biến động không lớn (ngoại trừ năm 2014, tỷ lệ dư nợ so với vốn huy động tăng nhẹ). Nguyên nhân của của nó là trong năm 2010, mặc dù tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP vẫn cao so với toàn hệ thống, nhưng bù lại tăng trưởng huy động vốn vẫn lớn hơn tăng trưởng tín dụng. Sang giai đoạn 2011- 2013, lợi thế sử dụng lãi suất để huy động vốn không còn nên tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTMCP giảm mạnh, song song với nó thì tăng trưởng cho vay của các NHTMCP duy trì ở mức thấp hơn khiến tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động giữ ở mức ổn định.
Năm 2014,có sự sụt giảm mạnh tăng trưởng tín dụng và huy động vốn ở nhóm các NHTMCP nhỏ nên tỷ lệ dư nợ so với vốn huy động ở nhóm ngân hàng này chỉ tăng nhẹ. Tỷ lệ này đều tăng ở hai nhóm ngân hàng còn lại vì vậy mặt bằng chung của các NHTMCP vẫn cao hơn so với năm 2013.
Năm 2105, do việc áp trần lãi suất huy động ở mức thấp nên kênh huy động vốn ngân hàng không mấy hấp dẫn, tốc độ tăng trưởng huy động ở hầu hết các NHTMCP thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Mặc dù tỷ lệ dư nợ so với vốn huy động vẫn nằm trong giới hạn quy định ( Tính đến 31/10/2015, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động ở nhóm các NHTMCP là 79,27%, tỷ lệ này ở nhóm NHTMNN là 97,95%) nhưng đã tiệm cận với giới hạn trần và cao nhất trong giai đoạn từ 2009 cho đến nay. Điều này cho thấy những lo ngại về tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản với các NHTMCP không phái thiếu cơ
sở. Tuy nhiên, theo tinh thần của TT36 có hiệu lực từ 1/2/2015, vốn vay của các TCTD khác cũng được tính vào nguồn vốn huy động sử dụng cho vay nên thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn được coi là an toàn.
Trong các nhóm NHTMCP, nhóm NHTMCP nhỏ có tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động luôn cao nhất với tỷ lệ trên 80% qua các năm 2009- 2012, tuy có giảm vào năm 2013-2014 nhưng vẫn ở mức cao nhất so với nhóm các NHTMCP lớn và vừa. Ảnh hưởng chung đến nhóm NHTMCP nhỏ là do tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động của các ngân hàng như NHTMCP PGBank, NHTMCP Nam Việt, NHTMCP Kiên long luôn ở mức rất cao trong giai đoạn này (Bảng 2.15)
Bảng 2.15:Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động một số NHTMCP 2008-2014(%)
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
NHTMCP PG Bank | 106,8 | 90,22 | 101,11 | 109,67 | 110,9 | 100,04 | 81 |
NHTMCP Nam Việt | 88,9 | 87,21 | 94,36 | 85,63 | 104,95 | 65,72 | 68,1 |
NHTMCP Kiên Long | 119 | 100,42 | 91.05 | 91,47 | 83,18 | 98,59 | 81,62 |
Nguồn:[51]
Như vậy, nhìn tổng thể về thanh khoản của các NHTMCP thông qua chỉ số tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động không có gì quá bất thường khi so với tỷ lệ này ở các nước trên thế giới (Hình 2.4) và giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế khi đánh giá thanh khoản.
Hình 2.4: Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Vốn huy động của ngân hàng các nước trên thế giới
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/ vốn huy động ( 2014)
Series 1
87
72.7 76.9 77.5 67.3 72.7
104.9126.1
81.1 98.2
78
104.8
Nguồn:Central banks,Regulators, BMI
* Chỉ số này là 68,35% đối với hệ thống NHTMCP
Tuy nhiên, nếu xem xét một cách chi tiết thì trong các nhóm NHTMCP, không chỉ kể đến những NHTM nhỏ mà ngay kể cả những NHTMCP vừa và lớn
vẫn còn những ngân hàng duy trì tỷ lệ này ở mức khá cao. Như ở trong nhóm NHTMCP lớn thì NH Eximbank và Sacombank luôn có tỷ lệ dư nợ so với vốn huy động ở mức trên 80%, đặc biệt trong hai năm 2011 và 2012. Hay ở nhóm NHTMCP vừa thì Ngân hàng Đông Á có tỷ lệ cao hơn rất nhiều với các ngân hàng khác trong nhóm (với mức 106%-107% trong hai năm 2009 và 2011).
Về lý thuyết cũng như thực tiễn, tính an toàn thanh khoản của các NHTM mang tính hệ thống. Vì vậy dù chỉ cần số ít các ngân hàng có hiện tượng yếu kém thanh khoản cũng dễ có những lan truyền làm ảnh hưởng đến hệ thống.
Điều đáng bàn ở đây là đối với những ngân hàng có mức độ biến động bất thường về huy động vốn cũng như cho vay sẽ làm cho nguy cơ rủi ro thanh khoản có xu hướng gia tăng. Nếu nhìn vào số liệu về tăng trưởng huy động vốn và cho vay thì ở nhóm các NHTMCP nhỏ có độ hẫng rất lớn (tăng trưởng rất cao trong năm 2009 và 2010 nhưng lại giảm thấp năm 2011), nên năm 2011 khi lạm phát tăng cao làm cho thanh khoản của nhiều NHTMCP trở nên rất xấu. Việc huy động vốn đầu vào không chỉ đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay hiện tại, mà còn để “che lỗ hổng”thanh khoản vốn không mấy vững vàng của những ngân hàng hoạt động được coi là thiếu tính bền vững này. Đó chính là nguyên nhân lý giải tại sao trong năm 2011, mặc dù tăng trưởng tín dụng ở các NHTMCP nhỏ xuống thấp cùng với nhịp độ giảm của tăng trưởng vốn huy động nhưng thanh khoản của các ngân hàng này vẫn được đánh giá là “có vấn đề”.
Tạo nên “lỗ hổng thanh khoản”của các NHTMCP trong thời gian vừa qua còn xuất phát từ vấn đề chất lượng tín dụng. Mặc dù đầu ra tín dụng giảm nhưng việc thu hồi các khoản tín dụng đến hạn không như dự kiến khiến cân bằng thanh khoản của các NHTM bị nghiêng theo chiều hướng thiếu hụt. Với xu hướng nợ xấu gia tăng, nên khi việc huy động vốn gặp khó khăn sẽ làm bộc lộ những yếu kém về thanh khoản của ngân hàng.
Xét trên góc độ thị trường, thanh khoản của các ngân hàng thường thể hiện qua con số vay mượn trên thị trường liên ngân hàng. Nếu thanh khoản của các ngân hàng càng yếu thì giao dịch trên thị trường liên ngân hàng càng sôi động, lãi suất liên ngân hàng có chiều hướng tăng cao.
Trên thị trường liên ngân hàng, ở giai đoạn căng thằng thanh khoản như trong năm 2011, các NHTMCP chủ yếu đóng vai trò đi vay.Thị phần cho vay trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu thuộc về nhóm NHTMNN và nhóm ngân hàng có vốn nước ngoài, các NHTMCP chiếm tỷ trọng nhỏ. (Hình 2.5)
Hình 2.5: Thị phần cho vay trên thị trường liên Ngân hàng 2011.
NHTMCP, 7.97%
NHLD và NH
nước ngoài, 43.43%
NHTMNN, 48.60%
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính.
Qua số liệu cho vay liên ngân hàng ròng của năm 2011( Phụ lục 4) cho thấy, các khoản cho vay liên ngân hàng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng,trung bình khoản mục này chiếm trên 24% tổng tài sản. Trong 21 NHTMCP được lấy số liệu thì chỉ có 5 ngân hàng có số liệu cho vay ròng liên ngân hàng dương, còn lại các ngân hàng khác đều có số âm. Điều này cho thấy, do bối cảnh của năm 2011 có nhiều khó khăn về công tác huy động vốn trên thị trường 1. Vì vậy các NHTMCP đã phải sử dụng nguồn vốn vay trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản của mình. Tuy nhiên, vấn đề đáng chú ý là qua số liệu tính toán, rất nhiều các NHTMCP có tỷ trọng vốn tiền gửi, cho vay và đi vay các TCTD khác rất cao và khá cân bằng. Điều này không có nghĩa là tồn tại các nhóm ngân hàng chuyên “đi vay”hoặc “cho vay”do thiếu hụt hoặc dư thừa thanh khoản mà các ngân hàng đều vừa cho vay và đi vay lẫn nhau. Thực trạng này có thể vừa làm tăng ảo tài sản của các ngân hàng, vừa hồ nghi cho vấn đề nổi cộm đang được các cơ quan thanh tra giám sát NHNN làm rõ là vấn đề sở hữu chéo trong các NHTMCP hiện nay. Và đây là chính là yếu tố nguy hiểm tạo nên “lỗ hổng thanh khoản”tại các NHTMCP trong thời gian vừa qua
Trong khi đó theo thống kê năm 2011 trên thị trường liên ngân hàng cho thấy có sự tăng mạnh nợ quá hạn, chứng tỏ những yếu kém về thanh khoản đã gây khó khăn cho việc trả nợ của các ngân hàng đi vay trên thị trường mà phần lớn trong số đó là của các NHTMCP. (Bảng 2.16)
Bảng 2.16: Số liệu nợ quá hạn của các TCTD trên thị trường liên ngân hàng năm 2010- 2011 (ĐV: tỷ đ)
2010 | 2011 | Tăng giảm | ||
Tuyệt đối | Tương đối | |||
Nhóm NHTMNN | 5.602 | 6.945 | 1.343 | 23,97% |
NHTMCP | 314 | 336 | 22 | 7,09% |
NHLD, NHNg | 0 | 4.857 | 4.857 | 100% |
CTTC,CT cho thuê TC | 381 | 92 | -289 | - 75,93 |
Tổng | 6.296 | 12.230 | 5.933 | 94,24% |
Nguồn: [26]
Để khắc phục tình trạng ảo cũng như những rủi ro trên thị trường liên NH, ngày 18/6/2012, NHNN đã ban hành thông tư 21/2012/TT-NHNN quy định về việc đi vay, cho vay và mua bán có kỳ hạn các giấy tờ có giá giữa các TCTD, chi nhánh nước ngoài (có hiệu lực chính thức từ 1/9/2012). Điểm nổi bật trong thông tư này là NHNN cấm các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác. Hoạt động cho vay, đi vay liên ngân hàng chỉ được thực hiện qua trụ sở chính của TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thời hạn giao dịch chỉ được thực hiện trong ngắn hạn dưới 1 năm. Việc loại bỏ giao dịch trung và dài hạn trên thị trường liên ngân hàng sẽ tránh được tình trạng các NHTM sử dụng thị trường liên ngân hàng để tăng ảo tài sản và vốn tự có.
Cùng với những biện pháp kiểm soát chặt chẽ của NHNN cũng như điều kiện thuận lợi cho kênh huy động vốn qua ngân hàng, năm 2013 chấm dứt tình trạng căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như hệ thống NHTMCP nói riêng. Thậm chí, do tăng trưởng tín dụng thấp so với tốc độ tăng trưởng vốn huy động nên ở nhiều ngân hàng còn dư thừa vốn và thặng dư thanh khoản trong năm 2013-2014. Tuy tình hình thanh khoản của các NHTMCP đã được cải thiện nếu xét trên khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng cầu thanh khoản của ngân hàng. Nhưng điều đó không có nghĩa là tình trạng thanh khoản của ngân hàng