- Đặc biệt, rất ít sinh viên nhận thức được giá trị, ý nghĩa của hoạt động GDTC và thể thao đối với việc rèn luyện, phát triển trí nhớ, tư duy và sự tự tin. Chỉ có 7.14% cho rằng có “tác dụng cao”, 15.31% trả lời “bình thường”, đến 39.18% đánh giá “ít tác dụng”; và có đến 26.80% đến 29.90% đánh giá “không có tác dụng”.
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát mức độ yêu thích với hoạt động GDTC và TT của SV (n=98)
Nội dung | Mức độ | Số lượng | Tỷ lệ % | |
1 | Các hoạt động trong giờ học Giáo dục thể chất | Rất yêu thích | 7 | 7.14% |
Yêu thích | 25 | 25.51% | ||
Không thích | 66 | 67.35% | ||
2 | Các hoạt động thể thao do khoa và nhà trường tổ chức | Rất yêu thích | 9 | 9.18% |
Yêu thích | 32 | 32.65% | ||
Không thích | 57 | 58.16% | ||
3 | Các chương trình truyền hình thể thao | Rất yêu thích | 8 | 8.16% |
Yêu thích | 29 | 29.59% | ||
Không thích | 61 | 62.24% |
Có thể bạn quan tâm!
- Hứng Thú Với Hoạt Động Gdtc Và Thể Thao Của Sinh Viên
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Đối Tượng Nghiên Cứu:
- Xác Định Cơ Sở Lý Luận Và Nội Dung Khảo Sát Mức Độ Hứng Thú Của Sinh Viên Với Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Và Thể Thao.
- Ý Kiến Đánh Giá Của Giảng Viên Về Mức Độ Phù Hợp Của Các Biện Pháp (N=22)
- So Sánh Nhận Thức Của Sv Nhóm Tn (N = 46) Và Nhóm Đc (N = 48) Sau Tn
- Nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên - 11
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Về mặt cảm xúc: Tỷ lệ sinh viên có những cảm xúc tích cực, dương tính với các hoạt động GDTC và thể thao còn ít. Kết quả khảo sát về mức độ yêu thích đối với giờ học GDTC, các hoạt động thể thao và các chương trình truyền hình về thể thao được tổng hợp tại Bảng 3.5.
- Đối với các hoạt động trong giờ học GDTC chính khóa chỉ có 7.14% sinh viên được hỏi trả lời “rất yêu thích”, 25.51% trả lời “yêu thích” và có đến 67.35% trả lời “không thích”.
- Tỷ lệ sinh viên yêu thích các hoạt động thể thao ngoại khóa do nhà trường tổ chức cũng không cao. Chỉ có 9.18% trả lời “rất yêu thích”, 32.65% trả lời “yêu thích” và 58.16% sinh viên “không thích”.
- Tương tự như 2 nôi dung trên, chỉ có lần lượt 8.16% và 29.59% sinh viên được hỏi “rất yêu thích” và “yêu thích” các chương trình truyền hình thể thao. Còn lại 62.24% trả lời là “không thích”.
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát biểu hiện về hành động của SV với hoạt GDTC và TT (n=98)
TT | Biểu hiện | Mức độ | ||
1 | Chấp hành nội quy giờ học (đúng giờ, trang phục...) | Chấp hành đầy đủ | 81 | 82.65% |
Thỉnh thoảng vi phạm | 17 | 17.35% | ||
Thường xuyên vi phạm | 0 | 0.00% | ||
2 | Nghe, quan sát giảng viên giảng dạy và thực hiện động tác mẫu. | Thường xuyên chú ý | 33 | 33.67% |
Thỉnh thoảng mới chú ý | 54 | 55.10% | ||
Chưa bao giờ chú ý | 11 | 11.22% | ||
3 | Thực hiện các hoạt động tập luyện trong giờ học | Tích cực, chủ động | 15 | 15.31% |
Hoàn thành, gượng ép | 56 | 57.14% | ||
Thực hiện 1 phần cho có | 27 | 27.55% | ||
4 | Tập luyện ngoài giờ học, tham gia các CLB thể thao | Thường xuyên | 9 | 9.18% |
Thỉnh thoảng | 51 | 52.04% | ||
Chưa bao giờ | 38 | 38.78% | ||
5 | Tìm hiểu kiến thức, tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tập luyện TDTT | Thường xuyên | 5 | 5.10% |
Thỉnh thoảng | 21 | 21.43% | ||
Chưa bao giờ | 72 | 73.47% |
Kết quả
SL %
Về mặt hành động: Kết quả khảo sát tổng hợp tại Bảng 3.6 cho thấy đa số sinh viên chỉ có biểu hiện dương tính với các hành động mang tính bắt buộc (chấp hành tốt nội quy, quy định của giờ học). Ít sinh viên có biểu hiện mang tính tự giác, tích cực với các hoạt động trong giờ học GDTC và các hoạt động thể thao ngoại khóa.
- Đa số (82.65%) sinh viên thường xuyên “chấp hành đầy đủ” nội quy, quy định của giờ học GDTC; chỉ có 17.35% trả lời là “thỉnh thoảng” vi phạm; và không có ai thường xuyên vi phạm.
- Hoạt động giảng dạy và làm mẫu của giảng viên cũng chỉ được 33.67% sinh viên được hỏi trả lời là “thường xuyên chú ý”; Có đến 55.10% “thỉnh thoảng mới chú ý” và 11.22% “không bao giờ chú ý” đến hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Đối với các hoạt động tập luyện trong giờ học GDTC thì chỉ có 15.31% sinh viên thể hiện sự “tích cực, chủ động” thực hiện nhiệm vụ; 57.14% hoàn
thành nhiệm vụ tập luyện nhưng với thái độ “gượng ép”; và có đến 27.55% chỉ “thực hiện một phần cho có”.
- Tỷ lệ sinh viên tập luyện thể thao ngoại khóa còn ít. Chỉ có 9.18% sinh viên trả lời “thường xuyên” tập luyện ngoài giờ học hoặc tham gia các CLB thể thao; 52.04% “thỉnh thoảng” mới tập; và có đến 38.78% không bao giờ tập ngoại khóa.
- Việc chủ động tìm hiểu kiến thức về sức khỏe và thể thao cũng như tuyên truyền, vận động người khác tham gia các hoạt động thể thao cũng được rất ít sinh viên quan tâm. Chỉ có 5.10% sinh viên “thường xuyên” thực hiện việc này; 21.43% “thỉnh thoảng” thực hiện và có đến 73.47% “chưa bao giờ” thực hiện.
3.2.3. Kết quả học tập môn học Giáo dục thể chất của sinh viên
Đề tài đánh giá kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên qua các các số liệu khảo sát về mức độ hoàn thành các nhiệm vụ trong giờ học GDTC, trình độ thể lực chung và kết quả về điểm số của học phần GDTC đã học. Đối tượng khảo sát là 98 sinh viên đã học xong chương trình GDTC (tuyển sinh năm 2018). Kết quả khảo sát được tổng hợp tại Bảng 3.7, 3.8 và 3.9
Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ trong giờ học GDTC: được đánh giá qua nhận định của sinh viên về các bài tập trong giờ học GDTC và độ khó của các bài kiểm tra, thi. Kết quả khảo sát tại Bảng 3.7 cho thấy có khá nhiều nhiệm vụ vận động trong giờ học GDTC mà sinh viên chưa thể hoàn thành. Nhiều sinh viên đánh giá nội dung thi và kiểm tra là khó, một số ít lại cho là quá dễ.
- Về các nhiệm vụ vận động trong giờ học GDTC thì có 20.41% sinh viên trả lời là “không hoàn thành nhiều bài tập”; 46.94% trả lời “không hoàn thành một vài bài tập”; 21.43% phải “gắng sức mới hoàn thành hết” các bài tập; Ngược lại, có 11.22% “dễ dàng thực hiện” các bài tập.
- Độ khó của các bài kiểm tra và bài thi có ý kiến đánh giá khá tương đồng từ phía sinh viên. Lần lượt 21.43% và 22.45% số sinh viên được hỏi đánh giá
các bài kiểm tra và bài thi là “quá khó”; Có 45.92% và 44.90% sinh viên đánh giá là “khó”; 23.47% và 24.49% cho là “bình thường”; Cuối cùng là có 9.18% và 8.16% cho là “quá dễ”.
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát ý kiến của SV về các nhiệm vụ trong giờ học GDTC (n = 98)
Nội dung | Mức độ | Số người | Tỷ lệ % | |
1 | Việc thực hiện các nhiệm vụ vận động trong giờ học GDTC | Không hoàn thành nhiều bài tập | 20 | 20.41% |
Không hoàn thành một vài bài tập | 46 | 46.94% | ||
Gắng sức mới hoàn thành hết | 21 | 21.43% | ||
Dễ dàng thực hiện | 11 | 11.22% | ||
2 | Độ khó của các bài kiểm tra | Quá khó | 21 | 21.43% |
Khó | 45 | 45.92% | ||
Bình thường | 23 | 23.47% | ||
Quá dễ | 9 | 9.18% | ||
3 | Độ khó của bài thi | Quá khó | 22 | 22.45% |
Khó | 44 | 44.90% | ||
Bình thường | 24 | 24.49% | ||
Quá dễ | 8 | 8.16% |
Trình độ thể lực chung của sinh viên:
Trình độ thể lực chung của sinh viên (n = 98) được kiểm tra, đánh giá theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT.
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả kiểm tra thể lực chung của sinh viên (n=98)
Nội dung | Loại | ||||||
Tốt | Đạt | Không đạt | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Bật xa tại chỗ | 26 | 26.53% | 57 | 58.16% | 15 | 15.31% |
2 | Chạy 30m xuất phát cao | 24 | 24.49% | 59 | 60.20% | 15 | 15.31% |
3 | Chạy con thoi 4x10m | 26 | 26.53% | 55 | 56.12% | 17 | 17.35% |
4 | Chạy tùy sức 5 phút | 12 | 12.24% | 58 | 59.18% | 28 | 28.57% |
5 | Đánh giá tổng hợp | 9 | 9.18% | 60 | 61.22% | 29 | 29.59% |
- Tổng hợp kết quả kiểm tra từng chỉ số thể lực chung cho thấy các nội dung kiểm tra về sức mạnh, sức nhanh và khả năng phối hợp vận động (bật xa, chạy 30m XPC và chạy con thoi 4x10m) có kết quả tương đối đồng đều. Ở 3 nội dung này có từ 24.49% đến 26.53% đạt loại “tốt”; 56.12% đến 60.20% xếp loại “đạt”; 15.31% đến 17.35% “không đạt”.
- Riêng nội dung kiểm tra về sức bền (chạy tùy sức 5 phút) có kết quả thấp hơn cả. Chỉ có 12.24% xếp loại “tốt”, 59.18% xếp loại “đạt” và có đến 28.57% xếp loại “không đạt”.
- Kết quả đánh giá, xếp loại tổng hợp cho thấy chỉ có số ít (9.18%) sinh viên có trình độ thể lực chung đạt loại “tốt”; Đa số (61.22%) là ở mức “đạt”; Và có đến 29.59% sinh viên “không đạt” trình độ thể lưc chung theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên: Điểm số học phần GDTC đã học của sinh viên được tổng hợp tại Bảng 3.9.
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả học tập học phần GDTC của sinh viên (n = 98)
A (8,5 - 10) | B (7 – 8,4) | C (5,5 – 6,9) | D (4 – 5,4) | F (< 4) | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
11 | 11.22% | 17 | 17.35% | 37 | 37.76% | 23 | 23.47% | 10 | 10.20% |
(Điểm “đạt” là từ điểm D trở lên)
Kết quả học tập học phần GDTC của sinh viên được phân bổ ở cả 5 khoảng điểm (A, B, C, D, F). Trong đó tỷ lệ cao hơn cả là ở khoảng điểm trung bình (từ 4 đến 6.9 điểm) là C (37.76%) và D (23.47%). Tỷ lệ sinh viên đạt điểm khá (B) và giỏi (A) không cao, lần lượt là 17.35% và 11.22%. Có 10.20% đạt điểm F (dưới 4 điểm).
Tóm lại:
- Hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên được (biểu hiện) đánh giá qua các dấu hiệu cụ thể về mặt nhận thức, cảm xúc và hành động. Cụ thể là:
+ Về mặt nhận thức: mức độ nhận thức về ý nghĩa, tác dụng của TDTT.
+ Về xúc cảm: Mức độ yêu thích, say mê... với các hoạt động TDTT.
+ Về mặt hành động: Mức độ tích cực, chủ động với các hoạt động trên lớp và ngoại khóa; Tìm hiểu, tuyên truyền, vận động mọi người tập luyện TDTT...
- Kết quả khảo sát cho thấy mức độ hứng thú của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật với hoạt động GDTC và thể thao còn thấp ở tất cả các mặt nhận thức, cảm xúc và hành động. Do vậy kết quả học tập và trình độ thể lực chung còn hạn chế.
Kết quả khảo sát các mặt biểu hiện hứng thú cùng với kết quả học tập và trình độ thể lực chung của sinh viên cũng cho thấy một góc nhìn khác về thực trạng công tác GDTC và thể thao của nhà trường.
3.3. Biện pháp nâng cao hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
3.3.1. Lựa chọn các biện pháp
Có nhiều định hướng, quan điểm để lựa chọn biện pháp nâng cao hứng thú cho người học. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi lựa chọn các biện pháp theo hướng tác động đến nhận thức cùng với các biện pháp đa dạng, linh hoạt trong tổ chức hoạt động dạy học để hình thành, phát triển xúc cảm dương tính cho người học. Từ đó tạo nên hành động tự giác, tích cực với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên.
Các biện pháp này mang tính định hướng để giảng viên có thể vận dụng tổ chức các hoạt động dạy học môn GDTC và các hoạt động thể thao trong phạm vi lớp học mình phụ trách.
Biện pháp 1: Đa dạng hóa phương thức giáo dục kiến thức về sức khỏe và luyện tập thể thao cho sinh viên.
- Mục đích: Nâng cao nhận thức của sinh viên về sức khỏe và thể thao. Khắc phục hạn chế về thời gian của giờ học chính khóa và phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện suốt đời.
- Nội dung: Giảng viên hướng dẫn và cung cấp nguồn tài liệu để sinh viên tự tìm hiểu những kiến thức cơ bản; Định hướng những kiến thức mở rộng cho sinh viên; Cung cấp các nguồn học liệu mở cho sinh viên.
- Cách thức thực hiện: Hướng dẫn phương pháp, định hướng nghiên cứu và giới thiệu tài liệu cơ bản và các nguồn tài liệu, thông tin mở rộng cho sinh viên tự nghiên cứu; Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thảo luận, chia sẻ thông tin, hướng dẫn tập luyện và giải đáp; Kiểm tra đánh giá kết quả tự học của sinh viên.
Biện pháp 2: Thực hiện tốt công tác khen thưởng trong GDTC và thể thao.
- Mục đích: Thúc đấy phong trào thi đua, tạo động lực để sinh viên tích cực, tự giác tìm hiểu kiến thức, rèn luyện thân thể và tham gia các hoạt động thể thao tập thể.
- Nội dung: Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích và tích cực trong các hoạt động GDTC và thể thao.
- Cách thức thực hiện: Trong phạm vi lớp học thì giảng viên có thể thống nhất quy định khen thưởng riêng của lớp mình phụ trách và có những phần thưởng nhỏ, điểm thưởng… cho những cá nhân hoặc nhóm có thành tích học tập tốt hoặc tích cực xây dựng, tham gia các hoạt động của lớp. Những sinh viên có những đóng góp cho phong trào học tập, thể thao ở cấp cao hơn thì có thể đề xuất với đoàn thanh niên, hội sinh viên các cấp khen thưởng… Đặc biệt là các cá nhân có những đóng góp cho phong trào rèn luyện sức khỏe và thể thao trong cộng đồng.
Biện pháp 3: Vận dụng tốt quan điểm phân hóa trong các hoạt động GDTC và thể thao.
- Mục đích: Đáp ứng sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích… của sinh viên. Được tham gia các hoạt động GDTC và thể thao phù hợp với đặc điểm cá nhân là một cách thức hiệu quả nâng cao tính tự giác, tích cực và cảm xúc dương tính của sinh viên.
- Nội dung: Lựa chọn nội dung, yêu cầu, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GDTC và thể thao phù hợp với đặc điểm của mỗi nhóm sinh viên. Đặc biệt là các nhóm đặc thù và các sinh viên cá biệt.
- Cách thức thực hiện: Khảo sát đặc điểm của sinh viên đầu mỗi học kỳ rồi phân nhóm và phân công nhiệm vụ theo năng lực, trình độ hoặc sở thích; Xây dựng nội dung, hình thức, kế hoạch tập luyện phù hợp cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm, mỗi cá nhân có thể có kế hoạch tập luyện của riêng mình cùng với sự quản lý, hướng dẫn của giảng viên; Phát huy vai trò cán sự, nòng cốt của các “hạt nhân thể thao” trong lớp; Đa dạng hóa hình thức tập luyện và kiểm tra, đánh giá.
Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động trò chơi và thi đấu trong GDTC và thể thao.
- Mục đích: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên; Hình thành và phát triển xúc cảm dương tính của sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao.
- Nội dung: Tăng cường tổ chức các hoạt động tập luyện dưới hình thức trò chơi vận động và tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trong lớp và giữa các lớp với nhau. Có thể tổ chức hoạt động giao lưu thể thao với các đối tác ngoài trường (cần đảm bảo tính tổ chức).
- Cách thức thực hiện: Xây dựng nội dung tập luyện theo hình thức trò chơi vận động phù hợp với mỗi nhóm sinh viên; Hướng dẫn các nhóm tự biên soạn và tổ chức trò chơi với các nội dung vận động theo yêu cầu; Tổ chức giải thi đấu thể thao nhỏ của lớp và giữa các lớp; Tổ chức thi đấu giao lưu với các lớp khác trong và ngoài trường.
Biện pháp 5: Tích hợp hoạt động GDTC và thể thao với các hoạt động chính trị - xã hội.
- Mục đích: Giúp sinh viên nhận thức rõ và đầy đủ hơn vai trò, ý nghĩa của hoạt động thể thao với xã hội.