Kết Quả Thực Hiện Công Việc Của Người Lao Động


1.2.2 Kỹ năng của người lao động

Kỹ năng của người lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Kỹ năng giúp người lao động hoàn thành tốt công việc, quyết định tính hiệu quả của công việc. Có thể hiểu một cách cơ bản, Kỹ năng là khả năng con người vận dụng kiến thức, cách thức đúng đắn để thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó trong thực tiễn đi đến kết quả, mục đích đã đề ra trong những điều kiện xác định của cuộc sống. Kỹ năng bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Kỹ năng cứng được hiểu là một phần của bộ kỹ năng được yêu cầu cho một công việc. Điều đó bao gồm những kiến thức, đúc kết và thực hành tính chất thiên về kỹ thuật, mang tính chất chuyên môn nghề nghiệp.

Kỹ năng cứng là khái niệm để chỉ những loại kiến thức mà cá nhân thu lượm được có tính hệ thống và sách vở. Lượng kiến thức này có được từ học tập và rèn luyện mà có. Không chỉ vậy kiến thức cứng có tính phổ cập, có nghĩa là bất kì ai cũng có thể học được thành thạo nó.

Kỹ năng mềm là thuật ngữ liên quan đến khả năng thiên về mặt tinh thần mang tính cá nhân dùng để tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức.

Kỹ năng mềm sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, vận dùng kỹ năng mềm nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Như vậy, chúng ta cũng nhận thấy rằng kỹ năng mềm là “đòn bẩy” thúc đẩy sự tồn tại và “thăng hoa” kỹ năng cứng.


Kĩ năng mềm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Ngày nay, trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp mà người lao động đồng thời phải tạo cho mình các yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp… Các yếu tố này được người ta gọi là kỹ năng mềm( soft skills).

Kỹ năng mềm (soft skills): là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.

Nâng cao chất lượng nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Từ Liêm - 4

Khi nói tới nhân lực, ngoài kiến thức của con người cũng cần phải nói tới kinh nghiệm sống , năng lực hiểu biết thực tiễn. Bởi vì kỹ năng sống, đặc biệt là những kinh nghiệm nếm trải trực tiếp của con người, đó là nhu cầu và thói quen vận dụng tổng hợp tri thức và kinh nghiệm của mình, của cộng đồng vào việc tìm tòi, cách tân các hoạt đông, các giải pháp mới trong công việc như một sự sáng tạo văn hóa, đồng thời nói đến nhân lực tức là nói đến con người thì yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đó là phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc. Trước đây chúng ta thường hiểu nhân lực đơn giản chỉ là sức người với thể lực và trí lực của họ.

Ngày nay, các tổ chức khi thực hiện tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên mà ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có những kỹ năng mềm khác để có thể hỗ trợ thêm cho công việc.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, kỹ năng mềm đóng góp khoảng 75% vào sự thành công của một cá nhân, như vậy chỉ có trình độ chuyên môn thôi chưa đủ, kỹ năng mềm ngày càng có vai trò quan trọng trong công việc của người lao động. Có rất nhiều người lao động cho rằng muốn


tìm được công việc tốt thì cần phải có bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, để thành công người lao động cần phải hội tụ đủ 2 kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Một báo cáo có tên gọi "Tương lai của nghề nghiệp" khảo sát giám đốc điều hành của hơn 350 công ty tuyển dụng đến từ 9 ngành công nghiệp thuộc 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Báo cáo đưa ra những dự đoán về tiến bộ của công nghệ sẽ ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của thị trường lao động. Trong đó có đưa ra 10 kỹ năng mà người lao động cần phải có trong thời đại ngày nay:

1. Giải quyết các vấn đề phức tạp

2. Tư duy phản biện

3. Kỹ năng sáng tạo

4. Kỹ năng quản lý con người

5. Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả

6. Trí thông minh cảm xúc

7. Kỹ năng đánh giá và ra quyết định

8. Kỹ năng phục vụ khách hàng

9. Kỹ năng thương lượng, đàm phán

10. Nhận thức linh hoạt

Như vậy để có thể tăng năng suất, hiệu quả trong công việc góp phần vào định hướng, chiến lược cũng như thành công của doanh nghiệp người lao động ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì những kỹ năng mềm cũng không thể thiếu.

1.2.3 Thái độ của người lao động

Khi chúng ta nghĩ về mức độ hiệu quả của một nhân viên đối với một tổ chức, một số yếu tố có thể xuất hiện trong tâm trí chúng ta: trí thông minh, kỹ năng, đào tạo và những yếu tố khác. Tuy nhiên, quan trọng như những vấn đề


này, có lẽ còn có một yếu tố thậm chí còn lớn hơn và ảnh hưởng hơn: thái độ. Ngay cả nhân viên có kỹ năng và tài năng nhất cũng có thể bị kém hiệu quả nghiêm trọng nếu thái độ của họ ở nơi làm việc thiếu chặt chẽ. Mặt khác, những nhân viên có thái độ cống hiến và cam kết tích cực dẫn họ đến mức độ nỗ lực cao thường xuất sắc ngay cả khi họ không phải là người tài năng và giỏi chuyên môn nhất. Các tổ chức ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và đang đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực hơn bao giờ hết để tạo ra thái độ tốt nhất có thể cho nhân viên của họ.

Theo UNESCO: “Thành công của một người đến từ 10% kiến thức, 20% kỹ năng và 70% thái độ”. Kỹ năng và trình độ chuyên môn có thể nâng cấp theo thời gian, nhưng thái độ thì khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn, nó thuộc tính cách, suy nghĩ ở mỗi cá nhân.

Thái độ quan trọng hơn trình độ. Thái độ của một người trong công việc thể hiện đạo đức nghề nghiệp và nền tảng giáo dục của người đó. Dù có tài năng đến mấy mà thái độ biểu hiện yếu kém thì sẽ rất khó khăn trong việc thăng tiến và gặt hái thành công.

Những cá nhân với thái độ làm việc tích cực, tiến bộ sẽ rất có ích cho một tổ chức, doanh nghiệp. Họ là những người có chí tiến thủ, khi gặp những tình huống khó khăn sẽ biến chúng thành cơ hội thay vì ngồi than phiền hay đổ lỗi cho người khác. Người làm việc với thái độ chuyên nghiệp sẽ tìm cách vượt qua trở ngại và hoàn thành công việc một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Theo đó, kỹ năng chuyên môn tuyệt vời là gì nếu không có thái độ làm việc tích cực, chuyên nghiệp?. Có năm thái độ chính mà các doanh nghiệp nên tìm kiếm ở nhân viên để đảm bảo một môi trường chuyên nghiệp hài hòa và một đội ngũ nhân viên hiệu quả:

Thái độ làm việc trung thực

Tại sao trung thực lại quan trọng đến vậy :



Tạo lòng tin: Khi làm việc với thái độ trung thực, người lao động sẽ có sự tin tưởng giữa từ đồng nghiệp và nhà quản lý, mọi lời nói sẽ được mọi người lắng nghe và tin tưởng tuyệt đối. Những nhân viên trung thực sẽ được tin tưởng giao cho giữ “tay hòm chìa khóa”, thực hiện những công việc quan trọng trong các giao dịch lớn. Khi có đủ sự trung thực với bản thân và công việc, người lao động sẽ thấy uy tín của mình tăng lên qua đó nhận được sự tôn trọng và tin tưởng của mọi người.

Tạo thành công: Trung thực còn là đòn bẩy tạo nên sự thành công của cá nhân cũng như tập thể. Người có thái độ làm việc trung thực sẽ luôn nhận trách nhiệm khi làm sai và không than phiền hay đổ lỗi. Họ là những người có tinh thần cầu tiến, chấp nhận khó khăn cao hơn những người khác. Nếu văn hóa trung thực luôn được duy trì và phát huy tốt thì kết quả của công việc sẽ cao hơn.

Trung thực là một trong những thái độ làm việc đúng đắn, đi kèm với trách nhiệm và dám nhận trách nhiệm. Trung thực là một nhân cách đạo đức bao hàm sự trung thực và thẳng thắn trong hành vi của mỗi cá nhân. Trung thực và thẳng thắn đối với công việc là điều lý tưởng vì nó không chỉ khiến cho cá nhân đó trở thành một người có đạo đức cao mà còn thể hiện rõ ràng trong công việc. Trung thực cũng là sự vắng mặt của nói dối, ăn cắp và bất kỳ hành vi không thích hợp nào. Khi làm việc với thái độ trung thực, điều đó sẽ mang lại nhiều sự tốt đẹp hơn trong công việc và nó sẽ giúp xây dựng lòng tin trong môi trường làm việc cũng như một môi trường đáng tin cậy.

Chủ động trong công việc

Có một thực tế rất rõ ràng là các nhà quản lý thường đánh giá cao những người chủ động và tích cực trong công việc. Vì những người này thường sẽ chủ động tìm hiểu, giải quyết những vấn đề phát sinh trong khi làm việc, sẽ tự giác hoàn thiện công việc của mình mà không cần phải nhắc nhở. Chủ động


trong công việc là một trong những mặt quan trọng của một nhân viên tài năng. Tính chủ động mang lại lợi ích cho cá nhân và cả cho tổ chức, doanh nghiệp mà cá nhân đó làm việc. Những nhân viên xây dựng được đức tính làm việc chủ động sẽ tạo ra năng suất cao hơn, giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả hơn. Từ đó, cả bộ máy trong doanh nghiệp sẽ vận hành nhịp nhàng, các phòng ban phối hợp đạt hiệu quả cao.

Hợp tác trong công việc

Một nhân viên có thái độ làm việc tốt là người có tinh thần hợp tác và kĩ năng làm việc nhóm. Sức mạnh tập thể là một điều vô cùng quan trong đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sức mạnh tập thể chính là tinh thần hợp tác và thống nhất ý chí hành động của tất cả các thành viên. Tổ chức, doanh nghiệp cũng như một xã hội thu nhỏ, nơi tập trung rất nhiều loại người với những tính cách khác nhau, nên việc hòa hợp tất cả mọi người là một việc rất khó khăn. Chính vì lẽ đó, nếu mỗi cá nhân biết gạt đi cái tôi, tôn trọng sự khác biệt và cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung thì hiệu quả công việc sẽ rất cao, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Tinh thần học hỏi

Những người không ngừng học hỏi là những người luôn biết cầu tiến, mong muốn được phát triển từ đó đóng góp nhiều thêm cho nơi họ làm việc. Học hỏi cũng là một cách để nâng cao năng lực bản thân, tìm tòi những phương pháp mới giúp giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả. Thế giới luôn không ngừng thay đổi và phát triển, nếu không chịu học hỏi, đổi mới tư duy, vẫn dậm chân tại chỗ và làm việc theo lối mòn thì sớm muộn cũng bị công việc đào thải.

Thái độ tôn trọng

Luôn biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của cấp trên, đồng nghiệp hay khách hàng là thái độ làm việc mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần phải có. Cần


phải có một thái độ làm việc lịch sự, chuyên nghiệp ngay cả khi có những ý kiến trái ngược xảy ra. Tôn trọng kết quả của tập thể và tôn trọng phải gắn với thay đổi và đóng góp cho tổ chức, doanh nghiệp.

1.2.4 Kết quả thực hiện công việc của người lao động

Kết quả thực hiện công việc là một trong những tiêu chí để đánh giá về những thành tựu, kết quả mà người lao động đã thực hiện trong một quý hay một năm. Đây cũng là tiêu chí thể hiện chất lượng của người lao động.

Kết quả thực hiện công việc có thể được xếp theo các mức độ: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoàn thành và không hoàn thành.

Kết quả thực hiện công việc là một vấn đề rất quan trọng, nó giúp cho người lao động có thể tự nhìn nhận, tự đánh giá kết quả, thành tích một năm qua của mình. Từ kết quả đạt được mà cá nhân người lao động có thể định hướng, phấn đấu, học tập, cải thiện bản thân để có thể đạt được những thành tích tốt hơn trong tương lai, nâng cao chất lượng lao động, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.

Kết quả thực hiện công việc cũng là cơ sở để xem xét khen thưởng, kỷ luật người lao động từ kết quả thực hiện công việc được giao.

Người lao động là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của doanh nghiệp, chất lượng đội ngũ người lao động sẽ quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quan trọng trong công tác quản trị nhân sự. Việc đánh giá giúp khẳng định năng lực, khả năng, mức độ phù hợp công việc của người lao động. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp tuyển mộ, tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực hiện tại, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng các chế độ thù lao hợp lý, đưa ra quyết định quản lý về nhân sự một cách công bằng chính xác.


1.3 Các hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.1 Tuyển dụng nhân lực

Có thể hiểu một cách đơn giản tuyển dụng nhân lực là tuyển và sử dụng nhân lực. Tuyển dụng là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một tổ chức, công ty, hoặc một chương trình tự nguyện hay nhóm cộng đồng.

Tóm lại, tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên có trình độ tốt từ nguồn bên ngoài hay nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu công việc phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp một cách hiệu quả và kịp thời.

Nhân sự là tiềm lực, là tài nguyên kiến thức vô hạn của doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định khả năng canh tranh bền vững của doanh nghiệp. Nếu có thể tuyển được một đội ngũ nhân lực năng động, khả năng đáp ứng yêu cầu nhạy bén, trình độ chuyên môn cao,… thì doanh nghiệp có thể tạo ra được ưu thế cạnh tranh rất lớn. Đội ngũ này sẽ tạo nên hiệu quả kinh doanh tốt, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Quá trình tuyển dụng nhân lực cần phải xác định rõ ràng yêu cầu của vị trí công việc như kiến thức, kỹ năng, đặc điểm cá nhân đối với người thực hiện cũng như mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp. Quá trình tuyển dụng phải đáp ứng các yêu cầu như:

- Việc tuyển dụng nhân lực phải xuất phát từ chiến lược phát triển, khả năng tài chính, chính sách nhân sự của doanh nghiệp.

- Tuyển dụng nhân lực phải gắn với yêu cầu của từng vị trí công việc, căn cứ vào nhu cầu, điều kiện thực tế.

- Kết quả tuyển dụng nhân lực phải là những người có kỹ năng, chuyên môn phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của từng vị trí công việc cụ thể để có thể đạt được năng suất lao động cao, mang lại hiệu quả trong công việc được giao.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí