Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Chất Lượng Nhân Lực Và Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực


và tìm cách khắc phục, hoàn thiện kỹ năng trong công việc góp phần nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp.

Việc đánh giá nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhân viên từ việc xét tăng lương, thưởng hay kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo thăng tiến sau này qua đó sẽ giúp phát huy hết khả năng, sở trường của từng cá nhân và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp với họ. Thông qua công tác đánh giá sẽ góp phần xây dựng văn hóa lao động cho từng cá nhân, tính phù hợp với mức lương được hưởng qua đó xác định trách nhiệm của từng cá nhân người lao động qua đó giúp họ ý thức tự nâng cao kỹ năng, tay nghề góp phần nâng cao chất lượng nhân lực từ đó giúp đóng góp xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố bên trong

1.3.1.1 Đội ngũ lãnh đạo

Trong mỗi doanh nghiệp, quan điểm của lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phát triển nhân lực . Lãnh đạo là người nhìn ra được tiềm năng phát triển của nhân viên cũng như mặt hạn chế để từ đó thiết kế ra những chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng , chuyên môn cho nhân sự của mình, bên cạnh đó là sắp xếp những công việc, vị trí phù hợp với năng lực của từng người.

Nếu người lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của phát triển nhân lực, giá trị mà nguồn nhân lực chất lượng cao mang lại và có một cơ chế đầu tư đúng đắn sẽ nâng cao chất lượng nhân lực của doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp vững mạnh. Nhận ra tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nhân lực qua đó cũng sẽ đưa ra những chính sách đãi ngộ phù hợp thu hút được nhân tài cũng như giữ chân được những người có kinh nghiệm kỹ năng tay nghề cao góp phần phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.


1.3.1.2 Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý bao gồm quản lý nhân sự. Đây là một yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới các bộ phận chuyên môn khác nhau và cụ thể là bộ phận quản trị nhân sự..

Nâng cao chất lượng nhân lực đi đôi với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó khi lập kế hoạch phát triển kinh doanh thì việc phân tích NNL cũng cần phải được tiến hành cùng lúc qua đó có thể đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, qua đó có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn hay bổ sung nguồn nhân lực hợp lý cho từng vị trí trong kế hoạch phát triển kinh doanh của DN.

Nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Từ Liêm - 6

Chiến lược phát triển kinh doanh định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề và phát huy tài năng của họ.

1.3.1.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tài chính là xương sống của bất kỳ doanh nghiệp nào, nó ảnh hưởng đến nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có vấn đề về nhân sự. Muốn mời được những chuyên gia đầu ngành hay là những lãnh đạo cao cấp thì tiềm lực tài chính phải mạnh. Hay doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽ có những chính sách đãi ngộ vượt trội so với những doanh nghiệp khác nhằm thu hút cũng như giữ chân nhân tài. Hoặc đơn giản hơn là muốn cử cán bộ đi học hỏi năng cao kỹ năng, tay nghề ở những nơi có uy tín thì cũng cần phải có tài chính, chính vì lẽ đó việc nâng cao chất lượng nhân lực cũng sẽ bị ảnh hưởng.

1.3.1.4 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là đời sống tinh thần của mỗi doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển vượt trội thì doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình


một nét riêng , phù hợp với giá trị đạo đức của xã hội. Đây cũng là hoạt động tạo nên một nét khác biệt so với những doanh nghiệp còn lại.

Đối với một doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp phát triển sẽ tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, có sức hấp dẫn thu hút được nhiều nhân lực muốn được gia nhập, qua đó doanh nghiêp có thể sàng lọc và chọn lựa những ứng viên tiềm năng, chất lượng cũng như những nhân viên hiện tại muốn gắn bó với DN qua đó sẽ thể hiện, cống hiến, trau dồi năng lực của bản thân để có thể đóng góp nhiều nhất cho DN mình qua đó giúp nâng cao chất lượng nhân lực .

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài

1.3.2.1 Yếu tố về kinh tế xã hội

Kinh tế xã hội và phát triển NNL là một mối quan hệ song song, nếu kinh tế xã hội phát triển thì việc đầu tư cho NNL cũng sẽ được tăng lên, tạo điều kiện và cơ hội cho sự nâng cao chất lượng NNL, và ngược lại thì nguồn nhân lực chất lượng cũng sẽ góp phần làm phát triển kinh tế- xã hội.

Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng NNL như đã nói ở trên. Các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động quản trị NNL tại DN. Kinh tế đất nước tăng hay giảm thì DN cũng phải có sự điều chỉnh về chiến lược cũng như hoạt động kinh doanh cho thích hợp dẫn đến sự thay đổi về chính sách quản trị nhân lực.

Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế phát triển, tạo ra một thị trường lao động rộng lớn, cũng tạo ra thách thức, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn cho nhà quản trị nhân lực cũng như người lao động. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về số lượng cũng như chất lượng NNL, DN sẽ sớm bị đào thải hay tụt hậu so với các DN khác.


1.3.2.2 Yếu tố về khoa học công nghệ, kỹ thuật

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khóa học kỹ thuật công nghệ, người lao động đang dần phải đối mặt với lỗi lo không có việc làm do máy móc đang dần thay thế cho con người. Chính vì lẽ đó, sự tiến bộ về khoa học công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới nguồn tài nguyên nhân lực. Khi đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào các DN thì các DN cũng phải đầu tư vốn cao và phải tốn kém chi phí cho đào tạo nhân lực để vận hành được những thiết bị cao đó, đồng thời vì một vài khâu đã có máy móc đảm nhiệm nên sẽ dẫn đến việc DN phải đối mặt với tình trạng dư lừa lao động.

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất lao động , rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí tiền lương do cắt giảm một số lượng nhân viên nhất định do bị máy móc thay thế. Tuy nhiên việc cho ra đời những công nghệ máy móc hiện đại đòi hỏi phải có NNL chất lượng cao mới có thể vận hành được. Điều này cũng dẫn đến việc để tránh bị đào thải thì người lao động cũng phải tự đi tìm tòi học hỏi thêm chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực bản thân, phù hợp với một xã hội phát triển.

1.3.2.3 Thị trường lao động

Những năm gần đây, thị trường lao động ở Việt Nam đã có những cải thiện nhất định, chất lượng người lao động được nâng cao, sức cạnh tranh của nguồn nhân lực được tăng lên, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số vàng, tỷ lệ người ở độ tuổi lao động rất cao, dân trí ngày càng được nâng lên, các cơ sở giáo dục đào tạo ngày càng được mở rộng. Đây là những yếu tố giúp cho nguồn cung lao động tăng lên, góp phần nâng cao chất lượng nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp. Mặc dù chất lượng nhân lực đã được cải thiện tuy nhiên nhìn chung vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm đa số, lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp. Ý thức tổ chức kỷ luật


của lao động Việt Nam chưa tốt, tính tự giác và tự chịu trách nhiệm trong công việc còn chưa cao, khả năng ngoại ngữ kém, khác biệt về văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng sẽ là những rào cản đối với lực lượng lao động của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, với lực lượng lao động trẻ, năng động, chi phí lao động thấp, tỷ lệ lao động được đào tạo bài bản ngày càng tăng cao, nếu biết cách phát huy và sử dụng một cách hợp lý sẽ tăng chất lượng lao động và sức cạnh tranh trên thị trường lao động Việt Nam cũng như thế giới.

1.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn và có thể quyết định đến sự thành công hay thất bại của DN. Vì thế, sự cạnh tranh đòi hỏi các DN phải đủ mạnh mẽ về các nguồn lực để có thể tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, trên góc độ sử dụng nhân lực đặt ra yêu cầu và đòi hỏi mỗi DN cần phải nâng cao chất lượng NL, có những cơ chế và chính sách thích hợp nhằm thu hút và giữ chân được những lao động chất lượng cao trên thị trường lao động để có thể tạo ra được một đội ngũ NL đủ sức cạnh tranh cho DN.

Nhân sự là cốt lõi của hoạt động quản trị trong DN. Ngày nay, nhà quản trị không chỉ có cạnh tranh về sản phẩm mà còn cạnh tranh cả về nhân lực. Để DN có thể tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh với các DN đối thủ thì việc quản trị nhân sự một cách hiệu quả là việc phải làm. Để có thể làm được điều này, thì DN cần phải có chính sách, chế độ lương thưởng hợp lý, động viên khen thưởng kịp thời chính xác. Nếu DN không xử dụng nhân lực một cách hợp lý thì đối thủ cạnh tranh có thể lôi kéo được những người có trình độ cao về làm việc cho họ ngay cả khi mức lương thưởng rất tốt.

1.3.2.5 Sự phát triển của giáo dục – đào tạo

Ở một quốc gia có nền giáo dục – đào tạo phát triển thì quốc gia đó cũng phát triển. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua câu nói nổi tiếng của vị Tiến sĩ


triều Lê, Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu, tại Quốc Tử giám, cách đây 524 năm (1484- 2008), đã khẳng định vai trò của nhân tài trong việc hưng thịnh đất nước:"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi đắp thêm nguyên khí".

Mức độ phát triển của giáo dục càng cao thì chất lượng và quy mô của NNL càng cao, năng suất lao động càng cao góp phần vào sự phát triển của DN cũng như sự lớn mạnh của một quốc gia.

Giáo dục – đào tạo tạo ra sự tranh đua trong xã hội và trong bối cảnh luôn có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động hiện nay, những lao động có trình độ kỹ năng tốt, tay nghề cao sẽ có lợi thế hơn nhiều so với những lao động có trình độ kỹ năng thấp, tay nghề kém. Do đó, những lao động có trình độ kém buộc phải nâng cao năng lực của mình và cách hiệu quả nhất là thông qua giáo dục, đào tạo nghề.


CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỪ LIÊM

2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

– Chi nhánh Từ Liêm

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh và mở rộng chi nhánh hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quyết định thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Từ Liêm ngày 01 tháng 06 năm 2015 tách ra từ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Cầu Giấy.

- Trụ sở chính đặt tại : Tầng 1,2,3,4 tòa nhà Sunsquare , 21 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

- Số điện thoại : 024.222.3333

- Chi nhánh Từ Liêm là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng.

Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Từ Liêm trong gần 6 năm thành lập đến nay, phải đương đầu với nền kinh tế thị trường hết sức sôi động và cạnh tranh, lại chịu tác động to lớn từ đại dịch Covid-19, chi nhánh không tránh khỏi những khó khăn trở ngại trong lĩnh vực kinh doanh - tiền tệ nhưng bằng ý chí vươn lên từ nội lực của cán bộ công nhân viên chức, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng nhà nước, của các cấp các ngành, chính quyền địa phương, từng bước chi nhánh đã chủ động hòa nhập với cơ chế thị trường mở cửa, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng phát


triển, góp phần trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế tại địa phương.

Tuy là chi nhánh mới, còn nhiều non kém, nhưng chi nhánh Từ Liêm đang từng bước cố gắng để vươn lên để có thể đạt được CN loại 1 trong giai đoạn từ 2021-2025.

Trong những năm qua, CN liên tục mở rộng quy mô hoạt động, hoàn thiện tổ chức bộ máy tổ chức, mạng lưới. Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh không ngừng tăng trưởng, chi nhánh ngày càng có uy tín, được nhiều bạn hàng đánh giá cao. Đến nay chi nhánh luôn giữ vững là đơn vị kinh doanh tốt trong hệ thống.

BIDV - chi nhánh Từ Liêm đi vào hoạt động từ ngày 01/06/2015. Với định hướng phát triển trở thành một ngân hàng thương mại hiện đại, năng động, khả năng cạnh tranh cao trên địa bàn cửa ngõ phía Tây của thủ đô, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú, chất lượng cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ khách hàng thuộc các thành phần kinh tế; chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đầu tư phát triển đô thị; nhưng xu hướng của BIDV – chi nhánh Từ Liêm chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới chưa phát triển nhưng BIDV - chi nhánh Từ Liêm đã và đang nỗ lực phát triển mạng lưới dịch vụ như dịch vụ trả tiền, dịch vụ tiền lương,... với mục tiêu là thu phí dịch vụ, giảm rủi ro. Ngay từ khi được nâng cấp, chính thức đi vào hoạt động, được sự quan tâm của BIDV chi nhánh đã nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch được giao.

Chi nhánh đã nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức được duyệt, bố trí nhân lực, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các phòng ban, phân công cụ thể trong ban lãnh đạo đảm bảo mọi mặt hoạt động đều có người chịu trách nhiệm về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023