Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Chất Lượng Nhân Lực Và Nâng Cao Chất Lượng Nhận Lực Của Chi Nhánh Hà Nội, Ngân Hàng Shb


Nếu không chú trọng chất lượng nhân lực thì doanh nghiệp không thể cạnh tranh bởi nguồn lực yếu kém, không phát triển được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhân lực là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi nguồn lực con người chính là nguồn lực quan trọng nhất cho mọi thành công của bất kỳ tổ chức nào. Với một đội ngũ nhân lực chất lượng, doanh nghiệp có thể làm được tốt tất cả những gì doanh nghiệp mong muốn, đội ngũ nhân lực này sẽ làm tăng các giá trị các nguồn lực khác trong doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Do vậy, muốn vượt qua được các đối thủ cạnh tranh thì nhất định doanh nghiệp phải sở hữu được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao.

1.3.1.5 Hệ thống các cơ sở đào tạo

Giáo dục và đào tạo là khâu then chốt, quyết định chất lượng nhân lực. Nền tảng tri thức chuyên môn kỹ thuật cao hay thấp tùy thuộc rất lớn vào kết quả của hệ thống các cơ sở đào tạo. Nhân lực lớn về số lượng nhưng ít được giáo dục và đào tạo sẽ có chất lượng thấp. Nhân lực đó sẽ không có được những kỹ năng, kỹ xảo tốt để thực hiện công việc dẫn tới năng suất và chất lượng công việc không cao. Hệ thống các cơ sở đào tạo ảnh hưởng tới chất lượng cung ứng lao động cho thị trường, ảnh hưởng gián tiếp tới nâng cao chất lượng nhân lực tại doanh nghiệp. Khi chất lượng nhân lực tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề…được nâng cao thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng được những nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, giảm thiểu chi phí đào tạo lại của mỗi doanh nghiệp.

Đối với mỗi người, giáo dục và đào tạo là quá trình hình thành thế giới quan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Còn đối với xã hội, giáo dục và đào tạo là quá trình tích tụ nguồn vốn để con người chuẩn bị, cung cấp nhân lực cho xã hội. Như vậy, nhân tố giáo dục đào tạo không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn tác động lâu dài đến nguồn lực con người.

1.3.2. Các nhân tố bên trong

1.3.2.1. Quan điểm của ban lãnh đạo công ty

Với mỗi tổ chức, quan điểm của lãnh đạo sẽ quyết định đến vấn đề phát triển nhân lực. Nếu cấp lãnh đạo nhận thức được những giá trị mà nguồn nhân lực chất


lượng cao mang lại và có cơ chế đầu tư một cách phù hợp thì việc phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức sẽ đạt hiệu quả cao hơn, sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng tổ chức vững mạnh. Ngược lại, nếu đơn vị nào không nhận ra được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong tổ chức mình, không tạo ra được những lợi ích để thu hút, giữ chân được nhân tài, đồng nghĩa với việc tổ chức đó không thể phát triển một cách bền vững và ổn định.

1.3.2.2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng nhân lực là một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi hoạt động và quyết định về nhân sự đều phải dựa trên tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Chúng ta không thể đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khi chi phí đưa ra quá lớn so với khả năng chi trả của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt thì có thể xây dựng một chế độ đãi ngộ vượt trội so với doanh nghiệp khác nhằm thu hút nhân tài. Nhưng nếu đó là một doanh nghiệp nhỏ và vừa thì điều đó là không hề khả thi chút nào.

1.3.2.3. Bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp

Quy mô của bộ phận quản lý nguồn nhân lực thay đổi tùy theo quy mô của tổ chức. Quy mô công ty càng lớn thì bộ phận quản lý nhân sự phải tăng cường, chia làm nhiều ban chuyên môn, dưới quyền của trưởng phòng hoặc giám đốc bộ phận. Chức danh của trưởng bộ phận quản lý nguồn nhân lực cũng tùy theo cơ cấu của tổ chức. Nếu cơ cấu phức tạp, mức độ chuyên môn hóa cao và khối lượng công việc nhiều thì mỗi công việc chuyên môn sẽ có một bộ phận riêng phụ trách.

Năng lực thực tế của cán bộ nhân sự trong doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Họ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân lực. Bởi vậy, nếu trình độ đội ngũ cán bộ nhân sự tại doanh nghiệp có chuyên môn cao, năng lực giỏi thì các hoạt động về nhân lực mới đạt hiệu quả cao, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.


1.3.2.4 Nhận thức của người lao động

Muốn nâng cao chất lượng, trước tiên, chính bản thân người lao động phải nhận thức được sự phù hợp của bản thân đối với công việc, mình đã có và còn cần những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất gì, từ đó ý thức, tự giác học hỏi nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Bởi nâng cao chất lượng NL trong doanh nghiệp không chỉ từ một phía doanh nghiệp mà bản thân người lao động cũng phải mong muốn và có thái độ hợp tác thì mới dễ dàng thực hiện và hiệu quả đạt được sẽ cao nhất.

1.3.2.5 Môi trường làm việc

Môi trường làm việc không chỉ bao gồm cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho công việc mà còn bao gồm những mối quan hệ giữa đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới, không khí làm việc, phong cách, cách thức làm việc của doanh nghiệp. Một môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện, cơ hội để người lao động thể hiện năng lực, phát triển bản thân, cống hiến hết mình, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh đảm bảo được tính công bằng, cạnh tranh lành mạnh sẽ là nhân tố kích thích người lao động phát triển.


CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHẬN LỰC CỦA CHI NHÁNH HÀ NỘI, NGÂN HÀNG SHB


2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SHB, CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng SHB và chi nhánh Hà Nội

2.1.1.1 Về ngân hàng SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) thành lập theo Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93 QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764 QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Trải qua 27 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông – nhà đầu tư, SHB luôn làm hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. SHB hiện nằm trong Top 5 các Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam không do Nhà nước chi phối vốn.

Tính đến 31/12/2019, SHB trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn của Việt Nam với Tổng tài sản đạt gần 235.000 tỷ đồng, Vốn tự có đạt gần 16.370 tỷ đồng. Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng gần 500 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

2.1.1.2 Về chi nhánh Hà Nội của ngân hàng SHB

Chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 02 06 2006 và đi vào hoạt động ngày 10 10 2006 trên cơ sở quyết định thành lập Số 1098 QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam; với sự đồng ý của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP SHB. Đến ngày 03/06/2011 Ngân hàng TMCP SHB chi nhánh Hà Nội chính thức chuyển


hoạt động từ địa chỉ 86 Bà Triệu, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội về địa điểm mới tại số 49 Ngô Quyền, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua 14 năm hoạt động cùng với toàn hệ thống Ngân hàng SHB. Đến thời điểm 30/09/2019 SHB Hà Nội đã có 19 phòng giao dịch trên toàn địa bàn Hà Nội với hàng nghìn khách hàng thân thiết.

Ra đời muộn hơn so với các chi nhánh và các ngân hàng khác đây là điều kiện không thuận lợi cho chi nhánh SHB Hà Nội. Nhưng qua 14 năm hình thành và phát triển chi nhánh SHB Hà Nội đã chứng minh năng lực của mình, là một trong những chi nhánh hàng đầu và hoạt động có hiệu quả nhất của ngân hàng SHB. Mức tăng trưởng huy động vốn hàng năm của chi nhánh Hà nội là 30% năm. Tổng số cán bộ nhân viên của chi nhánh năm 2019 là hơn 300 người.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ

Là một chi nhánh của ngân hàng SHB, chi nhánh Hà Nội có các chức năng, nhiệm vụ như sau:

Thực hiện các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP SHB;

Quản lý hoạt động của các Phòng giao dịch trực thuộc; Tìm kiếm và thu hút khách hàng;

Quản lý tài sản (TSCĐ, kho quỹ…) và bộ máy hoạt động tại chi nhánh;

Phối hợp với các bộ phận khác trong việc triển khai các nghiệp vụ kinh doanh và phát triển quy mô hoạt động của ngân hàng;

Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến hoạt độngkinh doanh của chi nhánh.

Các nghiệp vụ mà chi nhánh thực hiện là:

Huy động vốn theo các quy định, hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Sài GònHà Nội thông qua các hình thức: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằngđồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.Nhận vốn tài trợ, ủy thác của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong


vàngoài nước do Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội phân bổ.Phát hành các loại giấy tờ có giá: chứng chỉ, kỳ phiếu, tín phiếu…

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với cáctổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế theo quy định.

- Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.

- Các nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín dụng.

- Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàngđối ngoại theo quy định về quản lý ngoại hối.

- Dịch vụ tư vấn cho khách hàng.

- Thực hiện chế độ kế toán, quản lý tài chính, kiểm tra, kiểm soát nội bộ

BAN GIÁM

ĐỐC

Phòng Nhân sự

Phòng Kế toán- ngân quỹ

Phòng Hành chính

quản trị

Phòng Hỗ trợ Tín dụng

Phòng Nguồn vốn

Phòng TT quốc tế

Phòng thẩm định

Phòng xử lý nợ

Phòng khách hàng cá nhân

Phòng khách hàng doanh nghiệp

Phòng công nghệ thông tin

Các phòng giao dịch

2.1.3 Cơ cấu tổ chức


Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Hà Nội, ngân hàng SHB

Hình trên mô tả cơ cấu tổ chức hiện tại của chi nhánh Hà Nội, ngân hàng SHB. Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, bộ phận như sau:

Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của chi nhánh, trực tiếp quản lý nhân sự và hoạt động chung của chi nhánh trong phạm vi được ủy quyền. Bên cạnh đó ban giám đốc có trách nhiệm hoạch định chiến lược phát triển của chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, xây dựng đội ngũ kế cận.


Phòng nhân sự

Phòng có nhiệm vụ xây dựng quy chế, phát triển nguồn nhân lực theo chiến lược phát triển của chi nhánh, xây dựng quy trình từ tuyển dụng đào tạo đến thực hiệnhoạt động quản lý về chi trả lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho cán bộ nhân viên trong chi nhánh.

Phòng kế toán- ngân quỹ

Là phòng nghiệp vụ có chức năng tổng hợp số liệu về kế toán hàng tháng,quý, năm. Thực hiện và kiểm soát các nghiệp vụ tài chính phát sinh: thu nhập, chi phí,trích và sử dụng quỹ…Ngoài ra phòng còn hỗ trợ các phòng ban khác trong phạm vi quyền hạn đã quy định liên quan đến nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ

Phòng hành chính quản trị

Chức năng của phòng là xây dựng các chính sách, quy trình về đảm bảo antoàn, an ninh đồng thời kiểm tra theo dõi việc quản lý tài sản, hệ thống công nghệ thông tin tại chi nhánh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban giám đốc giao.

Phòng Hỗ trợ tín dụng

Phòng có chức năng xây dựng, quản lý danh mục tín dụng trong toàn chinhánh theo từng lĩnh vực. Hướng dẫn cho khách hàng về quy chế cho vay của ngânhàng, theo dõi, xem xét quy trình cho vay từ xét hồ sơ tới đôn đốc thu nợ, đề xuất hướng giải quyết khi có nợ quá hạn thuộc phạm vi của phòng.

Phòng nguồn vốn

Phòng có nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát các đơn vị trong huy động nguồn vốn, xây dựng kế hoạch phát triển sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.

Phòng thanh toán quốc tế

Quản lý công tác tín dụng chứng từ, chuyển tiền, nhờ thu, các giao dịch liênquan tới Nostro của hệ thống. Thực hiện việc gửi nhận công điện qua hệ thống SWIFT, tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động thanh toán quốc tế

Phòng thẩm định

Là phòng trực tiếp quản lý chất lượng tín dụng của chi nhánh, tiến hành táithẩm định đối với các khoản vay vượt quá thẩm quyền của giám đốc. Đồng thời hướng dẫn kiểm soát thực hiện chính sách tín dụng liên quan đến khách hàng.


Phòng xử lý nợ

Phòng có chức năng tiếp nhận hồ sơ, xử lý các hồ sơ quá hạn, nợ xấu, nợ có vấn đề được giao, tư vấn cho các đơn vị liên quan về nghiệp vụ trong công tác xử lý nợ.

Phòng khách hàng (cá nhân và doanh nghiệp)

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, phòng có nhiệm vụgiám sát, kiểm tra chất lượng phục vụ khách hàng trong chi nhánh, phối hợp với các đơn vị để thiết kế những sản phẩm phù hợp với khách hàng.

Phòng công nghệ thông tin

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mạng lưới vi tính tại chi nhánh đạt hiệu quả,duy trì sự hoạt động bình thường, liên tục của mạng vi tính. Khai thác tối đa năng suất phục vụ, xử lý các sự cố về công nghệ thông tin. Tổng hợp đầy đủ, chính xác các thông tin để cung cấp cho các phòng ban phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động.

Các phòng giao dịch

Với 19 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh SHB Hà Nội, nhiệm vụ chủ yếu của phòng giao dịch là huy động vốn và cho vay, thực hiện các nghiệp vụ thanhtoán dịch vụ vãng lai trên địa bàn. Đồng thời, phòng giao dịch cũng tổ chức công tácquản lý hành chính, đảm bảo an toàn và quản lý nhân sự tại đơn vị.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB chi nhánh Hà Nội trong 3 năm 2017-2019

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB chi nhánh Hà Nội trong 3 năm 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ


Chỉ tiêu

2017

2018

2019


Số tiền


Số tiền

So với năm 2017 (%)


Số tiền

So với năm 2018 (%)

1. Huy động vốn

3755

4431

18,6%

5317

19,9%

2. Dư nợ cho vay

3527

4172

18,2%

5215

25%

3. Kết quả tài chính






- Tổng thu

1945

2394

23,08%

3112

29,9%

- Tổng chi

1731

2111

21,9%

2750

30,2%

- Lợi nhuận

214

283

32,2%

362

27,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng nhân lực tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Chi nhánh Hà Nội - 6

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Ngân hàng SHB, chi nhánh Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022