CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Xác định cơ sở lý luận và nội dung khảo sát mức độ hứng thú của sinh viên với hoạt động Giáo dục thể chất và thể thao.
3.1.1. Tổng hợp cơ sở lý luận
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú, đặc điểm tâm lý, hoạt động cơ bản của sinh viên và những nội dung liên quan đến hoạt động GDTC và thể thao trường học đã đề cập ở Chương 1. Đề tài xác định những nội dung cơ bản định hướng cho việc giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài về hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên như sau.
* Khái niệm: Hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên là thái độ lựa chọn đặc biệt của sinh viên đối với nội dung, hình thức nào đó của hoạt động GDTC và thể thao, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của nó với bản thân.
* Biểu hiện hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên Hứng thú với các hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên được biểu
hiện qua các dấu hiệu cụ thể về mặt nhận thức, cảm xúc và hành động. Những biểu hiện này khá đa dạng, phức tạp, có thể đan xen nhau.
Biểu hiện về mặt nhận thức: sinh viên tích cực tìm hiểu và nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của TDTT. Nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tác dụng là một tiền đề của sự yêu thích.
Biểu hiện về xúc cảm: Sinh viên có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê...) với các hoạt động TDTT. Các em thực sự yêu thích hoạt động TDTT (môn thể thao, hình thức tập luyện… nào đó) và coi đó là niềm vui, hạnh phúc khi được tham gia.
Biểu hiện về mặt hành động:
Đối với các hoạt động GDTC chính khóa:
- Chấp hành tốt nội quy giờ học (đúng giờ, trang phục đúng quy định...);
- Chú ý lắng nghe, quan sát giảng viên giảng dạy và thực hiện động tác mẫu;
- Tích cực, chủ động với các hoạt động trên lớp; Đối với các hoạt động TDTT ngoại khóa:
- Tích cực chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa, CLB thể thao;
- Tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn học GDTC và lĩnh vực thể thao;
- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tập luyện TDTT.
Biểu hiện về mặt kết quả: Kết quả học tập, rèn luyện tốt. Hoàn thành tốt các yêu cầu của môn học; đạt tiêu chuẩn về thể lực theo quy định; có đóng góp tích cực trong các giờ học và các hoạt động thể thao của lớp, trường cũng như địa phương.
* Mức độ hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên
Đề tài xác định 3 cấp độ của hứng thú đối với hoạt động GDTC và thể thao như sau:
- Hứng thú cao: Có cảm xúc dương tính mạnh mẽ với hoạt động GDTC và thể thao do có nhận thức đúng và đủ về hoạt động này. Sinh viên tích cực, chủ động cao trong việc nắm bắt và tham gia vào các hoạt động.
- Hứng thú: Có xúc cảm dương tính với hoạt động GDTC và thể thao ở mức vừa phải; Nhận thức đúng hoặc tương đối đúng, đủ; Tích cực tham gia hoạt động nhưng chưa ở mức chủ động cao.
- Không hứng thú: Không có xúc cảm dương tính, chưa có nhận thức hoặc nhận thức sai. Không có hành động tích cực, chủ động để chiếm lĩnh và tham gia hoạt động. Hoặc giữa 3 mặt xúc cảm - nhận thức - hành động chưa có sự tương quan, đồng bộ (VD: rất yêu thích thể thao nhưng chưa tích cực tham gia hoạt động, hoặc rất tích cực tham gia nhưng không xuất phát từ sự yêu thích mà vì những mục đích tiêu cực…).
Tóm lại: Từ góc nhìn này chúng ta có thể thấy mức độ hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao phần nào đó thể hiện chất lượng của công tác GDTC.
3.1.2. Xác định nội dung khảo sát mức hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao
Từ các nội dung về cơ sở lý luận đã tổng hợp, đề tài xác định có thể sử dụng các mặt biểu hiện về nhận thức, xúc cảm và hành động để làm nội dung khảo sát mức độ hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao. Đề tài xây dựng các nội dung khảo sát tương ứng với các dấu hiệu biểu hiện của hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao.Tiếp đó, đề tài xin ý kiến đánh giá của các giảng viên GDTC có kinh nghiệm (chuyên gia) tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên (n = 22) về các tiêu chí đã lựa chọn. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.1, 3.2 và 3.3.
- Biểu hiện về mặt nhận thức được: Tiêu chí này đánh giá xem sinh viên có nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của hoạt động GDTC và thể thao hay không. Đề tài liệt kê các nội dung về ý nghĩa tác dụng của GDTC và thể thao và xin ý kiến các chuyên gia. Những nội dung này đề tài dự kiến sẽ đưa vào bảng hỏi để khảo sát nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao. Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao (n = 22)
Ý nghĩa, tác dụng của GDTC và TT | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Phát triển thể lực, kỹ năng, kỹ xảo, hình thể | 22 | 100.00 % | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
2 | Phòng, chống bệnh tật, giải trí, thư giãn | 21 | 95.45% | 1 | 4.55% | 0 | 0.00 |
3 | Rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội | 20 | 90.91% | 2 | 9.09% | 0 | 0.00 |
4 | Phát triển trí nhớ, tư duy, tự tin | 20 | 90.91% | 2 | 9.09% | 0 | 0.00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Khái Niệm Hứng Thú Với Các Hiện Tượng Tâm Lý Khác Hứng Thú Là Một Hiện Tượng Tâm Lý Phức Tạp, Để Hiểu Rõ Bản Chất Của Nó,
- Hứng Thú Với Hoạt Động Gdtc Và Thể Thao Của Sinh Viên
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Đối Tượng Nghiên Cứu:
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Yêu Thích Với Hoạt Động Gdtc Và Tt Của Sv (N=98)
- Ý Kiến Đánh Giá Của Giảng Viên Về Mức Độ Phù Hợp Của Các Biện Pháp (N=22)
- So Sánh Nhận Thức Của Sv Nhóm Tn (N = 46) Và Nhóm Đc (N = 48) Sau Tn
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
- Về mặt xúc cảm: Đề tài xác định những nội dung khảo sát mức độ yêu thích của sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao. Tiếp đó xin ý kiến chuyên gia về nội dung và mức độ đánh giá.
Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đánh giá xúc cảm của sinh viên (n = 22)
Nội dung và mức độ đánh giá | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Mức độ yêu thích với các hoạt động trong giờ học Giáo dục thể chất (rất yêu thích, yêu thích, không thích) | 22 | 100.00% | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
2 | Mức độ yêu thích với các hoạt động thể thao ngoại khóa do khoa và nhà trường tổ chức (rất yêu thích, yêu thích, không thích) | 22 | 100.00% | 0 | 0.00 | 0 | 0.00 |
3 | Mức độ yêu thích các chương trình truyền hình và các sự kiện thể thao (rất yêu thích, yêu thích, không thích) | 18 | 86.36% | 3 | 13.64% | 0 | 0.00 |
- Biểu hiện về hành động: Được đánh giá qua các hành động cụ thể của sinh viên liên quan đến các hoạt động trong giờ học GDTC chính khóa và các hoạt động thể thao ngoài giờ học.
Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đánh giá hành động của sinh viên (n = 22)
Nội dung và mức độ đánh giá | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Mức độ chấp hành nội quy giờ học (đúng giờ, trang phục...(chấp hành đầy đủ, thi thoảng vi phạm, thường xuyên vi phạm) | 20 | 90.91% | 2 | 9.09% | 0 | 0.00 |
2 | Mức độ chú ý nghe, quan sát giảng viên giảng dạy và thực hiện động tác mẫu (thường xuyên chú ý, thi thoảng, chưa bao giờ) | 21 | 95.45% | 1 | 4.55% | 0 | 0.00 |
3 | Mức độ tích cực thực hiện các hoạt động tập luyện trong giờ học (tích cực chủ động, gượng ép, thực hiện 1 phần cho xong) | 21 | 95.45% | 1 | 4.55% | 0 | 0.00 |
4 | Mức độ thường xuyên tập luyện ngoài giờ học, tham gia các CLB thể thao (thường xuyên, thi thoảng, chưa bao giờ) | 21 | 95.45% | 1 | 4.55% | 0 | 0.00 |
5 | Mức độ thường xuyên tìm hiểu kiến thức, tuyên truyền, vận động mọi người tham gia tập luyện TDTT (thường xuyên, thi thoảng, chưa bao giờ) | 18 | 86.36% | 3 | 13.64% | 0 | 0.00 |
Ý kiến của các chuyên gia về các tiêu chí đánh giá hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao mà đề tài bước đầu xây dựng được tổng hợp tại các Bảng 3.1, 3.2 và 3.3. Kết quả cho thấy các nội dung khảo sát được sự đồng thuận cao của các chuyên gia. Các nội dung mà đề tài đề xuất nhận được từ 86.36% đến 100% ý kiến đồng “đồng ý” của các chuyên gia (8/16 tiêu chí nhận được 100% ý kiến “đồng ý”), một số ít (4.55% đến 13.64%) còn “phân vân” và không có ai “không đồng ý”.
Như vậy, hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao được đánh giá qua 3 mặt biểu hiện là nhận thức, xúc cảm và hành động. Các mặt biểu hiện này được nhận biết bằng các nội dung thể ở trên.
3.2. Thực trạng hứng thú, kết quả rèn luyện của sinh viên và yếu tố tác động đến công tác Giáo dục thể chất của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Để có một góc nhìn khác về công tác GDTC và thể thao của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, đề tài đánh giá thực trạng hứng thú của sinh viên các điều kiện liên quan đến công tác GDTC của nhà trường.
3.2.1. Các yếu tố tác động đến công tác giáo dục thể chất của nhà trường
* Quy mô các lớp học phần GDTC của 2 năm học gần đây:
- Năm học 2018 - 2019: có 3 lớp học phần GDTC tổng số 98 SV cao đẳng.
- Năm học 2019 - 2020: tổng số 181 SV
+ Hệ trung cấp: 1 lớp GDTC, tổng số 47 SV.
+ Hệ cao đẳng: 3 lớp (GDTC 1, GDTC 2 và GDTC 3), tổng số 134 SV.
* Đơn vị quản lý hoạt động công tác GDTC là Khoa Cơ bản:
Chức năng: Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn, hành chính của trường, giúp Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng chuyên môn trong các lĩnh vực ngoại ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và GDTC; Trực tiếp tham gia giảng dạy, quản lý các hoạt động chuyên môn và chịu trách nhiệm về quản lý HSSV thuộc Khoa theo Quy định công tác HSSV của Nhà trường.
Khoa Cơ bản hiện nay có 02 giảng viên GDTC (trình độ đại học). Các giảng viên GDTC của nhà trường có một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Xây dựng nội dung chương trình, trực tiếp giảng dạy học phần GDTC và phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động thể thao cho CBVC và sinh viên nhà trường.
- Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên môn về lĩnh vực GDTC khi được nhà trường giao.
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá cho sinh viên và cán bộ viên chức trong trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và môi trường rèn luyện cho cán bộ và sinh viên.
- Tham gia các lớp tập huấn về TDTT do ngành và địa phương tổ chức.
- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác GDTC và thể thao được nhà trường giao.
* Chương trình GDTC chính khóa:
Chương trình GDTC, đề cương môn học GDTC và các hoạt động thể thao của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên có những đặc điểm sau:
- Chương trình GDTC cho SV trình độ cao đẳng gồm 60 tiết học chính khóa được tổ chức giảng dạy trong học kỳ 1 của khóa học. Nội dung chương trình gồm: Điền kinh 15 tiết, Thể dục 15 tiết và 30 tiết bóng chuyền.
- Chương trình GDTC cho SV trình độ trung cấp gồm 30 tiết học chính khóa được tổ chức giảng dạy trong học kỳ 1 của khóa học. Nội dung chương trình gồm: Thể dục 10 tiết và 20 tiết nội dung bóng chuyền.
- Chương trình GDTC được xây dựng chung cho tất cả sinh viên, không có chương trình với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và hình thức riêng cho các nhóm sinh viên có trình độ và sức khỏe khác nhau; Không có nội dung và hình thức tập luyện riêng cho những đối tượng đặc biệt như sinh viên có năng khiếu thể thao và sinh viên có sức khỏe yếu;
* Hoạt động thể thao ngoại khóa:
- Nhà trường thường xuyên tổ chức giải thể thao cho cán bộ, viên chức và sinh viên nhân dịp các ngày lễ trong năm. Các môn thể thao thường được tổ chức gồm: Bóng đá, cầu lông, bóng chuyền hơi, bóng bàn.
- Trong trường hiện nay không có CLB thể thao cho sinh viên.
- Hàng năm sinh viên của trường thường xuyên tham gia các giải thi đấu thể thao của khối trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc chuẩn bị các đội tuyển thể thao tham gia thi đấu tại các giải thể thao do địa phương và ngành tổ chức chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn trước mỗi giải đấu. Việc bồi dưỡng thường xuyên các đội tuyển thể thao của nhà trường chưa được thực hiện.
* Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Về trang thiết bị, dụng cụ tập luyện phục vụ cho hoạt động GDTC và thể thao của sinh viên và CBVC: Được mua mới hàng năm căn cứ theo chương trình môn học và đề xuất của bộ phận chuyên môn chuyên môn cũng như điều kiện tài chính hàng năm của nhà trường.
- Về sân bãi tập luyện thể thao: Nhà trường hiện có 1 sân bóng đá (mặt sân đất); 1 nhà tập thể thao có 2 cầu lông; 1 nhà tập có 3 bàn bóng bàn; 2 sân bóng chuyền ngoài trời (mặt sân trải bê tông); 1 sân bóng rổ (mặt sân trải bê tông)
Nhìn chung thì điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy học học phần GDTC và tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên cũng như các hoạt động tập luyện thể thao của cán bộ viên chức trong trường.
3.2.2. Thực trạng hứng thú của sinh viên với các hoạt động Giáo dục thể chất và thể thao
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, đề tài thu thập thông tin về các mặt nhận thức, xúc cảm và hành động của sinh viên đối với hoạt động GDTC và thể thao. Qua đó đánh giá thực trạng hứng thú của với hoạt động
GDTC và thể thao. Để thu thập được các thông tin trên, đề tài khảo sát 98 sinh viên SV năm thứ 2 đã hoàn thành chương trình GDTC tại trường (tuyển sinh năm 2018). Kết quả khảo sát được tổng hợp tại Bảng 3.4 đến 3.6.
Về nhận thức: Kết quả khảo sát được tổng hợp tại Bảng 3.4 cho thấy nhận thức của sinh viên về ý nghĩa, tác dụng của GDTC và thể thao còn chưa đầy đủ. Cụ thể như sau:
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát nhận thức của SV về tác dụng của GDTC và TT (n = 98)
Ý nghĩa, tác dụng của GDTC và TT | Tác dụng cao | Bình thường | Ít tác dụng | Không có tác dụng | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Phát triển thể lực, kỹ năng, kỹ xảo, hình thể | 96 | 97.96% | 2 | 2.04% | 0 | 0.00% | 0 | 0.00% |
2 | Phòng, chống bệnh tật, giải trí, thư giãn | 58 | 59.18% | 18 | 18.37% | 22 | 22.45% | 0 | 0.00% |
3 | Rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội | 36 | 36.73% | 20 | 20.41% | 35 | 35.71% | 7 | 7.14% |
4 | Phát triển trí nhớ, tư duy, tự tin | 7 | 7.14% | 15 | 15.31% | 42 | 42.86% | 34 | 34.69% |
- Đa số sinh viên (97.96%) được hỏi mới chỉ nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng trực tiếp của hoạt động GDTC và thể thao đối với người tập. Đó là “có tác dụng cao” đối với sự phát triển thể lực, hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và sự cân đối hình thể.
- Chỉ có 59.18% đánh giá “cao” tác dụng phòng, chống bệnh tật và giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Còn có đến 22.45% trả lời “ít có tác dụng”.
- Giá trị trong rèn luyện bản lĩnh, khả năng thích nghi, mở rộng quan hệ xã hội cũng không được nhiều sinh viên ghi nhận. Chỉ có 36.73% trả lời là có “tác dụng cao”; 20.41% trả lời “ít tác dụng”; Có đến 37.71% và 7.14% trả lời “ít tác dụng” và “không có tác dụng”.