Mối Quan Hệ Giữa Khái Niệm Hứng Thú Với Các Hiện Tượng Tâm Lý Khác Hứng Thú Là Một Hiện Tượng Tâm Lý Phức Tạp, Để Hiểu Rõ Bản Chất Của Nó,

- Hứng thú nhận thức: Theo nghĩa rộng thì được thể hiện dưới hứng thú học tập, hứng thú khoa học có tính chất chuyên môn như: hứng thú vật lý học, triết học, tâm lý học...

- Hứng thú nghề nghiệp là hứng thú một ngành nghề nào đó: hứng thú với nghề sư phạm, bác sĩ, kỹ thuật...

- Hứng thú xã hội – chính trị: Hứng thú với một hình thức nhất định của công tác xã hội đặc biệt là hoạt động tổ chức, lãnh đạo với các vấn đề chính trị xã hội.

- Hứng thú với thẩm mĩ hoặc hứng thú với các lĩnh vực văn học, nghệ thuật : Hứng thú với văn học, sân khấu, phim ảnh, âm nhạc, hội họa...

Căn cứ vào khối lượng của hứng thú:

- Hứng thú rộng: Thể hiện ở người có hứng thú nhiều mặt nhưng thường chỉ sâu sắc ở mặt nào đó. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt. VD: Bác Hồ có hứng thú với nhiều lĩnh vực và Bác cũng là một nhà văn, nhà báo… và cũng là một chính trị gia xuất sắc.

- Hứng thú hẹp: Hứng thú với từng mặt, ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Căn cứ vào tính bền vững:

- Hứng thú bền vững: Thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình. Nó thể hiện tính ổn định, lâu dài.

- Hứng thú không bền vững: thường bắt nguồn từ nhận thức hời hợt đối tượng hứng thú. Những người có hứng thú không bền vững thường dễ thay đổi hứng thú.

Căn cứ mức độ sâu sắc của hứng thú:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Hứng thú sâu sắc: Thể hiện ở thái độ thận trọng có trách nhiệm với hoạt động, công việc. Mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.

- Hứng thú hời hợt bên ngoài: qua loa đại khái trong quá trình nhận thức, trong thực tiễn. Đây là những người nhẹ dạ nông nổi.

Nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên - 4

Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú:

- Hứng thú trực tiếp: Hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động như: quá trình nhận thức, quá trình lao động, và hoạt động sáng tạo.

- Hứng thú gián tiếp: Là hứng thú đối với kết quả của hoạt động. Chẳng hạn muốn có học vấn, muốn nghề nghiệp, địa vị xã hội, chức vụ nhất định…

Hứng thú lý tưởng thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính tích cực và tính bền vững, giữa chiều rộng và chiều sâu. Người có hứng thú lý tưởng có một hứng thú trung tâm chủ yếu và sâu sắc trong cuộc sống và hứng thú dựa trên những hứng thú rộng rãi và nhiều mặt.

1.2.4. Mối quan hệ giữa khái niệm hứng thú với các hiện tượng tâm lý khác Hứng thú là một hiện tượng tâm lý phức tạp, để hiểu rõ bản chất của nó,

cần xem xét nó trong mối quan hệ với các hiện tượng, diễn biến tâm lý khác. Là một thuộc tính tâm lý cá nhân, hứng thú liên quan chặt chẽ với các hiện tượng tâm lý khác như: nhu cầu, sở thích, thị hiếu, tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết, năng lực, thái độ...

* Hứng thú và nhu cầu

Đa số các nhà tâm lý học cho rằng: “Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển”. Trong nhu cầu của con người luôn có sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và chủ quan. Khi con người đứng trước một nhu cầu khách quan nào đó, trước khi nó trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực của mình thì nó phải được phản ánh vào đầu óc con người, phải được con người ý thức về nó. Một khi nhu cầu đã được con người phản ánh và ý thức sẽ trở thành một thuộc tính chủ quan, một thái độ của nhân cách; nó có xu hướng điều chỉnh hành vi và hoạt động, xác định hướng tư duy, tình cảm và ý chí của người đó.

Giữa hứng thú và nhu cầu có mối quan hệ qua lại với nhau. Trước hết nhu cầu có thể không cần yếu tố hấp dẫn nhưng hứng thú phải luôn gắn liền với yếu tố hấp dẫn. Đối tượng để thỏa mãn nhu cầu có thể cụ thể hoặc trừu tượng,

trái lại đối tượng của hứng thú phải cụ thể rõ ràng. Nhưng giữa hứng thú và nhu cầu có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhiều khi hứng thú nảy sinh trên cơ sở của một nhu cầu, ngược lại nhiều hứng thú có thể tạo ra nhu cầu của cá nhân về đối tượng mà nó say mê.

Tuy hứng thú và nhu cầu là động cơ hoạt động, nhưng hứng thú là thái độ, tình cảm đặc biệt của chủ thể dành cho đối tượng, còn nhu cầu biểu hiện bằng lòng mong muốn, khát khao của chủ thể với đối tượng có khả năng đáp ứng. Trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi nhấn mạnh tính hấp dẫn, ý nghĩa và khoái cảm tinh thần của đối tượng đối với hứng thú, trong khi nhu cầu nhấn mạnh đến sự thoả mãn, có qui luật bão hòa và có tính chu kỳ. ..

* Hứng thú và sở thích, thị hiếu

Sở thích là ý thích riêng của mỗi cá nhân đối với đối tượng nào đó tương đối ổn định và lâu dài. Trong bất cứ hoạt động nào của con người hay của xã hội cũng tồn tại sự yêu thích khác nhau của các cá nhân với đối tượng. Sở thích nào được hình thành và tồn tại trong chủ thể một cách lâu dài, chi phối việc hình thành và hoạt động thỏa mãn nhu cầu thì được gọi là thị hiếu.

Theo Từ điển Tiếng Việt: Thị hiếu là xu hướng ham thích một lối, một kiểu nào đó đối với những thứ sử dụng hoặc thưởng thức hằng ngày.

Thị hiếu vừa là biểu hiện sự yêu thích của cá nhân vừa là có tính cộng đồng xã hội. Thị hiếu có thể thay đổi theo sự thay đổi của xu hướng cá nhân và xã hội theo những khoảng thời gian khác nhau.

Thị hiếu được hình thành và phát triển trong chính quá trình sản xuất, tiêu dùng, phương thức để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân cũng như của xã hội. Như thế, thị hiếu được hình thành trong một thời gian dài, tồn tại như một phẩm chất văn hóa của chủ thể thỏa mãn nhu cầu. Trong thành phần của thị hiếu có trình dộ văn hóa, trình độ học vấn và truyền thống cùng nhiều yếu tố khác.

Thị hiếu trở thành đối tượng được nghiên cứu như một khái niệm căn bản gắn liền với sự tiêu dùng của cá nhân và xã hội cũng như đặc điểm thỏa

mãn nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của chủ thể.

Sở thích và thị hiếu cũng là biểu hiện của hứng thú về những khía cạnh độc đáo, riêng biệt, đặc thù thường gắn với tiêu dùng, còn hứng thú gắn với hoạt động của cá nhân nhiều hơn.

* Hứng thú và tình cảm

Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều kiện xã hội.

Giữa hứng thú với xúc cảm- tình cảm có quan hệ chặt chẽ. Thái độ của xúc cảm - tình cảm đối với đối tượng là dấu hiệu không thể thiếu được đối với hứng thú. Nhưng hứng thú không phải là xúc cảm - tình cảm. Xúc cảm - tình cảm có thể biểu hiện âm tính hay dương tính gắn liền với việc đối tượng có thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Hứng thú gắn liền với sự nhận thức ý nghĩa, giá trị của đối tượng và sự say mê hoạt động hướng về đối tượng để điều chỉnh, khám phá, sáng tạo,...

* Hứng thú và tính tò mò, tính ham hiểu biết

Hứng thú có liên quan chặt chẽ với các hiện tượng tâm lý gần với nó như tính tò mò, tính ham hiểu biết... nhưng hứng thú không đồng nhất với các hiện tượng đó.

Tính tò mò là sự chú ý mạnh mẽ vào yếu tố bất ngờ, cái thay đổi, cái mới xuất hiện ở môi trường bên ngoài. Sự chú ý này có thể kéo dài và đầy xúc cảm nhưng chỉ xuất phát từ khía cạnh bên ngoài mà không đi vào bản chất của đối tượng. Tính ham hiểu biết gần gũi với hứng thú nhưng nó không tập trung vào một đối tượng hoặc một hoạt động nhất định mà nó bị khuyếch tán. Một đứa trẻ ham hiểu biết thường không có hứng thú sâu sắc với một đối tượng, nhưng lại hứng thú với mọi thứ xung quanh. Nhiều nghiên cứu về hứng thú đã khẳng định trong quá trình phát triển hứng thú ở cá thể, tính tò mò là biểu hiện đầu

tiên của hứng thú, kế đó tính ham hiểu biết mới xuất hiện.

* Hứng thú và thái độ

Hứng thú là xu hướng chiếm ưu thế của cá nhân nhằm vào đối tượng nào đó có ý nghĩa trong cuộc sống và tình cảm của nó. Hứng thú là động lực thúc đẩy, duy trì hoạt động tích cực của cá nhân. Hứng thú là một dạng thái độ đặc biệt, chứa đựng những quan điểm cảm xúc, cách sử dụng quen thuộc với đối tượng. Vì vậy, biết được cá nhân có hứng thú với đối tượng nào, đồng thời chúng ta biết được thái độ của họ với đối tượng đó. [8]

1.2.5. Vai trò của hứng thú trong hoạt động của cá nhân

Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người. Cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người hoạt động tích cực, say mê và đem lại kết quả cao trong trong mọi hoạt động.

Khi có hứng thú đối với một công việc nào đó, con người sẽ thực hiện nó một cách hăng say và đạt kết quả cao. Lúc đó, con người sẽ cảm thấy thích thú trong lao động, khiến cho công việc trở nên nhẹ nhàng, tốn ít sức lực hơn và có sức tập trung cao độ. Ngược lại, khi tiến hành một hoạt động nào đó mà không có hứng thú, không có sự say mê, con người sẽ thực hiện nó một cách gượng ép, không mang tính tự giác, hoạt động trở nên khó khăn, nặng nhọc, dễ gây cho con người mệt mỏi, chán nản và hiệu quả đạt được sẽ không cao. Như vậy, hứng thú đã làm tăng sức làm việc của con người, mang lại cho con người niềm vui, niềm say mê trong lao động, làm tăng hiệu quả, chất lượng của hoạt động.

Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động một cách sáng tạo. Khi được phát triển ở mức độ cao, sâu sắc, hứng thú biến thành nhu cầu cấp bách. Lúc đó, cá nhân cảm thấy cần phải hành động để thỏa mãn nhu cầu và tự giác bắt tay vào hành động.

Về phương diện tâm lý học, hứng thú được xem như là một cơ chế bên trong, sự biểu hiện của động cơ thúc đẩy quá trình nhận thức của con người. Trong môi trường giáo dục, hứng thú với các hoạt động có thể được xem là sự

biểu hiện của động cơ chủ đạo trong hoạt động của người học. Kết quả đạt được trong các hoạt động giáo dục của người học không chỉ tùy thuộc vào năng lực của mỗi cá nhân, mà còn tùy thuộc cả vào thái độ tham gia hoạt động và hứng thú với các hoạt động của người học. Thực tiễn đã cho thấy ở mỗi người học, kết quả đạt được trong các hoạt động rất khác nhau, do họ có mức độ hứng thú với các hoạt động khác nhau là khác nhau - khi có hứng thú với hoạt động giáo dục nào, họ sẽ thích thú, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động đó và đạt kết quả cao hơn. Khi đã có hứng thú với một đối tượng nào đó người học sẽ tăng sức dẻo dai của mình trong quá trình hoạt động, vượt qua sự mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần. Nó làm cho người học tập trung chú ý cao hơn, nắm bắt nhanh, bền và thực hiện dễ dàng hơn. Hứng thú tạo ra sự say mê trong hoạt động, giúp người học có thể vượt qua mọi khó khăn để chiếm lĩnh đối tượng một cách nhanh nhất. Ngược lại, khi không có hứng thú với các hoạt động giáo dục, người học dễ rơi vào một tâm trạng rất bất lợi cho việc nắm bắt đối tượng, họ sẽ sớm cảm thấy sự mệt mỏi. Qua nghiên cứu đã chỉ rõ, kỷ luật ép buộc trong môi trường giáo dục cũng đem lại những hiệu quả nhất định cho người học, song nó làm kìm hãm sự phát triển tối đa trong mỗi người học và làm mất đi các giá trị nhân văn. Chính vì vậy, khi được củng cố và phát triển một cách có hệ thống, hứng thú nhận thức sẽ là cơ sở cho việc hình thành thái độ tích cực với các hoạt động giáo dục của người học. Đây sẽ là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy các họ làm việc, giúp cho hành động trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và đạt hiệu quả cao hơn.

Hứng thú trực tiếp không chỉ là động lực thúc đẩy hoạt động tích cực trong môi trường giáo dục, mà nó còn là thuộc tính bền vững của cá nhân, góp phần quan trọng vào sự hình thành xu hướng của nhân cách. Có tác giả đã viết: “Hứng thú nhận thức giữ vai trò là động cơ quan trọng của hoạt động trong quá trình hình thành nhân cách và thường biểu lộ ra ngoài dưới dạng lòng ham hiểu biết, tính tò mò, lòng khao khát kiến thức mãnh liệt”.

Hứng thú là động lực cơ bản để hình thành và phát triển năng lực ở con người. Muốn hình thành năng lực phải có hứng thú. “Hứng thú đến mức mãnh liệt, đắm say thường là dấu hiệu của những năng lực to lớn. Và ngược lại, tài năng thường kèm theo hứng thú mạnh mẽ đối với hoạt động”. Hay đại văn hào M.Goocki từng viết: “Tài năng nói cho cùng là tình yêu đối với công việc”. Muốn hình thành năng lực cho bản thân, mỗi người cần phải có hứng thú đối với hoạt động mà mình đang thực hiện và ít nhất phải có hai điều kiện cơ bản:

- Cá nhân phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đó.

- Hoạt động ấy phải có sức hấp dẫn về mặt tình cảm đối với cá nhân: Nhờ có sức hấp dẫn đó mà cá nhân tích cực, say sưa, làm việc ở mức độ cao hơn, họ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc, tiếp thu được các phương pháp hành động... Năng lực của họ được nâng cao. Do vậy, có thể nói, hứng thú là một trong những yếu tố quyết định việc hình thành và phát triển năng lực của cá nhân.

Mặt khác, giữa năng lực và hứng thú có mối quan hệ biện chứng rất rõ ràng: cái này là tiền đề, điều kiện cho cái kia phát triển và ngược lại. Đúng như L.X.Xôlôvâytrich đã khẳng định: “Hứng thú và tài năng là hai bông hoa mọc chung một cành, hai mặt của một hiện tượng. Nó là một cặp đôi không thể tách rời nhau như câu hỏi và câu trả lời. Tài năng sẽ bị thui chột, nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ, và nói chung không được nuôi dưỡng lâu dài. Ngược lại, nếu không có những năng lực cần thiết để thỏa mãn những yêu cầu đòi hỏi của hoạt động thì hứng thú cũng bị lụi tàn”.

Tóm lại, hứng thú có mối liên hệ chặt chẽ với các quá trình tâm lý và các thuộc tính tâm lý khác của con người. Thông qua hứng thú, những nét tính cách của cá nhân được biểu hiện rõ nét, được hình thành, củng cố và phát triển ngay trong hoạt động của con người. Có thể nói, thông qua việc thực hiện các hoạt động mà cá nhân yêu thích sẽ làm nảy sinh nhiều thuộc tính, tâm lý tích cực.

1.2.6. Sự hình thành và phát triển của hứng thú

Hứng thú được hình thành, biểu hiện và phát triển trong quá trình hoạt động. Cũng như các thuộc tính tâm lý khác của cá nhân, hứng thú được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nhân cách, thông qua hoạt động liên quan đến đối tượng gây hứng thú, trong đó chủ thể luôn tích cực tự giác hành động (A.N.Leonchiep, N.G.Marôzôva, A.A.Lublinxkaia...).

Sự hình thành và phát triển của hứng thú được xem xét trên nhiều khía cạnh. Trên phương diện sự phát triển của các hiện tượng tâm lý, hứng thú được hình thành và phát triển theo các con đường cơ bản sau:

Từ nhu cầu đến hứng thú: Do cá nhân có nhu cầu cấp thiết về một đối tượng nào đó, không thực hiện được cá nhân cảm thấy khó chịu. Dần dần để thỏa mãn nhu cầu, cá nhân tìm tòi say mê và có hứng thú với đối tượng đó. Quá trình hình thành hứng thú bằng con đường này có những đặc điểm sau:

- Nhu cầu thể hiện sự cần thiết. Hứng thú thể hiện thiện ý riêng đối với đối tượng nào đó;

- Một hứng thú sâu sắc chắc chắn sẽ trở thành nhu cầu;

- Nhu cầu không đồng nhất với hứng thú nhưng nó là cơ sở của hứng thú. Hơn nưa, hứng thú cũng trở thành nhu cầu.

Từ tình cảm đến nhận thức rồi đến hứng thú: Hứng thú bắt đầu hình thành do sự hấp dẫn mạnh mẽ của một đối tượng nào đó đối với cá nhân và đem lại cho cá nhân một cảm tình đặc biệt. Tiếp đến, cá nhân quan tâm tìm hiểu và hiểu rõ ý nghĩa của đối tượng ấy. Từ đó nẩy sinh hứng thú. Thái độ cảm xúc với đối tượng là một dấu hiệu không thể thiếu của hứng thú. Tuy nhiên, chỉ những biểu hiện cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân mới trở thành dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú tích cực, bền vững.

Từ nhận thức đến tình cảm rồi đến hứng thú: Khi cá nhân nhận thức đúng đắn về vấn đề nào đó thì dễ dàng xây dựng ở họ một tình cảm với nó.

Theo quan điểm hình thành và phát triển hứng thú học tập của

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí