mình, khi mà nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào rừng, đặc biệt với các vùng còn khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Các chương trình lâm nghiệp cộng đồng đã gắn liền việc tăng thu nhập cho người dân địa phương với các mục đích về môi trường hay bảo vệ rừng. Đây thường là bước đầu tiên để đưa người dân địa phương vào lĩnh vực quản lý lâm nghiệp. Trong một chừng mực nhất định, các hợp đồng khoán bảo vệ ở Việt Nam là một ví dụ về sự thành công. Người dân địa phương, đặc biệt là các nhóm hộ, trực tiếp tham gia vào bảo vệ những khu rừng được giao. Họ được hưởng những lợi ích từ lâm sản ngoài gỗ (rất hạn chế) và nhận một khoản tiền (khá lớn) từ các hoạt động bảo vệ. Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa giảm nghèo và ngành rừng ở Việt Nam đã chỉ ra ba quan hệ chính được miêu tả ngắn gọn như sau:
- Đó là những mối quan hệ nhân quả quan trọng giữa sự biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi mạnh mẽ về độ che phủ rừng bởi hai yếu tố này xuất hiện trên cùng vị trí địa lý và cùng thời gian.
- Đời sống của người nghèo ở các vùng sâu vùng xa ở nông thôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ các rừng tự nhiên.
- Mặc dù vẫn phụ thuộc vào rừng, một số người dân nông thôn vẫn có lợi ích lớn từ việc mất rừng thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp, khai thác và bán gỗ cũng như các sản phầm từ rừng khác lấy tiền làm vốn.
Vậy để quản lý tốt rừng thì cũng cần tìm ra các giải pháp giảm nghèo hay cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng như tạo việc làm, tạo điều kiện cho người dân được hưởng lợi từ rừng như gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường (khôi phục độ màu mỡ cho đất, duy trì lượng nước và bảo vệ chất lượng nước…), tránh việc chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp.
Hình 1.2: Mô hình tứ diện về đời sống con người và độ che phủ rừng
Đời sống +
con người -
Chất lượng của độ che phủ rừng
Được – Được | Được – Mất |
Mất – Được | Mất – Mất |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - 2
- Nội Dung Quản Lý Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Trên Địa Bàn Cấp Huyện
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Diễn Châu Giai Đoạn 2015-2020
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Ở Huyện Diễn Châu
- Công Cụ Và Phương Pháp Quản Lý Đất Lâm Nghiệp
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
+ -
(Nguồn: Sunderlin (2003))
Mô hình này được áp dụng cho những người sống trong rừng và gần rừng, bao gồm những khái niệm sau:
- “Được - Được” nghĩa là giảm nghèo và bảo vệ môi trường được thừa nhận là luôn đi đôi với nhau.
- “Được - Mất” nghĩa là thành công trong công tác giảm nghèo gây ra suy giảm rừng và đa dạng sinh học.
- “Mất - Được” nghĩa là an toàn sinh kế của người dân không còn nữa vì họ không được phép sống gần rừng.
- “Mất - Mất” nghĩa là cả người dân địa phương và môi trường bị thua thiệt.
1.1.5.5. Nhân tố khoa học và công nghệ
Việc tăng cường công tác nghiên cứu khoa học đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu về các trạng thái rừng, các kiểu rừng, các loài cây có giá trị kinh tế cao, cây đa tác dụng… tạo cơ sở cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học vững chắc giúp quản lý hiệu quả và nâng cao giá trị sản phẩm từ rừng.
Tăng cường quản lý chất lượng về giống song song với việc đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu thử nghiệm giống mới, giống tốt sinh trưởng nhanh đáp ứng được mục tiêu trồng rừng; xây dựng chương trình chọn giống có định hướng cho các loài cây chủ yếu, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung giúp tạo ra các cánh rừng trồng phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao.
Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc để chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững tới các hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp. Chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp. Đặc biệt áp dụng công nghệ mô tế bào vào sản xuất cây con đối với một số loài cây vừa cho hiệu quả kinh tế, phát huy chức năng phòng hộ và làm đẹp cảnh quan. Từng bước thực hiện quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững và tiến tới được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) tạo điều kiện thuận lợi cạnh tranh hàng gỗ xuất khẩu.
Tóm lại, yếu tố khoa học công nghệ ngày càng được chú trọng, có vai trò to lớn giúp cho việc quản lý có cơ sở khoa học để tiến hành cũng như mang lại năng suất hiệu quả đất cao.
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
Thực tế cho thấy chính phủ Việt Nam đã có chủ trương quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp dựa vào cộng đồng thông qua các chính sách giao đất giao rừng, xây dựng các hương ước, quy ước bảo vệ rừng thôn buôn. Từ năm 1999 với sự tài trợ của các dự án phi chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập nhóm lâm nghiệp cộng đồng quốc gia để đánh giá và đề xuất các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam. Đồng thời trong vòng 10 năm trở lại đây, các cách tiếp cận có sự tham gia đã được áp dụng trong phát triển nông thôn, đây là cách làm tiến bộ để xây dựng phương pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả dựa vào người dân.
Quản lý rừng cộng đồng đã được thực hiện từ trước đây trưong các hệ thống quản lý rừng truyền thống của các cộng đồng dân tộc miền núi nước ta. Ngày nay phương thức này vẫn đang được tiến hành ở nhiều địa phương. Yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lý rừng này là sự nhất trí của toàn thể người dân khi thực thi các điều khoản trong hương ước bảo vệ rừng của cộng đồng, sự tổ chức chặt chẽ của cộng đồng và sự phân chia quyền lợi các sản phẩm từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng. Phương thức quản lý rừng có sự
tham gia của cộng đồng người dân sống gần rừng đã chứng tỏ tính hiệu quả về mặt KTXH và bền vững về mặt sinh thái môi trường, phù hợp với chính sách giao đất giao rừng của nước ta hiện nay [7].
Thực hiện Nghị định 163 và Quyết định 178 của Chính phủ, cho đến thời điểm năm 2003, ước tính người dân đã tham gia quản lý khoảng 2,5 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó một số tỉnh đã thí điểm và triển khai giao rừng cho cộng đồng, đi tiên phong là tỉnh Đăk Lăk giao 8.000 ha, tỉnh Sơn La giao 105.000 ha rừng tự nhiên cho hộ, nhóm hộ, cộng đồng thôn bản quản lý. Từ đây đã bước đầu rút ra kinh nghiệm ở các tỉnh về giao rừng tự nhiên cho các cộng đồng thôn bản, kết quả cho thấy phương thức này đã được người dân ủng hộ vì đã gắn lợi ích của họ với rừng và hài hòa giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích cộng đồng [9].
Các tỉnh đã tiến hành giao rừng tự nhiên bao gồm Đăk Lăk, Thừa Thiên Huế, Sơn La,... các khu rừng, đất lâm nghiệp được giao ở các tỉnh phía bắc chủ yếu là đất trống, rừng non, trong khi đó ở Tây Nguyên đã thử nghiệm giao cả các khu rừng tốt. Từ đây đã tổng kết được kinh nghiệm bước đầu của tiến trình này.
Hiệu quả quản lý rừng và đất rừng bởi cộng đồng đã được khẳng định:
- Thực tế cho thấy rừng giao cho cộng đồng được quản lý tốt hơn, người dân có niềm tin và ý thức được rừng là tài sản của mình, kết quả này được khẳng định ở hầu hết các địa phương giao rừng.
- Người dân đã quan tâm đầu tư vào các khu rừng của mình, một số khu rừng giao đã được cộng đồng đầu tư chăm sóc, làm giàu rừng, áp dụng kiến thức bản địa để kinh doanh, ở tỉnh Đăk Lăk, hoạt động sau giao đất giao rừng đã được triển khai ở một số nơi như cộng đồng đã tổ chức phân công bảo vệ rừng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh rừng với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, tạo ra thu nhập từ rừng thông qua công tác lâm sinh như tỉa thưa [1].
- Quản lý rừng cộng đồng dựa trên luật tục truyền thống và các quy ước, hương ước được phát triển bởi chính cộng đồng đã tỏ ra có hiệu lực trong đời sống
cộng đồng và góp phần thu hút lực lượng nhân dân trong bảo vệ rừng, họ không còn đứng ngoài cuộc với tình trạng phá rừng.
* Nghiên cứu về kiến thức bản địa và phương pháp tiếp cận trong phát triển công nghệ có sự tham gia nghiên cứu về tập quán, truyền thống quản lý tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng dân tộc thiểu số đã được nhiều nhà nghiên cứu về xã hội đề cập [12], Việt Nam với 54 dân tộc sinh sống trên các điều kiện tự nhiên khác nhau đã tạo ra sự đa dạng về văn hóa, tập tục và kinh nghiệm truyền thống khác nhau, nó đóng góp quan trọng trong đời sống của các cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao. Đến nay, kiến thức bản địa đã được thừa nhận như là một nguồn tài nguyên quan trọng làm cơ sở để phát triển bển vững.
Trong bối cảnh phát triển xã hội vùng cao, đã có nhiều tác động đến truyền thống, luật tục của người bản địa. Giữa các dân tộc luôn có sự giao thoa văn hóa, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, thay cho kiến thức bản địa thì khái niệm kiến thức sinh thái địa phương được hình thành, nó bao gồm kiến thức bản địa và kiến thức mới được chấp nhận trong cộng đồng, tập trung vào khía cạnh kỹ thuật, sinh thái để quản lý tài nguyên thiên nhiên; đây chính là một phương hướng cần được nghiên cứu để làm cơ sở phát triển công nghệ thích ứng [4].
Trên cơ sở kiến thức sinh thái địa phương, phương pháp tiếp cận có sự tham gia để phár triển công nghệ, kỹ thuật kinh doanh, quản lý tài nguyên đã được phát triển. Đây là phương pháp lồng ghép kiến thức địa phương và kiến thức khoa học để phát hiện công nghệ mới, và công nghệ này phải phù hợp với điền kiện cộng đồng. Có thể kể ra nhiều kiểu dạng khác nhau trong nghiên cứu có sự tham gia như nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (Farmer participatory research), nghiên cứu hướng đến nông dân (Farmer-led research), nghiên cứu hành động có sự tham gia (Participatory action research), nghiên cứu trên nông trại có sự tham gia (Participatory on-farm research),... tất cả những phương pháp nghiên cứu này đều nhằm phát hiện những điều mới và thử nghiệm thích ứng với những điều kiện cụ
thể với hệ thống canh tác của nông dân. Đặc biệt là nó phải thừa nhận kiến thức địa phương như là một điều cốt yếu để phát triển các đổi mới hữu ích [25].
Cũng với định hướng như nghiên cứu có sự tham gia bao gồm việc kết hợp kiến thức địa phương với khoa học để phát hiện ra cái mới trong sản xuất, quản lý; phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia mang tính thực tiễn hơn, nó hướng đến các hoạt động phát triển công nghệ do nông dân lựa chọn và quản lý, nó bảo đảm cho việc lan rộng các thử nghiệm thành công để cải thiện đời sống nông dân và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Participatory Technology Development (PTD) là dự án hỗ trợ lâm nghiệp “Phát triển công nghệ có sự tham gia” được giới thiệu vào Việt Nam trong vòng bốn năm trở lại đây và được thử nghiệm ở các hiện trường của dự án Hỗ trợ lâm nghiệp xã hội do chính phủ Thụy Sĩ thuộc các tỉnh Hòa Bình, Thừa Thiên - Huế, Đăk Lăk, Lâm Đồng, các kinh nghiệm đã được tổng kết để phát triển thành “Sổ tay hướng dẫn” [2]. Gần đây tỉnh Hòa Bình đã đánh giá cao phương pháp này và đã thể chế hóa nó vào hệ thống khuyến nông lâm của tỉnh. Tuy nhiên PTD được áp dụng trong giai đoạn qua ở các địa phương chủ yếu tập trung vào việc thử nghiệm đổi mới canh tác nông lâm nghiệp, chưa gắn với tiến trình phát triển phương thức và lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Có nghĩa PTD cần được xem xét ứng dụng trong tiến trình phát triển, lập kế hoạch quản lý rừng dựa vào cộng đồng: bao gồm tiến hành PTD theo từng chủ đề trên từng đối tượng trạng thái rừng, đất rừng khác nhau để làm cơ sở xác lập hệ thống giải pháp lâm sinh tổng hợp dựa vào kiến thức sinh thái địa phương và lồng ghép nó vào kế hoạch quản lý kinh doanh rừng sau khi giao đất giao rừng. Vì kế hoạch quản lý rừng cộng đồng không chỉ là kế hoạch khai thác gỗ củi mà nó còn phải tổ chức phát triển rừng để nâng cao năng suất, hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh rừng.
1.3. Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả triển khai, một số kỹ thuật và phương pháp tiếp cận giao đất giao rừng được tổng kết và rút kinh nghiệm:
- Để có thể đẩy nhanh tiến độ giao đất giao rừng cần kết hợp với ảnh máy bay, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp để rút ngắn thời gian và giảm chi phí trong điều tra tài nguyên, vẽ bản đồ phân chia rừng trong giao đất giao rừng [9].
- Tiếp cận giao rừng cho cộng đồng, nhóm hộ là phù hợp với truyền thống quản lý rừng của thôn bản, khắc phục vấn đề chuyển nhượng đất đai, công bằng hơn giao cho hộ vì rừng phân bố không đều, giàu nghèo khác nhau. Ngoài ra giao rừng cho nhóm hộ, cộng đồng sẽ giảm được chi phí, nhân lực và thời gian trong tiến trình tiếp cận và xây dựng phương án giao đất giao rừng [8].
- Tiếp cận giao đất giao rừng cần gắn ranh giới truyền thống, luật tục cộng đồng. Giao rừng và đất lâm nghiệp nhỏ lẻ manh mún thì cộng đồng sẽ không quản lý và tổ chức kinh doanh được [9].
- Tiến trình giao đất giao rừng cần tổ chức theo cách tiếp cận có sự tham gia thực sự của người dân, không làm hình thức, vội vàng, sơ sài và chạy theo số lượng. Đồng thời với đó đòi hòi cán bộ kỹ thuật phải có kỹ năng giao tiếp, thúc đẩy, có trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của huyện Diễn Châu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Diễn Châu là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30693.03 ha, với 37 đơn vị hành chính gồm 36 xã và 1 thị trấn, có toạ độ địa lý từ 18051'31''đến 19011'05'' Vĩ độ Bắc; 105030'13'' đến 105039'26'' Kinh độ Đông.
Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu. Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc. Phía Đông: Giáp biển Đông.
Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành.
Huyện Diễn Châu là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, tỉnh lộ 538 cùng tuyến đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của huyện, cách thành phố Vinh khoảng 33 km về phía Bắc.
Với lợi thế trên, Diễn Châu có điều kiện để phát huy tiềm năng về đất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các ngành KTXH như nông, lâm nghiệp, thủy hải sản và du lịch - dịch vụ trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng và cát ven biển.
* Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng: