Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn - 6



- Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

- Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, VCB có lợi thế rò nét trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, dần tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng.

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

– Chi nhánh Nam Sài Gòn

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển‌

Với mục đích tìm kiếm những giải pháp để phát triển kinh tế vào đầu những năm của thập kỉ 90 ở Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt dự án thành lập Khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam vào ngày 25/11/1991, đó chính là Khu chế xuất Tân Thuận.

Để trong quá trình xây dựng và phát triển Khu chế xuất được thuận lợi thì cần phải có một ngân hàng đảm nhiệm việc chuyển vốn từ ngoài vào và thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: mở tài khoản tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, cấp tín dụng, thu đổi ngoại tệ… một cách tốt nhất cho các nhà đầu tư, các công ty và xí nghiệp trong Khu chế xuất. Do đó, ngày 25/01/1993, Thống đốc NHNN Việt Nam ra quyết định số 24/NHQĐ giao cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở chi nhánh tại các Khu chế xuất ở Việt


Nam. Thực hiện quyết định này, ngày 26/03/1993, Tổng giám đốc VCB ra quyết định số 70/TCCB về việc thành lậpVCB tại khu chế xuất Tân Thuận.

Theo chỉ thị của lãnh đạo, Chi nhánh được thành lập ngày 25/09/1993 với tên giao dịch là Vietcombank Tân Thuận EPZ. Là chi nhánh đầu tiên phục vụ cho các nhà đầu tư trong và ngoài khu chế xuất (Khu chế xuất được coi là thành công nhất khu vực Đông Nam Á trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước). Đến ngày 02/06/2008, căn cứ quyết định số 533/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT, Vietcombank Tân Thuận EPZ được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn với tên giao dịch là Vietcombank Nam Sài Gòn.

Từ ngày chính thức đi vào hoạt động đến nay, Vietcombank Nam Sài Gòn đã trải qua không ít khó khăn do hệ thống những quy định về hoạt động của Ngân hàng tại Khu chế xuất hầu như không có. Tuy nhiên, qua hơn 20 năm vừa kinh doanh vừa mở rộng cho đến nay có thể nói Vietcombank Nam Sài Gòn là một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống Vietcombank với 234 cán bộ công nhân viên. Chi nhánh chính đặt tại Tòa nhà Sunrise City đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, Tp.HCM và 8 phòng giao dịch trực thuộc là: Tân Thuận, Phú Mỹ Hưng, Mỹ Toàn, Tân Mỹ, Trung Sơn, Nhà Rồng, An Phú và Bình Minh đặt tại quận 7, quận 4 và quận 2.

2.1.2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn 2008-2012‌

VCB ban đầu thành lập là ngân hàng bán buôn, tập trung vào khách hàng là doanh nghiệp, tuy nhiên trong những năm gần đây thị trường bán lẻ ngày càng phát triển và là một thị trường hấp dẫn, có tiềm năng rất lớn; vì vậy VCB đang phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng bán lẻ. Hiện nay tại VCB Nam Sài Gòn có các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau đây:


Huy động vốn: Việc huy động vốn Ngân hàng phải kết hợp hài hòa những yếu tố sau: Thực hiện đúng chỉ thị của NHNN, lợi nhuận của khách hàng và lợi nhuận của ngân hàng. Đầu vào có thuận lợi, cấu trúc hợp lý, chi phí thấp thì mới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng, là điều kiện sống còn để kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của VCB Nam Sài Gòn giai đoạn 2010-2012


Năm

Chỉ tiêu


Tỷ VND

Ngoại tệ

(quy triệu USD)


Quy VND

31/12/2010

HĐV từ KH cá nhân

1.783

54

2.810

HĐV từ KH TCKT

2.412

40

3.177

Tổng cộng

4.195

94

5.987

31/12/2011

HĐV từ KH cá nhân

2.625

53

3.735

HĐV từ KH TCKT

2.764

45

3.703

Tổng cộng

5.389

98

7.438

31/12/2012

HĐV từ KH cá nhân

3.939

41

4.807

HĐV từ KH TCKT

3.293

43

4.199

Tổng cộng

7.232

85

9.006

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Nam Sài Gòn)

Thị phần huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn TP.HCM có xu hướng tăng lên, song song đó là cơ cấu huy động vốn từ khu vực dân cư tăng lên, tỷ lệ huy động từ tổ chức giảm (nguồn vốn với ưu thế là chi phí thấp, tuy nhiên nó cũng tồn tại vấn đề đó là thường xuyên biến động lớn do phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp). Tỷ lệ huy động bằng VND và USD trong thời gian qua tăng trưởng phù hợp với tình hình cho vay theo loại tiền tại chi nhánh. Nhìn chung cơ cấu huy động vốn của chi nhánh tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý đó là chưa thể tự


cân đối được vốn, tỷ lệ vốn huy động với thời hạn trên 12 tháng thấp chỉ giao động từ 12-19% tổng nguồn vốn huy động.

Hoạt động tín dụng: Việc kinh doanh của ngân hàng phải đảm bảo tôn trọng luật pháp, lợi nhuận hợp lý và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn về vốn. Tinh thần đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong mọi lĩnh vực công tác tiền tệ, tín dụng, thanh toán. Ngân hàng đã thực hiện các giải pháp phát triển tín dụng đúng hướng với các thành phần kinh tế gắn liền với hiệu quả và an toàn vốn. Vì vậy vốn tín dụng đã thực sư tạo môi trường giúp các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao được chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của VCB Nam Sài Gòn giai đoạn 2008 - 2012

ĐVT: tỷ đồng, triệu USD


Tiêu chí

2008

2009

2010

2011

2012

I. Phân theo kỳ hạn vay

2.969

3.558

4.389

4.714

5.247

a. Ngắn hạn

1.126

1.189

1.446

1.746

2.3801

b. Trung, dài hạn

1.842

2.369

2.942

2.968

2.866

II. Phân theo loại tiền vay

2.969

3.558

4.389

4.714

5.247

a. VND

2.428

3.155

3.843

4.243

4.625

b. USD

31

24

28

22

30

III. Phân theo thành phần kinh tế

2.969

3.558

4.389

4.714

5.247

a. DNNN

439

593

863

762

710

b. ĐTNN

190

158

348

911

1.077

c. CP, TNHH

1.266

1.890

2.192

2.179

2.588

d. DNTN

534

59

35

66

31

e. Thể nhân

539

858

949

794

839

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Nam Sài Gòn)


Trước đây do cơ cấu nợ của Chi nhánh tập trung vào vốn vay trung, dài hạn của các doanh nghiệp lớn (như công ty điện lực EVN đầu tư vào công trình thủy điện đồng nai 3,4, công ty Cảng Bến Nghé đầu tư vào xây dựng cảng, Công ty Phú Mỹ Hưng đầu tư vào bất động sản….) nên đã bỏ ngỏ thị phần rất lớn các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chi nhánh đã có chủ trương cố gắng thay đổi cơ cấu dư nợ để cân đối các khoản vay trung dài hạn và ngắn hạn, tuy nhiên vì đặc thù các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay chủ yếu để bổ sung vốn lưu động với vòng quay ngắn và số tiền vay không lớn nên tỷ trọng dư nợ vay tuy đã có biến chuyển nhưng rất chậm. Đến năm 2012, ta có thể thấy là dư nợ vay ngắn hạn và dư nợ vay trung dài hạn đã xấp xỉ nhau.

Việc cho vay ngoại tệ phải tuân theo quy định quản lý tiền tệ của NHNN: Cụ thể doanh nghiệp muốn vay ngoại tệ thì phải có nguồn thu ngoại tệ (xuất khẩu), trong khi hiện nay lượng khách hàng có nguồn thu ngoại tệ tại Chi nhánh còn rất ít, chủ yếu tập trung vào các công ty ở khu chế xuất và một số công ty CP, TNHH có quy mô lớn khác. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy rằng dư nợ vay ngoại tệ khá là ổn định qua các năm.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế qua các năm như sau: Năm 2012 tỷ trọng khối khách hàng công ty CP, TNHH vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ĐTNN đứng kế sau, và tiếp theo là thể nhân, DNNN và DNTN gần như biến mất. Như vậy, có thể thấy sự ổn định của các khách hàng là công ty CP, TNHH và khối khách hàng thể nhân vì các khách hàng này vay chủ yếu những món nhỏ nên việc trả nợ gốc hay vay thêm của một số khách hàng không ảnh hưởng lớn đến tổng thể chung. Còn với các dự án lớn của DNNN hay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì việc vay thêm hay trả gốc đều ảnh hưởng rò rệt đến cơ cấu của khối khách hàng này.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu tại VCB Nam Sài Gòn giai đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng


Tiêu chí

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


I. Dư nợ xấu

105,90

27,83

99,85

46,84

61,60

a. Ngắn hạn

75,71

2,75

20,23

8,00

29,75

b. Trung, dài hạn

30,20

25,08

79,62

38,84

31,85

II. Tỷ lệ nợ xấu (%)

3,57

0,78

2,28

0,99

1,17

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Nam Sài Gòn) Nhiều năm qua, chi nhánh thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng khá tốt, luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ở dưới mức cho phép của NHNN.

Hoạt động dịch vụ khác:

- Bảo lãnh: So với hoạt động cho vay thì bảo lãnh chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng cũng đã chứng kiến sư tăng trưởng mạnh về số dư bảo lãnh, số dư bảo lãnh bình quân đạt trên 1.000 tỷ đồng, tổng phí thu được trên 10 tỷ đồng/năm.

- Thanh toán quốc tế: Tại VCB Nam Sài Gòn, hầu hết các khách hàng đều đánh giá cao chất lượng thanh toán xuất nhập khẩu và chưa phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế. Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu năm 2012 đạt được 676,31 triệu USD (hoàn thành 111,24% kế hoạch) đem lại trên 15 tỷ đồng tiền phí thu được.

- Phát hành và thanh toán thẻ: Tổng số thẻ chi nhánh đã phát hành là 392.220 thẻ, gồm thẻ ATM và thẻ quốc tế (thẻ quốc tế khá đa dạng, bao gồm Visacard, Mastercard, Amex, BSV, JCB, MTV,…). Doanh số thanh toán thẻ tín dụng luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch HSC chính giao.

Bảng 2.4: Số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán năm 2012



Chỉ tiêu

Năm 2012

KH HSC

giao

% hoàn thành KH

Doanh số thanh toán thẻ quốc tế (nghìn USD)

20.428

16.000

127%

Doanh số thanh toán thẻ nội địa (triệu VND)

27.720

45.000

61%


Phát hành thẻ

- Ghi nợ nội địa

38.369

25.000

153%

- Ghi nợ quốc tế

2.370

2.000

118%

- Tín dụng

626

1.040

60%

Doanh số sử dụng thẻ VCB phát hành (triệu VND)

- Tín dụng

120.998

110.606

109%

- Ghi nợ quốc tế

310.092

210.000

147%

Mạng luới đơn vị chấp nhận thẻ

121

70

172%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Nam Sài Gòn)

- Hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ: thực hiện chủ trương mở rộng khách hàng mục tiêu, tích cực tăng nguồn vốn huy động, Chi nhánh tích cực đẩy mạnh mở rộng các hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong những năm gần đây, đặc biệt là mảng ngân hàng điện tử.

- Kinh doanh ngoại tệ: Nhờ lợi thế hoạt động trong địa bàn Khu chế xuất Tân Thuận nên nguồn cung ngoại tệ nói chung, đặc biệt là USD của Chi nhánh đảm bảo được nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Bảng 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ VCB Nam Sài Gòn giai đoạn 2008-2012

Đơn vị tính: triệu USD



CHỈ TIÊU

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Doanh số mua từ khách hàng

232

175

239

312

409

Doanh số bán cho khách hàng

231

254

275

276

300

DS mua, bán với khách hàng

463

429

514

589

709

Doanh số mua từ VCBTW+HCM

40

45

39

12

41

Doanh số bán cho VCBTW+HCM

41

3

18

48

150


DS mua, bán với VCBTW+HCM

81

48

57

60

191

Doanh số mua của NHNN

0

37

14

0

0

Tổng doanh số mua, bán

544

515

586

649

901

Lãi KDNT (tỷ đồng)

12

4

8

10

14

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VCB Nam Sài Gòn)

Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh:

Hàng năm, VCB đánh giá và chấm điểm để xếp hạng các chi nhánh trên toàn hệ thống dựa vào các chỉ tiêu: vốn huy động, dư nợ cho vay khách hàng, doanh thu và thu nhập khác, lợi nhuận thực hiện, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận bình quân/người/năm,…

VCB Nam Sài Gòn luôn được xếp vào top 10 của hệ thống, càng khẳng định vị thế của mình. Trong năm 2012, đứng thứ 3 trong toàn hệ thống về tổng tài sản (sau Sở Giao dịch và chi nhánh Hồ Chí Minh); đứng thứ 4 về huy động vốn (đạt 9.009 tỷ đồng) (sau Sở Giao dịch (45.169 tỷ đồng), chi nhánh Hà Nội (12.514 tỷ đồng), chi nhánh Hồ Chí Minh (47.804 tỷ đồng)); đứng thứ 8 trong toàn hệ thống về dư nợ tín dụng (đạt

5.247 tỷ đồng) (sau Sở giao dịch (11.263 tỷ đồng), chi nhánh Hồ Chí Minh (37.991 tỷ đồng), chi nhánh Đồng Nai (7.770 tỷ đồng), chi nhánh Quảng Ninh (6.161 tỷ đồng), chi nhánh Quảng Ngãi (7.283 tỷ đồng), chi nhánh Bình Dương (5.654 tỷ đồng) và chi nhánh Gia Lai (5.254 tỷ đồng)) và lợi nhuận trước thuế đứng thứ 5 toàn hệ thống.

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh VCB Nam Sài Gòn giai đoạn 2008-2012

ĐVT: tỷ VND


TÊN CHỈ TIÊU

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

I. Thu từ lãi

461

409

669

1.002

1.069

II. Chi trả lãi

312

265

430

629

719

III. Thu nhập từ lãi (I-II)

149

143

239

373

350

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí