Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục ở miền Đông Nam bộ
2.1.1. Về phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ
Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020” với định hướng xây dựng và phát triển vùng Đông Nam Bộ thành vùng động lực thúc đẩy phát triển với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước; Là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực; Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong đó, khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh là địa bàn trọng điểm, phát huy vai trò động lực và lan tỏa phát triển cho các địa phương khác trong vùng và cả nước (Thủ tướng Chính phủ, 2012).
Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê (2016), ngày 01/4/2014, dân số vùng Đông Nam Bộ là 15721352 người, là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Về lực lượng lao động, là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh. Sự phát triển năng động càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. Vùng Đông Nam Bộ có sự tích tụ lớn về kĩ thuật, thu hút lượng đầu tư trong nước và quốc tế.
Quy hoạch đề ra các mục tiêu phát triển quy mô GDP vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kì (2011 - 2020) đạt 9,5 - 10%/năm, trong đó giai đoạn (2011 - 2015) tăng khoảng 10%/năm và giai đoạn (2016 - 2020) khoảng 9, 5%/năm; Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 97 - 98% trong tổng GDP của vùng năm 2020, trong đó dịch vụ chiếm trên 44%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Phấn
đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt tương đương 4600 USD và năm 2020 đạt 6400 USD; Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt 4200 USD vào năm 2015 và 7800 USD năm 2020. Giữ mức đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 50- 55% trong cả thời kì (2011 -2020).
Nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, nhất là lợi thế về sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đã đề ra một số mục tiêu đến năm 2020 của vùng được tóm tắt trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 | GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 | |||||
Tốc độ tăng trưởng | GDP/ người | Cơ cấu CN-DV-NN | Tốc độ tăng trưởng | GDP/ người | Cơ cấu CN- DV-NN | |
% | USD | % | % | USD | % | |
Thành phố Hồ Chí Minh | 12,0 | 4800 | 42-57-1 | 12,0 | 8500 | 40-59-1 |
Đồng Nai | 12,9 | 3000 | 56, 1-38, 7- 5, 2 | 6200 | 56, 1-38, 7-5, 2 | |
Bình Dương | 14, 0 | 3000 | 59-38-3 | 13, 0 | 3200 | 53-45-2 |
Bình Phước | 14, 0 | 1900 | 35-32-33 | 14, 0 | 3000 | 28-27-45 |
Tây Ninh | 14, 5 | 2970 | 37-31-32 | 16, 0 | 6880 | 46-30-24 |
Bà Rịa- Vũng Tàu | 10, 8 | 8800 | 72,86-24, 6- 2,54 | 13, 5 | 18000 | 73, 3-25, 5- 1,2 |
Cả vùng | 10, 0 | 4600 | 9, 5 | 6400 | 54-44-2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Cấp Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Nội Dung Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Ở Trường
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Thực Trạng Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Miền Đông Nam Bộ
- Mức Độ Hài Lòng Của Hs Về Các Hoạt Động Tvhn Ở Trường Thpt Miền Đông Nam Bộ
- Kết Quả Đạt Được Từ Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Của Nhà Trường Thông Qua Sự Tự Tin Của Học Sinh
Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.
Nguồn: Thủ tướng Chính phủ (2012)
Đa số các tỉnh, thành đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu chính phủ phê duyệt cho toàn vùng. Tỉnh đề ra mục tiêu tăng trưởng cao là Tây
Ninh (14,5% vào năm 2015 và 16% vào năm 2020). Tỉnh có tỉ lệ thấp hơn trong vùng là Bà Rịa - Vũng Tàu (10,8% năm 2015) nhưng cũng cao hơn mục tiêu chung toàn vùng (10% năm 2015).
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đây là yếu tố tác động đến định hướng phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục, theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ; Giảm tỉ trọng sản xuất nông nghiệp. Riêng TP HCM giảm tỉ trọng công nghiệp (từ 42% năm 2015 xuống còn 40% năm 2020) để tăng tỉ trọng dịch vụ (từ 47% năm 2015 lên 59% năm 2020).
Đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm và an sinh xã hội: Đẩy mạnh công tác đào tạo, đảm bảo cung cấp nguồn lao động ổn định về số lượng và chất lượng cho vùng Đông Nam Bộ và các vùng khác. Khuyến khích và đa dạng hóa các hình thức liên kết, hợp tác giữa các đơn vị sử dụng lao động và cơ sở đào tạo. Tập trung đào tạo đủ nhân lực chất lượng cho các ngành có hàm lượng chất xám cao, đem lại giá trị gia tăng lớn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cho vùng và cả nước.
Chú trọng tạo việc làm có tính bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển thị trường lao động và quản lí tốt cung - cầu về lao động; Làm tốt công tác dự báo, tổng hợp nhu cầu sử dụng lao động theo ngành nghề, cấp trình độ, địa bàn làm cơ sở định hướng để phát triển đào tạo, dạy nghề phù hợp. Nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị.
Triển khai đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo; Tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về đất đai, tín dụng, dạy nghề; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững.
Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm sóc người có công với nước, chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho các con em gia đình chính sách; Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, nhân đạo hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, tập trung đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước, nhất là nhu cầu nhân lực các lĩnh vực mũi nhọn.
Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao có uy tín quốc tế. Ưu tiên đầu tư cho các trường đại học trọng điểm trong vùng để nhanh chóng tiếp cận với trình độ đào tạo của khu vực trong một số lĩnh vực thế mạnh. Tiếp tục xã hội hóa giáo dục đại học, mở rộng hợp tác, liên kết trong và ngoài nước đi đôi với đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Phát triển mạng lưới dạy nghề theo quy hoạch, trong đó ưu tiên đầu tư, phát triển một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu về lao động chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của Vùng (Thủ tướng Chính phủ, 2012).
2.1.2. Về giáo dục trung học phổ thông ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ
2.1.2.1. Đặc điểm trường trung học phổ thông ở miền Đông Nam Bộ
Hiện nay miền Đông Nam Bộ là một trong những khu vực có số lượng các trường THPT và số lượng GV khá lớn. So với mặt bằng chung của cả nước thì khu vực này có số lượng lớn các trường THPT cao gấp khoảng 1,56 lần so với bình quân số trường ở các tỉnh và số lượng GV THPT cao hơn 2 lần so với bình quân chung của các tỉnh, chủ yếu là tập trung ở THÀNH PHỐHồ Chí Minh (xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Quy mô của các trường THPT các tỉnh miền Đông Nam Bộ
SỐ LƯỢNG | ||||
Trường | Lớp học | GV | HS | |
Bình Phước | 23 | 840 | 2063 | 27982 |
Tây Ninh | 31 | 653 | 1417 | 26167 |
Bình Dương | 21 | 835 | 1896 | 27882 |
Đồng Nai | 48 | 1844 | 3898 | 73381 |
Bà Rịa – Vũng Tàu | 27 | 954 | 2093 | 31562 |
Thành phố Hồ Chí Minh | 132 | 5192 | 12371 | 204506 |
TỔNG | 291 | 10318 | 23738 | 391480 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)
2.1.2.2. Điều kiện tiến hành hoạt động TVHN tại các trường THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội và phát triển nhân lực của vùng nên hoạt động TVHN ngoài chịu sự tác động của các yếu tố chung, vùng Đông Nam Bộ còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do sự phát triển của khoa học công nghệ, đòi hỏi những điều kiện sau:
Điều kiện quản lí: Cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường phổ thông, vai trò thúc đẩy và hỗ trợ của CBQL hướng nghiệp sẽ làm cho các hoạt động TVHN đi đúng hướng, huy động và sử dụng được các nguồn lực cho GDHN một cách hợp lí. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TVHN, 20 trường THPT trên địa bàn khảo sát đều lập kế hoạch tổ chức TVHN cho HS dưới nhiều hình thức và phương pháp khác nhau.
Điều kiện về đội ngũ tham gia TVHN: GV làm nhiệm vụ TVHN là những người trực tiếp biến mục tiêu TVHN thành hiện thực. Họ là nhân tố quyết định chất lượng TVHN. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để thực hiện được các mục tiêu TVHN là các GV làm nhiệm vụ này phải được trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng về hướng nghiệp để có năng lực cần thiết thực hiện các nhiệm vụ TVHN. Tuy nhiên, hầu hết các trường nhận chính sách đầu tư cho hoạt động TVHN để đầu tư vào trang thiết bị. Tính đến thời gian khảo sát, chỉ có 2/20 trường lập ban TVHN theo quy định của Bộ GD&ĐT, đó là trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và THPT Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai. Đội ngũ GV làm công tác này đa phần là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu. Ngoài ra, trong những năm qua, các trường rất ít tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho GV phụ trách TVHN những kĩ năng, biện pháp thực hiện hiệu quả hoạt động TVHN, chưa tổ chức thao giảng tiết hoạt động TVHN, chưa có chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động này. Vì vậy, hoạt động này còn mang nặng tính hình thức, đối phó của hầu hết các bộ phận.
Điều kiện nhu cầu TVHN của HS: Ở khu vực miền Đông Nam Bộ, trên địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng số 96 trường THPT, 132825 HS THPT (Tổng cục Thống kê, 2016), cho thấy nhu cầu TVHN của HS rất cao. Hoạt động TVHN đã và đang được tăng cường thông qua nhiều hình thức, với
nội dung theo xu hướng đổi mới. Nhưng phần lớn những hoạt động này chỉ theo phong trào, diễn ra ở một thời gian nhất định, nhàm chán nên chưa thu hút được sự tham gia của HS. Hoạt động TVHN chưa tạo được hứng thú và mang lại niềm tin trong việc chọn nghề, chọn trường cho HS sau khi tốt nghiệp THPT.
Điều kiện về tài liệu và nguồn thông tin: Nội dung của các hình thức TVHN liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, đòi hỏi phải có thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa, nhiều nội dung trong các chủ đề như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; thế giới nghề nghiệp; hệ thống các trường TCCN, đào tạo nghề, CĐ, ĐH... luôn có sự biến động theo sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội. Qua quan sát và phỏng vấn sơ bộ tình hình về điều kiện và nguồn thông tin phục vụ TVHN tại các trường THPT miền Đông Nam Bộ khi TVHN cho thấy, nguồn thông tin về TVHN mà nhà trường có được chủ yếu là thông qua các lớp tập huấn về GDHN do Sở tổ chức hoặc GV tự tìm hiểu qua báo chí, truyền thông, website tuyển sinh hoặc website của các trường đại học nói chung.
Điều kiện về thiết bị, máy móc và đồ dùng dạy học: Thiết bị, máy móc và đồ dùng dạy học là công cụ để GV tiến hành các phương pháp khi tổ chức thực hiện các hình thức TVHN. Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp dạy học phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện này. Trên thực tế, hầu hết 20 trường THPT ở địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu đều có được trang bị ở mức tương đối cho công tác TVHN, như hệ thống máy tính, âm thanh, ghế ngồi… Tuy nhiên các thiết bị trực quan về thông tin nghề nghiệp chưa được các trường quan tâm đầu tư.
Nguồn kinh phí: Cùng với các điều kiện cơ bản trên, việc thực hiện các hình thức TVHN còn đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định để mua sắm trang thiết bị kĩ thuật, băng đĩa hình về hướng nghiệp, xây dựng góc hướng nghiệp, tổ chức cho HS tham quan, ngoại khóa ngoài nhà trường. Hiện nay, các trường THPT miền Đông Nam Bộ chưa có cơ chế chính sách khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng để động viên và khuyến khích GV phụ trách công tác TVHN.
2.2. Tổ chức điều tra thực trạng quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông ở miền Đông Nam Bộ
2.2.1. Mục tiêu điều tra
Xác định thực trạng hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN trong 20 trường THPT ở 3 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai, qua đó, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng. Đây là cơ sở thực tiễn cho luận án.
2.2.2. Nội dung điều tra
Để đạt được mục tiêu trên, nội dung điều tra bao gồm:
Về thực trạng hoạt động TVHN cho HS thuộc 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ. Những nội dung được tập trung tìm hiểu: 1) Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt độngTVHN trong trường THPT hiện nay; 2) Nhu cầu TVHN của HS THPT miền Đông Nam Bộ với các biểu hiện: Mức độ hiểu biết của HS về thị trường lao động và nghề nghiệp định chọn, các đối tượng ảnh hưởng đến việc nghề nghiệp định chọn của HS, nội dung TVHN mà HS đang quan tâm và cần được tư vấn và mức độ hài lòng của HS về các hoạt động TVHN ở trường THPT; 3) Mức độ và kết quả thực hiện hoạt TVHN cho HS thuộc 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ: mô hình, nhiệm vụ, nội dung, hình thức và quy trình TVHN; 4) Kết quả đạt được từ hoạt động TVHN của nhà trường thông qua sự tự tin của HS: HS có chọn được trường, chọn ngành, chọn nghề theo hứng thú, năng lực đối với nghề. Và 5) Năng lực TVHN của đội ngũ tham gia TVHN có đáp ứng nhu cầu TVHN của HS hoặc giúp HS xác định nhu cầu TVHN.
Về thực trạng quản lí hoạt động TVHN của hiệu trưởng 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ. Các nội dung được khảo sát: 1) Kết quả quản lí hoạt động TVHN của hiệu trưởng nhà trường thông qua 21 biểu hiện; 2) Công tác lập kế hoạch hoạt động TVHN; 3) Tổ chức thực hiện hoạt động TVHN; 4) Chỉ đạo hoạt động TVHN; 5) Kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN và cuối cùng là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động TVHN cho HS THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Đồng thời, tìm hiểu nguyên nhân chính/cơ bản dẫn đến hạn chế và bất cập của quản lí hoạt động TVHN thuộc 20 trường THPT miền Đông Nam Bộ, nội dung của phỏng vấn tập trung chủ yếu vào: những khó khăn mà các nhóm đối tượng gặp phải
trong quá trình TVHN; mong muốn của HS đối với hoạt động TVHN và ý kiến đề xuất của đội ngũ tham gia TVHN cũng như mong muốn của HS trong việc thúc đẩy quản lí hoạt động TVHN trong nhà trường hiện nay.
2.2.3. Công cụ điều tra
Trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động TVHN, phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GV, phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HS được soạn. Trong đó:
Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GV (phụ lục 1.1): Bao gồm 9 câu hỏi xoay quanh 5 nội dung đã đề cập ở phần 2.2.2. Thực trạng hoạt động TVHN tập trung ở câu 1 là đánh giá của CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động TVHN. Mức độ, kết quả thực hiện và kết quả đạt được của hoạt động TVHN cho HS của nhà trường, nằm ở câu 2 và câu 3. Tiếp theo là hỏi về sự tự tin của HS về việc làm sau khi đã tham gia hoạt động TVHN do Trường tổ chức, ở câu 4. Thực trạng quản lí hoạt động TVHN thể hiện từ câu 5 đến câu 8. Cụ thể: Câu 5 hỏi về mức độ đạt được qua 21 biểu hiện quản lí hoạt động TVHN ở trường GV đang công tác. Mức độ đạt được qua quản lí hoạt động TVHN theo chức năng của hiệu trưởng với 73 biểu hiện, có trong câu 6. Câu 7 trưng cầu ý kiến về mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố sau đến hoạt động TVHN và quản lí hoạt động TVHN cho HS ở trường THPT hiện nay. Câu 8 và 9 tìm hiểu nguyên nhân chính/cơ bản dẫn đến hạn chế và bất cập của quản lí hoạt động TVHN trong nhà trường hiện nay, đồng thời phân tích ý kiến đề xuất của CBQL và GV nhằm thúc đẩy quản lí hoạt động TVHN, nâng cao chất lượng GDHN ở trường quý Thầy/Cô đang công tác, bổ sung thêm cơ sở thực tiễn ở cho các biện pháp ở Chương 3.
Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HS (phụ lục 1.2) bao gồm 10 câu hỏi: Câu 1 liên quan đế nhận thức của HS về tầm quan trọng của hoạt động TVHN (đánh giá theo 5 mức độ, từ không quan trọng đến rất quan trọng). Câu 2, 3, 4, 9 tìm hiểu về nhu cầu TVHN của HS. Mức độ và kết quả thực hiện hoạt động TVHN cho HS của 20 THPT miền Đông Nam Bộ được nêu ở câu 5, đồng thời trưng cầu ý kiến của các em mức độ đạt được của các hoạt động này tại trường, thể hiện trong câu 6. Câu 7 là đánh giá của HS về 5 yếu có ảnh hưởng đến hoạt động TVHN trong nhà trường hiện nay. Sự tự tin của HS sau khi đã tham gia hoạt động này do trường của mình tổ chức, thể hiện trong câu 8. Câu 9 là câu hỏi mở để lấy ý kiến đóng góp từ phía HS nhằm