Thực Trạng Điều Kiện Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Dạy Học Các Chủ Đề Tự Chọn

đề như: phần mềm, máy vi tính, máy in, giấy in, máy quét,... Qua thực tế các trường THPT huyện Bắc Sơn cho thấy, các đơn vị nhà trường đều chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp hai hình thức kiểm tra và phần lớn giáo viên có thực hiện việc soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng vấn đề đảm bảo về các yêu cầu của một đề trắc nghiệm khách quan như: độ tin cậy, độ giá trị, độ khó và độ phân cách và yêu cầu "phân hoá" trong việc dạy tự chọn là chưa cao. Ngoài ra, do thiếu thốn về các phương tiện, thiết bị nên hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan vẫn chưa phát huy hết hiệu quả.

Từ thực tế trên, đối chiếu với kết quả đánh giá của CBQL và giáo viên là khá phù hợp. Đây là hạn chế chung của các trường THPT trên toàn quốc, trừ các trường THPT có chất lượng cao, các trường điểm.

Tiêu chí 4: "Cập nhật điểm ngay khi kiểm tra" được CBQL và giáo viên là "thường xuyên" (ĐTB: x = 3,00; y = 3,15) và "hiệu quả" (x = 2,9; y = 3,24). Tìm hiểu thực tế tại các trường THPT huyện Bắc Sơn cho thấy: việc cập nhật điểm ngay khi kiểm tra vào sổ điểm chính theo quy định của Bộ GD&ĐT đã được thực hiện. Tuy nhiên, việc này đôi khi chưa kịp thời và chưa đạt hiệu quả tối đa. Nguyên nhân của tình trạng này là do giáo viên chỉ được sử dụng sổ điểm cá nhân để ghi điểm hàng ngày, sổ điểm chính do bộ phận hành chính của nhà trường quản lý và chỉ cho giáo viên mượn khi có sự chỉ đạo của Hiệu trưởng hoặc PHT phụ trách chuyên môn nên giáo viên không thể thực hiện việc vào điểm ngay khi có kết quả kiểm tra hoặc vào điểm hàng ngày theo quy định. Việc này dẫn đến những khó khăn trong công tác quản lý điểm của học sinh, có thể dẫn đến việc nâng điểm, sửa điểm một các tuy tiện vì chạy theo thành tích hoặc các tiêu cực khác.

Tiêu chí 5: "Quản lý điểm bằng phần mềm" được đánh giá là "thỉnh thoảng" đến "thường xuyên" (ĐTB: x = 2,53; y = 2,65), hiệu quả ở mực độ "vừa" (ĐTB: x = 2,58; y

= 2,84). Qua tìm hiểu thực tế tại các trường THPT huyện Bắc Sơn cho thấy: các trường đã tổ chức nhập điểm và xử lý điểm theo đúng quỵ định của Bộ GĐ&ĐT. Công cụ này hỗ trợ đắc lực cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong việc tính điểm, xếp loại học sinh và giúp Hiệu trưởng quản lý chặt chẽ việc cho điểm tránh tình trạng cấy điểm, sửa điểm không đúng quy định. Ngoài ra nó còn giúp cho Hiệu trưởng thống kê được một cách nhanh chóng kết quả hai mặt GD của học sinh, chất lượng học tập văn hoá từng môn, từng lớp và báo cáo kịp thời cho các cấp quản lý GD. Đây là một ưu điểm trong công tác quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập đối với học sinh của Hiệu trưởng. Tuy nhiên, vấn đề này cũng gặp một số khó khăn nhất định như: một số trường thiếu giáo viên chuyên trách phụ trách nhập liệu, xử lý điểm.

Tiêu chí 6: "Theo dõi kết quả học tập các chủ đề tự chọn của HS, tổng kết, xếp loại chủ đề, xếp loại và ghi kết quả học tập của HS theo quy định" được hai nhóm khách thể đánh giá "thường xuyên" (ĐTB: x = 3,21; y = 3,04) và "hiệu quả" (ĐTB: x

= 3,19; y = 3,09). Tìm hiểu thực tế tại các trường THPT Bắc Sơn cho thấy, Hiệu trưởng rất quan tâm đến việc dạy học các chủ đề tự chọn và hiệu quả của loại hình này mang lại. Đồng thời việc ghi nhận kết quả các chủ đề, đánh giá, xếp loại cũng được thực hiện đúng quy chế 40/2006/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 05 tháng 10 năm 2006 về đánh giá, xếp loại học sinh. Tuy vậy, do điều kiện CSVC thiếu thốn dẫn đến việc thực hiện chủ yếu là chủ đề bám sát nên kết quả chưa phản ánh hết được mặt tích cực của HĐDH các chủ đề tự chọn.

Tiêu chí 7: "Tổ chức xử lý các trường hợp vi phạm quy chế" thể hiện đánh giá của CBQL là "thường xuyên" và hiệu quả ở mức độ "vừa" (ĐTB: 2,91 và 2,79), đánh giá của giáo viên là "thường xuyên" và "hiệu quả" (ĐTB: 3,06 và 3,16). Như vậy các trường đã quản lí khá tốt việc thực hiện tiêu chí này. Việc xử lí các trường hợp vi phạm nội qui kiểm tra, thi (cả GV lẫn HS) đều được cho kết quả đánh giá rất tốt nhưng vẫn còn một CBQL và giáo viên thấy rằng cần xử lí nghiêm khắc hơn với các trường hợp vi phạm nội qui của giáo viên lẫn học sinh. Nếu vấn đề này thực hiện không triệt để sẽ làm hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hệ luỵ của vấn đề này là việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh không đúng dẫn đến tâm lý ỷ lại, lười học, không phấn đấu để vươn lên. Cho nên chỉ có việc đổi mới công tác thi cử, đổi mới việc kiểm tra đánh giá thì mới nâng cao được chất lượng Giáo dục.

2.4.5. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học các chủ đề tự chọn

Bảng 2.24. Thực trạng điều kiện CSVC phục vụ dạy học các chủ đề tự chọn


Số TT


Nội dung

Mức độ thực

hiện (TB)

Kết quả thực

hiện (TB)

CBQL

GV

CBQL

GV

1

Tăng cường trang thiết bị và phương tiện

phục vụ cho HĐDH các chủ đề tự chọn.

2,88

3,00

2,91

3,00

2

Lập sổ theo dõi và kiểm tra việc mượn thiết

bị dạy học phục vụ cho các chủ đề tự chọn.

3,12

3,16

3,09

3,10

3

Bố trí thời gian hợp lý cho HĐDH các chủ

đề tự chọn.

3,42

3,18

3,28

3,04

4

Huy động nguồn kinh phí cho HĐDH các

chủ đề tự chọn.

2,14

2,19

2,09

2,28


5

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD trong

việc xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị dạy học các chủ đề tự chọn.


2,49


2,62


2,44


2,65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 9

Kết quả khảo sát ở bảng 2.24 cho thấy:

Tiêu chí 1: "Tăng cường khai thác các trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho HĐDH các chủ đề tự chọn": Có 79,1% CBQL cho biết Hiệu trưởng đã thường xuyên và rất thường xuyên thực hiện việc này và điểm trung bình là 2,88; và 84,8% giáo viên cũng đánh giá Hiệu trưởng đã thường xuyên và rất thường xuyên thực hiện việc này và điểm trung bình là 3,00. Đồng thời việc đánh giá kết quả thực hiện cũng rõ ràng, điểm trụng bình từ mức độ khá (x = 2,91; y = 3,00). Như vậy các trường đã quản lý khá tốt việc thực hiện tiêu chí này. Tại các trường THPT đã được trang bị về CSVC, trường lớp đẹp hơn, khang trang hơn, các phương tiện và thiết bị dạy học ở các trường đã quản lí tốt nhưng còn thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới PPDH do nguồn kinh phí đầu tư trang bị CSVC, phương tiện và thiết bị dạy học ở các trường còn hạn chế. Đây cũng là nỗi bức xúc của Hiệu trưởng mặc dù đã có kế hoạch trình cấp trên sửa chữa, trang bị CSVC, phương tiện và thiết bị dạy học cho phù hợp với việc đổi mới GD hiện nay nhưng chưa được đáp ứng kịp thời. Các giáo viên không có điều kiện, thời gian để tự làm các ĐDDH cho bài dạy. Máy móc, thiết bị cho công tác giảng dạy còn thiếu thốn. Các giáo viên còn chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ mới trong nghiên cứu và giảng dạy. Bên cạnh đó, một số giáo viên đã không thực hiện nghiêm túc việc sử đụng đồ dùng, phương tiện dạy học trên lớp. Lý do được đưa ra là, giáo viên quá bận bịu - không có thời giờ chuẩn bị; hoặc do các trường đều không có phòng học bộ môn mà chỉ có các phòng học thường, vì thế việc di chuyển các phương tiện dạy học đến phòng học thường làm cho giáo viên ngán ngại, mất thời gian. Nhưng những trường hợp như vậy đã chưa được Hiệu trưởng kiểm tra, xử lí nghiêm túc mà thường chỉ là nhắc nhở rút kinh nghiệm.

Tiêu chí 2: "Lập sổ theo dõi và kiểm tra việc mượn thiết bị dạy học phục vụ cho các chủ đề tự chọn" được đánh giá mức độ "thường xuyên" (ĐTB: x = 3,12; y = 3,16), kết quả thực hiện là "hiệu quả" (ĐTB: x = 3,09; y = 3,10). Điều này chứng tỏ lãnh đạo nhà trường xem trọng việc sử dụng ĐDDH. Tuy nhiên, một số ít đơn vị còn phàn nàn việc giáo viên chưa tích cực cập nhật sổ theo dõi và kiểm tra việc mượn thiết bị mà chỉ thực hiện để đối phó khi có kiểm tra nhưng chưa có biện pháp xử lý nào cụ thể nào đối với những trường hợp vi phạm, thường cũng chỉ là nhắc nhở.

Tiêu chí 3: "Bố trí thời gian hợp lý cho HĐDH các chủ đề tự chọn" nhận được ý kiến đánh giá về mức độ "thường xuyên" (ĐTB x = 3,42; y = 3,18) và hiệu quả đạt được với ĐTB là x = 3,28; y = 3,04, có nghĩa là công tác này được thực hiện "thường xuyên" và "hiệu quả". Việc bố trí hợp lý của hiệu trưởng sẽ giúp giáo viên sử đụng

CSVC phục vụ dạy học các chủ đề tự chọn đạt hiệu quả cao, học sinh tham gia các lớp học này sẽ có cơ hội tiếp cận được các phòng học chức năng, tham gia được các buổi thí nghiệm thực hành. Bên cạnh đó, việc bố trí thời gian hợp lý giúp học sinh phân phối việc học một cách khoa học, cải thiện được kết quả học tập của các em.

Tiêu chí 4: "Huy động nguồn kinh phí cho HĐDH các chủ đề tự chọn": Có 48,9% GBQL cho biết HT đã TX và RTX thực hiện việc này và điểm trung bình là 2,14; và 45,6% giáo viên cũng đánh giá Hiệu trưởng đã thường xuyên và rất thường xuyên thực hiện việc này và điểm trung bình là 2,19. Đồng thời việc đánh giá kết quả thực hiện cũng rõ ràng, điểm trung bình từ mức độ "ít hiệu quả" (ĐTB: x = 2,09; y = 2,28). Như vậy các trường đã quản lí chưa thật tốt việc thực hiện tiêu chí này. Việc phối hợp phụ huynh học sinh và vận động các lực lượng xã hội khác hỗ trợ về CSVC, thiết bị giảng dạy chưa được Hiệu trưởng làm tốt. Trong điều kiện hiện nay, việc huy động tài chính từ các nguồn ngoài ngân sách, nhất là từ các quý phụ huynh rất khó khăn. Mặt khác, nguồn quỹ Hội Cha mẹ học sinh trong nhà trường nếu huy động được cũng chỉ đủ hỗ trợ cho các hoạt động khuyến học như trao học bỗng, trợ cấp khó khăn cho đối tượng học sinh nghèo hiếu học, không đủ để hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn khác. Do vậy, kết quả phản ánh như trên là đúng với tình hình thực tế.

Tiêu chí 5: "Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD trong việc xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị dạy học các chủ đề tự chọn" được 51,2% CBQL cho rằng Hiệu trưởng đã Thường xuyên và rất thường xuyên thực hiện việc này và ĐTB là 2,49 và 59,5% giáo viên cho rằng Hiệu trưởng đã Thường xuyên và rất thường xuyên thực hiện việc này và ĐTB là 2,62. Đồng thời việc đánh giá kết quả thực hiện ở mức độ trung bình (ĐTB: x = 2,44; y =2,65).

Qua xem xét thực tế tại các trường THPT huyện Bắc Sơn, việc huy động các nguồn kinh phí dành cho HĐDH các chủ đề tự chọn chưa được quan tâm nhiều, phần lớn chỉ dựa vào kinh phí chung của nhà trường. Điều này dẫn đến việc hỗ trợ nhằm động viên giáo viên tham gia dạy học các chủ đề chưa được thực hiện và việc tổ chức tham quan học tập của học sinh không thực hiện được thường xuyên. Công tác xã hội hoá được đẩy mạnh, huy động sự hỗ trợ của nhân dân trong xây dựng CSVC. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của nhân dân nông thôn miền núi nên nguồn huy động chưa đáp ứng được các yêu cầu về đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học nói chung và dạy học các chủ đề tự chọn nói riêng.

Tóm lại, qua kết quả điều tra, khảo sát thực trạng cho thấy: Hiệu trưởng các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đều có chỉ đạo thực hiện các mặt trong công tác quản lý HĐDH theo các chủ đề tự chọn từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kê hoạch với các nội đúng quản lý cụ thể như hướng dẫn qui trình, duyệt kế hoạch, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch cho đến việc quản lý các lực lượng tham gia và các điều kiện hỗ trợ cho HĐDH các chủ đề tự chọn. Trong đó, vấn đề được quan tâm nhất, được thực hiện ở mức độ thường xuyên nhất là việc quản lý đội ngũ, lựa chọn, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng cũng như việc theo dõi kiểm tra việc thực hiện đúng qui chế về nội dung dạy học các chủ đề tự chọn của giáo viên. Điều này khẳng định được nghiệp vụ quản lý của CBQL là đáp ứng khá tốt với nhu cầu quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn trong xu thế GD hiện nay. Kết quả cụ thể được chứng minh qua kết quả xếp loại học lực cuối năm của học sinh.

2.5. Nguyên nhân của thực trạng trong công tác quản lý hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Qua khảo sát thực trạng cho thấy các trường THPT huyện Bắc Sơn đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện dạy học chủ đề tự chọn theo quy định của Bộ GD&ĐT và đạt được một sổ kết quả ban đầu rất khả quan nhưng vẫn còn nhiều hạn chế mà các trường cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của CBQL và GV về nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Kết quả ghi nhận được như sau:

2.5.1. Nguyên nhân của những ưu điểm trong hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn

Khảo sát ý kiến đánh giá về nguyên nhân của những kết quả đạt được trong công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn, chúng tôi đưa ra 4 mức độ như sau:

- Điểm 4: mức độ rất nhiều - Điểm 3: mức độ nhiều

- Điểm 2: mức độ ít - Điểm 1: mức độ không Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.25

Bảng 2.25. Nguyên nhân kết quả đạt được trong công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT‌

Số TT


Yếu tố tác động

Nhóm đánh giá

Kết quả

Điểm TB

1

(%)

2

(%)

3

(%)

4

(%)

1

Nhận thức về nội dung quản lý HĐDH

các chủ đề tự chọn của Hiệu trưởng.

CBQL

0,00

0,00

41,9

58,1

3,58

GV

2,5

2,5

50,6

44,3

3,37


2

Tính đồng bộ và phù hợp với điều kiện

của nhà trường với biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.

CBQL

0,00

9,3

51,2

39,5

3,30

GV

1,3

8,9

64,6

25,3

3,14

3

Sự chỉ đạo sâu sát từ Bộ GD đến các cấp

QLGD về HĐDH các chủ đề tự chọn.

CBQL

0,00

11,6

58,1

30,2

3,19

GV

3,8

5,1

53,2

38,0

3,25

4

Lãnh đạo nhà trường xem trọng công

tác DH các chủ đề tự chọn.

CBQL

0,00

4,7

27,9

67,4

3,63

GV

0,00

5,1

36,7

58,2

3,53

5

Năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV

thực hiện HĐDH các chủ đề tự chọn.

CBQL

0,00

4,7

34,9

60,5

3,56

GV

0,00

1,3

51,9

16,8

3,46


6

Sự phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện cho

HĐDH các chủ đề tự chọn.

CBQL

0,00

32,6

44,2

23,3

2,91

GV

2,5

35,4

44,3

17,7

2,77

7

Sự quan tâm của gia đinh học sinh.

CBQL

4,7

30,2

32,6

32,6

2,93

GV

2,5

39,2

25,3

32,9

2,89

8

Sự quan tâm yêu thích của lực lượng

học sinh.

CBQL

4,7

11,6

32,6

51,2

3,30

GV

1,3

16,5

39,2

43,0

3,24

Khảo sát ý kiến đánh giá nguyên nhân những kết quả đạt được của công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn chúng tôi nhận được sự thống nhất cao về các yếu tố đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho HĐDH các chủ đề tự chọn như sau:

2.5.1.1. Nguyên nhân chủ quan

"Nhận thức về nội dung quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn của Hiệu trưởng", kết quả cho thấy có 58,1% số ý kiến của CBQL và 44,3% số ý kiến của giáo viên cho rằng nhận thức về nội dung quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn của Hiệu trưởng có tác động rất nhiều đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT. Có 41,9% và 50,6% số ý kiên của CBQL và giáo viên cho rằng nhận thức về hoạt động này của Hiệu trưởng có một số tác động đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Số ý kiến cho rằng nhận thức của Hiệu trưởng ít ảnh hưởng và không ảnh hưởng là không đáng kể (số ý kiến của CBQL là 0% và GV lần lượt là 2,5% và 2,5%). Điểm trung bình ở mức độ cao (x = 3,58; y = 3,37). Như vậy

đa số đều cho rằng nhận thức của Hiệu trưởng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ của Hiệu trưởng về hoạt động này sẽ góp phần đạt được mục đích đề ra. Ngược lại, sẽ làm hạn chế cho hoạt động này.

"Tính đồng bộ và phù hợp với điều kiện của nhà trường với biện pháp quản lý của HT".

Kết quả khảo sát cho thấy: ý kiến đánh giá của CBQL "rất nhiều" là 39,5% và "nhiều" là 51,2% (ĐTB: 3,30), ý kiến của giáo viên "rất nhiều" là 25,3% và "nhiều" là 64,6% (ĐTB: 3,14), chứng tỏ tác động giữa tính đồng bộ và phù hợp với điều kiện của nhà trường với biện pháp quản lý của Hiệu trưởng là rất lớn. Bởi vì, khi Hiệu trưởng đề ra các nội dung chỉ đạo thực hiện mà điều kiện thực tế của nhà trường không đáp ứng được như CSVC, trang thiết bị, tình hình tài chính,... thì rất khó để thực hiện đôi khi không thể thực hiện. Do vậy, yếu tố này rất cần được Hiệu trưởng cũng như các nhà quản lý quan tâm.

"Lãnh đạo nhà trường xem trọng công tác dạy học các chủ đề tự chọn" là yếu tố được đánh giá ở mức cao nhất trong các nguyên nhân của kết quả đạt được. Có 67,4% ý kiến của CBQL, 58,2% ý kiến của giáo viên đồng ý với mức độ "rất nhiều", 27,9% ý kiến của CBQL, 36,7% ý kiến của giáo viên đồng ý với mức độ "nhiều", ĐTB (x = 3,63; y = 3,53) phản ánh mức độ từ nhiều đến rất nhiều. Tìm hiểu thực tế ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tác giả nhận thấy khi lãnh đạo nhà trường nào có quan tâm chỉ đạo, xem HĐDH các chủ đề tự chọn là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung thì họ sẽ phân đầu phải thực hiện đạt hiệu quả để khẳng định uy tín và vị thế của nhà trường. Vậy, kết quả khảo sát này có độ tin cậy cao.

"Năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV thực hiện HĐDH các chủ đề tự chọn": có 60,5% và 46,8% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên thực hiện HĐĐH các chủ đề tự chọn tác động rất nhiều đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT. Có 34,9% và 51,9% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên thực hiện HĐDH các chủ đề tự chọn tác động đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT ở mức độ vừa phải. Điểm trung bình là (x = 3,56; y = 3,56). Thực tế ở một số trường chúng tôi đến khảo sát, lãnh đạo nhà trường đều cho biết việc lựa chọn và phân công giáo viên có kinh nghiệm dạy học các chủ đề tự chọn là một khâu quan trọng được thực hiện thận trọng và khoa học. Do vậy, kết quả khảo sát như trên là sát với thực tế.

2.5.1.2. Nguyên nhân khách quan

Có đến 88,3% CBQL (ĐTB 3,19, mức độ "nhiều" và "rất nhiều") và 91,2% GV (ĐTB 3,25, mức độ "nhiều" và "rất nhiều") ý kiến cho rằng sự chỉ đạo sâu sát từ Bộ GD&ĐT đến các cấp QLGD về HĐDH các chủ đề tự chọn đã tạo động lực lớn cho việc triển khai thực hiện HĐDH các chủ đề tự chọn ở trường THPT.

"Sự phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện cho HĐDH các chủ đề tự chọn" có kết quả khảo sát là 23,3% và 17,7% số ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng sự phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường đã có nhiều tác động đến hiệu quả quản lý HĐDH các chủ đề đề tự chọn. Có 42,2% và 44,3% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng chỉ có tác động ở mức độ vừa phải. Có 32,6% và 35,4% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng tác động là ít và có 2,5% ý kiến của giáo viên cho rằng không ảnh hưởng. Từ kết quả này cho thấy sự phối hợp giữa các lực lượng GD được quan tâm ở mức độ vừa. Điểm trung bình (x

= 2,91; y = 2.77).

"Sự quan tâm của gia đình HS": có 32,6% và 32,9% số ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng sự quan tâm của gia đình học sinh có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Có 32,6% và 25,3% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng tác động ở mức độ vừa. Có 30,2% và 39,2% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng ít tác động. Có 4,7% và 2,5% ý kiến của CBQL và GV cho rằng không tác động. Điểm trung bình ở mức độ này là vừa (x = 2,93; y = 2,89).

"Sự quan tâm, yêu thích của lực lượng học sinh": có 51,2% và 43,0% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng sự quan tâm, yêu thích của lực lượng học sinh có tác động rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn. Có 32,6% và 39,2% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng mức độ tác động ở mức vừa phải. Có 11,6% và 16,5% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng ít có tác động. Có 4,7% 1,3% ý kiến của CBQL và giáo viên cho rằng không tác động. Điểm trung bình tác động ở mức độ vừa (x = 3,30; y = 3,24).

2.5.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn

Khảo sát ý kiến đánh giá về nguyên nhân của những kết quả đạt được trong công tác quản lý HĐDH các chủ đề tự chọn, chúng tôi ghi nhận được qua bảng 2.30 như sau:

2.5.2.1 Nguyên nhân chủ quan

"Nhận thức chưa đồng bộ của các lực lượng GD trong nhà trường về HĐDH các chủ đề tự chọn" được đánh giá cụ thể là: có 29,1% và 35,6% ý kiến của GBQL

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí