Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Đối Tượng Nghiên Cứu: 98990

cứu về hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC cho sinh viên còn ít được quan tâm. Những công trình nghiên cứu trên cùng với nhiều công trình nghiên cứu khác về hứng thú học tập đã góp phần tạo nên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phần nào đó tạo chỗ dựa cho việc định hướng, lựa chọn và giải quyết các nhiệm vụ của đề tài “Nâng cao hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – Đại học Thái Nguyên.

Kết luận chương 1

Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Nó liên quan chặt chẽ với các hiện tượng tâm lý khác như: nhu cầu, sở thích, thị hiếu, tình cảm, năng lực, thái độ...

- Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người hoạt động tích cực, say mê và đem lại kết quả cao trong trong mọi hoạt động.

- Về mặt cấu trúc và biểu hiện của hứng, hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức - xúc cảm - hành động.

- Trên phương diện sự phát triển của các hiện tượng tâm lý, hứng thú được hình thành và phát triển theo các con đường cơ bản sau: Từ nhu cầu đến hứng thú; Từ tình cảm đến nhận thức rồi đến hứng thú; Từ nhận thức đến tình cảm rồi đến hứng thú.

Hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên là thái độ lựa chọn đặc biệt của sinh viên đối với các nội dung, hình thức nào đó của hoạt động GDTC và thể thao, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của nó đối với bản thân.

Hứng thú với các hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên được biểu hiện thông qua các dấu hiệu sau:

Về mặt nhận thức: sinh viên tích cực tìm hiểu và nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của thể dục thể thao;

Về mặt xúc cảm: sinh viên có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê...) đối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

với các hoạt động GDTC và thể thao;

Về mặt hành động: sinh viên biểu hiện bằng các hành động tích cực, chủ động, sáng tạo với các hoạt động GDTC và thể thao;

Nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên - 6

Về mặt kết quả: Kết quả học tập, rèn luyện.

Muốn nâng cao hứng thú của sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao thì trước hết phải hình thành động cơ và nhu cầu đúng đắn cho họ. Trước hết cần khơi dậy hoặc đáp ứng nhu cầu sẵn có của sinh viên về hoạt động thể dục, thể thao. Vì nhu cầu là chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tích cực trong mọi hoạt động. Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú của sinh viên với hoạt động thể dục, thể thao như sau:

- Nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó đề cao việc nêu gương về giữ gìn và rèn luyện sức khỏe;

- Đa dạng hóa nội dung và hình thức hoạt động thể dục, thể thao. Tăng cường các hoạt động tập thể theo hình thức trò chơi và thi đấu thể thao;

- Bằng nhiều cách thức, tuyên truyền cho sinh viên về vai trò của thể dục, thể thao với đời sống. Gây dựng môi trường thể thao và giáo dục cho sinh viên trách nhiệm của bản thân với việc rèn luyện sức khỏe;

- Vận dụng triệt để (theo điều kiện khách quan) quan điểm phân hóa trong giáo dục; Hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên lựa chọn những hoạt động thể thao phù hợp;

- Cần có những đánh giá, ghi nhận thành tích hay những tiến bộ của sinh viên kịp thời nhằm củng cố những thay đổi tích cực. Đặc biệt những sinh viên có đóng góp cho phong trào thể dục thể thao của xã hội.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU


2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để thu thập thông tin nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp và cách thức tổ chức nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích xác định hướng và nội dung nghiên cứu cụ thể cũng như hệ thống cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu. Qua nghiên cứu tài liệu, đề tài đã thu thập được các thông tin sau:

Các chủ trương, chính sách liên quan đến GD nói chung và GDTC và thể thao trường học nói riêng. Để xác định hướng và các nội dung nghiên cứu theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về GD và GDTC, đề tài đã nghiên cứu: Văn kiện Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết của các cấp Ủy Đảng…; Các Quy định, Quyết định, Nghị định của chính phủ, Thông tư hướng dẫn, Luật… về GD nói chung và công tác GDTC và thể thao trường học nói riêng.

Tổng hợp, lựa chọn được các cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu thông qua nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về GD và GDTC như: Các khái niệm, phương pháp, hình thức, nguyên tắc về TDTT, GDTC và thể thao trường học; Lý luận chung về hứng thú như khái niệm, cấu trúc, biểu hiện, mức độ, phân loại hứng thú; Xác định mối liên hệ giữa lý luận chung về hứng thú với hứng thú của người học với hoạt động GDTC và thể thao.

Các kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố về lĩnh vực GD, GDTC và thể thao trường học nói chung và các nghiên cứu về hứng thú của người học trong lĩnh vực GD và GDTC trong những năm gần đây. Đây vừa là những cơ sở lý luận và thực tiễn cho những nghiên cứu của đề tài, vừa là căn cứ thực tiễn để tìm ra những vấn đề còn chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu

chưa triệt để, qua đó giúp lựa chọn những hướng và nội dung nghiên cứu của đề tài sao cho không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp:

Qua trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trong lĩnh vực GDTC, cán bộ Đoàn Thanh niên, CBQL sinh viên… giúp đề tài xác định, lựa chọn được các biện pháp cụ thể để tổ chức thí điểm. Những nội dung trao đổi cơ bản gồm:

Sự cần thiết của việc nghiên cứu nâng cao hứng thú học tập môn GDTC cho sinh viên?

Xác định mức độ phù hợp của các biện pháp.

Với điều kiện của nhà trường áp dụng các biện pháp đến mức độ nào là phù hợp?

Phỏng vấn bằng phiếu hỏi:

Phiếu hỏi được thiết kế với các loại câu hỏi thông dụng như: câu hỏi kèm nhiều phương án trả lời, kết hợp với phương án trả lời mở (trả lời tùy ý); Câu hỏi với các phương án trả lời theo các cấp độ... Các câu hỏi mà đề tài sử dụng đều là các câu hỏi trực diện, hỏi trực tiếp vào vào các vấn đề cần thu thập thông tin. Các câu hỏi trong mỗi phiếu hỏi nhằm thu thập thông tin về các nội dung như: thực trạng hứng thú với giờ học GDTC và thể thao của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; Xác định mức độ phù hợp của các biện pháp; Ý kiến phản hồi của sinh viên về chương trình…

Kết quả được xử lý trên cơ sở thống kê toán. Dựa trên tỷ lệ % các phương án trả lời được lựa chọn trong các câu hỏi, tác giả tổng hợp, phân tích, bàn luận và nhận định về vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra.

Đối tượng được hỏi gồm các sinh viên, giảng viên GDTC có kinh nghiệm: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 98 sinh viên năm thứ 2 đã học xong học phần GDTC để nắm được thực trạng hứng thú của sinh viên trong hoạt động

GDTC và thể thao. Kết quả được tổng hợp tại các bảng từ bảng 3.4 đến 3.6;

Đề tài xin ý kiến 22 chuyên gia về các tiêu chí đánh giá (Bảng 3.1 đến 3.3) và các biện pháp nâng cao hứng thú của sinh viên (Bảng 3.10);

2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Chúng tôi tiến hành quan sát các giờ học GDTC và các hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC và Thể thao của nhà trường. Đây là một kênh thông tin để đánh thực trạng công tác GDTC và Thể thao cho sinh viên;

Qua quan sát thực tiễn các hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên, quan sát điều kiện cơ sở vật chất cùng với các thông tin khác để lựa chọn các hình thức GDTC phù hợp theo hướng đáp ứng sự khác biệt của người học;

Quan sát các giờ học, các buổi tập, các hoạt động của sinh viên áp dụng thử nghiệm các biện pháp. Kết quả quan sát góp phần vào việc tổng hợp ưu điểm, nhược điểm và sự phù hợp của các biện pháp. Kết quả quan sát cùng với kết quả kiểm tra thường xuyên giúp đưa ra những đánh giá ngay trong quá trình thực nghiệm. Từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời;

Phương pháp quan sát sư phạm cũng được sử dụng để đánh giá kết quả đạt được của người học qua quan sát các hoạt động của sinh viên nhóm TN.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra đánh giá thực trạng trình độ thể lực của sinh viên và đánh giá hiệu quả các biện pháp. Phương pháp này được sử dụng trong các nội dung sau:

Đánh giá thực trạng trình độ thể lực chung của sinh viên. Đề tài tiến hành kiểm tra trình độ thể lực chung của 98 sinh viên năm thứ 2 hệ cao đẳng đã học xong chương trình GDTC theo Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành (theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo). Trong đó sử dụng 4/6 test để kiểm tra bao gồm: Bật xa tại chỗ; Chạy 30m XPC; Chạy con thoi 4 x 10m; Chạy tùy sức 5 phút. Kết quả kiểm tra được tổng hợp tại Bảng 3.8.

Cũng theo Quy định trên, chúng tôi đánh giá và so sánh trình độ thể lực chung của 46 sinh viên lớp thực nghiệm và 48 sinh viên lớp đối chứng trong quá trình thực nghiệm ở 2 thời điểm đầu và cuối học kỳ. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.14, 3.15 và Bảng 3.19, 3.20.

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp thực nghiệm sư phạm được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích xác định hiệu bước đầu của các biện pháp. Đề tài sử dụng hình thức so sánh đối chiếu song song giữa kết quả đạt được của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng để đưa ra kết luận.

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa và Bộ môn, đề tài lựa chọn lớp GDTC 1 (n = 46; 43 nam, 3 nữ) làm lớp thực nghiệm các biện pháp và lớp GDTC 2 (n = 48; 43 nam, 5 nữ) là lớp đối chứng.

Các biện pháp được áp dụng chủ yếu trong giờ học chính khóa học kỳ 1 năm học 2019 - 2020. Các nhiệm vụ ngoại khóa do giảng viên và sinh viên thống nhất theo hướng sinh viên tự hoạt động và có sự hỗ trợ của giảng viên;

Trong quá trình áp dụng thử nghiệm các biện pháp, giảng viên liên tục nắm bắt các thông tin phản hồi từ sinh viên. Qua đó giảng viên đưa ra những điều chỉnh về nội dung, hình thức, thời gian… phù hợp ngay trong quá trình triển khai thực nghiệm.

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê

Phương pháp toán học thống kê được sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Các tham số đặc trưng mà đề tài sử dụng trong phân tích kết quả nghiên cứu là:

Giá trị trung bình ): Được sử dụng để tính thành tích trung bình trong các nội dung kiểm tra. Đề tài sử dụng hàm tính giá trị trung bình cộng AVERAGE;

Độ lệch chuẩn (δ): Sử dụng để ước lượng độ lệch chuẩn trên cơ sở mẫu (sử dụng hàm STDEV);

So sánh 2 giá trị trung bình của hai tập hợp số liệu (t): Dùng để so sánh kết quả các nội dung kiểm tra của nhóm ĐC và nhóm TN tại các thời điểm trước và sau TN. Tác giả sử dụng hàm t-Test: Two-Sample Assuming Unequal Variances để so sánh và đưa ra kết luận.

Hàm CHITEST để so sánh tỷ lệ các mức xếp loại trình độ thể lực của sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng hàm điều kiện (IF) để hỗ trợ trong việc xếp loại trình độ thể lực chung của sinh viên ở từng nội dung kiểm tra cụ thể (theo Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành).

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp nâng cao hứng thú với giờ học GDTC và thể thao cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

Khách thể, phạm vi và địa điểm nghiên cứu:

Đề tài phỏng vấn 98 sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và 22 giảng viên GDTC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Để đánh giá thực trạng trình độ thể lực chung của sinh viên, đề tài kiểm tra thể lực 98 sinh viên năm thứ 2 đã học xong học phần GDTC (tại thời điểm học kỳ 1 năm học 2019 – 2020) tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật;

Các biện pháp được áp dụng thử nghiệm quy mô nhỏ tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật ở lớp GDTC 1. Thời gian thực nghiệm trong một học

kỳ theo chương trình GDTC của trường. Đề tài lựa chọn lớp GDTC 2 làm nhóm đối chứng.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020 với 4 giai đoạn nghiên cứu cơ bản:

Giai đoạn 1: Từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2019: Xác định vấn đề nghiên cứu và xây dựng đề cương chi tiết; Báo cáo trước hội đồng khoa học; Chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng;

Giai đoạn 2: Từ tháng 9/2019 đến 10/2019. Viết phần “Tổng quan các vấn đề nghiên cứu”; Xác định cơ sở lý luận của đề tài; Khảo sát thực trạng công tác GDTC và thể thao tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; Kiểm tra đánh giá trình độ thể lực chung của sinh viên; Khảo sát đặc điểm của sinh viên trong các hoạt động GDTC và thể thao;

Giai đoạn 3: Từ tháng 9/2019 đến 1/2020: Xây dựng biện pháp nâng cao hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao cho sinh viên; Áp dụng thử nghiệm các biện pháp trên quy mô nhỏ tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật;

Giai đoạn 4: Từ tháng 2/2020 đến 5/2020. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm; Viết và hoàn thiện luận văn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023