Nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên - 2

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Hứng thú là một trong những biểu hiện xu hướng của nhân cách. Nó là một trong những yếu tố thúc đẩy quy định tính lựa chọn thái độ và tính tích cực của con người hướng tới mục tiêu có nhiều ý nghĩa đối với đời sống của bản thân. Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.

Các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc, hoạt động phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Một người có hứng thú cao với lĩnh vực, hoạt động nào đó thì họ thực hiệnnó một cách dễ dàng, có hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ vớilĩnh vực, hoạt động đó. Họ sẽ tìm thấy niềm vui trong hoạt động, hoạt động đótrở nên nhẹ nhàng hơn và họ sẽ tập trung cao hơn vào hoạt động đó. Do vậy,hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Ngược lại khi phải hoạt động, làm việc với tâmlý gò bó, gượng ép thì công việc trở nên nặng nhọc khó khăn làm cho người tanhanh chóng mệt mỏi, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt.

Trong công tác Giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao cho sinh viên thì việc nắm bắt đặc điểm tâm lý của sinh viên để tạo hứng thú cho họ trong quá trình hoạt động GDTC và thể thao là hết sức quan trọng. Tạo cho sinh viên hứng thú với hoạt động GDTC và thể thao đồng nghĩa với việc tạo ra cảm xúc dương tính mạnh mẽ của sinh viên với hoạt động này và họ sẽ cảm thấy tràn đầy niềm vui khi tham gia vào hoạt động đó. Từ đó sinh viên sẽ tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động thể thao do vậy hiệu quả của công tác GDTC và thể thao cho sinh viên đạt được sẽ cao hơn. Muốn tạo được hứng thú cho sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao, trước hết phải nắm bắt được

đặc điểm tâm lý và những biểu hiện về mặt hứng thú của sinh viên với hoạt động GDTC và thể thao. Đó là cơ sở để đánh giá, nắm bắt được thực trạng hứng thú của sinh viên và nghiên cứu đưa ra những biện pháp nâng cao hứng thú cho sinh viên trong hoạt động này.

Trong những năm gần đây, công tác GDTC cho sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học trong cả nước nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Nhiều trường vẫn coi GDTC là môn học phụ, chương trình môn học GDTC còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, nội dung và hình thức chưa phong phú… Không ít sinh viên vẫn còn “sợ” môn học GDTC, coi việc học nội dung GDTC là mệt nhọc, những kỳ thi là cực hình, ít sinh viên có hứng thú với môn học này…

Bộ môn GDTC của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên có nhiệm vụ chính là xây dựng chương trình GDTC, giảng dạy các học phần GDTC, tổ chức các hoạt động thể thao cho cán bộ, viên chức và sinh viên trong các nhà trường, tham gia các hoạt động thể thao tại địa phương. Ngoài ra, Bộ môn GDTC còn được Nhà trường giao nhiệm vụ tổ chức các đội tuyển Thể thao của nhà trường tham gia các giải thi đấu thường niên do địa phương và ngành tổ chức. Bộ môn GDTC của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật về cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt được những kết quả nhất định trong công tác GDTC cho sinh viên và các hoạt động thể thao của nhà trường.

Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ tác giả nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác GDTC cho sinh viên của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên vẫn còn một số tồn tại nhất định. Đa số sinh viên còn chưa thực sự tích cực, chủ động với các hoạt động GDTC và thể thao của nhà trường. Trong các giờ học GDTC sinh viên còn chưa thực sự hứng thú với các hoạt động. Mức độ nhận thức, xúc cảm và hành động dương tính với GDTC và thể thao còn thấp. Do vậy kết quả đạt được chưa thực sự cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Từ những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu các biện pháp nâng cao hứng thú của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật với các hoạt động GDTC và thể thao trường học là cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC. Nghiên cứu về hứng thú của sinh viên cũng cho thấy một cách tiếp cận khác giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về GDTC và thể thao trường học. Qua khảo sát sơ bộ điều kiện thực tiễn, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hứng thú với giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – Đại học Thái Nguyên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hứng thú với giờ học giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên - 2

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, điều kiện thực tiễn và đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất một số biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn để nâng cao hứng thú với giờ học GDTC cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên của nhà trường.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục thể chất và thể thao trường học cũng như cơ sở lý luận về hứng thú nói chung và hứng thú của người học trong các hoạt động giáo dục nói riêng. Từ đó liên hệ, vận dụng trong hoạt động GDTC cho sinh viên.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động GDTC cho sinh viên tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên về các mặt như: điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình môn học GDTC; Thực trạng hứng thú (nhận thức, xúc cảm và hành động) của sinh viên với các hoạt động GDTC và thể thao; Đánh giá thực trạng trình độ thể lực chung và kết quả học tập của sinh viên…

5.3. Đề xuất và đánh giá hiệu quả bước đầu các biện pháp nâng cao hứng thú với giờ học GDTC cho sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học:

` Hệ thống được cơ sở lý luận GD và lý luận GDTC về khái niệm, vai trò của hứng thú của người học trong các hoạt động nói chung và hoạt động GDTC và thể thao trường học;

Xác định được mối liên hệ giữa cơ sở lý luận của khoa học GD với lý luận và phương pháp GDTC trong việc khơi dậy và phát triển hứng thú của người học trong các hoạt động GDTC và thể thao;

Xác định được những cách thức tổ chức hoạt động GDTC và thể thao cho sinh viên dựa trên quan điểm, cách tiếp cận và xu hướng đáp ứng nhu cầu người học nhằm khơi dậy và nâng cao hứng thú của họ.

Ý nghĩa thực tiễn:

Đánh giá được thực trạng công tác GDTC của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. Kết quả này góp phần đánh giá, toàn diện hơn về công tác GDTC cho sinh viên;

Xác định được các biện pháp phù hợp để tổ chức giờ học GDTC nhằm nâng cao hứng thú của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên với giờ học GDTC và các hoạt động thể thao. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC và thể thao trường học.

5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động GDTC cho sinh viên của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên có những hạn chế nhất định, hiệu quả đạt được chưa cao. Các nội dung, hình thức, phương pháp GDTC cho sinh viên chưa phong phú, linh hoạt do vậy sinh viên chưa thực sự hứng thú với giờ học GDTC. Nếu nghiên cứu và vận dụng đồng bộ các biện pháp nâng cao hứng thú của sinh viên với giờ học GDTC phù hợp với tình hình thực tiễn thì chất lượng của hoạt động GDTC cho sinh viên sẽ được nâng lên.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Công tác giáo dục thể chất và thể thao cho sinh viên cao đẳng, đại học

1.1.1. Khái niệm về giáo dục thể chất và thể thao trường học

Theo tác giả Vũ Đức Thu thì GDTC là quá trình sư phạm nhằm GD và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người.

Trong quá trình GDTC, hình thái và chức năng các cơ quan trong cơ thể được từng bước hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn. GDTC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện năng lực vận động của con người, cả về tố chất thể lực và kỹ năng vận động.

Giáo dục thể chất là một phạm trù biện chứng của triết học Đông - Tây. Nó tồn tại từ khi xuất hiện xã hội loài người và tồn tại tự nhiên như một nhu cầu hết sức cấp bách, không thể thiếu trong điều kiện của nền sản xuất xã hội và đời sống con người. [27].

Tác giả Nguyễn Toán thì khái niệm GDTC là một loại hình GD với các nội dung chuyên biệt là:

Dạy học vận động (qua việc thực hiện các động tác): là truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người, qua đó hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết liên quan.

Phát triển có chủ định các tố chất vận động. Tác động có chủ đích theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức lực vận động của con người.

Việc dạy học động tác và phát triển các tố chất vận động có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau, thậm chí có thể “chuyển” lẫn nhau. Nhưng chúng không bao giờ đồng nhất và quan hệ có khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và GDTC khác nhau. [28].

Luật Thể dục, Thể thao quy định tách biệt rõ ràng khái niệm về GDTC và thể thao trường học:

Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc CTGD nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu GD toàn diện;

Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao. [33].

Từ các nội dung trên cho thấy “khái niệm về GDTC và thể thao trường học” theo như quy định trong Luật Thể dục, thể thao là chặt chẽ và đầy đủ hơn cả. Nội dung này vừa là quy định nhưng cũng có thể được hiểu là một khái niệm về GDTC và thể thao trường học.

Nhiệm vụ của TDTT trường học:

Phát triển cân đối hình thái và chức năng cơ thể học sinh theo lứa tuổi; Phát triển toàn diện năng lực thể chất; Tăng cường sức khỏe và khả năng chống đỡ những tác động có hại của môi trường.

Hình thành và hoàn thiện cho người học những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản trong cuộc sống kể cả kỹ năng, kỹ xảo thực dụng và thể thao; Trang bị cho người học kiến thức cơ bản về việc sử dụng hiệu quả các phương tiện, phương pháp TDTT.

Hình thành những thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể thường xuyên, GD phẩm chất đạo đức ý chí, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, khát vọng xây dựng cuộc sống lành mạnh trong mỗi người học.

Các nội dung cơ bản của công tác TDTT trường học gồm: Thực hiện giờ học nội khóa theo chương trình quy định; Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thân thể theo lứa tuổi hàng năm; Tổ chức tập luyện ngoại

khóa theo CLB thể thao tự chọn trong các trường học; Ổn định hệ thống thi đấu thể thao các cấp của học sinh, sinh viên theo chu kỳ năm và nhiều năm. [30].

1.1.2. Mục đích, nhiệm vụ của giáo dục thể chất và thể thao cho sinh viên Mục đích của TDTT trong các trường đại học là góp phần thực hiện mục

tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh tế và văn hóa xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận, bắt nhịp nhanh với thực tiễn cuộc sống.

Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ cơ bản được đề ra với chương trình GDTC và các hoạt động thể thao trong các trường đại học gồm:

Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa. Rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc;

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để tự rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT của nhà trường và xã hội;

Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của sinh viên, phát triển cơ thể một cách hài hòa, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu (nghiện rượu, hút thuốc…), rèn luyện thân thể đạt những chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và năm học;

Phát hiện và bồi dưỡng các tài năng cũng như các hạt nhân trong các hoạt động TDTT cấp cơ sở, đặc biệt là trong các môn thể thao thế mạnh của nhà trường và địa phương.

Trong các trường đại học và cao đẳng, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung trong chỉ đạo, kiểm tra công tác GDTC, Thể thao và theo dõi sức khỏe của sinh viên. Bộ môn (khoa) TDTT có trách nhiệm về việc tổ chức và tiến hành quá trình sư phạm và GDTC cho sinh viên theo kế hoạch dạy học.

Các hoạt động TDTT cấp cơ sở và nâng cao thành tích thể thao do Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp cơ sở cùng với bộ môn TDTT phối hợp với các tổ chức xã hội khác như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên thực hiện. Công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe, thể lực của sinh viên trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT do trạm (phòng) y tế nhà trường phối hợp với bộ môn (khoa) TDTT tiến hành. [27], [30].

Để công tác GDTC và Thể thao trong trường học đạt hiệu quả cao thì việc phân loại sức khỏe người tập là một trong những yếu tố quan trọng. Từ đó xây dựng nội dung và hình thức GDTC và Thể thao phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đối với sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng, việc phân loại người tập thường theo các nhóm sau:

Nhóm cơ bản hay còn gọi là nhóm khỏe: bao gồm những sinh viên có sức khỏe bình thường hoặc tốt đã hoặc chưa có quá trình tập luyện TDTT. Nhóm này tập luyện theo chương trình cơ bản của nhà trường;

Nhóm đặc biệt: bao gồm những sinh viên có sức khỏe yếu, có bệnh mãn tính hoặc thương tật, cần thiết phải phân biệt đối xử trong tập luyện. Những sinh viên thuộc nhóm này không thể tập luyện theo chương trình chung;

Nhóm thể thao nâng cao (TTNC): Nhóm này bao gồm những sinh viên ở nhóm cơ bản đẵ có quá trình lập luyện TDTT, có năng khiếu ở môn thể thao nào đó và có nguyện vọng tập luyện nâng cao thành tích về môn thể thao lựa chọn, đặc biệt là những môn thể thao có truyền thống của trường. Nội dung và yêu cầu đối với nhóm này do Bộ môn (Khoa) TDTT soạn thảo với yêu cầu cao hơn bình thường và việc tổ chức giờ học theo hướng huấn luyện thể thao để tạo điều kiện tiếp tục nâng cao thành tích thể thao cho họ. [27].

1.1.3. Các hình thức giáo dục thể chất và thể thao trong trường cao đẳng, đại học

Công tác GDTC và Thể thao trong trường đại học được tiến hành thông qua giờ học GDTC và các hoạt động TT ngoại khóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023